Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nn tại huyện ngh...

Tài liệu Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nn tại huyện nghĩa hưng

.DOC
105
146
141

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Đăng Quang. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Quốc Trình LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Xây dựng, các Thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Khoa Đào tạo Sau đại học cùng các cán bộ giảng dạy trong và ngoài trường Đại học Xây dựng và đặc biệt sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Đinh Đăng Quang đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn: Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng, Phòng Công thương huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định và các bạn bè đồng nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2016 Trần Quốc Trình MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................II DANH MỤC BẢNG...................................................................................................III MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH.........................................................3 1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án xây dựng.............................................3 1.1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư...............................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư......................................................................................3 1.1.1.2. Đặc trưng và các thành phần chính của dự án đầu tư.........................................4 1.1.1.3. Công dụng và các yêu cầu đối với dự án đầu tư................................................5 1.1.1.4. Chu trình của dự án đầu tư.................................................................................7 1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng......................................................................8 1.1.2.2. Đặc trưng và các thành phần chính của dự án đầu tư xây dựng.........................9 1.1.3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước 11 1.1.3.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước...11 1.1.3.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB..........................................11 1.1.4. Các mô hình quản lý dự án.................................................................................16 1.1.4.1. Mô hình tự thực hiện dự án..............................................................................16 1.1.4.2. Mô hình quản lý dự án có ban quản lý dự án chuyên trách..............................16 1.1.4.3. Mô hình quản lý dự án theo các bộ phận chức năng........................................17 1.1.4.4. Mô hình Quản lý dự án theo ma trận...............................................................17 1.2. Cơ sở pháp lý về công tác quản lý quản lý dự tư xây dựng..............................18 1.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ và các Bộ chuyên ngành ban hành. .18 1.2.1.1. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 trong đó có quy định về quản lý đầu tư công......................................................................................................18 1.2.1.2. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng 19 1.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật do Tỉnh Nam Định ban hành................................23 1.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật do UBND huyện Nghĩa Hưng - Nam Định ban hành.............................................................................................................................. 24 1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý dự án xây dựng.........................................25 1.3.1. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam.....................26 1.3.1. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý dự án xây dựng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.........................................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG - NAM ĐỊNH. 31 2.1. Giới thiệu chung về huyện Nghĩa Hưng và hoạt động xây dựng của Huyện...31 2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.........................................31 2.1.1.1. Lịch sử Văn hóa...............................................................................................31 2.1.1.2. Vị trí địa lý - quy hoạch huyện Nghĩa Hưng....................................................32 2.1.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................................33 2.1.1.4. Hạ tầng xã hội – hạ tầng kỹ thuật huyện Nghĩa Hưng.....................................34 2.1.1.5 Cơ cấu tổ chức của huyện Nghĩa Hưng............................................................36 2.1.2 Thực trạng hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.....37 2.1.2.1. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng...............................................................37 2.1.2.2 Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011-2015.........37 2.1.2.3. Mô hình phân cấp quản lý dự án......................................................................38 2.1.2.4. Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Huyện Nghĩa Hưng..................................................................................................42 2.2. Công tác quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định............................................................................................44 2.2.1. Công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định..............................................................................................45 2.2.1.1. Công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo hướng dẫn Luật Đầu tư công và công tác lập dự án đầu tư.................................................................................45 2.2.1.2. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ các trường hợp chỉ thực hiện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường).................47 2.2.1.3. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư..............................................................47 2.2.2. Công tác thực hiện đầu tư dự án xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước tại huyện Nghĩa Hưng - Nam Định..............................................................................................48 2.2.2.1. Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán.................................................48 2.2.2.2. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng (nếu có) và giao đất thực hiện dự án................................................................................................48 2.2.3. Công tác thực hiện kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định....................................................................................50 2.3. Phân tích, đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng sử dụng ngân sách trên dịa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định...................................................................51 2.3.1. Những kết quả đã đạt được.................................................................................51 2.3.1.1. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn tập trung của Ngân sách tỉnh..........................51 2.3.1.2. Các dự án đầu tư từ nguồn phân cấp và ngân sách huyện................................51 2.3.1.3. Tình hình thực hiện cấp phát vốn đầu tư tại Ban QLDAĐTXD huyện Nghĩa Hưng............................................................................................................................. 53 2.3.1.4. Tình tình trình phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành tại Ban QLDAĐTXD huyện Nghĩa Hưng.................................................................................55 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế........................................................................................61 2.3.2.1. Công tác kế hoạch............................................................................................61 2.3.2.2. Công tác quản lý lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư.....................................................61 2.3.2.3. Công tác quản lý thi công................................................................................63 2.3.2.4. Công tác giám sát và QLDA............................................................................64 2.3.2.5. Đánh giá nhận xét............................................................................................64 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại.....................................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH.......................................................................................69 3.1. Định hướng phát triển đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng – Nam Định.................................................................................................................... 69 3.1.1. Định hướng phát triển quy hoạch huyện Nghĩa Hưng – Nam Định....................69 3.1.2. Định hướng phát triển hoàn thiện đầu tư xây dựng có bản trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.................................................................................................................. 70 3.1.3. Quan điểm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng71 3.1.4. Quan điểm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Quản lý nhà nước.......................72 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý dự án xây dựng sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng – Nam Định.................73 3.2.1. Với các dự án đầu tư xây dụng sử dụng vốn ngân sách tỉnh Nam Định..............73 3.2.2. Với các dự án đầu tư xây dụng sử dụng vốn ngân sách huyện Nghĩa Hưng – Nam Định.............................................................................................................................. 74 3.3. Một số đề xuất cụ thể...........................................................................................75 3.3.1. Đề xuất hoàn thiện giải pháp về mô hình,cơ cấu tổ chức Ban Quản Lý dự án huyện............................................................................................................................ 75 3.3.2. Thiết lập quy trình, nội dung quản lý của mô hình ban quản lý cấp huyện.........77 3.2.3. Vị trí, chức năng ban quản lý chuyên trách.........................................................78 3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý chuyên trách cấp huyện..........................78 3.2.5. Tổ chức nhân sự cho bộ máy ban quản lý dự án chuyên trách cấp huyện...........78 3.2.6. Cách thức quản lý, hoạt động và điều hành........................................................80 3.2.7. Nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên ban quản lý dự án................................................................................................................81 3.4. Đề xuất hoàn thiện giải pháp quản lý chất lượng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án............................................................................................................................ 81 3.4.1. Quản lý chất lượng.............................................................................................81 3.4.2. Quản lý tiến độ...................................................................................................83 3.4.3. Giải pháp trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng......................................85 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý dự án cho giai đoạn kết thúc đầu tư.......................85 3.5.1. Giai đoạn bảo hành công trình............................................................................86 3.5.2. Giai đoạn bảo trì công trình................................................................................87 3.6. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác quản lý dự án...................88 3.6.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý................................................................................88 3.6.2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính........................................................................88 3.6.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dự án..............................89 3.6.4. Xã hội hóa trong công tác quản lý dự án công trình xây dựng............................90 3.7. Một số kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các giải pháp đề xuất.............................................................................................................................. 91 KẾT LUẬN.................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................95 i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt BOT BT CĐT CNH - HĐH DA FDI GDP GPMB HSDT HSMT WB ODA QLDA TKBVTC UBND Giải thích Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao Xây dựng – Chuyển giao Chủ đầu tư Công nghiệp hóa hiện đại hóa Dự án Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Giải phóng mặt bằng Hồ sơ dự thầu Hồ sơ mời thầu Ngân hàng thế giới Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức Quản lý dự án Thiết kế bản vẽ thi công Ủy ban nhân dân ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Chu trình tổng quát của dự án đầu tư..............................................................7 Hình 1.2: Chu trình chi tiết của dự án đầu tư..................................................................8 Hình 2.1: Mô hình,cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án huyện.........................................39 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức thực hiện một dự án đầu tư XDCT.........................................44 Hình 2.3: Quy trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng..............................................................................................................................46 Hình 2.4: Quy trình thẩm định, phê duyệt dự án trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng..........................................................................................................................47 Hình 2.5: Sơ đồ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án..........................................................48 Hình 2.6: Sơ đồ thực hiện dự án trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng................................49 Hình 2.7: Công tác thực hiện kết thúc dự án đầu tư đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng - Nam Định.............................................................50 Hình 3.1: Mô hình, cơ cấu tổ chức ban quản lý chuyên trách huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.....................................................................................................76 Hình 3.2: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn bảo hành công trình..........86 Hình 3.3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn bảo trì công trình..............87 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tăng trưởng cơ cấu kinh tế huyện Nghĩa Hưng............................................34 Bảng 2.1. Thực trạng thu chi ngân sách huyện Nghĩa Hưng giai đoạn từ năm 20112015..............................................................................................................37 Bảng 2.2. Tổng mức vốn đầu tư và giá trị thanh toán các công trình Ngân sách tỉnh 2011 - 2015...................................................................................................51 Bảng 2.3. Tổng mức vốn đầu tư và giá trị thanh toán công trình từ nguồn vốn tỉnh phân cấp về huyện và ngân sách huyện 2011 - 2015.............................................51 Bảng 2.4. Tình hình cấp phát vốn đầu tư qua các năm..................................................53 Bảng 2.5. Tình hình phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành vốn ngân sách tỉnh từ năm 2011 -2015............................................................................................55 Bảng 2.6. Tình hình phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành vốn ngân sách huyện từ năm 2011-2015.........................................................................................55 Bảng 2.7. Tình hình các dự án đã và đang thực hiện trong thời gian qua do UBND huyện làm chủ đầu tư....................................................................................56 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cơ sở khoa học Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành xây dựng, tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định nói riêng trong những năm gần đây đã chú trọng đầu tư xây dựng nhiều công trình xây dựng. Thực tế thời gian qua cho thấy huyện Nghĩa Hưng được tỉnh Nam Định giao thực hiện quản lý nhiều dự án đầu tư xây dựng như: Trường THCS Nghĩa Hưng, Trung tâm chính trị huyện Nghĩa Hưng,... Tuy nhiên việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên còn tồn tại nhiều vấn đề như dự án triển khai chậm, công tác phân cấp quản lý còn chồng chéo, hiệu quả đầu tư chưa cao, dẫn đến mục tiêu đầu tư chưa đạt được yêu cầu đề ra. Từ thực tiễn trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý dự án dầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.” làm đề tài luận văn cao học. 2. Mục đích của đề tài Hoàn thiện công tác quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng do UBND huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định quản lý. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Phân tích thực trạng đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định trong thời gian gần đây. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng do UBND huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định quản lý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng triển khai trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định do UBND huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định quản lý. + Về thời gian: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã và đang triển khai từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế học chính trị; Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, kết hợp phân tích định tính, định lượng để giải quyết nội dung nghiên cứu; Phương pháp logic; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý của đề tài a) Cơ sở khoa học: Hệ thống lý luận về dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng. b) Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. 7. Kết quả dự kiến đạt được của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân các hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH. 1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án xây dựng 1.1.1. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư 1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư Có khá nhiều các định nghĩa, khái niệm về dự án đầu tư trong các tài liệu nghiên cứu hoặc các văn bản hướng dẫn. Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ:“Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)”. Như vậy, dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế họach cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoảng thời gian nhất định. Dự án đầu tư được hiểu là “một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)”. Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Các khái niệm trên đây có một số điểm chi tiết, câu chữ có thể khác nhau, nhưng tựu chung có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: Dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng đầu tư (hoạt động bỏ vốn) được hình thành và hoạt động theo một kế họach cụ thể, với các điều kiện ràng buộc để đạt được 4 mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoảng thời gian xác định. Trong đó các ràng buộc gồm: Pháp luật; Tiêu chuẩn, Quy chuẩn; Tiền (nguồn vốn - tài chính); Tiến độ; Không gian (đất đai, tổng mặt bằng xây dựng). Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ: - Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về tổng thể chung của quá trình đầu tư: Dự án đầu tư được hiểu như là kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các hoạt động đầu tư. - Về mặt quản lý:Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. - Về mặt kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. - Về mặt phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phân công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên. - Xét về mặt nội dung:Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua, việc sử dụng các nguồn lực xác định. 1.1.1.2. Đặc trưng và các thành phần chính của dự án đầu tư Một dự án đầu tư thường bao gồm bốn thành phần chính: - Mục tiêu của dự án:Thể hiện ở hai mức là mục tiêu phát triển và mục tiêu 5 trước mắt. Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án. - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. - Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. Trong bốn thành phần trên thì các kết quả đạt được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. Đặc trựng chủ yếu của dự án đầu tư là: - Xác định được mục đích, mục tiêu cụ thể; - Xác định được hình thức tổ chức thực hiện; - Xác định được nguồn vốn tài chính để tiến hành thực hiện đầu tư; - Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án. 1.1.1.3. Công dụng và các yêu cầu đối với dự án đầu tư Dự án đầu tư có các công dụng chính sau: - Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư; - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn; - Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra 6 quá trình thực hiện dự án; - Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư; - Là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án. Ngoài ra, dự án đầu tư còn có các công dụng như: + Dự án đầu tư có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án; + Dự án đầu tư là căn cứ để xem xét, xử lý hài hòa mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước. Và đây là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên; + Dự án đầu tư còn là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh. Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tính khoa học và hệ thống:Đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải nghiên cứu tỷ mỉ, kỹ càng, tính toán, cân nhắc cẩn thận, chính xác từng nội dung cụ thể của dự án. Đặc biệt đối với những nội dung phức tạp như phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật...đồng thời rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ; - Tính pháp lý: Các dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc nghĩa là phải phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do đó, trong quá trình soạn thảo dự án cần nghiên cứu kỹ chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước và các văn bản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tư; - Tính đồng nhất: Để đảm bảo tính thống nhất của các dự án đầu tư, đòi hỏi dự án đầu tư phảI tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế; 7 - Tính thực tiễn (hiện thực): Để đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi các dự án đầu tư phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Việc chuẩn bị kỹ càng, khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quán trình đầu tư. 1.1.1.4. Chu trình của dự án đầu tư Chu trình của dự án đầu tư bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án. Chu trình tổng quát của dự án đầu tư thể hiện trong các hình sau: Hình 1.1: Chu trình tổng quát của dự án đầu tư Chu trình tổng quát của dự án đầu tư gồm 5 quá trình chính, đó là: (1) Xác định dự án: gồm các công việc như xây dựng ý tưởng, thu thập tư liệu, phân tích tình hình, đề xuất phương án... (2) Lập dự án: gồm các công việc như nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi... (3) Thẩm định dự án: gồm các công việc như xem xét, kiểm tra, đánh giá các khía cạnh chủ yếu, thông qua, phê duyệt... (4) Triển khai, thực hiện dự án: gồm các công việc như thiết kế chi tiết, thi công xây lắp, giám sát, xem xét, điều chỉnh, bàn giao, thanh toán... (5) Đánh giá dự án: gồm các công việc như nghiệm thu, đánh giá kết quả đầu 8 tư... Chu trình chi tiết của dự án đầu tư thể hiện trong hình sau: Hình 1.2: Chu trình chi tiết của dự án đầu tư 1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Theo Giải thích từ ngữ của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội về dự án đầu tư xây dựng: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” Dự án đầu tư được hiểu là công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm 9 mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án xây dựng thông thường gồm phần thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở. Đây chính là các căn cứ để triển khai cho bản vẽ thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công sau này. Tổng mức đầu tư của dự án chính là giá trị đầu tư xây dựng của dự án. Không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải lập dự án. Các công trình thông thường được chia thành các loại như nhóm A, nhóm B, nhóm C...và các loại công trình này được phân chia căn cứ vào các mức giá trị đầu tư của công trình và theo loại công trình. Nội dung phần thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất... Mô tả quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình, phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất... Các phương án, giải pháp thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, phân đoạn thực hiện... Đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống cháy nổ, các yêu cầu về an ninh, quốc phòng... Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. 1.1.2.2. Đặc trưng và các thành phần chính của dự án đầu tư xây dựng Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được 10 hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Theo quan điểm hệ thống, dự án đầu tư được coi là một hệ thống, một đơn vị hoàn chỉnh, độc lập với bối cảnh và môi trường nhưng không đơn độc riêng rẽ và vẫn trao đổi với môi trường. Dự án bao giờ cũng có các biến đầu vào và đầu ra xác định, có mối liên hệ với nhau. Nghĩa là dự án bao gồm một tập hợp các hoạt động hoặc nhiệm vụ có khởi đầu và điểm kết thúc riêng trong đó mỗi nhiệm vụ, mỗi hoạt động chỉ diễn ra một lần. Như vậy, QLDA ở đây là phải xác định được các biến điều khiển, nhằm tác động vào hệ thống (dự án) để đạt được các mục tiêu đã định. Vấn đề QLDA ở tầm vĩ mô nói chung vẫn còn là vấn đề đang được xem xét hoàn thiện chưa trở thành nền nếp với hệ thống đầy đủ các quy định, biện pháp quản lý hữu hiệu. Mặc dù đã có một số văn bản quy định tương đối đầy đủ, đồng bộ về quản lý hoạt động đầu tư và QLDA nói chung ở tầm vĩ mô. Mục tiêu chung của QLDA đầu tư là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư. Nhiệm vụ chủ yếu của QLDA là điều phối kiểm tra đánh giá các hoạt động và các kết quả trong toàn bộ chu kỳ của dự án. Quá trình QLDA gắn liền với các giai đoạn của dự án; chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả thực hiện đầu tư cho đến khi dự án chấm dứt hoạt động. Các chỉ tiêu chung để đánh giá quá trình QLDA là thời gian, chi phí và chất lượng. Các lĩnh vực quản lý dự án: Quản lý tổng hợp dự án, Quản lý phạm vi dự án, Quản lý thời gian dự án, Quản lý chi phí dự án, Quản lý chất lượng dự án, Quản lý nhân lực dự án, Quản lý thông tin dự án, Quản lý rủi ro dự án, Quản lý hồ sơ dự án. Các giai đoạn quản lý dự án: Khởi động dự án; Lập kế hoạch dự án: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống; Thực hiện dự án; Theo dõi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan