Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác khảo sát địa hình thủy điện lai châu và các bài học kinh nghiệm...

Tài liệu Công tác khảo sát địa hình thủy điện lai châu và các bài học kinh nghiệm

.PDF
99
2
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LÊ MẠNH KIÊN CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LÊ MẠNH KIÊN CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 60-58-03-02 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ XUÂN ROANH Hà Nội, 2018 BẢN CAM KẾT Tôi là Lê Mạnh Kiên, tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Mạnh Kiên i LỜI CẢM ƠN Luận văn “Công tác khảo sát địa hình thủy điện Lai Châu và các bài học kinh nghiệm” được hoàn thành tại trường Đại học Thủy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Xuân Roanh đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa công trình - Trường đại học Thủy Lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp các tài liệu phục vụ cho luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Ban QLDA NMTĐ Sơn La, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i BẢN CAM KẾT ............................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................2 4. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu .....................................................2 5. Kết quả đạt được ......................................................................................................3 6. Kết cấu luận văn.......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN .............................................................................4 1.1 Đánh giá chung về công tác lập đề cương phục vụ khảo sát địa hình ...................4 1.1.1 Thu thập và đánh giá chất lượng tài liệu .........................................................5 1.1.2 Dự tính khối lượng khảo sát ............................................................................6 1.1.3 Dự trù nhân lực và thiết bị, vật tư ...................................................................9 1.2 Đánh giá về các thiết bị và công nghệ phục vụ khảo sát địa hình .......................13 1.2.1 Thiết bị định vị ..............................................................................................13 1.2.2 Thiết bị thủy chuẩn .......................................................................................15 1.2.3 Thiết bị đo góc ..............................................................................................17 1.3 Tổng kết công tác đánh giá kết quả và lập báo cáo khảo sát địa hình .................19 Kết luận chương 1 ......................................................................................................20 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ........................................................................22 2.1 Quy định về công tác khảo sát địa hình ...............................................................22 2.1.1 Lập đề cương khảo sát địa hình ....................................................................22 2.1.2 Thiết bị và công nghệ khảo sát địa hình .......................................................27 iii 2.1.3 Lập báo cáo kết quả khảo sát địa hình .......................................................... 31 2.2 Kỹ thuật và phương pháp khảo sát địa hình ........................................................ 33 2.2.1 Xây dựng lưới khống chế tọa độ ................................................................... 33 2.2.2 Xây dựng lưới khống chế độ cao .................................................................. 41 2.2.3 Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, đo vẽ mặt cắt địa hình, đo hoàn công các hạng mục công trình .............................................................................................. 42 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng các công trình thủy điện ................................................................................................... 44 Kết luận chương 2...................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN .............................................. 49 3.1 Giới thiệu về dự án Công trình thủy điện Lai Châu ............................................ 49 3.2 Tổng kết công tác khảo sát địa hình khi xây dựng công trình thủy điện Lai Châu ................................................................................................................................... 53 3.2.1 Công tác lập và phê duyệt đề cương ............................................................. 53 3.2.2 Công nghệ và tổ chức khảo sát địa hình ....................................................... 61 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa hình trong xây dựng công trình thủy điện .......................................................................................... 73 3.3.1 Hoàn thiện công tác lập đề cương khảo sát .................................................. 73 3.3.2 Nâng cao chất lượng về công nghệ và tổ chức khảo sát ............................... 77 3.3.3 Nâng cao chất lượng về công tác lập báo cáo khảo sát ................................ 79 Kết luận chương 3...................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................ 83 1. Kết luận .................................................................................................................. 83 2. Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 86 iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Máy đo GPS Trimble R3 của Mỹ sản xuất ...................................................14 Hình 1. 2 Máy thủy bình tự động Leica NA 324...........................................................16 Hình 1. 3 Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 225 ........................................................18 Hình 3. 1 Thể hiện vị trí của công trình thủy điện Lai Châu trên lưu vực Sông Đà. Hồ chứa của thủy điện Lai Châu có diện tích lưu vực lớn (26.000km2) nên công tác khảo sát rất phức tạp ...............................................................................................................49 Hình 3. 2 Các mốc thi công công trình thủy điện Lai Châu ..........................................52 Hình 3. 3 Công trình thủy điện Lai Châu sau khi hoàn hành ........................................52 Hình 3. 4 Máy thu vệ tinh hai tần của hãng TRIMBLE NAVIGATION .....................62 Hình 3. 5 Sơ đồ tổ chức thực hiện Giai đoạn khảo sát lập báo cáo tiền khả thi ...........63 Hình 3. 6 Sơ đồ tổ chức thực hiện Giai đoạn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi .......................................................................................................................................65 Hình 3. 7 Máy định vị vệ tinh 4600LS do hãng Trimble của Mỹ sản xuất ..................67 Hình 3. 8 Máy thủy chuẩn NiKon AX-2S .....................................................................68 Hình 3. 9 Sơ đồ tổ chức thực hiện Giai đoạn khảo sát lập TKKT và BVTC ................68 Hình 3. 10 Đề xuất quy trình công tác lập đề cương khảo sát địa hình trong xây dựng công trình thủy điện .......................................................................................................75 Hình 3. 11 Đề xuất quy trình công tác tổ chức khảo sát địa hình trong xây dựng công trình thủy điện ................................................................................................................78 Hình 3. 12 Đề xuất quy trình công tác lập báo cáo khảo sát địa hình trong xây dựng công trình thủy điện .......................................................................................................81 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn tiền khả thi ....................................................................................................................... 6 Bảng 1. 2 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn nghiên cứu khả thi ........................................................................................................... 7 Bảng 1. 3 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật ......................................................................................................... 8 Bảng 1. 4 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công.............................................................................................. 8 Bảng 2. 1 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế ............ 34 Bảng 2. 2 Lựa chọn máy thu GPS ................................................................................. 38 Bảng 2. 3 Thời gian tối thiểu ca đo ............................................................................... 38 Bảng 2. 4 Sai số khép tương đối giới hạn ..................................................................... 40 Bảng 3. 1 Các thông số chính của công trình ................................................................ 50 vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Báo cáo đầu tư: BCĐT Dự án đầu tư: DAĐT Thiết kế kỹ thuật: TKKT Thiết kế bản vẽ thi công: TKBVTC Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP: TVXDTLVN - CTCP Tư vấn địa kỹ thuật: TVĐKT Khảo sát địa hình: KSĐH Tổng giám đốc: TGĐ Phó tổng giám đốc: P.TGĐ Giám đốc: GĐ Phó giám đốc: P.GĐ Thuyết minh địa hình: TMĐH Chủ nhiệm điạ hình: CNĐH Chủ nhiệm khảo sát điạ hình: CNKSĐH Chủ nhiệm dự án: CNDA Khảo sát thiết kế: KSTK Người lao động: NLĐ Khảo sát và xây dựng: KS&XD vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng có nhiều dự án xây dựng được đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên rất nhiều lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, viễn thông, cơ sở hạ tầng … Các công trình yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, tiến độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới những yêu cầu đó là chất lượng công tác khảo sát đặc biệt là khảo sát địa hình. Đặc trưng riêng của công trình thủy lợi thường là các công trình dạng tuyến trải dài như: Hệ thống kênh, đê sông, đê biển … hoặc phân bố trên diện rộng như: Hồ chứa và thường được xây dựng trên những khu vực có đặc điểm địa hình phức tạp nên công tác khảo sát địa hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác thiết kế. Trong những năm gần đây nhờ việc ứng dụng rộng rãi nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác khảo sát nên các thiết bị đo vẽ thô sơ, cổ truyền, tính toán thủ công đã dần được thay thế bằng những thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến có độ chính xác cao, các phần mềm tính toán tiện ích giúp cho việc đo vẽ địa hình, địa vật được nhanh chóng và chính xác, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong thực tế những năm vừa qua những sự cố gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả xây dựng công trình như: Sai quy trình, quy phạm dẫn đến đo sai cao độ, sai mốc khống chế, xác định không đầy đủ các điểm yên ngựa (đối với công trình hồ chứa) … dẫn đến việc lựa chọn sai tuyến, sai phạm vi giải phóng mặt bằng, vùng ảnh hưởng phải thực hiện di dân tái định cư, xác định không đầy đủ được quy mô công trình, gây ra sự chậm trễ phải chỉnh sửa, bổ sung trong thiết kế, chậm tiến độ thi công, tăng chi phí xây dựng công trình ảnh hưởng lớn tới đời sống, an ninh, kinh tế của người dân. Trong đó nguyên nhân chủ quan do yếu tố con người và nguyên nhân khách quan do máy móc, thiết bị, đặc biệt là công tác tổ chức, quản lý khảo sát thiếu khoa học, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công trình. Vì vậy, đề tài “Công tác khảo sát địa hình thủy điện Lai Châu và các bài học kinh nghiệm” được tác giả lựa chọn cho nội dung luận văn tốt nghiệp khóa học của mình. 1 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là đánh giá công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện Lai Châu để đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng các công trình thủy điện. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện Lai Châu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng các công trình thủy điện. 4. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La quản lý. - Phạm vi về thời gian: Từ lúc khởi công đến lúc khánh thành nhà máy. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện Lai Châu. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác khảo sát địa hình trên công trình thủy điện Lai Châu; 2 Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn; các chuyên gia và các kỹ sư địa hình Ban quản lý Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La là những người có kinh nghiệm thực tiễn nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 5. Kết quả đạt được Đánh giá thực trạng công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng công trình thủy điện Lai Châu; Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng các công trình Thủy điện. 6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 3 chương, nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về công tác khảo sát địa hình trong xây dựng công trình thủy điện. Chương 2: Cơ sở khoa học về công tác khảo sát địa hình phục vụ xây dựng các công trình thủy điện. Chương 3: Tổng kết công tác khảo sát địa hình của công trình thủy điện Lai Châu và giải pháp nâng cao chất lượng khảo sát địa hình xây dựng công trình thủy điện. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 1.1 Đánh giá chung về công tác lập đề cương phục vụ khảo sát địa hình Công tác trắc địa là một khâu công việc quan trọng trong toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ thuật đã được phê duyệt và phù hợp với tiến độ chung của các giai đoạn khảo sát, thiết kế, xây lắp, đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình. Những kết quả của ngành khảo sát địa hình đã góp phần đáng kể cho việc xây dựng thành công những công trình thủy lớn và hiện đại đem lại những lợi ích to lớn có tính kinh tế, chính trị cho Việt Nam như: Thủy điện Sơn La (Sơn La), Hồ chứa nước Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) … Công trình thủy điện Sơn La đã được khởi công xây dựng ở Mường La, cách đập Hòa Bình khoảng 220km với diện tích hồ chứa 224km2, dung tích 9,26 tỉ m3, công suất lắp máy 2400 MW (Tổng điện năng 10,2 tỉ kWh hàng năm) với vốn đầu tư là 36.993 tỷ đồng, di dời 17.996 hộ dân. Thủy điện Sơn La được đánh giá là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Công trình được coi là đồ sộ và hiện đại nhất của ngành Thủy lợi Việt Nam hiện nay là Hồ chứa nước Cửa Đạt của tỉnh Thanh Hóa. Đập chính đầu mối có chiều cao 115.3m, chiều dài xấp xỉ 1.0km với chiều rộng đỉnh đập 10.m được thiết kế và thi công theo công nghệ đập đá đổ đầm nện, chống thấm bằng bê tông bản mặt. Đây là công nghệ mới được áp dụng ở nước ta và là công trình đầu tiên trong ngành Thủy lợi áp dụng công nghệ này và cũng là đập có quy mô lớn nhất trong các đập đã được xây dựng tại Việt Nam. Công trình thủy điện xanh đầu tiên tại Việt Nam là công trình thủy điện Chiêm Hóa được xây dựng tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, khởi công năm 2009 và khánh thành vào tháng 3 năm 2013. Đây là công trình thủy điện cột nước thấp đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Tuabin chảy kiểu bóng đèn (một công nghệ được nhiều nước tiến tiến trên thế giới áp dụng). Do có cột nước thấp nên gần như vẫn giữ nguyên được dòng chảy tự nhiên ít ảnh hưởng tới môi trường và đời sống 4 người dân. Nhà máy với 3 tổ máy với tổng công suất 48MW. Hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 198.6 triệu KWh. Đối với các dự án thủy điện, công tác khảo sát địa hình phải được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ hơn, nhằm nâng cao độ chính xác các hạng mục công trình, đảm bảo công xuất phát điện của dự án. Dự án thủy điện với đặc thù là các khu vực sông suối với độ dốc và chênh cao lớn, địa hình hiểm trở, đồi núi cao, vì vậy đề cương công tác khảo sát địa hình phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vừa phải thuận lợi cho thi công. Để công tác lập đề cương khảo sát địa hình đạt chất lượng tốt và độ chính xác cao, thu thập và đánh giá chất lượng tài liệu, dự tính khối lượng và việc dự trù về nhân lực và thiết bị, vật tư đóng vai trò rất quan trọng. 1.1.1 Thu thập và đánh giá chất lượng tài liệu Đối với giai đoạn tiền khả thi:Tiến hành khảo sát để cung cấp những số liệu khái quát cho chủ đầu tư. Trong giai đoạn này cần phân tích đánh giá tương quan điều kiện địa hình của khu dự án và khu vực lân cận đảm bảo đạt được mục tiêu và sơ bộ xác định quy mô dự án tạo tiền đề chính xác cho giai đoạn sau. Đối với giai đoạn nghiên cứu khả thi: Điều tra khảo sát điều kiện thiên nhiên và tìm hiểu quy luật thiên nhiên có liên quan trong vùng dự án và các vùng có liên quan phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp quan trọng nhất về công nghệ - kỹ thuật về thiết kế và xây dựng thủy lợi nhằm thực hiện biện pháp thủy lợi đã đề ra ở giai đoạn trước. Khai thác và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu dùng nước của xã hội, phòng chống tác hại của nước trong vùng dự án đồng thời xem xét các luận cứ về tài chính - kinh tế - xã hội và môi trường để đánh giá tính khả thi của dự án, làm cơ sở cho việc lựa chọn và quyết định chủ trương đầu tư. Đối với giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật: Điều tra khảo sát cụ thể điều kiện địa hình để thiết kế kỹ thuật công trình. Cần chú ý nhiều đến các đặc điểm quan trọng của điều kiện tự nhiên có tính chất quyết định việc lựa chọn vị trí công trình. Tài liệu khảo sát giai đoạn này phải thuyết minh đầy đủ và chi tiết các yếu tố địa hình, địa vật cung cấp những dữ liệu gốc cho thiết kế. Theo đó có thể chính xác hóa được các hạng mục công 5 trình cũng như quy mô công trình theo các phương án so chọn để lựa chọn phương án, xác định kết cấu và giải pháp công trình. Đối với giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công: Được thực hiện sau khi xét duyệt thiết kế kỹ thuật. Giai đoạn này bổ sung và hiệu chỉnh mọi vấn đề có liên quan đến khảo sát địa hình để phục vụ cho yêu cầu cụ thể hóa, chi tiết hóa và chính xác hóa các bộ phận, các hạng mục và công trình của dự án. Đồng thời cùng lúc tiến hành với quá trình thi công để bàn giao tim mốc và các tài liệu khảo sát địa hình cho các công ty xây dựng; Kiểm tra sự chính xác của tài liệu khảo sát đã thực hiện và bàn giao; Khảo sát bổ sung hoặc điều chỉnh khi cần thiết. 1.1.2 Dự tính khối lượng khảo sát Đối với giai đoạn tiền khả thi: Nội dung công việc khảo sát dự tính trong giai đoạn tiền khả thi theo Bảng 1.1 Bảng 1. 1 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn tiền khả thi STT Nội dung công việc ĐV K.Lượng Cấp ĐH 1 Đo nối với điểm khống chế cũ Điểm 2 Tam giác hạng IV Điểm 3 Đường chuyền hạng IV Điểm 4 Đường chuyền cấp 1 Điểm 5 Đường chuyền cấp 2 Điểm 6 Thủy chuẩn hạng IV Km 7 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 8 Bản đồ tỷ lệ 1:2000 Ha 9 Bản đồ tỷ lệ 1:10.000 vùng tuyến Km2 10 Bản đồ tỷ lệ 1:10.000 vùng hồ Km2 11 Đo vẽ mặt cắt ngang sông Km 12 Đo vẽ mặt cắt địa vật lý Km 13 Đo vẽ mặt cắt dọc sông Km Đối với giai đoạn nghiên cứu khả thi: Nội dung công việc khảo sát dự tính trong giai đoạn nghiên cứu khả thi theo Bảng 1.2 6 Bảng 1. 2 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn nghiên cứu khả thi STT Hạng mục công việc ĐV tính K.Lượng Cấp KK Khu vực vùng tuyến A 1 Tam giác hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 4 Đường chuyền cấp 2 Điểm 5 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 6 Đo vẽ BĐ tỷ lệ 1:500 ĐM 0.5m bằng phương pháp toàn đạc - Trên cạn - Dưới nước Ha Ha Khu phụ trợ B 1 Đường chuyền hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 4 Đường chuyền cấp 2 Điểm 5 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 6 Đo vẽ BĐ tỷ lệ 1:500 ĐM 0.5m bằng phương pháp toàn đạc Ha Khu vực mỏ đá C 1 Đường chuyền hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 4 Đường chuyền cấp 2 Điểm 5 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 6 Đo vẽ BĐ tỷ lệ 1:2000 ĐM 2m bằng phương pháp toàn đạc Ha Đối với giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật: Nội dung công việc khảo sát dự tính trong giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật theo Bảng 1.3 7 Bảng 1. 3 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật STT Hạng mục công việc ĐV tính K.Lượng Cấp KK Khu vực phụ trợ và bãi thãi A 1 Đường chuyền hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 4 Đường chuyền cấp 2 Điểm 5 Thủy chuẩn hạng IV Km 6 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 7 Đo vẽ BĐ tỷ lệ 1:2000 ĐM 2m bằng phương pháp toàn đạc Ha Mốc viền hồ và mốc tạm khu vực đông dân cư B 1 Đường chuyền hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 4 Đường chuyền cấp 2 Điểm 5 Thủy chuẩn hạng IV Km 6 Thủy chuẩn kỹ thuật Km 7 Đúc mốc viền hồ Mốc 8 Đúc mốc tạm Mốc 9 Đo nối mốc ranh giới hồ, mốc tạm (Tương đương định vị điểm khảo sát) Điểm 10 Chụp ảnh mốc Kiểu Đối với giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công: Nội dung công việc khảo sát dự tính trong giai đoạn lập BVTC theo Bảng 1.4 Bảng 1. 4 Diện tích khu vực đo vẽ và các cấp hạng của mạng lưới khống chế giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công STT Hạng mục công việc ĐV tính K.Lượng Cấp KK Khu vực công trình chính A 1 Đường chuyền hạng IV Điểm 2 Đo nối với điểm cũ Điểm 3 Đường chuyền cấp 1 Điểm 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan