Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện ba vì...

Tài liệu Công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện ba vì

.PDF
151
3
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BA VÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BA VÌ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 834 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ KIỀU OANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. Đỗ Kiều Oanh TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể quý thầy, cô giáo của khoa Kế toán - Kiểm toán, lãnh đạo và cán bộ của Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS. Đỗ Kiều Oanh đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, phòng tài chính kế toán và cán bộ nhân viên của Bệnh viện đa khoa Huyện Ba Vì - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công tác, trong nghiên cứu và cung cấp các thông tin bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................... ii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP .............................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5 1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới. ..........................................................................5 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc. ............................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại bệnh viện. ...................................................7 1.2.1 Khái niệm và vai trò tự chủ tài chính tại bệnh viện. .....................................10 1.2.2 Nội dung của việc tự chủ tài chính tại Bệnh viện: ........................................11 1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tự chủ tài chính tại Bệnh viện ..................18 1.3 Kinh nghiệm của một số bệnh viện về tự chủ tài chính. .....................................24 1.3.1 Kinh nghiệm của các bệnh viện cùng hạng. .................................................24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính. ....29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................31 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................32 2.1 Quy trình nghiên cứu. .........................................................................................32 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin: ........................................................................33 2.2.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................................33 2.2.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..............................................................................33 2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin: ......................................................................34 2.3.1 Phƣơng pháp so sánh: ...................................................................................34 2.3.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ................................................................35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BA VÌ ..................................37 3.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. ........................................37 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: ..................................................................37 3.1.2 Cơ cấu tổ chức: .............................................................................................38 3.1.3 Cơ sở pháp lý cho tự chủ tài chính ở Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. .......41 3.2 Thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. ..............................................................................................................52 3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì: ....................52 3.2.2 Nhiệm vụ của kế toán và quy trình công tác kế toán ...................................52 3.2.3. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân. ..............................................................65 3.2.4. Tình hình huy động, tạo lập các nguồn lực tài chính ..................................67 3.2.5. Tình hình sử dụng các nguồn lực tài chính..................................................75 3.2.6. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính khi thực hiện cơ chế TCTC tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì ......................................................................................85 3.3 Đánh giá mức độ thực hiện TCTC tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì .............91 3.3.1. Những thành công đạt đƣợc .........................................................................91 3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................................93 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................99 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN BA VÌ ... 4.1 Định hƣớng của Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì .............................................100 4.1.1 Định hƣớng phát triển: ................................................................................100 4.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản: ....................................................................................104 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. ..............................................................115 4.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. ..............................................................117 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................120 KẾT LUẬN .............................................................................................................121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................122 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2. BHXH Bảo hiểm xã hội 3. BHYT Bảo hiểm y tế 4. BVCL Bệnh viện công lập 5. CBVC Cán bộ viên chức 6. ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập 7. DVYT Dịch vụ y tế 8. KCB Khám chữa bệnh 9. KPCĐ Kinh phí công đoàn 10. LDLK Liên doanh liên kết 11. NLĐ Ngƣời lao động 12. NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 13. NVYT Nhân viên y tế 14. PTHĐSN Phát triển hoạt động sự nghiệp 15. SXKD Sản xuất kinh doanh 16. TCKT Tài chính kế toán 17. TCTC Tự chủ tài chính 18. TSCĐ TSCĐ 19. UBND Ủy ban nhân dân 20. XHH Xã hội hóa i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì 68 5 Bảng 3.5 Nguồn kinh phí NSNN cấp 70 6 Bảng 3.6 Nguồn thu hoạt động sự nghiệp y tế 72 7 Bảng 3.7 Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ y tế 74 8 Bảng 3.8 Chi hoạt động thƣờng xuyên 80 9 Bảng 3.9 Kết quả hoạt động chuyên môn 6 tháng đầu năm 2020 86 10 Bảng 3.10 Tình hình thu – chi 6 tháng đầu năm 2020 Thu hoạt động SXKD, dịch vụ năm 2019 Kết quả hoạt động chuyên môn của BV giai đoạn 2017-2019 Các nguồn tài chính thực hiện theo cơ chế tự chủ tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì ii Trang 55 66 68 89 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Các nhân tố ảnh hƣởng đến tự chủ tài chính của Trang 1 Sơ đồ 1.1 2 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 32 3 Sơ đồ 3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện 39 4 Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế toán tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì 53 Nội dung Trang bệnh viện 19 BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Cơ cấu các nguồn thu từ 2017-2019 của bệnh viện 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 So sánh chi thƣờng xuyên năm 2017- 2109 Biểu đồ 3.3 So sánh chi thƣờng xuyên 6 tháng đầu năm 2019 và 3 đa khoa huyện Ba Vì. 2020 iii 69 81 89 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của luận văn Đổi mới, phát triển để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ, vinh dự và cũng là trọng trách vô cùng to lớn của ngành Y tế. Xác định mục tiêu đó, ngành Y tế phấn đấu luôn đảm bảo công bằng, không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động, trong đó việc phát triển và hoạt động có hiệu quả đối với các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống các bệnh viện công lập đã và đang là một vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt của ngành Y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Kinh phí hoạt động hàng năm.của bệnh viện gồm rất nhiều nguồn, nhiều loại, khoản. Có thể nói, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì là một trong những tổ chức phức tạp xét về mặt quản lý tài chính kế toán. Để đẩy mạnh công tác quản lý trong bệnh viện, quản lý chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì công tác quản lý tài chính đang là động lực thúc đẩy các bệnh viện phải thay đổi, cải tiến, nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Do đó các bệnh viện phải nâng cao hiệu quả công tác kế toán theo cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm tại bệnh viện. Đây là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu để Bệnh viện thực hiện chủ trƣơng trong công tác quản lý và điều hành Bệnh viện. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 6/4/2015 thay thế Nghị định 43/2016/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập với nhiều điểm mới, là một bƣớc ngoặt lớn mở ra hƣớng tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Để có sự tƣơng đồng giữa chính sách tài chính và kế toán, Bộ tài chính đã ban hành Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hƣớng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Thông tƣ 1 107 đã khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thông qua việc chuyển đổi sang lộ trình tính đủ giá, phí để đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ hoàn toàn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc. Góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản phù hợp, hiệu quả tại các đơn vị sự nghiệp công này. Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì là Bệnh viện hạng II, trực thuộc Sở Y tế Hà Nội đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đã tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Trong những năm qua đơn vị đã thực hiện rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng bệnh viện; đồng thời tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về công tác khám chữa bệnh giúp cho ngƣời dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách đơn giản, thuận tiện nhất. Nằm trong hệ thống bệnh viện công lập, từ tháng 01 năm 2018 Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cƣờng công tác quản lý trong đó chú trọng đến nâng cao vai trò của công tác kế toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy công tác kế toán ở đơn vị còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới. Công tác kế toán chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu quản lý. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin không chỉ giúp cho việc lập báo cáo quyết toán và điều hành hoạt động của đơn vị mà còn có hiệu quả trong việc kiểm soát nhiều mặt hoạt động, tăng cƣờng giám sát thu, chi một cách chặt chẽ tránh thất thoát, lãng phí góp phần ổn định tình hình tài chính của đơn vị. Ngoài ra, nhờ có thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ, kế toàn còn thực hiện tốt vai trò tham mƣu định hƣớng, giải pháp, qui chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính kế toán sao cho hiệu quả, đúng quy định. Chính vì những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu đƣợc tác giả lựa chọn là: “Công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì” nhằm đƣa ra các định hƣớng và giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại bệnh viện làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại các bệnh viện cùng hạng cũng nhƣ phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đã tìm ra những tồn tại và hạn chế, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định các nội dung cơ bản của công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. Đánh giá thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. 3. Câu hỏi nghiên cứu. Cơ sở lý luận về công tác kế toán theo cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập? Thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Có những ƣu điểm và hạn chế gì? Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì cần phải có những giải pháp gì để tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1 Phạm vi không gian: Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. 4.2.2 Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu qua 3 năm gần nhất (từ năm 2017 đến năm 2019). Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong những năm tiếp theo. 4.2.3 Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về việc tự chủ tài chính để đánh giá thực trạng công tác kế toán và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trên cơ sở khảo sát thực trạng và thu thập dữ liệu. 5. Đóng góp của luận văn. 5.1. Đóng góp về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính để đánh giá chất lƣợng kế toán trong các bệnh viện cùng hạng. 5.2. Đóng góp về mặt thực tế: Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán trong các bệnh viện cùng hạng. 6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại Bệnh viện công lập. Chƣơng 2. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. Chƣơng 4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới. Năm 2014, tác giả Syaifulla thực hiện nghiên cứu “Ảnh hƣởng của cam kết tổ chức đối với chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán”, bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, tác giả đã xác định rằng yếu tố cam kết của ban quản trị và yếu tố cam kết của nhân viên kế toán có ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kế toán của một tổ chức. Theo Nathan Carroll và Justin C. Lord (2016), tổ chức công tác kế toán là tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình sử dụng tài sản, kinh phí của đơn vị, nhằm phục vụ công tác quản lý tài chính và công tác nghiệp vụ ở đơn vị đó. Việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ có tác dụng tích cực nhƣ: (1) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho hoạt động quản lý nói chung; (2) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ tạo dựng đƣợc bộ máy kế toán gọn nhẹ mà hiệu quả, qua đó giúp làm việc hiệu quả hơn, trôi chảy và đồng bộ hơn ở nhiều bộ phận; thời gian hạch toán và thanh quyết toán đáp ứng kịp thời với quy định chung; (3) Tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Năm 2010, tác giả Salah A. Hammad và các cộng sự thực hiện nghiên cứu “Hệ thống kế toán quản lý bệnh viện: khung nghiên cứu”. Năm 2016, hai tác giả Nathan Carroll và Justin C. Lord với đề tài “Tầm quan trọng ngày càng tăng của kế toán chi phí cho bệnh viện”. Trong các nghiên cứu này, bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, các tác giả đề xuất nâng cao hiệu quả của hệ thống kế toán quản lý trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp kế toán hợp lý nhằm năng cao hiệu quả quản lý trong ngành Y tế nói chung và cho các bệnh viện nói riêng. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước. Tại Việt Nam, những năm qua trong lĩnh vực y tế đã có một số nghiên cứu đƣợc công bố có liên quan đến công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là các cơ sở y tế. 5 Luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực y tế của tác giả Phạm Việt Linh (2014) về “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của bệnh viện. Thực trạng công tác kế toán tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã đƣợc tác giả đề cập là chƣa quy định mức phân bổ cho các nguồn kinh phí, việc phân loại chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán giữa các bộ phận chƣa thống nhất, còn chồng chéo. Phân công nhiệm vụ cho nhân viên kế toán chƣa phù hợp. Sau khi nêu lên thực trạng công tác kế toán tại đơn vị, tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh viện và cũng đề nghị tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. Tiếp theo là luận văn của tác giả Bùi Mỹ Lý (2016) về “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng” đã đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán và sử dụng kinh phí, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phục vụ cho việc tự chủ tài chính và quản trị tại đơn vị. Luận văn Thạc sỹ về “Tăng cƣờng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dƣơng” của tác giả Đỗ Thị Thành (2015) đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, củng cố phƣơng thức chi trả BHYT, quản lý tốt nguồn thu tại Bệnh viện. Tiếp theo là nghiên cứu của tác giả Đặng Công Văn (2019) về “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện tâm thần Thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới” đã đƣa ra đƣợc lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu. Nắm đƣợc những nội dung cơ bản và những điểm khác của Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về việc hƣớng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay cho Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác kế toán tại một số nội dung chủ yếu của bệnh viện và đƣa ra phƣơng án để hoàn thiện công tác kế toán theo chế độ hành chính sự nghiệp mới. Đề xuất những thông tin quản trị nội bộ mà 6 kế toán cần cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị nhằm phục vụ công tác, điều hành, quản lý bệnh viện. Luận văn tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2019) về “Cơ chế tự chủ tài chính Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình” đã đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và tình hình thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và hƣớng đến tự chủ hoàn toàn về chi thƣờng xuyên. Một nghiên cứu khác đã đƣợc đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016, ThS. Trần Đức Chung đã nghiên cứu đề tài “Kế toán quản trị đối với ĐVSNCL trong nền kinh tế hội nhập” đã đề cập đến việc cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý của ĐVSNCL. Bài báo cũng nêu lên tầm quan trọng của kế toán quản trị trong công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế tài chính của một đơn vị. Trong đó việc tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL có thu. Tác giả cũng đã nêu lên những tồn tại cần phải cải thiện của kế toán quản trị mà ảnh hƣởng đến toàn bộ công tác kế toán tại ĐVSNCL. Cuối cùng, trong nghiên cứu về công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình của tác giả Lê Thị Thúy Hằng (2017) về “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình”. Qua kết quả nghiên cứu của tác giả đã khẳng định công tác tổ chức công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cung cấp tốt về thông tin cho công tác quản lý tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, công tác kế toán của các đơn vị ngành Y tế hiện nay còn nhiều bất cập và chƣa phù hợp, do vậy việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các đơn vị là rất cần thiết nhƣ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên kế toán, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lĩnh vực này. 1.2. Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại bệnh viện. Bệnh viện công lập là một loại hình của ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế đƣợc xác định dựa theo các tiêu chí sau: Có văn bản quyết định thành lập của 7 cơ quan có thẩm quyền ở Trung ƣơng hoặc địa phƣơng; đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí và tài sản để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và đƣợc phép thực hiện một số khoản thu theo quy định của Nhà nƣớc; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nƣớc quy định; là đơn vị độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nƣớc. Các đơn vị BVCL hoạt động trong ngành y tế, với quy mô hoạt động khác nhau nhƣng đều có một số đặc điểm, vai trò nhất định nhƣ: Thứ nhất, BVCL là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc cung cấp dịch vụ công ra ngoài xã hội. Thứ hai, sản phẩm của BVCL mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, có tính bền vững và gắn bó mật thiết với quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp y tế tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về chăm sóc sức khoẻ. Đó là những “hàng hoá công cộng” và có hai đặc điểm cơ bản: “không loại trừ” và “không tranh giành” tức là việc tiêu dùng của Ngƣời này không loại trừ việc tiêu dùng của Ngƣời khác và không có ai có thể can thiệp ngăn chặn việc Ngƣời khác sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Hàng hóa của dịch vụ y tế mang lại sức khoẻ, tri thức, những hiểu biết cần thiết, giúp cho sự phát triển toàn diện của con Ngƣời. Vì vậy, hoạt động y tế luôn gắn bó cơ hữu và có tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ ba, các hoạt động của BVCL bị chi phối bởi các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội. Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, đảm bảo hoạt động sự nghiệp y tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nhƣ: Chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chƣơng trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm cho xã hội, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo. Với những chƣơng trình mục tiêu quốc gia này chỉ có nhà nƣớc mà cụ thể ở đây là các ĐVSNCL, BVCL mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tƣ nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà ít quan tâm đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng, làm giảm hiệu quả công bằng xã hội. - Thứ tƣ, các BVCL có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp y tế. Đƣợc thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, các BVCL cung cấp 8 những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của Ngƣời dân. Nhìn chung nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các BVCL do NSNN cấp. Tuy nhiên, với những khó khăn của NSNN và sự phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ y tế và với mục tiêu bảo đảm tính hiệu quả trong các hoạt động của các BVCL, Nhà nƣớc đã cho phép các đơn vị này thực hiện theo cơ chế TCTC thông qua việc giao quyền chủ động trong việc khai thác các nguồn thu trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và quyết định một số khoản chi tại đơn vị một cách linh hoạt, phù hợp với các quy định đã đƣợc ban hành. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL thì các ĐVSNCL nói chung và BVCL nói riêng đƣợc chia thành 4 loại: BVCL tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên và hoạt động đầu tƣ, mức độ tự bảo đảm chi phí của hai hoạt động này bằng hoặc lớn hơn 100%. BVCL tự bảo đảm chi thƣờng xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm chi thƣờng xuyên, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí. BVCL tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, phần còn lại đƣợc NSNN cấp, có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị đƣợc tính từ 10% đến dƣới 100% (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chƣa kết cấu đủ chi phí, đƣợc Nhà nƣớc đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chƣa tính đủ chi phí). BVCL do Nhà nƣớc bảo đảm hoàn toàn chi thƣờng xuyên là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có, đƣợc NSNN đảm bảo toàn bộ hoạt động chi thƣờng xuyên tại đơn vị. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị xác định bằng công thức: 9 Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị Tổng số nguồn thu sƣ nghiệp x 100% = Tổng số chi hoạt động thƣờng xuyên Việc phân loại các BVCL với căn cứ là mức độ TCTC này đƣợc ổn định trong 3 năm. Sau thời hạn đó cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và phân loại lại cho phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động của đơn vị tại mỗi thời điểm. So với Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thì quy định tại Nghị định mới bổ sung thêm loại hình ĐVSNCL tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp đƣợc quy định rõ: Nguồn tài chính của đơn vị; sử dụng nguồn tài chính; phân phối kết quả tài chính trong năm. 1.2.1 Khái niệm và vai trò tự chủ tài chính tại bệnh viện. a) Khái niệm Cơ chế TCTC của các BVCL hiện nay đƣợc quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, trong đó các BVCL đƣợc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình. Việc thực hiện cơ chế TCTC giúp tăng Cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các BVCL về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy, biên chế qua đó làm tăng chất lƣợng hoạt động cung cấp dịch vụ công tại đơn vị. Việc ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL đƣợc đánh giá là bƣớc đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các ĐVSNCL, tăng cƣờng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận đƣợc sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi “cởi trói” cho các ĐVSNCL phát triển, giảm áp lực tài chính cho NSNN và thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. b) Vai trò của tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công lập 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan