Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Tài liệu Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội

.DOC
151
105
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH CÔNG TÁC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUỆ HÀ NỘI – NĂM 2015 i MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU…xii Danh mục các hình vẽ, đồ thị 1. Tính cấp thiết của để tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài… 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…… 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Những đóng góp của đề tài 6. Kết cầu của luận văn CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN Trang i ii iii iv v ix x 1 2 3 3 5 5 VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Cơ sở lý luận của công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 6 1.1.2 Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 8 cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.3 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa 8 1.2. Mục đích và vai trò Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và ii vừa 1.2.1 Đối với cán bộ quản lý 9 1.2.2 Đối với nguồn nhân lực doanh nghiệp 10 1.2.3. Vai trò của công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng 11 1.3. Các hình thức trong công tác hỗ trợ đào tạo, bồi 12 dưỡng nguồn nhân lực 1.4 Các tiêu chi đánh giá công tác hỗ trợ đào tạo, bồi 14 dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.5 Nội dung đổi mới công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 17 nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.6 Kinh nghiệm quốc tế về công tác hỗ trợ, bồi dưỡng 19 nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.6.1 Kinh nghiệm của Liên bang Hoa Kỳ 1.6.2. Kinh nghiêm của Cộng hòa Liên bang Đức 1.6.3. Kinh nghiệm của Cộng Hòa Pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HỖ TRỢ 20 22 23 24 ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUOFN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI 2.1 Thực trạng tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ 25 và vừa 2.1.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà 25 Nội 2.1.2 Số lượng doanh nghiệp 29 2.1.3 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh 34 nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 2.1.4. Lao động trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa 36 2.1.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh 40 nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 2.1.6. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh 43 iii nghiệp nhỏ và vừa tại Hà nội 2.2. Thực trạng về công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng 45 nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội 2.2.1. Vấn đề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp 2.2.2. Nội dung các chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến 45 thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế 2.2.3. quy định và thực trạng giải đáp các vấn đề liên quan 47 đến doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều bất cập 2.2.4. Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 48 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.5. Về chương trình đào tạo 2.2.6.Về chi phí cho các khóa đào tạo 2.2.7. Về đối tượng học viên 49 50 51 2.2.8. Về cơ sở vật chất 52 2.3. Đánh giá công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn 53 nhân lực thời gian cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.1 Một số kết quả đạt được 2.3.2 Một số tồn tại đặt ra cho việc đổi mới công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp 57 nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay 2.3.2.1. Quy định công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 59 2.3.2.2. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng công tác hỗ trợ 60 đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.2.3 Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực 62 2.3.2.4 Một số tồn tại trong công tác hỗ trợ đào tạo bồi 66 dưỡng nguồn nhân lực thông qua việc phối hợp với các công ty đào tạo iv 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3.1 Phương hướng đối với công tác hỗ trợ đào tạo bồi 69 dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa A. Điều kiện pháp lý B Điều kiện về hành chính C. Phương hướng đổi mới 3.2 Các giải pháp nhằm đổi mới công tác Hỗ trợ đào 69 70 71 73 tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội 3.2.1 Giải pháp về hệ thống đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân 73 lực………….. 3.2.2 Giải pháp về khung pháp lý đối với công tác hỗ trợ 74 đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 3.2.3 Giải pháp về nội dung, chương trình đào tạo bồi 78 dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.2.4 Giải pháp về phương pháp hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng 83 nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.2.5 Giải pháp đẩy mạnh hợp tác đào tạo bồi dưỡng nguồn 86 nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.3 Khuyến nghị 88 3.3.1 Đối với nhà nước và các bộ ngành 3.3.2 Đối với UBND Thành phố Hà Nội KẾT LUẬN 90 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 96 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt DNNVV NNL DN TNHH DNTN ĐKKD KH & ĐT USD UBND HTĐT SXKD DT DNNN Nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguồn nhân lực Doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp tư nhân Đăng ký kinh doanh Kế hoạch và Đầu tư Đô la Mỹ Ủy ban nhân dân Hỗ trợ đào tạo Sản xuất kinh doanh Doanh thu Doanh nghiệp nhà nước vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Số DN đăng ký kinh doanh của Tp Hà Nội giai Trang 26 đoạn 2011-2014 27 Bảng 2.2: Phân loại DN tại Việt Nam theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Bảng 2.3: Số DN đang hoạt động theo tiêu chí lao động và 29 vốn giai đoạn 2011-2014 Bảng 2. 4: Một số chỉ tiêu tài chính của khu vực DNNVV 34 Hà Nội giai đoạn 2011-2014 Bảng 2. 5: Một số chỉ tiêu tài chính của khu vực DNNVV 35 Hà Nội giai đoạn 2011-2014 Bảng 2. 6: Lao động trong khu vực DNNVV của người 37 được đào tạo Bảng 2.7: Lao động trong khu vực DNNVV 37 Bảng 2. 8: Lao động chưa có việc làm và đã được giải 39 quyết việc làm khu vực thành thị Bảng 2. 9: Một số chỉ tiêu về hiệu quả SXKD của DNNVV Bảng 2. 10: Tỷ suất lợi nhuận của DNNVV năm 2011-2014 Bảng 2.11 : Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực DNNVV Bảng 2.12: Phân loại lý do đào tạo nguồn nhân lực cho các vii 40 41 42 43 doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.13: Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng đối với 52 điều kiện phòng học Bảng 2.14: Tổng hợp đánh giá khóa đào tạo quản trị doanh 54 nghiệp Bảng 2.15: Tổng hợp đánh giá khóa đào tạo khởi sự doanh 55 nghiệp Bảng 2.16 : Kết quả đánh giá về thời lượng các khóa đào 61 tạo khởi sự doanh nghiệp Bảng 2.17 : Kết quả đánh giá về thời lượng các khóa đào 61 tạo quản trị doanh nghiệp Bảng 2.18 : Kết quả đánh giá về phương thức đánh giá mức 64 độ hài lòng của người được đào tạo khóa học khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp Bảng 2.19: kết quả đánh giá về phương thức đánh giá kết 65 quả học tập của người được đào tạo khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp Bảng 3.1. So sánh khái niệm nhu cầu và mong muốn 77 đào tạo Bảng 3.2. So sánh giữa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng 80 NNL cho các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội Bảng 1.1: Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 1.2: Mẫu câu hỏi đánh giá chất lượng khóa đào tạo 96 96 Bảng 1.3: Mẫu Báo cáo đánh giá khóa đào tạo quản trị 98 doanh nghiệp Bảng 1.4: Mẫu báo cáo đánh giá khóa đào tạo khởi sự 99 doanh nghiệp Bảng 1.5 : Tiêu chí đánh giá các khoản hỗ trợ DNNVV 100 Liên bang Đức viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Sơ đồ. 2.1 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ix 26 Hình 2.1: Vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn của DNNVV Hình 2. 2: Lao động có việc làm mới khu vực NN và ngoài NN Hình 2.3 : Doanh thu thuần SXKD trong tổng DT thuần khu vực DNNVV của TP x 35 39 40 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và là chủ đề được nhiều học giả trên Thế giới dành thời gian nghiên cứu. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững trên thị trường trong nước và Thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Thế giới biến đổi không ngừng, xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, môi trường kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt, những yêu cầu và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khiến cho công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cán bộ trong DNNVV càng trở lên cấp thiết. Trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống doanh nghiệp của Thành Phố. Trong những năm vừa qua, DNNVV đã có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DNNVV được đánh giá còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là do năng lực, trình độ cán bộ trong các DNNVV chưa qua đào tạo và đào tạo lại trong quá trình 1 làm việc, các DNNVV chưa thực sự quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ tại các khóa ngắn hạn để củng cố kiến thức cho nhân viên. Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng NNL trong DNNVV được đánh giá là sơ sài, mang tính hình thức; đào tạo thường được coi là khoản phát sinh chi phí và chưa được đầu tư đúng mức. Định hướng về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được thể hiện rõ trong các văn kiện của đảng, chiến lược, nghị quyết, thông tư… phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Cụ thể là Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/05/2010 và Thông tư 04 /2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014. Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tăng trưởng và phát triển, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Thành phố, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nôi cần phải cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới, các kỹ năng này phần lớn được tiếp thu qua đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với một phần kinh phí được ngân sách Thành phố hỗ trợ, sẽ làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp (một trong những nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội) và thu hẹp khoảng cách tài chính giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn; đồng thời là điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ 2 và vừa chuyển thành các doanh nghiệp lớn trong tương lai. Do đó, việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng NNL để trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua những khó khăn, hướng tới tăng trưởng, thông qua công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng về marketting, bán hàng, các kỹ năng trong quản trị kinh doanh... là rất cần thiết. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao được nhận thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng cao trình độ tay nghề, kiến thức... tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội so với các tỉnh, thành khác trong cả nước, từ đó mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tích luỹ tài chính, đây là cơ sở cho tăng trưởng nền kinh tế nói chung và cơ hội thay đổi công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. 2.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng luận cứ khoa học về Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng NNL trong các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng NNL cho các DNNVV tại Hà Nội. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Tìm hiểu các khái niệm về DNNVV, các khái niệm về chính sách, về đào tạo, bồi dưỡng, tìm hiểu vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa trên thế giới. 3 - Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội trong thời gian qua, chỉ ra được những điểm còn vướng mắc cần giải quyết trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam để tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng NNL trong các DNNVV tại Hà Nội từ một phần kinh phí do ngân sách Thành phố hỗ trợ. - Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng NNL trong các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế có đặc trưng gì về nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, tổ chức quản lý đào tạo? - Công tác hỗ trợ đào tạo giúp ích gì cho các DNNVV trong việc duy trì và phát triển bền vững và đáp ứng đòi hỏi của từng lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng: - Các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ; - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; 4 - Các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. b. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ các các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia chương trình trợ giúp đào tạo tập trung vào 2 mức độ: (i) Đào tạo quản lý ( các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa), (ii) Đào tạo nhân viên ( các bộ phận kế toán, bán hàng, cán bộ chuyên môn…) 4. Phương pháp nghiên cứu * Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: - Sách, giáo trình . - Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn… - Các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet - Các văn bản pháp luật như Luật doanh nghiệp năm 2000 và 2005 - Các khảo sát, báo cáo hàng năm về DNNVV - Dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục phát triển doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội - Các nghị quyết, nghị định, thông tư, chỉ thị của chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về chính sách phát triển DNNVV. - Các Tài liệu khác * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 5 - Phương pháp thu thập và sử lý số liệu: Đây là phương pháp luôn cần được sử dụng nhằm đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic và thuyết phục cho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về các chính sách phát triển DNNVV, các kết quả nghiên cứu từ các công trình có liên quan đến phát triển DNNVV,… - Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên những số liệu và các thông tin đã thu thập trong phương pháp trên, tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp những dữ liệu thu thập dược nhằm phục vụ tốt nhất cho bài luận văn. Việc xử lý thông tin giúp phân tích rõ thực trạng công tác hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam nói chung và cũng như Thành phố Hà Nội và nhờ vậy đưa ra được những giải pháp về hiện trạng của DNNVV tại Hà Nội - Phương pháp so sánh, đối chiếu: dựa trên những bảng tổng hợp, sử dụng các phương thức so sánh truyền thống và phương pháp định lượng hiện đại nhằm thấy được sự thay đổi và sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển DNNVV khi áp dụng các chính sách hỗ trợ đào tao, bồi dưỡng NNL cho các DNNVV khi áp dụng các thông tư, chính sách, nghị định khác nhau. 5. Đóng góp của đề tài Đề xuất được một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DNNVV của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới như: + Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các DNNVV; + Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho DNNVV; 6 + Cải cách thủ tục hành chính, luật pháp đối với các DNNVV; + Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ DNNVV trong sản xuất kinh doanh; + Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo các kỹ năng, năng lực, quản lý cho các DNNVV; Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên quan và các DNNVV. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở bài và kết luận đề tài bao gồm: Chương 1: Lý luận cơ bản và thực tiễn về công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp đổi mới công tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN 7 NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Cơ sở lý luận của công tác hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng Nguồn nhân lực Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là hoạt động có tổ chức được thực hiện trong những khoảng thời gian xác định nhằm thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. có hai loại hoạt động khác nhau trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đào tạo: theo một nghĩa chung nhất, là quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Khi nói đến đào tạo là nói đến việc học làm một công việc như thế nào, nghĩa là nó liên quan đến việc học hay dạy những kỹ năng cần thiết cho một công việc nhất định nào đó. Trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV tại Hà Nội người ta còn sử dụng đào tạo lại để chỉ quá trình đào tạo đối với người lao động đã qua đào tạo trước đây nhằm thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp cho phù hợp với những thay đổi nghề nghiệp và sự phát triển của khoa học công nghệ. Hiện nay, người ta ít dùng từ đào tạo lại trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mà dùng từ đào 8 tạo một cách chung nhất. Một cách cụ thể hơn, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta "trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định". Xét về mặt thời gian, đào tạo thường có thời gian dài hơn, thường là từ một năm học trở lên. Bồi dưỡng: được xác định là quá trình làm cho người ta "tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất". Một cách cụ thể hơn, người ta cho rằng, bồi dưỡng là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức kỹ năng nghề nghiệp một cách thường xuyên, quá trình tăng cường năng lực nói chung trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo. Thông thường trong hoạt động kinh doanh, bồi dưỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ, để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. Về thời gian, việc bồi dưỡng thường ngắn hơn, có thể vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, và về bằng cấp thì bồi dưỡng không có bằng cấp, chỉ có chứng chỉ, chứng nhận đã học qua khóa bồi dưỡng. Như vậy, khái niệm đào tạo và bồi dưỡng rất gần nhau, trong đa số các trường hợp người ta thường dùng đào tạo để chỉ việc bồi dưỡng, nó khác với bồi dưỡng ở chỗ đào tạo chỉ quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới mà trước đó người cán bộ doanh nghiệp chưa được đào tạo. Trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều người cho rằng đào tạo là việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, còn bồi dưỡng là việc tiếp tục trang bị kiến thức, kỹ năng để cán bộ doanh nghiệp làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn trong môi trường luôn thay đổi. Như vậy 9 bồi dưỡng phải diễn ra sau quá trình đào tạo. Việc tách bạch khái niệm đào tạo và bồi dưỡng riêng rẽ chỉ để tiện cho việc phân tích cặn kẽ sự giống và khác nhau giữa đào tạo và bồi dưỡng. Thực tế, xét theo khung cảnh đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các DNNVV thì trong đào tạo đã bao hàm việc bồi dưỡng. Tóm lại đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với xã hội, nhờ có hoạt động này mà người lao động không những nâng cao được tay nghề mà còn tăng sự hiểu biết về pháp luật. Đẩy mạnh sự hợp tác và phát triển trong đoàn thể và góp phần cải thiện được thông tin giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, các doanh nghiệp có vị trí ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt người lao động khi có mức doanh thu và vị trí hấp dẫn trên thị trường về uy tín, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và khả năng phát triển bền vững nhờ vào tài lãnh đạo của chủ doanh nghiệp, môi trường làm việc hấp dẫn, chế độ lương, thưởng, nghỉ ngơi tạo ra sức hấp dẫn đối với người lao động. Chính vì vậy, mà ngày nay các nhà quản lý giỏi không chỉ dừng lại ở các chương trình đào tạo có tính chất đối phó mà họ còn nhãn quan nhạy cảm, một cách năng động với những thay đổi nhất định thành công. Từ đó làm cho sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên. Chúng đảm bảo giữ vững sự tăng trưởng của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn lao động được đào tạo dự trữ thay thế. 1.1.2 Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan