Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ công nghệ sản xuất chất lượng dầu phộng...

Tài liệu công nghệ sản xuất chất lượng dầu phộng

.DOCX
36
359
73

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN CNSX VÀ KSCL DẦU THỰC VẬT Đề tài: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DẦU PHỘNG GVHD: Nguyễn Lê Ánh Minh Nhóm: 02, Thứ 4, tiết 3 - 4 Sinh viên thực hiện: 1. 2. 3. 4. 5. Nông Thị Út Nguyễn Thị Thúy Hồ Liên Thành Nguyễn Ngọc Linh Nguyễn Thị Hoài Giang TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09, 2017 2022140180 2022140152 2022140141 2022140072 2022140298 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................3 1. Sản phẩm dầu phộng............................................................................................3 1.1. Giới thiệu......................................................................................................3 1.2. Tiêu chuẩn sản phẩm: theo TCVN 6047-2007..............................................3 2. Nguyên liệu.........................................................................................................4 II. 2.1. Nguyên liệu chính: đậu phộng......................................................................4 2.2. Nguyên liệu phụ............................................................................................6 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU ĐẬU PHỘNG.........................8 1. Quy trình công nghệ............................................................................................8 2. Thuyết minh quy trình.......................................................................................11 A. Sơ chế nguyên liệu: nghiền hạt.......................................................................11 B. Tách dầu sơ bộ...............................................................................................12 C. Tách kiệt dầu..................................................................................................15 D. Tinh chế dầu...................................................................................................19 III. So sánh quy trình...............................................................................................25 IV. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC........................26 V. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG.........................................................27 1. Các điều kiện tiên quyết.....................................................................................27 2. Hệ thống kiểm soát chất lượng..........................................................................28 1 MỞ ĐẦU Hạt đậu phộng có chứa nhiều protein dễ tiêu hóa. Vì vậy, phần lớn hạt đậu phộng được dùng làm thức ăn trực tiếp hay để chế biến thành những sản phẩm thực phẩm khác nhau trong sản xuất bánh kẹo. Không những thế mà hạt đậu phộng còn được dùng để sản xuất dầu đậu phộng. Dầu đậu phộng, như tên của nó, là một loại dầu thực vật thường được sử dụng trong nấu ăn mà có nguồn gốc từ đậu phộng, đó là cây họ đậu. Dầu đậu phộng được sản xuất với một số quy cách như tinh chế, rang và ép lạnh, trong đó có sự khác biệt nhỏ trong giá trị lợi ích và sức khỏe dinh dưỡng của có. Nói chung, người sử dụng dầu đậu phộng trong nấu ăn của mình cho các hương vị rất đặc trưng mà nó có thể cung cấp cho thực phẩm, đặc biệt là trong việc chế biến các món ăn, cũng như thực tế là nó cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn so với nhiều loại dầu khác. Để hiểu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị cảm quan hay nhiều chức năng khác của dầu đậu phộng, chúng ta cùng theo dõi bài báo cáo về quy trình sản xuất dầu đậu phộng trong công nghiệp sau đây. Trong phạm vi bài báo cáo chúng em chỉ đơn cử hai quy trình công nghệ sản xuất dầu đậu phộng có thể áp dụng trong công nghiệp. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong sản xuất cũng như chưa cập nhật được những thành tựu mới nhất nên bài báo cáo còn nhiều khuyết điểm, chúng em rất mong được sự nhận xét của thầy để bài báo cáo hoàn chỉnh hơn. 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Sản phẩm dầu phộng 1.1. Giới thiệu Dầu có màu vàng óng, có mùi hương thơm đặc trưng của dầu phộng nguyên chất. Dầu phộng là một hỗn hợp glicerid gồm: 80% acid béo không no và 20% acid béo no. Thành phần acid béo trong hạt dầu thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. - Các glicerid trong dầu phộng chứa 3 acid béo chính: Acid oleic: 43 - 65% Acid linoleic: 20 - 37% Acid palmitic:14 - 20% Dầu cho ra món ăn mềm, mướt, đặc biệt mùi hương của dầu pha lẫn với mùi tự nhiên của thực phẩm nên rất ngon, kích thích mọi người ăn rau nhiều hơn. Đặc biệt, khi khử dầu đậu phộng với hạt nén (hành tăm) thì hương thơm hấp dẫn không chỉ có trong món ăn mà tỏa ra cả không gian rộng lớn, khiến ai ngửi được cũng sẽ muốn ăn ngay. Rất thích hợp để sử dụng cho trẻ em và người lớn tuổi. Dầu phộng được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu thực phẩm: dầu chiên nấu, shortening, margarine, dầu trộn. Lợi ích của dầu đậu phộng: Thư giãn hệ thần kinh, cải thiện hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ, chăm sóc da, dầu đậu phộng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho hệ thần kinh, tốt cho trẻ, tốt cho bà bầu. 1.2. Tiêu chuẩn sản phẩm: theo TCVN 6047-2007 Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng dầu phộng Tên chỉ tiêu Chỉ tiêu cảm quan Chỉ tiêu hóa lý Hình thái Đồng nhất, trong suốt Màu sắc Vàng nhạt Mùi vị Chỉ số acid không quá Chỉ số peroxide không quá Chỉ số iod Mức độ yêu cầu Mùi đặc trưng của dầu đậu phộng tinh luyện, không có mùi ôi khét và mùi vị lạ. 0,6 mg KOH/g dầu 10 mili đương lượng peroxide oxygen/kg dầu 86 – 107 3 Tỷ khối ở 200C Chỉ số khúc xạ (n -D400C) 0,912 – 0,92 kg/l 1,46 – 1,465 Chỉ số xà phòng hóa 187 – 196 mg KOH/g dầu Hàm lượng chất không xà phòng hóa không quá (g/kg) 10 2. Nguyên liệu 2.1. Nguyên liệu chính: đậu phộng 2.1.1. Đặc điểm Cây đậu phộng thường mọc thành từng bụi và có khi bò trên mặt đất. Thân thẳng cao từ 0,3 - 0,4m. Hoa màu vàng, củ (chính xác hơn gọi là quả) được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng, thắt eo hay không, mỗi củ chứa từ 1 - 5 hạt. Điểm đặc biệt của cây đậu phộng so với những cây khác là ra hoa, thụ phấn trên mặt đất nhưng sau đó lại chui xuống đất để kết quả. Hạt đậu phộng có hình thoi, bầu dục hay tròn và được bao bởi một lớp vỏ hạt màu hồng hay hồng nhạt gọi là màng (vỏ lụa). Người ta thường chia quả đậu phộng thành 2 loại: loại quả to, loại quả nhỏ. Thành phần sinh hóa trong hạt đậu phộng Nhìn chung, đậu phộng là một nguồn thức ăn giàu về dầu (44 - 56%) và protein (25 - 34%). Thành phần sinh hóa của cây đậu phộng phụ thuộc vào giống, sự biến đổi của điều kiện khí hậu, vị trí hạt trong quả, các yếu tố tác động từ bên ngoài như sâu bệnh. Các phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hóa của hạt. Bảng 2. Thành phần sinh hóa của hạt đậu phộng Các chất Độ ẩm Vỏ quả Vỏ lụa Phôi 9,01 4 Protein Lipid Glucid Đường khử Saccharose Pentozan Tinh bột Hemicellulose Xơ thô Tro Calo 25,4 - 33,8 44,5 - 56 6 - 24,9 0,1 - 0,4 2,9 - 6,4 2,2 - 2,7 0,9 - 5,3 1,6 - 1,9 1,8 - 2,9 - 4,8 - 7,2 1,2 - 2,8 10,6 - 21,2 0,3 - 1,8 1,7 - 2,5 16,1 - 17,8 0,7 10,1 65,7 - 79,3 1,9 - 4,6 - 11 - 13,4 0,5 - 1,9 48,3 - 52,2 1 - 1,2 21,4 - 34,9 2,1 - 2.1.2. Chỉ tiêu chất lượng của đậu phộng  Đối với quả đậu phộng:  Quả đậu phộng phải khô, độ ẩm không lớn hơn 9% khối lượng.  Quả đậu phộng phải tương đối đồng đều, không được để lẫn quá 5% quả đậu phộng khác loại và không được phép lẫn các loại hạt khác, đặc biệt là hạt ve và hạt trẩu.  Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài bình thường, đặc trưng cho quả đậu phộng đã được chế biến khô.  Quả đậu phộng không có sâu mọt sống và mốc Bảng 3. Phân loại quả đậu phộng Tên chỉ tiêu 1. Quả đậu phộng rỗng (không có hạt) tính theo % khối lượng quả không lớn hơn 2. Hạt không hoàn thiện tính theo % khối lượng hạt không lớn hơn 3. Tạp chất tính theo % khối lượng quả không lớn hơn Hạng 1 Mức Hạng 2 Hạng 3 2 2 2 6 8 11 1 2 2,5 Đối với hạt đậu phộng:  Hạt đậu phộng phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 7%.  Hạt đậu phộng phải sạch, không có sâu mọt sống và mốc, đặc biệt loại trừ hạt có màu sắc nhợt nhạt, bị mốc trắng, mốc xám hoặc bám đầy bào tử nấm mốc vàng xanh. 5  Không được phép lẫn các hạt đậu phộng khác loại quá 5% và không được lẫn các hạt ve, hạt trẩu.  Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt đậu phộng đã chế biến khô. Bảng 4. Phân loại quả đậu phộng Tên chỉ tiêu 1. Hạt không hoàn thiện tính theo % khối lượng a. Hạt tróc vỏ lụa và hạt tách đôi, không lớn hơn b. Hạt không hoàn thiện khác, không lớn hơn 2. Tạp chất, tính theo % khối lượng, không lớn hơn 2.2. Hạng 1 Mức Hạng 2 Hạng 3 2 1,7 5 4,5 9 6 0,3 0,5 1 Nguyên liệu phụ 2.2.1. Hexan: dung môi trích ly 6 Hình 1. Tổng quan về hexan Yêu cầu của dung môi dùng để trích ly dầu: 7  Dung môi phải nhanh chóng hòa tan dầu theo bất cứ tỷ lệ nào. Có ẩn nhiệt hóa hơi nhỏ, dễ cất ra khỏi dầu và bã dầu, dễ ngưng tụ.  Dung môi không hòa tan các nguyên liệu lạ khác có trong dầu ngoại trừ dầu. Không tham gia phản ứng với nguyên liệu trích ly tạo thành chất mới, cần trung tính với nguyên liệu.  Dung môi phải có thành phần đồng nhất. Điều này có ý nghĩa lớn khi chưng cất mixen, không làm xảy ra sự phân ly dung môi ra các thành phần.  Dung môi cần có độ tinh sạch cao, khi có lẫn chất lạ có thể dẫn đến làm giảm chất lượng dầu và bã dầu.  Dung môi không có tác dụng phá hủy thiết bị, đáp ứng cao về mặt kinh tế, tức là ít bị tổn thất khi thu hồi, đảm bảo vận tốc quá trình trích ly và phải chiết kiệt dầu có trong nguyên liệu. 2.2.2. Nước, muối ăn Dùng trong kết lắng. Để quá trình kết lắng diễn ra hiệu quả hơn, người ta dùng muối trung hoà, thông thường là NaCl. Bảng 5. Chỉ tiêu chất lượng của muối ăn Hạng Tên chỉ tiêu 1. Màu sắc Thượng hạng Hạng 1 Hạng 2 Trắng trong Trắng Trắng, ánh xám 2. Mùi Vị Không mùi Dung dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết, không có vị lạ 3. Dạng bên ngoài Khô ráo, sạch Cỡ hạt 1 - 5 mm 4. Hàm lượng NaCl tính theo % khối lượng 5. Hàm lượng chất không tan trong nước, tính theo % khối lượng khô, không lớn hơn 6. Hàm lượng ẩm tính theo % khối lượng không lớn hơn 97 92 90 0.25 0.3 0.4 9.5 13 13.5 Bảng 6. Chỉ tiêu chất lượng của nước 8 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ TCU 15 TCVN 6187 - 1996 (ISO 7887 - 1996) Mùi vị Không có mùi vị lạ Cảm quan 2 3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184 - 1996 4 pH 6.0 - 8.5 TCVN 6194 1996 4 5 Độ cứng Amoni (tính theo NH4+) Nitrat (tính theo NO3-) mg/l 350 mg/l 3 mg/l 50 1 Màu sắc 2 6 7 TCVN 6224 - 1996 TCVN 5988 - 1995 (ISO 5664 - 1984) TCVN 6180 - 1996 (ISO 7890 - 1988) 2.2.3. NaOH Dùng trong quá trình luyện kiềm, yêu cầu hóa chất có độ tinh khiết cao, không lẫn tạp chất. 2.2.4. Yêu cầu của chất hấp phụ  Chất hấp phụ phải có hoạt tính tẩy màu cao, dễ dàng tách khỏi dầu, là vật liệu lọc tốt khi bám trên bề mặt lọc, không tạo ra lớp keo nhầy trên bề mặt lọc, phải trơ hóa học với các loại dầu, không tham gia phản ứng với các chất khác tạo ra các hợp chất mới (gây mùi, vị), dễ tách ra khỏi dầu khi lọc hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.  Các chất hấp phụ thường sử dụng là: silicagen, than hoạt tính, đất tẩy màu …  Vì các kiểu hấp phụ không có khả năng liên kết các dạng chất màu lên bề mặt của mình như nhau nên việc tẩy màu có hiệu quả khi chất hấp phụ được sử dụng là hỗn hợp các chất. II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU ĐẬU PHỘNG 1. Quy trình công nghệ 9 Quy trình tách dầu bằng phương pháp trích ly Hạt đậu phộng Nghiền Chưng sấy (gia công nhiệt ẩm) Ép sơ bộ Khô dầu Xử lý khô dầu n-hexan Trích ly Bã dầu Lọc làm sạch mixen Chưng cất mixen Lắng tạp chất cơ học Nước, dd NaCl Cặn Thủy hóa NaOH Luyện kiềm Đất tẩy màu Tẩy màu Cặn xà phòng Đất tẩy màu Hơi nước Tẩy mùi Dầu đậu phộng 10 Quy trình tách dầu bằng phương pháp ép kiệt Hạt đậu phộng Nghiền Chưng sấy (gia công nhiệt ẩm) Ép sơ bộ Khô dầu Xử lý khô dầu Ép kiệt Lắng tạp chất cơ học Nước, dd NaCl Bã dầu Cặn Thủy hóa NaOH Luyện kiềm Đất tẩy màu Tẩy màu Cặn xà phòng Đất tẩy màu Hơi nước Tẩy mùi Dầu đậu phộng 11 2. Thuyết minh quy trình A. Sơ chế nguyên liệu: nghiền hạt Mục đích: chuẩn bị Phá vỡ cấu trúc tế bào để dầu dễ dàng thoát ra khi ép cơ học hoặc trích ly. Tạo cho bột nghiền có kích thước thích hợp với các quá trình chế biến như: chưng sấy, ép, trích ly. Tuy nhiên đối với 2 quá trình ép và trích ly, mức độ nghiền nhỏ hạt khác nhau. Có nhiều phương pháp khác nhau để nghiền nguyên liệu: mài, cán, cắt, đập. Thiết bị: máy nghiền trục Cấu tạo: thiết bị gồm 2 cặp trục, vận tốc mỗi trục khác nhau, khoảng cách giữa cặp trục trên lớn hơn cặp trục dưới. - Cặp trục bên trên có rãnh khía, tác dụng đập, mài, băm, cắt hạt. - Cặp trục bên dưới bề mặt phẳng có tác dụng cán hạt. Hình 2. Máy nghiền trục Nguyên tắc hoạt động: hạt dầu được đưa vào trục nạp liệu nhờ tấm cản phân đều lên khe giữa 2 trục. Hạt bị cuốn vào khe trục do lực ma sát của bề mặt các trục và trọng lực của hạt. Hạt bị mặt các trục nén ép trong khe trục, do chênh lệch vận tốc giữa các trục tạo ra lực kéo và xé, hạt bị cán, nén và lọt qua khe trục thứ nhất, rơi xuống khe trục thứ hai rồi xuống băng tải vận chuyển bên dưới. Biến đổi Hóa học: Sau khi nghiền phá vỡ cấu trúc tế bào, dầu trong nội bào được giải phóng ra, hấp phụ trên một diện tích rộng lớn ở bề mặt các hạt bột. Dầu bắt đầu trải 12 qua các quá trình oxy hóa và thủy phân do khả năng tiếp xúc của dầu với oxy và khí ẩm tăng. Hóa sinh: Hệ enzym của hạt trong tế bào bị phá vỡ chỉ giảm một phần hoạt tính, xúc tác các quá trình oxy hóa và thủy phân của dầu. Sinh học: Sau khi nghiền hạt, màng bảo vệ cơ học bị phá hủy, hệ vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và phát triển mạnh. Những biến đổi trên làm cho việc bảo quản bột nghiền gặp nhiều khó khăn, bột mau bị chua, mốc. Do đó, bột sau khi nghiền phải đem chưng sấy ngay B. Tách dầu sơ bộ 1. Chưng sấy Mục đích: chuẩn bị cho quá trình ép sơ bộ. Khi làm ẩm bột bằng nước sẽ làm yếu mối liên kết của dầu, dầu chuyển sang trạng thái tương đối tự do. Tiếp theo, thực hiện sấy khô bột bằng đun nóng. Dưới tác động của ẩm và nhiệt, tính chất cơ lý của bột nghiền sẽ thay đổi, từ bột nghiền trở thành bột chưng sấy. Thiết bị: nồi chưng sấy 6 tầng.  Nồi chưng sấy có 6 tầng đặt lên nhau.  Mỗi tầng có vỏ hơi ở đáy và thành nồi.  Mỗi tầng một nồi, ở đáy có lỗ để lồng trục khuấy. Trên trục khuấy ở mỗi tầng lắp 2 cánh khuấy.  Mỗi tầng được trang bị nhiệt kế, áp kế, van bảo hiểm hơi, van xả hơi, cốc ngưng tụ xả nước ngưng.  Thành trên của mỗi tầng có cửa nối với ống thông xả không khí và hơi nước ra khỏi tầng. 13  Trên thành tầng dưới cùng có 2 cửa thoát để lấy bột chưng sấy ra, chuyển xuống máy ép dầu sơ bộ. Hình 3. Thiết bị nồi chưng sấy 6 tầng Nguyên lý hoạt động Bột nạp liên tục vào tầng trên cùng của nồi chưng sấy, được khuấy mạnh và được nâng độ ẩm liên tục lên 7 - 9% bằng cách phun nước từ các lỗ phun và đun nóng lên 35 - 400C. Bột từ tầng một xuống tầng hai cũng luôn được khuấy trộn và đun nóng lên 55 – 600C. Bột từ tầng hai xuống tầng ba và bốn nóng lên đến 1000C và sấy khô trong điều kiện tự xông hơi đến độ ẩm 6,5 – 7%. Trong các tầng này ẩm thoát ra rất mạnh. Bột chuyển xuống tầng năm và sáu vẫn tiếp tục được khuấy và đun nóng lên 100 – 1050C, lúc này ẩm bốc ra chậm và giảm còn 5 - 6 %. Biến đổi Vật lý: Giai đoạn đầu, phần ưa nước trương nở. Do làm ẩm ở nhiệt độ không cao, tính dẻo của bột tăng lên, các hạt liên kết với nhau thành cục vón. Trong các hạt bột đã trương nở, mối liên kết giữa dầu với phần ưa nước yếu đi, chiều dày màng dầu tăng dần và chuyển lên bề mặt các hạt bột. Sang giai đoạn hai, protein bị biến tính làm thay đổi tính chất bột nghiền, làm giảm tính dẻo của bột, chuyển sang dạng cứng. Hóa học: chất béo có thể bị oxy hóa hoặc bị phân hủy. Hóa lý: một phần protein bị biến tính do nhiệt. Hóa sinh: trong giai đoạn đầu của chưng sấy, diễn ra các biến đổi hóa sinh ở 60 700C. Đáng kể nhất là quá trình thủy phân: enzyme lipase thủy phân triglicerid và phospholipase thủy phân phospholipid. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, các enzym bị ức chế, hoạt động xúc tác của chúng bị ngừng trệ. Sinh học: nấm mốc và vi sinh vật trong bột nghiền bị tiêu diệt. 2. Ép sơ bộ 14 Mục đích : khai thác, tách được 70 – 85% dầu trong nguyên liệu ban đầu. Nâng năng suất máy ép kiệt hay trích ly lên 30% so với quy trình chỉ ép 1 lần hoặc trích ly không qua ép sơ bộ. Giảm hàm lượng dầu tổn thất theo khô dầu 1 - 1,2%. Thu được 50% dầu chất lượng tốt. Thiết bị: máy ép trục vis Trong thực tế, thường sử dụng máy ép gắn liền với nồi chưng sấy ở bên trên. Hình 4. Máy ép trục vis Cấu tạo: Là một khối hình trụ, hình thành do được ghép lại từ một số cấp, bên trong có trục vis. Trục vis là bộ phận dùng để vận chuyển bột và tạo áp lực lên bột, đẩy bột ép ở dạng bánh từ lòng máy ra ngoài. Các đoạn vis lắp trên trục có bước vis và đường kính gân vis khác nhau. Điều này làm cho thể tích lòng ép và áp suất tạo ra trong lòng ép bị thay đổi. Lòng ép dùng để phân li dầu thu được từ bột chưng sấy. Lòng ép được hình thành từ hai nửa thân giống nhau, úp lên nhau nhờ 4 trụ thép và dùng các bulong siết lại. Lòng ép được lắp ghép từ các thanh căn. Khoảng tiếp giáp giữa các thanh căn rất hẹp gọi là khe căn, là nơi thoát dầu từ trong lòng ép ra ngoài máy. Dọc theo chiều dài lòng ép, chỗ giáp ranh giữa hai nửa lòng ép có bố trí dao gạt, nhằm ngăn cản nguyên liệu theo trục vis xoay tròn tại chỗ. 15 Nguyên lý hoạt động: bột được chuyển vào lòng ép, bị các vis của trục cuốn lấy và chuyển động dần về phía cửa ra của máy ép theo đường xoắn ốc. Cùng với sự vận chuyển này là sự nén nguyên liệu trong lòng ép, lực nén càng lúc càng lớn khi nguyên liệu vận chuyển về phía trước. Lực nén tăng lên là do bước vis giảm dần và đường kính các đoạn vis tăng lên theo chiều chuyển động của nguyên liệu. Và chính lực nén tác động lên nguyên liệu làm cho dầu thoát ra ngoài. Biến đổi Vật lý: cấu trúc tế bào của nguyên liệu bị phá vỡ, do thực hiện ở nhiệt độ cao và nguyên liệu bị nén mạnh bởi lực cơ học của máy ép. Hóa lý: biến tính protein do ma sát sinh ra nhiệt. Hóa học: chất béo có thể bị oxy hóa nhưng không đáng kể. C. Tách kiệt dầu 1. Xử lý khô dầu Mục đích: chuẩn bị cho quá trình trích ly. Khô dầu sau quá trình ép sơ bộ được đem đi xử lý nhằm giúp cho dung môi thẩm thấu vào cấu trúc các hạt dễ dàng, trích ly được phần dầu còn lại bên trong. Thiết bị: Thiết bị nghiền búa để nghiền khô dầu thành bột thô, sau đó gia công nhiệt ẩm bằng nồi chưng sấy tầng. 16 Hình 5. Thiết bị nghiền búa và nồi chưng sấy 6 tầng Biến đổi Vật lý: thay đổi cấu trúc của khối khô dầu sau ép sơ bộ, đánh tơi, giải phóng các ống dẫn dầu. Hóa lý: bột không ở dạng dính, vón, thấm ướt dung môi dễ dàng 2. Phương pháp trích ly a. Trích ly Mục đích: khai thác, tách dầu từ khô dầu sau khi ép sơ bộ. Thiết bị Hình 6. Thiết bị trích ly Cấu tạo  Thiết bị có thân hình trụ, bên trong có guồng quay, cấu tạo từ một trục rỗng mang guồng nhiều ngăn. 17  Các ngăn có đáy lưới tự động mở.  Trên nắp đậy của thiết bị có các ống tưới, thiết bị trộn - vận chuyển.  Phần dưới của thân thiết bị có bể chứa mixen, phễu hứng và 2 vis tải chở bã dầu ra. Nguyên tắc hoạt động: Bơm ly tâm chuyển dung môi lên dội tưới các khu vực trong thiết bị. Nguyên liệu được đưa vào thiết bị trộn - vận chuyển kiểu vis, sau đó chuyển xuống thiết bị trộn để trộn với dung môi. Tiếp đó nguyên liệu được đổ xuống các ngăn của guồng. Khi guồng quay, các ngăn sẽ đi qua gầm các ống tưới, tưới dung môi lên nguyên liệu. Nguyên liệu từ khi vào cho đến cửa ra được tưới bằng mixen nồng độ loãng dần. Dung môi tự chảy ra sau khi chiết dầu được tập trung vào bể chứa mixen. Bã được tháo ra khỏi ngăn của guồng quay, rơi xuống phễu, vis tải chở bã đến thiết bị bốc hơi dung môi. Biến đổi Hóa lý: Quá trình khuếch tán chuyển dầu từ nguyên liệu vào dung môi. Khi trích ly, dầu thoát ra từ bề mặt bột nghiền, do việc chưng sấy tạo ra, chiếm trên 80% tổng lượng dầu trong nguyên liệu. b. Làm sạch mixen Mục đích: chuẩn bị cho quá trình chưng cất. Mixen sau khi trích ly, ngoài thành phần dầu hòa tan còn chứa các hợp chất màu, phức phospholipid, các hạt bã dầu và các tạp chất cơ học khác. Các tạp chất có trong mixen ở dạng keo, dưới tác động của nhiệt khi chưng cất sẽ phản ứng với mixen, làm giảm chất lượng của dầu, tạo ra cao đóng kết bề mặt các thiết bị truyền nhiệt trong hệ thống chưng cất. Do đó, để thu được dầu chất lượng tốt, phải làm sạch tạp chất trong mixen trước khi đem chưng cất. Thiết bị: máy lọc ép kiểu khung bản. 18 Cấu tạo  Các khung và bản có cùng kích thước xếp liền nhau trên khung máy.  Khung rỗng bên trong, bên trên có lỗ để dịch lọc đi vào.  Bản đúc, trên bề mặt bố trí các gờ có tác dụng hướng dòng cũng như tạo khe hở cho dầu sau khi lọc chảy ra.  Các bản được bọc lớp vải trên bề mặt. Hình 7. Máy ép lọc khung bản Nguyên tắc hoạt động: Dầu sau khi được bơm vào máy, chất rắn được giữ lại trên bề mặt vải của bản. Dịch lọc chảy qua lớp vải, xuống rãnh trên bề mặt của bản và ra ngoài. Sau khi ngừng lọc, để giảm lượng dầu ở cặn mùn, tiến hành rửa cặn trong 25 – 30 phút. Tiến hành tháo máy, cạo cặn mùn trên bề mặt các khung lọc. c. Chưng cất mixen Mục đích: khai thác, tách dung môi ra khỏi mixen để thu nhận dầu. Thiết bị 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan