Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cộng đồng công giáo người hoa tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Cộng đồng công giáo người hoa tại thành phố hồ chí minh

.PDF
139
23
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ---------- NGUYỄN THỊ TRANG CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO NGƯỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trường hợp giáo xứ Phanxico Xavie) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 60220113 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHAN AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017 LỜI CẢM ƠN  Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, các tạp chí và tham khảo các văn bản, ý kiến của các Sở, ngành về tín ngưỡng và tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cám ơn tác giả của các nguồn trích dẫn đã cung cấp cho tôi những thông tin và số liệu kịp thời và tin cậy giúp tôi hoàn thành luận văn một cách đầy đủ nhất. Ngoài sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của gia đình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý thầy cô giảng dạy chương trình đào tạo Cao học Việt Nam học đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho bản thân tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan An đã tận tình hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin cám ơn Ban quản lý nhà thờ Cha Tam và giáo dân người Hoa, người Việt tại khu vực giáo xứ Phanxico Xavie đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Trân trọng cám ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017 Nguyễn Thị Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Cộng đồng Công giáo người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình do tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Người thực hiện Nguyễn Thị Trang DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Bảng thống kê dân số người Hoa ở Nam Bộ 17 1.2 1.3 1.4 Bảng thống kê dân số người Hoa ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh Bảng thống kê tình hình biến đồn dân số người Hoa TPHCM sau 1975 Bảng thống kê dân số người Hoa ở quận 5 năm 1998 20 22 23 DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Trang 1.1 Cha Phanxicô Xaviê Tam Assou 28 1.2 Đài Đức mẹ giữa khuôn viên nhà thờ 38 1.3 Cổng nhà thờ thiết kế theo kiểu tam quan 39 Mâm cúng thôi nôi tại gia của gia đình người 2.1 Hoa Công giáo 44 Gia đình người Hoa theo đạo Công giáo cúng 2.2 thôi nôi cho bé tại tư gia 44 2.3 Lễ rửa tội cho trẻ nhỏ tại nhà thờ Cha Tam 46 2.4 Tờ rao hôn phối 53 2.5 Nghi thức hôn phối tại nhà thờ Cha Tam 54 2.6 Từ đường (Nhà giữ hài cốt) 63 3.1 Đoàn Lân Sư Rồng Phương tế Đường 82 3.2 Đoàn Lân Sư Rồng Phương tế Đường 83 3.3 Cha Huỳnh Trụ phát quà cho người khuyết tật 86 PL 4.1 Cổng tam quan nhà thờ nhìn từ bên ngoài 116 PL 4.2 Cổng tam quan nhà thờ nhìn từ bên trong 117 Chính điện nhà thờ có cặp câu đối Hoa hai bên PL 4.3 tượng Chúa 117 PL 4.4 Cửa nhà thờ ghi bằng tiếng Hoa 118 PL 4.5 Phía sau tượng Đức Mẹ là phù điêu hai mặt 118 PL 4.6 Mộ của Cha Tam ngay bên cửa ra vào nhà thờ 119 PL 4.7 Nhà sinh hoạt của Giáo xứ Phanxico Xavie 119 PL 4.8 Phòng sinh hoạt của Giáo xứ Phanxico Xavie 120 Khách du lịch tham quan Giáo xứ Phanxico PL 4.9 Xavie 120 Cha Huỳnh Trụ tới nhà chủ hôn để chuẩn bị cho PL 4.10 lễ cưới 121 Cô dâu chú rể tới nhà thờ Cha Tam để làm lễ PL 4.11 cưới 121 Hình cưới của người Hoa Công giáo theo trang PL 4.12 phục truyền thống 122 Cô dâu và chú rể tới nhà thờ Cha Tam để làm lễ PL 4.13 cưới 122 Cô dâu và chú rể tới nhà thờ Cha Tam để làm lễ PL 4.14 cưới 123 Cô dâu và chú rể thực hiện các nghi thức cưới PL 4.15 tại tư gia 123 Cô dâu và chú rể thực hiện các nghi thức cưới PL 4.16 tại tư gia 124 PL 4.17 Cô dâu và chú rể đãi tiệc cưới tại nhà hàng 124 PL 4.18 Lễ vật chuẩn bị cho lễ nạp tài 125 PL 4.19 Cáo phó cho người quá cố 125 Cách bài trí bàn thờ chúa và bàn thờ tổ tiên tại PL 4.20 gia đình người Hoa 126 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã gần năm thế kỷ trôi qua kể từ khi Công giáo du nhập vào Việt Nam, so với một số tôn giáo khác mà người Việt tiếp nhận và gắn bó thì Công giáo xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Lịch sử phát triển của Công giáo ở Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm cùng với sự biến đổi của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trải qua thời gian xây dựng và phát triển, Công giáo đã tạo nên những giá trị nhân văn, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, những tri thức khoa học tiến bộ,... đã góp những sắc màu mới mẻ vào bức tranh chung của dân tộc. Công giáo không chỉ du nhập vào Việt Nam nói chung mà còn ăn sâu vào từng bộ phận dân cư nói riêng. Cụ thể phải kể đến cộng đồng Công giáo người Hoa Nam Bộ, cộng đồng này hình thành vào khoảng đầu TK XIX do những giáo sĩ phương Tây truyền đạo trên vùng đất Nam Bộ. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục thống kê nhà nước Việt Nam. Số tín đồ công giáo người Hoa ở Nam Bộ có khoảng 5000 người trên tổng số 823,071 dân số người Hoa ở Việt Nam1. Từ đó có thể thấy chiếm khoảng 6,07% tổng số người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số lượng không hề nhỏ đang góp phần thực hiện các mục tiêu chung của thành phố. Kể từ sau năm 1975 cho đến nay, đề tài về người Hoa vẫn luôn là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi vì tiềm năng phong phú và sự phát triển trong cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh là một động lực thúc đẩy của sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề, dịch vụ, thương mại,... Chính vì vậy, nghiên cứu chi tiết về tôn giáo, tín ngưỡng của tộc người này giúp ta có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Hướng nghiên cứu của luận văn “ Cộng đồng Công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn cũng chính vì mục đích trên. 1 Tổng cục thống kê – Số liệu điều tra năm 2009. 1 Mặt khác, đây cũng là một đề tài có hướng tiếp cận mới so với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó, thay vì nghiên cứu chung chung về kinh tế, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo,... tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cộng đồng Công giáo của người Hoa. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả muốn chỉ ra được ba vấn đề như sau: Thứ nhất, chỉ ra được ý thức tộc người của những người Hoa theo Công giáo. Thứ hai, chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa người Hoa theo Công giáo và người Hoa nói chung. Thứ ba, nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về nguồn gốc, tiến trình của cộng đồng công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ những vấn đề đó, tìm ra ưu điểm và hạn chế về ý thức tôn giáo của cộng đồng này đối với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tóm lại, xuất phát từ sự cần thiết của thực tiễn khách quan cũng như những mong muốn mang tính chủ quan như đã trình bày ở trên đã khích lệ cho tác giả lựa chọn đề tài “ Cộng đồng Công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả mong muốn qua đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu vào việc tìm hiểu văn hóa dân tộc nói chung và người Hoa nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu Người Hoa và Công giáo cùng những giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng,.. luôn là những đề tài thu hút sự tìm tòi nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về dân tộc và xã hội. Trong số đó, có những nghiên cứu sâu sắc liên quan đến người Hoa và Công giáo được đã nhắc đến. 2.1. Lịch sử nghiên cứu về cộng đồng Công giáo Luận văn thạc sĩ “ Kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh (từ 1975 đến nay)” năm 2012 của tác giả Nguyễn Xuân Lộc (Đại học kiến trúc TPHCM), luận văn đã nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình hình thành của Công giáo. Nghiên cứu cụ thể về hình thức kiến trúc và chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa bản địa đối với kiến trúc nhà thờ tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ “ Sự hội nhập văn hóa bản địa trong kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2008 của tác giả Nguyễn Đức Hiếu (Đại học kiến trúc TPHCM) đã chỉ ra những đặc điểm riêng của kiến trúc các nhà thờ công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố lịch sử, văn hóa đã ảnh hưởng đến kiểu thức của các nhà thờ. Từ đó rút ra sự hội nhập văn hóa bản địa đối với kiến trúc nhà thờ Công giáo 1 Công trình nghiên cứu “Nhà thờ Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2007 của nhóm tác giả Hồ Tường, Lê Đình Tấn, Ngô Hỷ đã khái lược về các giáo hạt, giáo phận và giới thiệu cụ thể 52 ngôi nhà thờ Công giáo tiêu biểu tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời giới thiệu hình thức kiến trúc của mỗi nhà thờ và danh sách địa chỉ các nhà thờ thuộc từng quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh. Không phải là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc hay lịch sử, công trình nghiên cứu “ Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam(kiến trúc – lịch sử) NXB tổng hợp năm 2015 của nhóm tác giả Nguyễn Nghị, Nguyễn Quốc Thái, Khổng Thành Ngọc, Hoàng Minh Thức, Nxb Tổng hợp TPHCM, như một tập album ghi lại những hình ảnh từ những góc máy khác nhau của các nhà thờ rải rác trên khắp Việt Nam. Cuốn sách đã cụ thể ghi lại 25 nhà thờ chính tòa có kiểu thức kiến trúc đặc biệt và là nơi chủ trì của các giám mục phụ trách 25 giáo phận trên cả nước. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về cộng đồng người Hoa Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế “ Người Hoa trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” năm 1996, Đại học kinh tế TPHCM của tác giả Trần Hồi Sinh đã khái quát sơ bộ về người Hoa, sau đó đi sâu vào phân tích rõ những đặc điểm, vị trí, vai trò hoạt động kinh tế của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu “ Người Hoa ở Nam Bộ” năm 1994 của tác giả Phan An đã giới thiệu tổng quan về người Hoa. Tác giả đề cập hầu hết mọi mặt của người Hoa từ dân số đến phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, kinh tế,… Công trình nghiên cứu “ Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975- tiềm năng và phát triển” của tác giả Mạc Đường năm 1994, Nxb Khoa học xã hội đã đề cập toàn diện về xã hội người Hoa sau năm 1975. Cuốn sách đã phân tích quá trình biến đổi xã hội sau năm 1975 của người Hoa, sự hình thành xã hội công dân và sự phát triển ý thức công dân của người Hoa. Qua đó, chỉ ra những nhân tố ngoại sinh, nội sinh , những bối cảnh xung đột tâm lý, quá trình xây dựng, ổn định và phát triển ý thức công dân Việt Nam đối với người Hoa. Tập sách “ Văn hóa người Hoa Nam Bộ” của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, Nbx. Văn hóa- Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát được những nét cơ bản về văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ, 2 giúp cho người đọc hiểu hơn về văn hóa giữa người Hoa với các dân tộc anh em trong cả nước. Ngoài ra còn rất nhiều sách báo, tạp chí, bài báo khoa học,.. của các ngành khoa học khác có những vấn đề ít nhiều liên quan đến Công giáo và người Hoa. Tuy nội dung của những đề tài nghiên cứu này không trực tiếp đến nội dung đề tài, song đó cũng là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị quan trọng trong viện hoàn thành luận văn. Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên cho thấy thực chất vấn đề tôn giáo của người Hoa tuy có được đề cập trong một số công trình nghiên cứu, nhưng chỉ được nêu lên như một minh chứng cho dòng chảy lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc này. Do phân tích trên những mảng rộng lớn mang tính tổng quát ,các công trình chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể đặc thù của cộng đồng Công giáo của người Hoa. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “ Cộng đồng công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh” là hướng nghiên cứu không trùng lặp và thực sự cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa theo Công giáo trường hợp Giáo xứ Phanxicô Xavie. Tìm hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc của người Hoa theo đạo Công giáo. Chỉ ra sự tác động của Công giáo đối với đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị và nếp sống đạo của bộ phận người Hoa theo Công giáo. Đề xuất việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo giữa người Hoa theo đạo Công giáo với người Hoa nói chung và các dân tộc anh em. 3.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu về nguồn gốc và sự hình thành nên cộng đồng Công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nghiên cứu những vấn đề xung quanh có liên quan trực tiếp tới vấn đề. Đi sâu vào thực tiễn, tham gia sinh hoạt trong cộng đồng Công giáo người Hoa tại giáo xứ Phanxicô Xavie và trong cuộc sống để hiểu rõ hơn về văn hóa, tập tục cũng như nếp sống của họ. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Cộng đồng công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh qua nghiên cứu giáo xứ Phanxicô Xaviê. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Không gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung trong nghiên cứu giáo xứ Phanxicô Xaviê. Lý do lựa chọn địa bàn nghiên cứu: - Giáo xứ Phanxicô Xaviê là một trong những giáo xứ lâu đời nhất của cộng đồng Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.2 - Giáo xứ Phanxicô Xaviê nằm ở quận 5, là một trong những quận tập trung nhiều người Hoa nhất - Là nơi tập trung nhiều tín đồ người Hoa 4.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời điểm xác định nghiên cứu này là từ năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong khoảng thời gian đấy, tác giả muốn chỉ ra sự chuyển đổi tình hình nhận thức và hoạt động của Công giáo người Hoa. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp quan sát để đạt được những mục tiêu nêu trên: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Từ cơ sở lý luận đề tài xoay quanh các từ khóa: Giáo xử Phanxico Xavie, Công giáo và người Hoa. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung tìm hiểu, phân tích và hệ thống các nội dung liên quan từ các tài liệu: - Các sách chuyên ngành, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Các nghị định,bộ luật và quy định của nhà nước về tôn giáo và luật pháp Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn hóa người Hoa Nam Bộ. Nxb. Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 133. 2 4 Trên cơ sở những cứ liệu thu thập được từ những báo cáo, các nghiên cứu đã có và các tài liệu khác xoay quanh đối tượng nghiên cứu. Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp để đi đến kết luận và đưa ra nhận định cần thiết. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn sâu: - Những người thuộc hàng giáo phẩm - Các tín đồ công giáo - Người dân địa phương (trong hoặc ngoài công giáo) Điều tra thực địa: Tham gia vào các hoạt động cộng đồng Công giáo để quan sát nhằm đi sâu đời sống đạo, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện về nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng Công giáo người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh Miêu tả: từ việc điều tra thực địa, tác giả miêu tả lại các sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt hàng ngày, lối sống vòng đời của cộng đồng Công giáo người Hoa. So sánh: Từ kết quả điều tra, tác giả so sánh người Hoa với người Hoa theo đạo Công giáo và các dân tộc khác để làm nổi bật nét đặc trưng của công đồng này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần đóng góp những giá trị sau: Khái quát tiến trình hình thành và phát triển của cộng đồng Công giáo người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tác động và ý nghĩa của Pháp lệnh tôn giáo và tín ngưỡng đối với người Hoa theo Công giáo sau khi được ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn đề tài sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà khoa học, các đối tượng quan tâm đến chuyên ngành dân tộc học, xã hội học, lịch sử và văn hóa học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần nội dung và kết luận, luận văn được trình bày theo ba chương cụ thể như sau: 5 - Chương 1: của luận văn trình bày các cơ sở lý luận và tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, làm rõ các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, trình bày lịch sử hình thành, dân số và kinh tế của Cộng đồng Công giáo người Hoa tại Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh để xác định vị trí và tầm quan trọng của Cộng đồng này. - Chương 2: Trình bày về sự tác động của Công giáo đối với nghi lễ vòng đời của người Hoa. Tác giả đi vào nghiên cứu chi tiết về sinh đẻ, tang ma, hôn nhân và gia đình của người Hoa nhằm chỉ ra sự khác biệt của Cộng đồng này so với người Hoa nói chung. - Chương 3: Trình bày về sự tác động của Công giáo đối với đời sống tín ngưỡng, văn hóa và nếp sống của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng người Hoa. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những khái niệm liên quan đến luận văn *Tín ngưỡng Theo Wikipedia thì tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình yên cho bản thân và con người. Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững và đôi khi được hiểu là tôn giáo. Mác- Ăngghen coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng, cái huyền bí, ở đó có chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau, có được hạnh phúc và sự bình yên. Tại Việt Nam, vấn đề tín ngưỡng cũng có nhiều quan điểm khác nhau: Theo GS Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa. Khi nói đến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief, lelieve, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, lelieve, croyance riligieuse). Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance riligieose) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo. [Đặng Nghiêm Vạn 2001: 68] Theo giải thích của Đào Duy Anh: “Tín ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa nào đó”. [Đào Duy Anh 1996:283] Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng và niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất con người, nó là 7 nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm…”[Ngô Đức Thịnh 2001: 16] Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường…tín ngưỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó- mới có những mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo…đã được du nhập và đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [Trần Ngọc Thêm 1997: 262]. Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng: “tín ngưỡng đồng nghĩa với tâm linh (niềm tin thiêng liêng) cũng có nghĩa tâm linh không phải tôn giáo, tâm linh chỉ là khả năng dẫn tới tôn giáo” Hiện nay, Nhà nước ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và tôn giáo. Điều này thể hiện ngay trong pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004) có quy định như sau: Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, vơi cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. * Tôn giáo Theo Wikipedia Tôn giáo trong tiếng Anh là religion- xuất phát từ tiếng La tinh religion mang nghĩa “ tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh” hay “bổn phận, sự gắn kết con người với thần linh” - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên, từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người. Các nhà thần học cho rằng “tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thành và con người”. 8 Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo. Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C. Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”. Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph. Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” Như vậy: “tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý- văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau” [Đặng Nghiêm Vạn 2005: 88-91]. *Mối liên hệ giữa tín ngưỡng và tôn giáo Có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng và tôn giáo. Giữa tôn giáo và tín ngưỡng tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có những sự khác biệt, đó là: - Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duy trì thường xuyên, cùng với những quy định khác. Còn tín ngưỡng được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận, thiếu tính hệ thống. Cho nên tín ngưỡng phần lớn mang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối với người theo. - Ở tôn giáo, niềm tin được đặc biệt đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi cách lí giải mang tính logic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm...Còn tín ngưỡng, niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. Nói cách khác, xét về mặt nào đó thì tín ngưỡng có nội hàm hẹp 9 hơn tôn giáo, bởi vì tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo. - Tôn giáo thường có một số yếu tố như: Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo hệ thống chặt chẽ. Vì vậy, tôn giáo là một thực thể xã hội, nó có tác động lớn tới đời sống xã hội, còn tín ngưỡng thì thiếu các yếu tố này hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt, mang tính sơ khai. Mặt khác, giữa tín ngưỡng và tôn giáo lại có những điểm tương đồng: - Tôn giáo và tín ngưỡng đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể con người vào một thực thể siêu nhiên nào đó như Thượng đế, Thần, Phật, Thánh…và đều bắt nguồn từ những nguyên nhân xã hội, nhận thức và tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại. Chủ thể của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là một người, một nhóm người và một giai cấp trong xã hội. - Bản chất của niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là khẳng định sự tồn tại và sự cứu giúp của thần thánh đối với con người. Cho nên, điều cốt lõi của tín ngưỡng và tôn giáo là niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng. - Cả tín ngưỡng và tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội, chịu sự quy định của các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần. * Công giáo Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, Xuất phát từ chữ Hi Lạp Katholikos, từ gốc là kat’holon, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào3 Thuật ngữ này cũng dùng để chỉ mọi giáo hội “Công giáo về bản chất” qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền, như: Chính thống giáo Đông Phương và Đông Phương không Chaldeson, Công giáo Thượng cổ (Ancient Catholic), Công giáo cổ (Old Catholic, tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870), Công Giáo tự do (Liberal Catholic) hay Giáo hội chính thức của Anh (High Church Anglicans). 3 Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ (2010), Công giáo& Thiên Chúa Giáo. tintuc/20100802/6086. 10 http://tgpsaigon.net/baiviet- Thuật ngữ “Công giáo” thường được dùng để nói về “Công Giáo Rôma”. Từ “Rôma” dùng để chỉ vai trò trung tâm của giáo tông Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công giáo Rôma hiệp thông trọn vẹn với vị giáo tông này khi là thành phần của Giáo Hội La Tinh (Tây Phương), chiếm đa số hay thuộc hơn 20 Giáo Hội Đông Phương nhỏ hơn, chấp nhận “quyền lực phổ quát tối cao và trọn vẹn trên Giáo Hội hoàn vũ” của giáo tông tại Rôma.4 1.1.2. Những khái niệm về đối tượng và phạm vi nghiên cứu liên quan đến đề tài * Người Hoa Người Hoa là những người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Người Hoa ở Việt Nam còn được gọi với các tên khác như: người Hán, người Việt gốc Hoa, Hoa kiểu, Hoa kiều hải ngoại, người Tàu, Tàu ô, Ba tàu, người Khách, cộng đồng người Hoa. Trong ngôn ngữ phương Tây, người Hoa được gọi là Chinese ( Tiếng Anh), Chinois ( tiếng Pháp), Kitai (tiếng Nga). Người Hoa ở Việt Nam trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đó là “ những người gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ đã sinh ra, lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”5 * Giáo phận Giáo phận là một phần dân Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc cùng với sự cộng tác của Linh mục đoàn, để nhờ sự gắn bó với vị Giám mục chủ chăn và được vị ấy tập hợp trong Chúa Thánh Thần, nhờ Phúc âm và Thánh thể, thành phần dân ấy lập thành một Giáo hội địa phương.6 * Giáo hạt Giáo hạt là một đơn vị cấp dưới tiếp theo Giáo phận. Các Giáo xứ gần nhau liên kết lại thành Giáo hạt và chỉ trong phạm vi của Giáo phận; một Giáo phận có nhiều Giáo hạt. * Giáo xứ Giáo lý vấn đáp Giáo hội Công giáo, 882. Chỉ thị số 62 – CT/TW ngày 8-11-1995 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 6 Bộ Giáo luật Giáo hội Công giáo(1983), Bản dịch được HĐGM Việt Nam nhận làm bản chính thức. 4 5 11 Bộ Giáo luật 1983 quy định “Giáo xứ là một cộng đoàn dân Chúa nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo hội địa phương, mỗi Giáo xứ sẽ được Giám mục Giáo phận ủy thác cho một Linh mục (Cha xứ) đứng đầu, vị này đóng vai trò; chăm sóc; quản lý; lãnh đạo như một người cha và dưới quyền của Giám mục Giáo phận” Chỉ một mình Giám mục Giáo phận mới có quyền thành lập, giải thể hoặc thay đổi các Giáo xứ. Một khi đã được thành lập, Giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân trọn vẹn theo Giáo luật Công giáo . *Giáo dân Là những người không có chức thánh, trong đó có những người tình nguyện phục vụ trọn đời cho Giáo hội là tu sĩ. * Giáo họ Mỗi giáo xứ có thể chia thành các đơn vị nhỏ là các họ, khu, giáp. Mỗi họ đạo thường có một nhà thờ, chọn một vị thánh bảo trợ để thờ lạy, tổ chức ra Ban hành giáo để duy trì, tổ chức các sinh hoạt tôn giáo gọi là Giáo họ. *Hội đoàn Hội đoàn là một trong những hình thức tổ chức tập hợp quần chúng rộng rãi, đa dạng với các tên gọi khác nhau thu hút tín đồ ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ tham gia. Giáo dân ai cũng có thể gia nhập vào một hay nhiều hội đoàn thích hợp với mình tùy theo tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…Việc gia nhập các hội đoàn Công giáo vừa đáp ứng được nhu cầu sống đạo của mỗi tín đồ, vừa thể hiện được sự liên kết, gắn bó cao trong sinh hoạt tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán và nó cũng đáp ứng được với đặc điểm của lễ nghi Công giáo là phải biểu hiện ra ngoài bằng các hình thức phụng tự khác nhau. * Hội đồng Mục vụ Giáo xứ “Hội đồng Mục vụ giáo xứ theo thói quen gọi tắt là Hội đồng Giáo xứ, là cơ chế gồm những giáo dân thuộc giáo xứ được mời gọi và tuyển chọn để hợp lực cộng tác với linh mục chánh xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và sự hiệp thông, giải quyết những vấn đề, giải tỏa những bất đồng, nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa, sống, làm chứng và loan truyền Tin mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hóa xã hội ngày nay”7 7 Giáo luật, điều 536, 537 12 1.2. Khái quát về người Hoa Nam Bộ và người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Người Hoa Nam bộ 1.2.1.1. Lịch sử hình thành người Hoa Nam bộ Người Hoa Nam Bộ vốn là những cư dân Trung Hoa, ở vùng duyên hải phía Nam Trung Quốc như các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, đảo Hải Nam….vượt biển tìm đến Nam Bộ Việt Nam, tìm kiếm một vùng đất sống. Lý do tìm kiếm đất sống, mưu sinh của người Hoa có nhiều, nhưng chủ yếu là cuộc sống khó khăn nghèo đói nơi vốn và quê hương, vì các nạn dịch bệnh hoành hành, vì sự bất an bởi những cuộc tranh chấp của các thế lực phong kiến Trung Hoa, nơi bọn cường hào ác bá hà hiếp nhũng nhiễu dân lành, những cuộc bắt phu bắt lính của các thế lực thống trị đương thời. Họ vốn là những nông dân nghèo khổ, thợ thủ công, những binh sĩ, quan lại bất mãn với thời cuộc, với chính thể đương thời. Trong số những di dân đó, còn có cả những thương nhân buôn bán trên biển, và cả những kẻ trốn tránh sự truy nã của chính quyền phong kiến Trung hoa, một số nho sĩ, trí thức. Người Hoa đến Nam Bộ vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ. Thực ra, người Trung Hoa biết đến vùng đất Nam Bộ khá sớm. Đó là những thương nhân thường qua lại buôn bán ở khu vực Đông Nam Á, và cả những sứ thần Trung Hoa được triều đình cử đi công cán hải ngoại. Những thương nhân Trung Hoa, ngay từ thế kỷ XII – XIII đã biết đến vương quốc Chân Lạp, và sau đó từ thế kỷ XV – XVI đã có sự giao thương với Xứ Đàng Trong của Việt Nam (lúc đó là Đại Việt). Vào khoảng đầu thể kỷ XIII, Châu Đạt Quan đã dẫn đầu một phái bộ ngoại giao của nhà Nguyên ở Trung Hoa, được cử đến kinh đô Chân Lạp. Phái bộ của ông đã đến Nam Bộ và ngược theo các con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long để đến Nam Vang. Ở Nam Vang lúc đó đã có một cộng đồng di dân Trung Hoa sinh sống trên đất Chân Lạp. Tuy nhiên vào thời điểm này, vùng đất Nam Bộ vẫn còn hoang vu, dân cư thưa thớt. Những ghi chép của Châu Đạt Quan trong sách “Chân Lạp phong thổ kỳ” đã ghi nhận trong chặng hành trình ngược sông đến Nam Vang. Khi qua đất Nam Bộ chỉ bắt gặp rừng rậm, bãi cát bồi ven sông những vùng đầm lầy và nhiều động vật hoang dã như trâu rừng….Như vậy, cuộc định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ phải từ khoảng cuối thế kỷ XVI – XVIII về sau. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan