Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang giai đoạn 2001 201...

Tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang giai đoạn 2001 2017

.PDF
82
11
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ TUYẾT CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ THỊ TUYẾT CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8 22 90 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Kim Ngọc Thu Trang THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001 - 2017” dưới sự hướng dẫn của TS. Kim Ngọc Thu Trang là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thị Tuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND, Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa, cán bộ và người dân tại các thôn xóm đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian tác giả điền dã lấy tư liệu hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Kim Ngọc Thu Trang người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, Phòng Sau đại học của trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình chỉ bảo, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thị Tuyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.................................. 5 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận văn: ..................................................................................... 7 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG VÀ THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO TRƯỚC NĂM 2001 ................ 8 1.1. Vài nét về huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................ 8 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ............................................................... 8 1.1.2. Kinh tế - xã hội ........................................................................................ 11 1.2. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa trước năm 2001 ........................................................................................................... 14 1.2.1. Thực trạng đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa trước năm 2001 ...................... 14 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa ............................... 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 21 Chương 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 ........................................................................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của địa phương.......................................................................................... 22 2.2. Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo .................................................... 27 2.3 Các giải pháp chủ yếu thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ............... 39 2.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo......................................................................................................... 39 2.3.2. Phát triển đa dạng các loại hình kinh tế tạo điều kiện để người nghèo phát triển sản xuất ................................................................................... 40 2.3.3. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống bảo trợ xã hội cho người nghèo .......................................................................................... 42 2.3.4. Huy động các nguồn lực, phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng xã hội, trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ................................... 43 2.4. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................... 46 Chương 3: NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2017 ..... 47 3.1. Kết quả ........................................................................................................ 47 3.2. Hạn chế của công cuộc xóa đói giảm nghèo .............................................. 55 3.3. Tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với kinh tế - xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ....................................................................... 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................... 61 KẾT LUẬN....................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 65 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSXH : Chính sách xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân LĐTBXH : Lao động thương binh xã hội NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản PTNT : Phát triển nông thôn QĐ : Quyết định TTg : Thủ tướng TW : Trung ương UB : Ủy ban UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo ESCAP : Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc WB : Ngân hàng thế giới USD : Đồng đô la Mỹ PPP : Sức mua tương đương TB1 : Trường bắn quốc gia DCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tình hình đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1997 - 2000 ....... 15 Bảng 1.2: Tỷ lệ đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1999 - 2000............... 16 Bảng 1.3: Thống kê số lượng hộ đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa năm 2000 ....... 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đói nghèo luôn là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và cấp bách. Ở Việt Nam, đói nghèo là một trong những vấn đề lớn. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách kêu gọi, phát động toàn Đảng, toàn dân tham gia xóa đói giảm nghèo và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhờ vậy, trong những năm qua nền kinh tế của nước ta có sự tăng trưởng đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặc biệt người dân ở những vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn… vẫn còn trong tình trạng đói nghèo. Cùng với đó, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc và rõ rệt, là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được xác định là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Đây là chương trình tổng hợp có tính liên ngành trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập, tiếp cận với các điều kiện cuộc sống cơ bản, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tỉnh Bắc Giang có 40 xã, 99 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 23 xã khu vực II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, trong đó có huyện Sơn Ðộng được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đầu tư theo Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của cả nước. Nhờ thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã khó khăn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh giảm trung bình 3 đến 4%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số vẫn còn cao, chiếm 34,34% tổng số hộ nghèo và chiếm 30,36% trong 60.525 hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thiếu việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện. Việc tìm hiểu về “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2017” không chỉ làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang cũng như nguyên nhân của tình trạng đó mà quan trọng hơn là đi sâu làm rõ quá trình tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo tại đây, đồng thời đánh giá nghiêm túc những khó khăn, hạn chế, tồn tại của công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất những phương hướng, nhiệm vụ giải pháp để chương trình xóa đói, giảm nghèo của huyện trong giai đoạn tới đạt hiệu quả cao hơn. Từ những lí do trên, tôi chọn “ Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2017” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra ở trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xóa đói giảm nghèo là vấn đề được các tổ chức, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn thuộc các cơ quan, đơn vị ở nhiều cấp, ngành và địa phương nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình sau: Cuốn sách “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thế Giang, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1996 đã khái quát tình hình nghèo đói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ở Việt Nam những năm cuối của thế kỷ XIX, đồng thời phân tích những vấn đề chung nhất về những tác động của nghèo đói lên đời sống dân cư và an sinh của xã hội. Trong công trình “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường”, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1996, PTS. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân đã đưa ra các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và trên thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và yêu cầu của phụ nữ nghèo nông thôn. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo, giúp phụ nữ nghèo nông thôn vươn lên. Tác giả Nguyễn Thị Hằng trong công trình “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1997 đã đánh giá tình hình nghèo đói của nông thôn Việt Nam sau 3 năm dỡ bỏ cấm vận, khái quát những chuyển biến của nền kinh tế, từ đó chỉ ra những khó khăn cũng như những biện pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo trong điều kiện hiện tại. TS. Lê Xuân Bá trong tác phẩm “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp xuất bản năm 2001 đã khái quát về thực trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam, từ đó đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bài viết “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” của Ngân hàng thế giới World Bank đã dựa trên các yếu tố về khí hậu, nông nghiệp và không gian để đánh giá tình hình nghèo đói và sự bất bình đẳng ở Việt Nam. Công trình “Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam” của tác giả Đào Tấn Nguyên (2004) đã phân tích về hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, đồng thời khái quát về những hoạt động của Quỹ tình thương của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, từ đó rút ra một số bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn học kinh nghiệm ban đầu về tín dụng cho người nghèo, ý thức tiết kiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa phụ nữ nghèo và tính chất xã hội hoá về công tác xóa đói giảm nghèo thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ. Cuốn sách “Cuộc chiến chống nghèo đói - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hải Hữu xuất bản năm 2005 đã khái quát về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những biện pháp hỗ trợ người nghèo vay vốn làm kinh tế hướng tới xóa đói giảm nghèo. Trong một tác phẩm khác tựa đề“Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta” xuất bản năm 2005, tác giả Nguyễn Hải Hữu tiếp tục khẳng định nghèo đói là vấn đề toàn cầu không một quốc gia nào giải quyết triệt để được, đồng thời khẳng định những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một thành công không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm cho bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất. Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong công trình “Giải pháp xoá đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” xuất bản năm 2012 đã phân tích thực tiễn về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khái quát những thành tựu, hạn chế và tác động của xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giảm nghèo với tiếp cận thị trường, chú trọng và phát huy vai trò của xóa đói giảm nghèo thông qua cơ chế khuyến khích, ưu đãi để người nghèo chủ động tham gia vào thị trường. Trong sách chuyên khảo “Chính sách xoá đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Quốc Lý chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012, đã nêu một số lý luận về xóa đói giảm nghèo, những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, một số chương trình xóa đói giảm nghèo điển hình của Việt Nam thời gian qua, đánh giá tổng quát thực hiện chính sách xóa đói giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới, một số cơ chế nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian tới. Cuốn sách là công trình quan trọng, bổ sung những luận điểm làm căn cứ cho công tác hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo, bổ sung tư liệu cho công tác đào tạo, nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn, ở những phạm vi và dưới nhiều góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang một cách toàn diện. Mặc dù vậy, các công trình trên đều là nguồn tài liệu quý giá, có ý nghĩa với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (2001- 2017). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017. Tuy nhiên để làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài có mở rộng giới hạn thời gian về trước năm 2001. - Về không gian: Huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang bao gồm 25 xã, 1 thị trấn. Đề tài nghiên cứu một số xã trên 25 xã, 1 thị trấn đó. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trước năm 2001. - Phân tích quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2001-2017. - Đánh giá kết quả, hạn chế và những tác động của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Để hoàn thành Luận văn, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Nguồn tài liệu thành văn: Bao gồm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương về xóa đói giảm nghèo. Các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa về công tác xóa đói giảm nghèo. Các công trình khoa học về xóa đói giảm nghèo (luận án, luận văn, bài báo trên các tạp chí chuyên ngành) đã được công bố là những tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. - Nguồn tài liệu thực địa: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành điền dã tới những thôn, xóm ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, tiến hành phỏng vấn người dân và thu thập các tài liệu về công tác xóa đói giảm nghèo nơi đây. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, còn vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra, hệ thống hóa bằng bảng biểu, sơ đồ để luận văn có cái nhìn tổng quát hơn. Đặc biệt, phương pháp điền dã được chú trọng vận dụng trên địa bàn một số xã của huyện Hiệp Hòa như Xuân Cẩm, Bắc Lý, Hương Lâm, Mai Trung… 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về công cuộc XĐGN ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (2001 - 2017). - Luận văn là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá, tổng kết công cuộc xóa đói giảm nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia và là cơ sở để rút ra các bài học kinh nghiệm, giúp các địa phương hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang và thực trạng đói nghèo trước năm 2001 Chương 2: Quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2017. Chương 3: Nhận xét về công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG VÀ THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO TRƯỚC NĂM 2001 1.1. Vài nét về huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Vị trí địa lí Hiệp Hoà là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục quốc lộ 37 (từ quốc lộ 1A đi Thái Nguyên), cách trung tâm Bắc Giang 30 km, cách Hà Nội 60 km, nằm trong tọa độ địa lý: Từ 105052'40" đến 10602'20" độ Kinh Đông, từ 21013'20" đến 21026'10" vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Phú Bình (Thái Nguyên). Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên (Bắc Giang). Phía Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh). Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Vị trí địa lý huyện Hiệp Hoà khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh, với mạng lưới giao thông hợp lý (1 tuyến quốc lộ, có cầu Vát bắc qua sông Cầu về thành phố Hà Nội, lên tỉnh Thái Nguyên, 3 tuyến tỉnh lộ và có sông Cầu bao quanh phía Tây Nam) tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên. Hiệp Hòa hiện có 25 xã và 1 thị trấn. Trung tâm huyện Hiệp Hoà là thị trấn Thắng. Đây là thị trấn có từ lâu đời và được quy hoạch lên đô thị loại IV vào năm 2015. Với vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi, đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, nâng cấp quốc lộ 37 đi Thái Nguyên, huyện Hiệp Hoà lại càng có thêm vị thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đồng thời tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Địa hình Hiệp Hòa là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía Nam và giữa huyện. Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp. Khí hậu - thủy văn Huyện Hiệp Hòa nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam; mùa đông khí hậu lạnh và khô, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu. Huyện Hiệp Hòa nằm trong khu vực của hệ thống sông Cầu. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra, trong huyện còn có nhiều hồ, ao, đầm (chiếm gần 3,46% tổng diện tích tự nhiên) nhờ đó có khả năng chống úng vào mùa mưa, chống hạn vào mùa khô. Vào mùa mưa, nước sông Cầu thường dâng cao gây lũ lụt vùng đất ngoài đê, cản trở đến việc tiêu nước trên các cánh đồng trong đê, gây úng cục bộ nhiều ngày. Mưa lũ và khai thác cát sỏi ven sông Cầu rất không hợp lý làm cản trở dòng chảy, gây xói lở mạnh bờ sông và đất canh tác vùng đất ven đê phía ngoài. Nhìn chung, khí hậu thủy văn vùng huyện Hiệp Hoà thuận lợi cho sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Tài nguyên thiên nhiên Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng toàn tỉnh năm 1963 và điều tra bổ sung năm 1996 của Viện Quy hoạch Thiết kế Bộ Nông nghiệp cho thấy toàn huyện có 7 loại thổ nhưỡng bao gồm: Đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa Gley, đất phù sa úng nước, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phù sa cổ và một số đất khác. Tổng diện tích đất tự nhiên huyện là 201 km2 (tức 20.112 ha) trong đó: Đất nông nghiệp 13.479 ha; chiếm tỷ lệ 67,01%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Đất phi nông nghiệp 4.789,5 ha; chiếm tỷ lệ 23,81% Đất lâm nghiệp 190,3 ha chiếm 0,95% Đất chưa sử dụng 1.653,2 ha; chiếm tỷ lệ 8,23% [18] Tiềm năng đất nông lâm nghiệp của huyện còn lớn. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, huyện vẫn còn một phần quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào trồng cây lâu năm, cây hoa màu. Nếu được đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây sẽ là một lợi thế trong phát triển các mô hình sản xuất (tổng hợp, dịch vụ giống cây con, nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản, nông lâm kết hợp) trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hiệp Hòa không còn rừng tự nhiên, rừng trồng rải rác ở các xã phía Bắc huyện và được giao cho các hộ, các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng toàn huyện là 167ha [30]. Bên cạnh đất, nguồn nước của huyện Hiệp Hoà khá phong phú. Nguồn cung cấp chính là sông Cầu và các chi lưu chính của sông Công, sông Cà Lồ. Ngoài ra, huyện còn có khoảng 350ha mặt nước ao cùng với nhiều đầm, hồ lớn nhỏ với tổng dung tích khoảng 10.500.000 m3 nước có thể cung cấp cho hàng nghìn ha. Hệ thống thuỷ nông sông Cầu của huyện gồm 40km kênh cấp I, 200km kênh cấp II và 400km kênh cấp III. Về nước ngầm, hiện tại chưa có tài liệu điều tra khảo sát để đánh giá trữ lượng, song qua tình hình sử dụng nước giếng trong vùng cho thấy mực nước ngầm thường ở độ sâu 15-25m, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, nhiều nơi mức nước ở độ sâu đến vài chục mét, rất khó khăn cho việc khai thác sử dụng đặc biệt là cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nguồn nước phục vụ cho tưới vườn đồi và hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Hiện tại huyện có nhà máy nước sạch nhưng công suất nhỏ chỉ đủ phục vụ cho nhân dân thị trấn Thắng nên nguồn nước sinh hoạt của nhân dân nói chung, chủ yếu lấy từ nước giếng đào, không đảm bảo vệ sinh. Nước sông Cầu đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở khu vực tỉnh Thái Nguyên và có ảnh hưởng đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nguồn nước sông của khu vực huyện Hiệp Hoà. Vấn đề nước sạch cho huyện Hiệp Hoà là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Kinh tế - xã hội Về kinh tế: Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Nhờ hệ thống mương máng, người dân có thể trồng hai vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại. Nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu, phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu vật nuôi. Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2015-2017 gieo trồng 7.714 ha, năng suất cây trồng đạt 58,6 tạ/ha, sản lượng đạt 45.196 tấn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 16.720 tấn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tương đối phát triển. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 60,66 ha đất khu công nghiệp. Trong đó thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đã và đang thực hiện tốt như ở cụm công nghiệp Đức Thắng, công ty cổ phần gốm xây dựng Hiệp Hòa thuộc cụm công nghiệp Hợp Thịnh. Ngoài ra, còn thu hút thêm được liên doanh các công ty sản xuất gạch men đầu tư vào cụm công nghiệp Hợp Thịnh. Một số ngành nghề mới như may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, tái chế sợi, nhựa ... bước đầu hoạt động có hiệu quả. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện đạt 200 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2007. Sản lượng may mặc, bia hơi, khai thác cát sỏi, gạch đều vượt kế hoạch từ 9-10%. Hiện huyện đã quy hoạch được 7 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm đã được đưa vào sử dụng với tổng diện tích 124,5 ha. Năm 2008 toàn huyện đã thu hút 6 dự án đầu tư lớn với tổng vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng [30]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Những năm qua, nền kinh tế Hiệp Hòa có những chuyển biến khá rõ nét, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó nông nghiệp nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng, đời sống của người dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đạt mức khá: giai đoạn 2006 - 2012 (tăng trưởng kinh tế bình quân 7,80 %/năm); giai đoạn 2012 - 2017 mức tăng trưởng của huyện đã có sự bứt phá rõ rệt với 11,89%(tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm). Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 903 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 505,3 tỷ (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 4,3%); giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 102,7 tỷ đồng.... Năm 2017 bình quân thu nhập đầu người của toàn huyện Hiệp Hoà là 6,7 triệu đồng [34] Nền kinh tế huyện có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào, trẻ, trình độ ngày một nâng lên. Đây sẽ là nguồn lực để khai thác tiềm năng đất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Về xã hội: Năm 2017, tổng số dân của huyện là 211.629 người, trong đó nam 103.032 người, nữ 108.597 người. Mật độ dân số trung bình 1.090 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số của tỉnh Bắc Giang là 658 người/km2 (tỉnh Bắc Giang là 432 người/km2). Để giải quyết công ăn việc làm cho lao động, Huyện Ủy và UBND huyện đã có nhiều giải pháp, trong đó có xuất khẩu lao động, tiếp tục có chính sách hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp, các xí nghiệp liên doanh vào huyện Hiệp Hòa. Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện đã được quan tâm đầu tư đáng kể. Toàn huyện có 750,80 km giao thông đường bộ từ liên huyện, liên xã, liên thôn, bao gồm: Quốc lộ 37 đi Thái Nguyên - Tuyên Quang chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phú Bình - Thái Nguyên có chiều dài 21km; Tỉnh lộ 278 chạy qua Hiệp Hòa theo hướng Phổ Yên - Thái Nguyên có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất