Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (2000 2013)...

Tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (2000 2013)

.PDF
120
48
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HUYỀN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HUYỀN CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (2000 - 2013) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Luận văn: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng (2000 - 2013)” được thực hiện từ tháng 8/2014 đến 8/2015. cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thái Nguyên, Ngày ..... tháng ..... năm 2015 Tác giả luận văn PHẠM THU HUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: PGS. TS. Đàm Thị Uyên, các thầy, cô giáo khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên chỉ bảo tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn cán bộ và nhân dân, UBND huyện Bảo Lạc đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết sức của bản thân nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..........................................................................vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. .............. 9 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 9 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10 6. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 10 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG ........... 11 1.1. Lịch sử hành chính huyện Bảo Lạc .......................................................... 11 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................. 13 1.3. Điều kiện kinh tế....................................................................................... 18 1.4. Điều kiện xã hội ........................................................................................ 20 1.4.1. Dân số, lao động việc làm .................................................................. 20 1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế ....................................................................... 21 1.4.3. Dân tộc, phong tục tập quán ............................................................... 23 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 26 Chƣơng 2. CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG 2000- 2013 ................................................. 28 2.1. Quan điểm và mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo ................. 28 2.1.1. Quan điểm về “nghèo, đói” ................................................................. 28 2.1.2. Mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo .................................. 31 2.2. Thực trạng đói nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013............. 34 2.2.1. Giai đoạn 2000 - 2005 ........................................................................ 34 2.3.2. Giai đoạn 2006 - 2013 ........................................................................ 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii 2.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ............................. 44 2.3.1. Nguyên nhân ....................................................................................... 44 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo ................................. 48 2.4. Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo .......................................... 49 2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo ...................................................................................... 49 2.4.2. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.......... 50 2.4.3. Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản...................................................................................................... 51 2.4.4. Huy động nguồn lực để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ................................................................................................... 52 2.4.5. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo .......... 53 2.5. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc ............. 54 2.5.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo ................................................................................... 54 2.5.2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ......... 62 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 67 Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BẢO LẠC ...................... 69 3.1. Tác động về kinh tế .................................................................................. 69 3.1.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp ................................................................. 69 3.1.2. Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ....................................................... 74 3.1.3. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ .............................................................................................. 76 3.2. Tác động về xã hội.................................................................................... 78 3.2.1. Lĩnh vực giáo dục ................................................................................ 79 3.2.2. Lĩnh vực y tế ....................................................................................... 82 3.2.3. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng ......................................................... 83 3.3. Một số hạn chế .......................................................................................... 85 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 88 KẾT LUẬN..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTN Diện tích tự nhiên GDP Tổng thu nhập quốc nội Nxb Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bảo Lạc ................................ 16 Bảng 1.2. Thống kê các dân tộc ở huyện Bảo Lạc (Năm 2013) ................. 24 Bảng 2.1. Kết quả giảm nghèo tại 14 xã, thị trấn tại thời điểm 31/12/2005 ........ 35 Bảng 2.2. Kết quả giảm nghèo ở Bảo Lạc ................................................... 36 Bảng 2.3. Đặc trưng hộ nghèo ở huyện Bảo Lạc ........................................ 37 Bảng 2.4. Tình hình hộ nghèo trong các năm 2006, 2010 .......................... 40 Bảng 2.5. Danh sách hộ nghèo, dân tộc, diện hộ, tình trạng, nhà ở, nguyên nhân nghèo và mức thu nhập của hộ năm 2006 (Qua điều tra 11/17 xã, thị trấn) .................................................. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Diện tích các loại cây trồng ....................................................... 71 Biểu 3.2. Sản lượng lương thực................................................................. 71 Biểu 3.3. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm .......... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Nhận thức rõ điều đó trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát động toàn Đảng, toàn dân tấn công vào đói nghèo, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...đang chịu cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc, đây là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Để giải quyết vấn đề đói nghèo Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Đây là chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, huyện Bảo Lạc là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng có 13/14 xã thị trấn đặc biệt khó khăn. Để từng bước giải quyết được vấn đề đói nghèo, thiếu việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, Huyện ủy- Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân huyện đã quyết tâm thực hiện công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn cuộc xóa đói giảm nghèo với các chương trình xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn 2000- 2013. Việc nghiên cứu tìm hiểu về “Công cuộc xóa đói giảm nghèo huyện Bảo Lạc 2000- 2013” không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà có ý nghĩa cả về thực tiễn. Nghiên cứu đề tài này hiểu rõ về công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000 - 2013. Qua đó, thấy được ý nghĩa, tác dụng của công tác xóa đói giảm nghèo đối với Bảo Lạc nói riêng và tỉnh Cao Bằng và cả nước nói chung, đồng thời cũng đánh giá nghiêm túc những khó khăn, hạn chế, tồn tại của công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng nhiệm vụ giải pháp để chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn:“Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 2000-2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề đã được nhiều các quốc gia, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới đã có không ít các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này, ví dụ như: Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9 - 1993; hội nghị về phát triển xã hội do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Coopenhaghen (Đan Mạch); hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2000… Các hội nghị đã đưa ra các khái niệm về đói nghèo, các quan điểm về chuẩn mực đói nghèo và một số giải pháp chung về xóa đói, giảm nghèo trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công cuộc xóa đói, nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này nên trong những năm gần đây, vấn đề xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã thu hút sự nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 đông đảo các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý, đã có nhiều công trình nghiên cứu. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo, các công trình ấy ít nhiều đã tổng hợp, phân tích, làm rõ về quan niệm, các yếu tố dẫn đến đói nghèo và những giải pháp về xóa đói giảm nghèo và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Các công trình do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ biên như: Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993); Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993), Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996), Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997). Các công trình nghiên cứu này làm rõ các vấn đề lý luận về đói nghèo và phân tích rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta, từ đó đưa những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo nói chung. Các công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi nói chung. Sách chuyên khảo của Hà Quế Lâm “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002) đã cho người đọc thấy được tình trạng đói nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Công trình gồm 3 chương: Chương I Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội và vấn đề nghèo đói, chính sách xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Chương II Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và kết quả đạt được từ việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta trong những giai đoạn gần đây, Chương III Những kiến nghị và giải pháp về xoá đói, giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta. Toàn bộ nội dung công trình đã tập trung vào một số vấn đề liên quan đến đói nghèo, làm rõ một số nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Đặc biệt tác giả đã chú trọng phân tích đánh giá quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta, trong đó phân tích sâu về thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, miền núi. Đồng thời tác giả còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn nêu ra những nguyên nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo và đưa ra những khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Một số công trình nghiên cứu khác cũng đưa ra những cách thức, phương pháp để người dân có thể tham khảo, vận dụng, tự xóa đói giảm nghèo và tự thoát nghèo bằng nhiều cách khác nhau, đó là: Làm ăn có kế hoạch để xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Vi Hồng Nhân - Ngô Quang Hưng - Trịnh Thị Thủy (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007), Những điển hình tiên tiến trong xóa đói giảm nghèo của nhóm tác giả Đinh Viết Vinh - Phạm Văn Khánh - Viết Hồng (Nxb Lao động xã hội, 2006), tài liệu của nhóm tác giả Trần Văn Ơn - Tô Xuân Phúc - Nguyễn Tất Cảnh,Thương mại hóa sản phẩm bản địa: hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo cho miền núi Việt Nam (Nxb Nông nghiệp, 2008). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo phù hợp cho các địa phương thuộc khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Trong công trình “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản số 834 (2012) của tác giả Nguyễn Hữu Dũng là một trong những công trình nghiên cứu sâu sắc về vấn đề thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bài viết “Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập và phát triển” của tác giả Sơn Phước Hoan trong Tạp chí Cộng sản số 805 (2009) đã cho thấy được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nói chung, qua đó đưa ra những chính sách và đưa ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển trong qua trình hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Lê Ngọc Thắng (Chủ nhiệm) (2009- 2011), Nghiên cứu, đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn đặc biệt khó khăn ở nước ta. Đây là đề tài độc lập cấp Nhà nước được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện. Trên cơ sở điều tra đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội các đối tượng tác động của chính sách là đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài đã phân tích và đưa ra những mặt được, chưa được của các chính sách dân tộc của Nhà nước ta qua từng giai đoạn. Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề lý luận, nhận thức về dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, các tác giả kiến nghị những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản như: Xoá đói giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, kiện toàn hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Giàng Thị Dung, Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã khái quát hóa, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo. Luận án đã khái quát được nội dung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, mối quan hệ giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo qua 5 kênh: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; Giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nghèo; Phân phối lại nguồn thu từ khu kinh tế cửa khẩu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu; Phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Khu kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vân Nam Trung Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai. Ngoài ra, Luận án phân tích thực trạng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo, từ đó, ánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế giữa phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến nay ở tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Lào Cai và Cao Bằng (trong đó có huyện Bảo Lạc) có điểm tương đồng đó là đường biên giáp với Trung Quốc. Những giải pháp được đưa ra trong công trình này là điểm gợi mở cho chính quyền tỉnh Cao Bằng nói chung và chính quyền huyện Bảo Lạc nói riêng trong phát triển kinh tế địa phương. Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nằm trong danh sách 5 tỉnh nghèo nhất cả nước, với hơn 95% đồng bào là người dân tộc thiểu số và hơn 70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, là tỉnh vùng cao có đường biên giới khá dài, lại nằm xa khu trung tâm kinh tế của cả nước nên kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá và dịch vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn cao. Vì vậy, tỉnh Cao Bằng thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo là thực hiện một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Cao Bằng như: Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2014. Cuốn sách gồm 14 chương, giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư - dân tộc, lịch sử tỉnh, kinh tế, văn hóa, xã hội của Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử. Qua công trình này, người đọc đã có cái nhìn toàn diện về tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Cao Bằng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đề cập khái quát đến thực trạng đói nghèo của tỉnh Cao Bằng và những giải pháp của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Thị Nương với bài viết Cao Bằng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Cộng sản số 812 (2010) cho thấy hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số chủ trương lớn để tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tiếp theo. Luận văn thạc sỹ như: “An sinh xã hội đối với nông dân tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nông Văn Dũng, (Đại học khoa học xã hội và nhân văn, (2011) đã tập trung nghiên cứu những vấn đề an sinh xã hội đối với nông dân tỉnh Cao Bằng từ năm 2011 đến năm 2014. Luận văn đi sâu nghiên cứu về thực trạng và giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo và vấn đề giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người nông dân tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, Đại học quốc gia Hà Nội, (2012), chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao bằng trên địa bàn của tỉnh, từ đó đưa ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. Luận văn Thạc sĩ, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng của tác giả Mạc Thị Lệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 đã đóng góp một phần cho việc làm rõ thêm cơ sở lý luận về đói nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo. Luận văn đánh giá khách quan thực trạng đói nghèo và tình hình thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Nhìn chung, các công trình ở trên đã đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Một số bài viết nghiên cứu cụ thể về các vấn đề đói nghèo của người dân ở tỉnh Cao Bằng, cho thấy đời sống hàng ngày của người dân còn nghèo khó cả về vật chất và tinh thần, qua đó cũng đề ra các hướng giải pháp nhằm để thực hiện xóa đói giảm nghèo. Bảo Lạc là một trong những địa phương khó khăn bậc nhất của tỉnh Cao Bằng với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tuyệt đại đa số nên khi tiến hành đề tài Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 20002013, tác giả kế thừa ít nhiều những kết quả nghiên cứu trong công trình trên. Liên quan đến đề tài “ Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013” có những công trình sau: Công trình Lịch sử đảng bộ huyện Bảo Lạc đã cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Bảo Lạc. Công trình này đã khái quát quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế - xã hội của huyện từ năm 1930 đến năm 2005, trong đó đã khái quát đến lĩnh vực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Ngoài ra có một số đề tài luận văn đã nghiên cứu về Bảo Lạc nhưng chủ yếu về kinh tế - xã hội của huyện, văn hóa các dân tộc huyện Bảo Lạc như: Nguyễn Thị Trà My, Tang ma của người HMông ở xã Phan Thanh huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa, Đại học Văn Hóa Hà Nội; Chu Thu Hương, Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Thái Nguyên, 2014…Những công trình này đã ít nhiều đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài mà tác giả có thể tham khảo: kinh tế, văn hóa, xã hội, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn tập quán… Có thể thấy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về Công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo, phân tích đánh giá thực trạng đói nghèo tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc đạt hiệu quả cao. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Toàn huyện Bảo Lạc với 14 xã thị trấn (2000 -2006) và 17 xã, thị trấn. - Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến năm 2013 3.4. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bảo Lạc. - Tìm hiểu quá trình thực hiện “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2000- 2013”. - Đánh giá những chuyển biến kinh tế xã hội thông qua công cuộc xóa đói giảm nghèo. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chung: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương và các tài liệu về xóa đói giảm nghèo, các chế độ chính sách thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn Nguồn tư liệu địa phương: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình giảm nghèo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng. Các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện, các xã thị trấn trong địa bàn toàn huyện; Chương trình giảm nghèo của huyện giai đoạn 2000 - 2005; 2006 - 2010; 2011- 2013; số liệu của các phòng ban liên quan đến nội dung cần nghiên cứu; ngoài ra luận văn còn sử dụng các số liệu điều tra thực tế tại các xã, thị trấn trong huyện. Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, điều tra, tổng hợp, phân tích để làm rõ vấn đề. 5. Đóng góp của luận văn - Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2001- 2010”. - Luận văn là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương. Luận văn còn là tư liệu phục vụ quá trình hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục , nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1. Khái quát về huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Chương 2. Công cuộc Xóa đói, giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc giai đoạn 2000- 2013. Chương 3. Tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo đối với kinh tế - xã hội huyện Bảo Lạc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan