Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người và thời đại trong hồi kí của tô hoài...

Tài liệu Con người và thời đại trong hồi kí của tô hoài

.PDF
120
459
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 PHẠM THỊ THÙY GIANG CON NGƢỜI VÀ THỜI ĐẠI TRONG HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2013 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI 2 PHẠM THỊ THÙY GIANG CON NGƢỜI VÀ THỜI ĐẠI TRONG HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI Chuyªn ngµnh: LÝ luËn v¨n häc M· sè: 60 22 01 20 LUËN V¡N TH¹C SÜ ng«n ng÷ vµ v¨n hãa viÖt nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM THÀNH HƢNG Hµ néi, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Thành Hưngngười đã tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ văn, phòng quản lý sau đại học đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường. Xin cảm ơn cơ quan, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và đã rất nhiều cố gắng song do thời gian có hạn, kiến thức tích lũy chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để có thể nghiên cứu tốt hơn. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Phạm Thị Thùy Giang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Tác giả Phạm Thị Thùy Giang MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................6 6. Dự kiến những đóng mới............................................................................7 7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 HỒI KÍ TÔ HOÀI VÀ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Vài nét về sáng tác của Tô Hoài .............................................................. 8 1.2. Thể hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài ..................................................... 24 1.2.1. Khái niệm thể hồi kí ..................................................................... 24 1.2.2. Thể hồi kí trong sáng tác của Tô Hoài ......................................... 26 1.3. Hồi kí trong văn học Việt Nam ................................................................ 31 1.4. Ý nghĩa của hồi kí Tô Hoài trong đời sống văn học đương đại ............... 35 CHƢƠNG 2 CON NGƢỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG HỒI KÍ CỦA TÔ HOÀI 2.1. Hình tượng những con người bình dân nhỏ bé ........................................ 41 2.2. Hình tượng những nhà văn đồng nghiệp .................................................. 44 2.3. Hình tượng tác giả- bức chân dung tự họa ............................................... 60 2.4. Âm vang lịch sử và hơi thở thời đại ........................................................ 68 2.4.1. Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ..68 2.4.2. Việt Nam trong cuộc sống hòa bình ............................................. 72 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP HỒI KÍ TÔ HOÀI 3.1. Quan niệm nghệ thuật của Tô Hoài ......................................................... 75 3.2. Điểm nhìn trong hồi kí của Tô Hoài ........................................................ 78 3.2.1. Điểm nhìn từ cuộc sống đời thường.......................................... 79 3.2.2. Điểm nhìn thời gian .................................................................. 82 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 87 3.3.1. Giọng điệu đời thường, tự nhiên .............................................. 89 3.3.2. Giọng điệu trữ tình xót xa ........................................................ 90 3.4. Ngôn ngữ .................................................................................................. 97 3.4.1. Ngôn ngữ bình dân, đậm chất khẩu ngữ .................................. 98 3.4.2. Ngôn ngữ thủ thỉ, tâm tình ....................................................... 103 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 110 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong hành trình sáng tác của mình Tô Hoài đã có những thành tựu suất sắc, những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực. Từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của Tô Hoài phần lớn thiên về diễn tả sự thật của đời thường. Theo nhà văn “ Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” (Tô Hoài - trả lời phỏng vấn phóng viên Thanh Thuận, báo An ninh thế giới, ngày 27/7/2007). Ông cũng là nhà văn hấp dẫn độc giả ở lối trần thuật của một người từng trải hóm hỉnh, đôi lúc tinh quái nhưng luôn sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục, nhưng phép sử dụng đắc địa và tài ba của một người cầm bút tự nhận là “theo chủ nghĩa tiếng nói” nên đầy ma lực và sức mạnh lay chuyển tâm tư người đọc. Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật gần 70 năm, Tô Hoài đã có khoảng 200 tác phẩm với nhiều thể loại và đề tài từ miền xuôi đến miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, kịch, kí...Hầu như ở thể loại và đề tài nào Tô Hoài cũng để lại dấu ấn độc đáo. Năm 1966 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đây là phần thưởng xứng đáng cho một nhà văn có tài năng và giàu sức sáng tạo. Tô Hoài được biết đến như một nhà văn “viết nhiều, viết khỏe” từ những sáng tác viết cho thiếu nhi trước cách mạng tháng Tám năm 1945 những năm kháng chiến rồi hòa bình, với một sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi. Ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí... trong đó hồi kí là thể loại có vị trí đặc biệt tiêu biểu cho văn phong, cho quan niệm nghệ thuật của ông. Với thể hồi kí, ta thấy một Tô Hoài thông minh, hóm hỉnh sống hết mình với nghề văn. Những tập hồi kí tiêu biểu như: Cỏ dại (1944), Một quãng đường (1972), Những gương mặt (1980), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999) đã ghi lại hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động và sáng tạo. Không những thế, các tác phẩm hồi kí đó còn mang phong cách riêng không thể trộn lẫn, thể hiện sự nhất quán trong phong cách của Tô Hoài. Nhắc đến hồi kí của Tô Hoài không thể không nhắc đến 5 tác phẩm này. Theo M. Bakhtin: “Mỗi thể loại thể hiện một thái độ thẩm mĩ với hiện thực, một cách cảm thụ, minh giải về thế giới và con người”. Lịch sử vận động của văn học suy cho cùng là lịch sử vận động của thể loại thơ, văn xuôi. Thể loại hồi kí theo đó mà nở rộ. Tuy nhiên cho đến nay nếu các thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết được nghiên cứu một cách thấu đáo thì thể kí chưa được quan tâm một cách đích đáng. Hồi kí của nước ta còn rất non trẻ. Vì vậy những khái quát lí thuyết về thể loại này chưa phải là nhiều. Tuy nhiên tiếp cận tác phẩm theo hướng nào để đạt hiệu quả lớn tùy thuộc vào từng loại độc giả và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn này chúng tôi tìm hiểu con người và thời đại trong hồi kí của Tô Hoài nhằm khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm, thông qua năm tập hồi kí Cỏ dại, Một quãng đường, Những gương mặt, Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Hy vọng đây cũng là một hướng nghiên cứu tác phẩm và tác giả có khả năng nhận thức và tiếp nhận các sáng tác của Tô Hoài một cách sâu sắc hơn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về các sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài với một sức viết dồi dào ông đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại. Những sáng tác của ông thực sự đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình văn học. Bàn về giá trị văn chương của Tô Hoài đã có không ít các bài báo, các công trình nghiên cứu. Các bài nghiên cứu đã phát hiện sự mới lạ, độc đáo những sáng tác của Tô Hoài trên nhiều phương diện. Nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài. Trong cuốn “Nhà văn hiện đại” khi giới thiệu về Tô Hoài ông đã có đánh giá rất thiết thực và ý nghĩa về phong cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài. “Tiểu thuyết của Tô Hoài thuộc loại tả chân...có khuynh hướng về xã hội” và “Ông tỏ ra không giống một nhà văn nào”. Sau 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm, số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài không ngừng gia tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp... đã có những đánh giá rất tinh tế về các tác phẩm của ông. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét trong bài Tổng hợp văn học Việt Nam “Nhà văn có một năng khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa...Ông có một trí tưởng tưởng tượng mạnh mẽ đồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có để tạo nên những bức tranh trân thực, góc cạnh và đầy hương sắc”. Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài khẳng định “sự tìm tòi rõ nhất trong nghệ thuật văn xuôi của Tô Hoài thuộc lĩnh vực ngôn từ. Ông là nhà văn sử dụng nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị nghệ thuật ngôn từ hay nói một cách nôm na là có văn....”. 2.2. Lịch sử nghiên cứu về các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Tô Hoài sinh ra là để viết hồi kí- tự truyện” ông nhận xét “Hồi kí - tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài ... Ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [27, tr.43]. Trong bài viết “Tô Hoài sáu mươi năm viết” Giáo sư Phong Lê có nhận xét về các cuốn hồi kí của Tô Hoài từ Cỏ dại đến Chiều chiều ông cho rằng “Tô Hoài không chỉ là người có sức nhớ kĩ, nhớ dai mà hơn thế những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy và luôn luôn có mặt trong hiện tại. Một quá khứ luôn luôn được dồn về hiện tại hóa - nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ” [64, tr.43]. Cuốn hồi kí đầu tiên Cỏ dại được nhà nhiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nghiên cứu hồi kí Tô Hoài không thể không đọc Cỏ dại như một tài liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã tạo nên tâm hồn ấy, cây bút ấy”. Nhận định trên cho ta thấy vai trò quan trọng của tác phẩm Cỏ dại đối với sự hình thành phong cách của Tô Hoài. Cuốn hồi kí thứ hai của Tô Hoài là Tự truyện, tác phẩm đã đạt được những thành công nhất định. PGS Vân Thanh, qua bài viết “Tô Hoài qua Tự truyện” nhận xét rằng: “Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tô Hoài, cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy. Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào từng chân lông của cơ thể xã hội ... tôi cho là Tô Hoài đã thực sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ, hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ. Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở kí ức của Tô Hoài” [64, tr.382-383]. Sau Cỏ dại, Tự truyện đến Những gương mặt- chân dung văn học. Trên báo Văn nghệ số ra ngày 08/04/ 1989, Phạm Việt Chương đã phát hiện ra những thành công của Tô Hoài ở thể loại chân dung: “Một điều dễ nhận thấy Tô Hoài sống lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình, viết về họ bằng bút pháp trung thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc. Anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào anh vừa kể qua” [64, tr.387]. Đến với Cát bụi chân ai, đây là tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách Tô hoài. PGS. TS Đoàn Trọng Huy khi nghiên cứu về kí của Tô Hoài đã nhận ra rằng “Sau Tự truyện là Cát bụi chân ai (1992) đây là tập hồi kí đan xen vào nhau từng mảng hồi ức và kỉ niệm gắn với đời văn, bạn văn... trong một không gian và thời gian trộng mở”. “Cách viết nhiều biến hóa với những liên tưởng mạnh mẽ tung hoành theo không gian và thời gian nhiều chiều” [16, 495] Cát bụi chân ai ra đời gây xôn xao trong đời sống xuất bản, có khen có chê song điều cốt lõi là ai cũng thừa nhận giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật của tác giả cuốn sách. Nhà văn Xuân Sách từng nhận xét: “Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài” [62, tr.5]. Chiều chiều là mạch nối tiếp của Cát bụi chân ai. Trần Văn Thọ trong Vài cảm giác với chiều chiều (Báo văn nghệ số ra ngày 30-4-2006) đã nhận xét: “Chiều chiều rất cuốn hút. Nó đầy ắp những sự kiện vừa quen vừa lạ trong cuộc sống... Cái dòng chảy của Chiều chiều là dòng chảy tự nhiên, là thứ văn chương lạ đến mức tự nhiên” [61, tr.22]. Trên đây là một số nhận xét, nghiên cứu phê bình về các sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Qua các bài viết có thể nhận thấy: - Các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc điểm riêng trong các tập hồi kí của Tô Hoài. Các tập hồi kí này nó đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. - Mỗi bài viết đều đề cập đến một khía cạnh, một phương diện trong văn chương Tô Hoài. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nhận xét ban đầu mà chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt. Trong luận văn này, người viết trên cơ sở kế thừa những người đi trước để tìm hiểu, nghiên cứu Con người và thời đại trong hồi kí của Tô Hoài. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những đặc sắc của thể loại hồi kí biểu hiện qua tác phẩm, đồng thời thấy được những đóng góp của tác giả ở thể loại, từ đó thấy được vị trí của nhà văn trong tiến trình lịch sử qua thể loại hồi kí. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài . - Tìm hiểu những nét chính của hình tượng tác giả và bức tranh thời đại qua từng tác phẩm để nhận diện rõ hơn phong cách viết hồi kí của nhà văn. - Có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đóng góp của Tô Hoài cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thể hồi kí. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung hiện thực được phản ánh, mà cụ thể là hình tượng con người và thời đại trong hồi kí của Tô Hoài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề đặt ra qua năm tập hồi kí Cỏ dại (1944), Một quãng đường (1972), Những gương mặt (1980), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát thống kê để có được những ý kiến nhận xét, những dẫn chứng tiêu biểu cho đề tài: Con người và thời đại trong hồi kí của Tô Hoài. Phương pháp phân tích tổng hợp được xem là phương pháp chính. Trên cơ sở phân tích tổng hợp các dẫn chứng tiêu biểu, những giá trị nội dung và nghệ thuật của hồi kí người viết sẽ chỉ ra những nét tiêu biểu, đặc sắc trong hồi kí của Tô Hoài. Từ đó góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí những tác phẩm của Tô Hoài nói chung và hồi kí nói riêng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật sự khác biệt trong hồi kí của Tô Hoài so với hồi kí của những tác giả khác. 6. Dự kiến những đóng góp mới Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Luận văn trên cơ sở kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước lựa chọn những phương diện tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Luận văn góp phần đem đến cho cho người đọc yêu thích nhà văn Tô Hoài có một cái nhìn sâu sắc hơn về tác giả. Đồng thời chúng tôi cũng hy vọng rằng luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên khi nghiên cứu tác giả Tô Hoài. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Hồi kí Tô Hoài và văn xuôi Việt Nam hiện đại Chương 2: Con người và cuộc sống trong hồi kí của Tô Hoài Chương 3: Một số đặc điểm thi pháp hồi kí Tô Hoài CHƢƠNG 1 HỒI KÍ TÔ HOÀI VÀ VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Vài nét về sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 27-9-1920 trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Sinh và lớn lên ở quê ngoại, làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ- nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh, sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ông còn nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Vũ Đột Kích...Tô Hoài đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm 30 của thế kỷ trước. Với gần nửa thế kỉ lao động nghệ thuật Tô Hoài đã có những đóng góp rất quan trọng cho nền văn học nước nhà. Con số gần 200 tác phẩm xuất bản chứng tỏ ở Tô Hoài một sức sáng tạo mạnh mẽ, kiên nhẫn, đều đặn và liên tục sức mạnh đó đưa ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam. Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Tô Hoài là một nhà văn “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt”. Tô hoài thật sự là một tấm gương về lòng say mê học tập và ham hiểu biết để tự trau dồi kiến thức cho mình. Tài năng thiên bẩm cùng với sự cố gắng học hỏi đã giúp nhà văn nắm bắt nhanh nhạy hiện thực cuộc sống và cho ra đời một khối lượng khổng lồ các tác phẩm có giá trị hôm nay. Tô Hoài đến với con đường nghệ thuật từ rất sớm, là cây bút chuyên viết về văn xuôi. Ông đã sáng tác được một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau như: Kí (bút kí, hồi kí, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết. Tính từ khởi nghiệp văn cho đến nay Tô Hoài chuyên viết và đóng góp đặc sắc trên bốn mảng đề tài lớn: Vùng quê ngoại thành Hà Nội - hiện tại và lịch sử; miền núi Tây Bắc, Việt Bắc trong cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội; sáng tác cho thiếu nhi; chân dung và hồi ức. Ngoài ra Tô Hoài còn có những đóng góp không nhỏ ở lĩnh vực lí luận - kinh nghiệm sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Séc...Những sáng tác của Tô Hoài được chia ra làm hai giai đoạn chính. * Trước cách mạng tháng 8/1945 Tô Hoài bước vào nghề văn từ tuổi 17, 18. những sáng tác đầu tay của ông được in trên Hà Nội Tân Văn và Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Những bài thơ còn non nớt về nghệ thuật đã giúp ông hiểu mình và sớm chuyển hướng. Từ giã những vần thơ lãn mạn ông đến với văn xuôi, đến với chủ nghĩa hiện thực. Tại sao cảnh đời thường lại có sức hấp dẫn đối với nhà văn? Phải chăng sống trong môi trường làng Nghĩa Đô, những con người cần cù, chất phác, những cảnh đời điêu đứng, cùng quẫn của những người nông dân nghèo đã cuốn hút nhà văn. Một cách tự nhiên Tô Hoài đã chuyển ngòi bút của mình vào mảng hiện thực ấy. Nước lên, là truyện ngắn đầu tiên ghi nhận sự chuyển biến của Tô Hoài, đăng trên Hà Nội Tân Văn. Ông miêu tả những cảnh được chứng kiến trong chuyến đi hộ đê ở Tứ Tổng; Cảnh canh đê, các gia đình ven sông Hồng điêu đứng trong mùa nước. Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930-1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt các tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1942), O chuột (1942), Giăng thề (1941), Nhà nghèo (1942), Xóm giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944). Từ các tác phẩm này người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông. Sau này Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn. Ông viết: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước cách mạng tháng 8/1945 mà tôi viết như chạy thi, được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy” [20, tr.20]. Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể chia làm hai loại chính là: Truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những truyện về loài vật tiêu biểu như, O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu, Mụ Ngan ... Những con vật bé nhỏ với sinh hoạt của con người, những gã chuột bạch “bằng quả nhót và cũng mũm mĩm như thế” (truyện Gã chuột bạch). Những con mèo mướp “lừ đừ và nghiêm nghị tựa một ông thầy giáo nhà dòng”, những con chó hay “lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen” (O chuột)... Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và cả tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới loài vật, tác giả muốn nói đến chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi. Qua hình ảnh đôi chim ri đá, ông thấy “hình bóng của một thứ người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn luôn chân lấm tay bùn - thứ người cần lao của đồng ruộng”, chúng “ăn ở dè sẻn, bình lặng, chịu khó, ít ồn ã. Cuộc đời trôi chẩy âm thầm dưới khu lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khổ trên cái khung cửi, trong bốn lũy tre già” (Đôi chim ri đá ). Ta nhận thấy viết về thế giới loài vật nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bầy tỏ mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng. Thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo. Thế giới ấy gợi lên cho người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong cuộc sống xã hội. Có lẽ từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về loài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài. Cùng với truyện về loài vật, mảng truyện viết về cảnh nông thôn trong đói nghèo cũng được nhà văn miêu tả sinh động. Tô Hoài viết về vùng quê ngoại của mình - làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Trích Sài, Thụy Khê, Võng Thị... Những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những “tàu seo” róc rách nước đêm khuya..., những cánh đồng rộng, những mảnh vườn nhỏ với đủ thứ cây quả quen thuộc của một làng quê, đó là môi trường sinh sống làm ăn của thế giới nhân vật Tô Hoài: những người nông dân, thợ thủ công hoặc vừa làm ruộng và dệt lụa. Nhưng chuyện đời đâu có diễn tiến thuận chiều. Sinh hoạt ngày càng khó khăn hơn, thóc cao gạo kém, công nghệ đình đốn, cái đói cái khổ gõ cửa từng nhà. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang phiêu bạt nơi đất khách quê người... hiện dần qua từng trang sách với niềm cảm thông chân thành của nhà văn. Đó là thân phận của bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhịn nương nhờ vào con, chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa, chì chiết đủ điều. Với cách nghĩ của con gái bà thì bà chẳng khác nào người đi làm mướn. Thậm chí không cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuống bếp ngủ ở đống rơm. Sáng hôm sau cả nhà ăn uống bình thường, họ đã quên sự hiện diện của bà trong cuộc sống. Đó là số phận của mụ Hối trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng không có thuốc men chạy chữa rồi bệnh nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín. Kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ. Đó là tấn bi kịch của anh gà gáy trong truyện ngắn cùng tên. Anh từ đâu lưu lạc đến không ai rõ, chịu khó làm ăn đến khi có một gia đình sống yên vui, thế nhưng vì ghen tuông, anh khiến người vợ bỏ đi biệt tích, đứa con duy nhất của anh bị bệnh chết. Từ đó anh sống còm cõi một mình. Cay đắng hơn là số phận của bé gái trong Nhà nghèo. Nó sinh ra trong nghèo khổ và túng thiếu, ăn đói mặc rách, khổ sở vì hàng ngày bố mẹ chửi bới nhau và cuối cùng chết rất đau lòng. Sau cơn mưa, nó cũng cùng dân làng đi bắt nhái kiếm ăn cho gia đình chẳng may bị rắn độc cắn chết. Ẵm xác con trên tay, người bố nghèo mới “chợt nghĩ rằng bấy lâu nay nó vào cửa vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Người nó bao nhiêu xương sườn giơ hết cả ra. Thương ơi, bây giờ nó bỏ nó đi”. Còn biết bao những cảnh đời khác như Hương Cay nghèo quá đến mức ngày giáp tết phải trốn nợ, vẫn bị nặc nô lấy đi bát hương và bài vị tổ tiên (Khách nợ), cảnh xung đột của gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trong nhà, cảnh tình duyên của Lụa trong Lụa ...Tất cả các cảnh đời đó đều gợi cho người đọc bao suy ngẫm về hiện thực cuộc sống. Trước cách mạng tháng Tám Tô Hoài gắn bó với quê nghèo, hiền hòa, bình lặng, với những người áo nâu chân lấm. Ông biết tìm cái đẹp cái giản dị trong khung cảnh đơn sơ rất đỗi Việt Nam, trong những con người nhỏ bé, chất phác tình nghĩa, với niềm vui, nỗi đau thường trực của họ. Sau khi giác ngộ cách mạng tuy chưa rũ hết được cái u buồn ảm đạm nhưng nhà văn đã có ý thức thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực. Qua truyện ngắn truyện Gã chuột bạch, ta có cảm giác tác giả muốn đưa ra một lời khuyến cáo. Hãy có gắng thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, bế tắc của “gã Chuột bạch đánh vòng và ngủ đứng. Đó là tóm tắt tất cả những công việc của một cuộc sống của chuột ở trong lồng”. “ Đã một lần, có một đứa trẻ tinh nghịch mở lồng xem chuột, rồi quên không đóng lại. Đôi vợ chồng lối đuôi nhau, tha thẩn bò ra ngoài. Hai cái bóng đi lồm cồm, hếch chiếc mõm nhọn hoắt lên ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ lại nối đuôi nhau, tha thẩn từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra. Từ đấy, dù mở cửa, cậu mợ chuột cũng chẳng bò ra nữa” [20, tr.25]. Họ yếu đuối, ở ngoài làm chi có gạo mà ăn. Chính lối sống ấy đã làm tê liệt, tính năng động, khát vọng sống độc lập tự do, mơ ước tháo cũi xổ lồng. Thực dân Pháp còn mong gì hơn nếu dân ta chấp nhận lối sống ấy. Ở trời kì này, Tô Hoài cũng có những khát vọng thoát khỏi bế tắc, cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt hay ước mơ của một chàng trai về “một trận mưa rào cho lòng người hả hê và cho trời quang đãng. Những cái gì oi bức được gạt bỏ. Trong khoảng mênh mông xanh mởn kia sẽ nhả một không khí tốt lành và tự do hơn. Trời đất chín nẫu này quãy cựa dưới một mặt trời thiêu người đương chờ một trận mưa sung sướng” và nhắm về phía “chân trời mới đỏ thắm mầu hi vọng” [20, tr.28]. Mặc dù nghèo anh không lấy được người mình yêu “sự nghiệp anh không có”, “nhà anh thanh bạch quá, bấy nay anh chỉ có một tấm lòng” (Xóm giếng ngày xưa). Nhà văn viết trong hoàn cảnh lưỡi kéo kiểm duyệt của thực dân Pháp luôn treo trên các bản thảo, hơn nữa ông còn chưa giác ngộ triệt để thì làm sao Tô Hoài có thể viết cụ thể và mạnh mẽ hơn. Cùng với những ý tưởng lạc quan tương tự của Nam Cao (sống mòn, Điếu văn), của Nguyên Hồng (Cuộc sống, Hơi thở tàn), những suy nghĩ trên của Tô Hoài giúp cho nhà văn không rơi xuống vũng lầy của sự bế tắc tuyệt vọng cũng như khỏi lạc vào những nẻo đường tăm tối của những khuynh hướng văn nghệ suy đồi thời kì đó. Trong giai đoạn này một số mặt yếu của tác phẩm của Tô Hoaì cũng bộc lộ rõ. Ông già dặn trong truyện ngắn nhưng chưa chắc tay trong truyện dài. Kết cấu Quê người, Cỏ dại chưa chặt chẽ. Dấu vết của chủ nghĩa tự nhiên thỉnh thoảng gợn lên trong tác phẩm của ông. Giai đoạn trước cách mạng tháng tám, không thể không chú ý đến hai tác phẩm: Cỏ dại và Dế mèn phiêu lưu ký. Cỏ dại giúp ta hiểu những gì tạo nên tâm hồn và nét đặc sắc trong phong cách của nhà văn. Tác giả kể lại về “những ngày thơ ấu nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi. Cái giống cỏ dại, cỏ không tên, rườm rà, ken khít bò ngẩn ngơ trong mấy khoảng đất rác rưởi”. Những ngày sống êm đềm ở vùng quê ngoại với mẹ, với ông ngoại trong căn nhà gạch cổ, với mảnh vườn bé tẹo sum xuê cây quả mà chú bé Sen
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan