Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ...

Tài liệu Con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của nguyễn công trứ

.PDF
111
676
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích Ngọc CON NGƯỜI PHẬN VỊ VÀ CON NGƯỜI HƯỞNG LẠC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích Ngọc CON NGƯỜI PHẬN VỊ VÀ CON NGƯỜI HƯỞNG LẠC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 5 1. LÍ DO CHọN Đề TÀI ......................................................................................................................................... 5 2. LịCH Sử VấN Đề ............................................................................................................................................. 6 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 13 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 13 5. NGUồN TƯ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ................................................................................................ 13 6. CấU TRÚC LUậN VĂN .................................................................................................................................... 14 7. ĐÓNG GÓP CủA LUậN VĂN ............................................................................................................................. 15 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................................................16 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO ......................................................16 1.1. NHO GIÁO VÀ NHO GIÁO ở VIệT NAM .......................................................................................................... 16 1.1.1 Những nội dung chính của Nho giáo ........................................................................................... 16 1.1.2. Sơ lược về Nho giáo ở Việt Nam ................................................................................................ 20 1.1.3. Nho giáo với văn học trung đại Việt Nam................................................................................... 22 1.2. ĐạO GIÁO VÀ ĐạO GIÁO ở VIệT NAM ............................................................................................................ 31 1.2.1. Những nội dung chính của Đạo giáo .......................................................................................... 31 1.2.2. Sơ lược về Đạo giáo ở Việt Nam................................................................................................. 36 1.2.3 Đạo giáo với văn học trung đại Việt Nam ................................................................................... 38 CHƯƠNG 2 - HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI PHẬN VỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ................46 2.1. CON NGƯờI VĂN VÕ TOÀN TÀI..................................................................................................................... 48 2.2. CON NGƯờI VớI LÝ TƯởNG NHậP THế ............................................................................................................ 51 2.3. CON NGƯờI “TRUNG QUÂN” ...................................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3 - HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI HƯỞNG LẠC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ ..........75 3.1. CON NGƯờI ĐA TÌNH ................................................................................................................................. 76 3.2. CON NGƯờI RONG CHƠI ............................................................................................................................. 85 3.2.1. Nhân sinh quí thích chí ............................................................................................................... 85 3.2.2 Con người với những thú chơi tao nhã ........................................................................................ 88 3.2.3 Con người với thú chơi trần tục ................................................................................................... 92 3.2.4. Con người tìm về với thiên nhiên ................................................................................................ 93 3.2.5. Con người nhàn tản .................................................................................................................... 96 3.3. CON NGƯờI “CÔNG THÀNH THÂN THOÁI” ...................................................................................................... 99 3.4. CON NGƯờI “AN BầN LạC ĐạO” ................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................................107 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng mà tôi trân trọng tri ân: Tôi xin cám ơn bạn bè, gia đình đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin cám ơn tập thể thầy cô trường THPT Phú Ngọc đã hỗ trợ kinh phí và thời gian để tôi tham gia đầy đủ khóa học Tôi xin cám ơn các thầy cô ở khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm TPHCM đã tận tình dạy dỗ và hướng dẫn tôi trong việc học tập và nghiên cứu Tôi xin đặc biệt cám ơn cô Lê Thu Yến, người hướng dẫn tôi làm luận văn này. Trong quá trình học, vì lí do riêng, tôi đã có thời gian nghỉ khá dài. Nhờ sự giúp đỡ, quan tâm và sự nhiệt tình của cô mà tôi đã hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Người viết luận văn Lê Thị Bích Ngọc PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam thời kì trung đại phát triển trong suốt 10 thế kỉ, chia làm bốn giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn có những thành công nhất định nhưng trong bốn giai đoạn của văn học trung đại thì văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu cả về chất lượng lẫn số lượng các tác phẩm, tác giả. Văn học trong giai đoạn này đã đơm hoa kết trái với nhiều quả ngọt: nhiều tác giả lớn xuất hiện, nhiều kiệt tác của dân tộc đã ra đời. Nguyễn Công Trứ là một tác giả lớn và là một hồn thơ có nét độc đáo riêng trong sự phong phú, đặc sắc của văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX. Nhắc đến Nguyễn Công Trứ ta nhớ ngay đến một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, mạnh mẽ, đầy niềm kiêu hãnh. Thơ văn của ông còn lại không quá nhiều, khoảng 150 bài, nhưng đều là những bài thơ có giá trị và đứng vững được trước sự nghiệt ngã của thời gian. Ý kiến đánh giá về thơ văn ông có số lượng rất lớn, nhiều hơn số lượng thơ của ông hàng trăm lần.Từ bài nghiên cứu đầu tiên năm 1928 của cụ Lê Thước đến nay đã hơn một thế kỉ nhưng vẫn có nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu thơ văn ông. Điều đó cho thấy thơ văn ông có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người đọc và có vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc. Có được vị trí đó là nhờ thơ văn ông đã mang đến cho thi đàn văn học Việt Nam nhiều điều hoàn toàn mới mẻ, “Có Nguyễn Công Trứ, cây đàn văn học Việt Nam có đủ dây vũ dây văn, mà ông chính là sợi dây vũ cường tráng luôn luôn rung lên những âm sắc nam nhi, sảng khoái làm phong phú cung đàn văn chương đất nước”(Nguyễn Khoa Điềm). Giới nghiên cứu đã chú ý rất nhiều đến việc tìm hiểu thơ văn ông ở nhiều góc độ, vận dụng nhiều lí thuyết, dựa trên những lập trường, quan điểm khác nhau. Đó có thể ở lập trường đạo đức, chủ nghĩa duy vật biện chứng, lập trường giai cấp, học thuyết Nho giáo, Lão – Trang,… Các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu nội dung tư tưởng chính trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, đặc biệt là về chí nam nhi và tư tưởng hưởng lạc và tìm cách lí giải những nội dung này trong thơ ông. Trong các bài nghiên cứu về chí nam nhi, tư tưởng hành lạc, nhiều nhà nghiên cứu có đề cập đến khía cạnh con người trong thơ Nguyễn Công Trứ. Thể tài hát nói trong thơ Nguyễn Công Trứ cũng được giới chuyên môn chú ý và đánh giá cao về cả nghệ thuật lẫn nội dung bài hát nói của ông. Dù được nghiên cứu khá lâu và khá nhiều nhưng một điều người viết nhận thấy là hình tượng con người trong thơ của Nguyễn Công Trứ chưa được đề cập đến một cách hệ thống và đầy đủ. Chúng ta cũng biết hình tượng là trung tâm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện cũng là cái đích đến của nhà văn trong việc chuyển tải tư tưởng của mình đến với độc giả. Điều này thôi thúc người viết tìm hiểu hình tượng con người trong thơ Nguyễn Công Trứ với hai hình tượng chủ yếu: con người phận vị và con người hưởng lạc. Trong thơ Nguyễn Công Trứ có cả con người của ý thức, trách nhiệm, bổn phận và có cả con người rong chơi với mọi thú chơi trên cõi đời, con người hưởng nhàn. Hai con người ấy xuất hiện dày đặc trong thơ của ông. Nó mang cả tư tưởng, triết lí sống và triết lí nhân sinh của thơ ông. Tìm hiểu hình tượng hai con người ấy cũng là một hành trình tìm về với quan niệm, triết lí sống của nhà thơ độc đáo, rất cá tính. Qua đó người viết một lần nữa khẳng định giá trị hết sứt đặc sắc trong thơ của ông. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ và thơ văn của ông đã có từ lâu từ những năm 20 của thế kỉ XX. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về con người và thơ văn của ông. Giới nghiên cứu tập trung khai thác các phương diện sau: - Nghiên cứu Nguyễn Công Trứ với tư cách một nhân vật lịch sử. - Nghiên cứu Nguyễn Công Trứ với tư cách một nhà thơ. - Nghiên cứu Nguyễn Công Trứ với tư cách một cá nhân văn hóa. Với tư cách là nhân vật lịch sử, trong thời đại của mình (thế kỉ XIX), ông được nhắc đến trong Đại Nam thực lục, Đại Nam chính biên liệt truyện khá nhiều. Đến đầu thế kỉ XX đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học và lịch sử cũng tìm hiểu về con người ông. Những hạn chế và ưu điểm của ông cũng được mọi người quan tâm và nêu bật những việc làm được cho dân cho nước; những việc làm đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân. Tuy nhiên từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã có “cái nhìn lịch sử” khi đánh giá về triều đại nhà Nguyễn, cũng như về Nguyễn Công Trứ. Vì thế mà những việc làm của ông được nhìn nhận ngày một khách quan hơn, chính xác hơn. Với tư cách là một cá nhân, một danh nhân văn hóa, Vũ Ngọc Khánh đánh giá Nguyễn Công Trứ là “một cá nhân văn hóa rõ rệt. Với lịch sử dân tộc ông xứng đáng là một danh nhân”. Với tư cách là nhà thơ, đã có công trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Công Trứ từ những năm 20 của thế kỉ XX. Mở đầu từ “Nam thi hợp tuyển”(Nguyễn Văn Ngọc, 1927), “Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ ” (Lê Thước, 1928) đến nay số lượng bài, công trình nghiên cứu về thơ văn ông đã khá nhiều. Tác phẩm của ông cũng được tiếp cận ở những mức độ, góc độ khác nhau. Khen có, chê có. Khen thì hết lời mà chê cũng khắt khe. Các bài nghiên cứu về thơ của Nguyễn Công Trứ chủ yếu tập trung làm rõ nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ, đánh giá vị trí của ông trong nền văn học dân tộc. Tư tưởng trong thơ Nguyễn Công Trứ khá phức tạp và đã gây ra nhiều tranh cãi. Trọng tâm của những tranh cãi xoay quanh hai vấn đề chính: tư tưởng chí nam nhi và tư tưởng hành lạc. Tư tưởng chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ, trước đây, bị đánh giá rất khắt khe “Có thể nghĩ rằng động cơ chi phối toàn bộ cuộc sống của Nguyễn Công Trứ là động cơ làm cho rõ tu mi nam tử để trở thành một đấng anh hùng trong trời đất, tóm lại là động cơ thành danh”(Nguyễn Phan Quang – Nguyễn Danh Phiệt)[61, 326]; “Ở kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ tư tưởng danh lợi nổi lên rõ rệt (...) ý thức bản ngã và tư tưởng tự kiêu rất nặng nề”(Nguyễn Tài Thư) [61, 307]. Ngày nay giới nghiên cứu đã có cái nhìn khác. Nguyễn Khoa Điềm thấy đây là một quan niệm sống tích cực, có hoài bão đáng để giới trẻ học hỏi “Nguyễn Công Trứ đã đem đến cho bầu không khí văn hóa Việt Nam những rung cảm mạnh mẽ, bất ngờ và khát vọng dân giàu nước mạnh, giang sơn thống nhất, ở đó còn có chỗ cho sự cống hiến và hưởng thụ cá nhân, mong muốn thăng tiến và niềm vui sống... vốn là những khát vọng không thể thiếu trong tâm hồn nhân dân hàng ngàn năm lịch sử” [61, 392]. Có người còn cho đây chính là triết lí sống của con người cá nhân và xem Nguyễn Công Trứ là nhà hiền triết. Tư tưởng hành lạc là nội dung gây nhiều tranh cãi nhất trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Bởi bên cạnh thú chơi tao nhã: cầm kì thi họa, Nguyễn Công Trứ còn có cả thú chơi có tính chất phi truyền thống: thú chơi có yếu tố sắc dục. Điều mà đạo đức nho giáo cấm kị. Chính vì thế mà khi đánh giá về thơ văn Nguyễn Công Trứ các nhà nghiên cứu đều có những băn khoăn nhất định. Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ là một lợi khí chiến đấu vậy. Đó là quan niệm của đẳng cấp sĩ phiệt dùng để phận biệt mình với giai cấp phú hộ và toàn thể dân gian: nghệ thuật hành lạc chỉ là một khía cạnh cả nghệ thuật thống trị” [61, 138]. Nguyễn Viết Ngoạn lại cho rằng đó là quan niệm sống mang giá trị nhân sinh cao đẹp. Về giá trị nghệ thuật các ý kiến khá thống nhất khi cho rằng thơ văn Nguyễn Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao ở thể hát nói. Trương Chính nhận xét thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ có “Phong cách bình dân”,“Ông làm thơ toàn bằng tiếng nói của nhân dân, dùng nhiều tục ngữ, ca dao, tiếng địa phương, cốt tìm ra cách diễn đạt thích hợp, sinh động, dễ đi vào lòng người” [61, 408]. Riêng nghiên cứu về hình tượng con người trong thơ Nguyễn Công Trứ chưa có một công trình riêng biệt. Tuy nhiên trong các bài nghiên cứu của mình, các tác giả cũng có đề cập ít nhiều đến vấn đề này. Con người phận vị trong thơ Nguyễn Công Trứ nhận được nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Đứng trên lập trường Nho giáo các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Công Trứ đã làm hết phận sự của một nhà nho. Ông là một “kẻ sĩ hoàn danh” đáng trân trọng. Từ thuở còn là thư sinh cho đến lúc làm quan, ông đều bộc lộ chí khí của kẻ sĩ nhập thế tích cực, lo cho dân cho nước. “Suốt đời thương dân, lo nước, Nguyễn Công Trứ đem hết tài năng và nghị lực của mình phục vụ cho đất nước” (Hà Văn Tấn) [61, 393]. “Triết lí của ông là dấn thân. Dấn thân vì lí tưởng, vì sự nghiệp, vì quần chúng nhân dân (…) Dấn thân chứ không bao giờ dung thân. Các nhà nho trước đây ai cũng có tư tưởng dung thân, và khi dung thân không được thì người ta ở ẩn. Nguyễn Công Trứ không bao giờ như thế cả” [61, 401] (Vũ Ngọc Khánh) Nguyễn Khắc Hoạch đánh giá Nguyễn Công Trứ là người gần dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân, luôn tâm niệm “một mình để vì dân vì nước” đúng với tinh thần phục vụ của kẻ sĩ. Khiêm Đạt, Nguyễn Minh cũng thấy sự nỗ lực trong việc thực hiện nghĩa vụ của Nguyễn Công Trứ “Vua ấy, tôi ấy, cho nên dù bao nhiêu gian lao, cực khổ, ông vẫn dốc chí hoạt động cho trọn đạo “vi tử, vi thần”(…) Trải qua bao gian khổ, nhiều bước thăng trầm, lắm kẻ gièm pha, tuy nhiên Nguyễn Công Trứ vẫn đem tất cả năng lực sở hữu của mình ra giúp nước” [61, 206]. Phạm Thế Ngũ đánh giá cao quan niệm của Nguyễn Công Trứ về trách nhiệm với vua với nước “Ông không quan niệm chữ trung một cách máy móc theo kiểu Tống Nho “quân sử thần tử thần bất tử bất trung”. Thờ vua ông nhìn xa hơn đến dân đến nước” [61, 218]. Để thực hiện phận vị của mình, Nguyễn Công Trứ đã đề ra chương trình hành động cụ thể, “thật hoàn bị và hào sảng”. Nguyễn Công Trứ không chỉ làm tốt phận sự của mình mà còn lập nên một sự nghiệp lẫy lừng. Ông xứng đáng là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà thơ lớn của dân tộc. Đứng trên lập trường giai cấp, nhiều nhà nghiên cứu lên án con người phận vị trong thơ Nguyễn Công Trứ tuân theo chữ Trung một cách cứng nhắc. Các tác giả đã phân chia những việc làm của Nguyễn Công Trứ ra thành hai loại: những việc làm có lợi cho dân (khai khẩn đất hoang, trấn giữ biên giới phía Tây,…) và việc làm có hại cho dân (đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa). “Đứng trên lập trường Khổng giáo, không thể chê ông vào đâu được. Ông không hề làm khác những nhà nho yêu nước, những anh hùng liệt sĩ đời Trần, đời Lê… Có điều, các vị ấy thờ những ông vua chống giặc ngoài, võ công của các vị ấy là đánh đuổi bọn xâm lược phương Bắc, còn như ông thì ông lại quay mũi giáo chống những nông dân nghèo đói được cơm no áo ấm, thù địch với bọn tham quan ô lại, địa chủ, cường hào!” (Trương Chính)[61, 364 ]. Nguyễn Nghiệp phê phán gay gắt hơn “Nguyễn Công Trứ trước sau vẫn là người của giai cấp thống trị bóc lột. Nguyễn Công Trứ chưa đứng về phía nhân dân, thậm chí còn theo lệnh triều đình đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Nguyễn Công Trứ chưa hề bao giờ vượt ra ngoài cái khuôn khổ “quân thần phụ tử” của Nho giáo, đó là giới hạn cứng rắn trong tư tưởng của ông (…). Vì vậy cho nên trong thơ Nguyễn Công Trứ, cái phần tôn quan, cái tính chất cá nhân cô độc, cái thức hành lạc đẫm màu sắc dục và cái chất tiêu cực pha sắc Lão Trang … là những phần gắn liền với tư tưởng của giai cấp thống trị phản động và suy đồi” [61, 262]. Nguyễn Quang Phan và Nguyễn Danh Phiệt cho rằng Nguyễn Công Trứ cố gắng làm nên sự nghiệp lớn, sự hăm hở, lẽ sống nóng bỏng của ông là do động cơ “thành danh” và việc làm quan cho triều Nguyễn là điều kiện để lập danh. Cái tôi ở Nguyễn Công Trứ là trung tâm, là thước đo tất cả. “Đương nhiên muốn thi thố cái tài kinh tế của mình, ông phải tuân thủ nghiêm túc mọi chức trách của một ông quan. Không làm quan ai cho ông “ra tài kinh tế”. Công việc xong, dân cảm phục, vua cũng biết tài, đồng liêu vừa phục vừa ghen ghét. Thế là ông thỏa mãn.” [61, 328] Lí tưởng “trí quân trạch dân” của Nguyễn Công Trứ, theo các nhà nghiên cứu trên, cũng chỉ là “ảo tưởng” của tầng lớp kẻ sĩ thời bấy giờ mà nhà thơ là tiêu biểu. Nguyễn Phan Quang khẳng định “Chữ trung so với chữ danh trong thơ Nguyễn Công Trứ thật mờ nhạt, công thức, không có hồn. Ở Nguyễn Công Trứ “trung quân, trí quân” chẳng qua là “Đã từng tắm gội ơn mưa móc/ Cũng phải xênh xang hội gió mây”” [61, 330]. Các tác giả này thường căn cứ vào những bài thơ về thế thái nhân tình và bài “Thất thập tự thọ” để đưa ra nhận định Nguyễn Công Trứ chán nản và hối hận với cuộc đời làm quan của mình. Lí tưởng nhà thơ theo đuổi là sai lầm, vì thế khi gặp thực tế đã sinh ra sự bất mãn, chua chát và phản ứng lại cuộc đời bằng việc hành lạc để quên đời. “Đặc biệt là những năm cuối đời làm quan, Nguyễn Công Trứ tỏ ra hối hận “nhập thế cuộc” nhầm thời đại, lẫn lộn “chí làm trai” với “mộng công hầu”, tưởng “nợ tang bồng hồ thỉ”, tưởng trung trinh với nhà vua là vì dân vì nước! Ông tự nhận mình là con rối mua vui cho thiên hạ, rằng ông chẳng có chút công trạng gì hết, rằng 69 năm về trước của đời ông là một chuỗi sai lầm lớn!” Nguyễn Nghiệp đề cao con người cá nhân trong thơ văn Nguyễn Công Trứ và thấy rằng “Rõ ràng trong tư tưởng hành động của Nguyễn Công Trứ, bên cạnh cái khía cạnh hành đạo tích cực của một nhà nho vẫn có một cái gì thuộc về bản lĩnh cá nhân của Nguyễn Công Trứ: một tài năng tự ý thức, một sự sống muốn được bành trướng, một khát vọng mơ hồ đòi được thỏa mãn” [61, 251]. Nguyễn Lộc cũng thấy điều đó trong thơ Nguyễn Công Trứ “… đằng sau ý thức về bổn phận, vai trò của cá nhân cũng được đề cao” [61, 286]. Nguyễn Viết Ngoạn cũng đồng tình với hai ý kiến trên khi cho rằng “Con người phận vị trở nên chật chội với một tầm vóc phi thường (…) Đóng góp cho nhà nước là một lẽ nhưng chủ động làm nổi danh cho mình xem ra vẫn là quan trọng hơn” [50, 43 ]. Các ý kiến đều thống nhất khi đánh giá về đạo đức của ông quan Nguyễn Công Trứ. Đó là một vị quan thanh liêm, chính trực “Nguyễn Công Trứ là một con người trong sạch: khi hàn vi không làm điều gian trá, lúc làm quan vẫn giữ được liêm khiết, công minh” (Nguyễn Nghiệp) [61, 263] Về con người hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, cũng có ý khiến trái ngược nhau. Đứng trên lập trường đạo đức, nhiều người cho rằng đó là sự sa đọa trong đạo đức và lên án ông khá gay gắt “Đẩy hành lạc lên thành triết lí sống phải nói là một bước sa đọa về phương diện tư tưởng của Nguyễn Công Trứ”(Nguyễn Lộc) [61, 292] Nguyễn Bách Khoa đứng trên lập trường giai cấp để đánh giá việc hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ là sự phản ứng của tầng lớp sĩ phiệt với bọn phú thương đang lên trong xã hội lúc bấy giờ. “Đó là một quan niệm của đẳng cấp sĩ phiệt quí tộc dùng để phân biệt mình với giai cấp phú hộ và toàn thể dân gian”. Nguyễn Bách Khoa đã lên án con người hành lạc một cách gay gắt “Bài thơ (Tuổi già cưới vợ thiếp) đã lột tả được “con người” Nguyễn Công Trứ, một con người đa tình tột bậc, nhưng đa tình một cách thiết thực, một cách đĩ thõa, một cách hữu duyên, một cách trâng tráo”(…) “Toàn những là chơi, hành lạc, phong lưu, tài tình, trận cười… Tất cả khí chất của con người Nguyễn Công Trứ là ở những danh từ ấy. Mà các danh từ này, xét cho kĩ, cũng chỉ tóm tắt có một chữ Dâm. Nhưng ở ông, cái dâm ấy tế nhị lắm, đẹp lắm, được che đậy có nghệ thuật lắm, nên nó không thô bỉ, ít người nhận thấy ngay được - ở ông, cái “dâm” cũng có tính cách quí tộc” [61, 149]. Nguyễn Phan Danh nhìn nhận con người hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ là sự phản ứng lại khi lí tưởng “thành danh” không đạt được. Hay nói cách khác nó là kết quả của sự thất bại của lí tưởng. Khi lí tưởng gặp phải thực tế phũ phàng không thực hiện được thì Nguyễn Công Trứ tìm quên trong thú vui hành lạc. Các nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ ở miền Nam những năm từ 1954 đến năm 1975 lại đề cao con người hành lạc trong thơ ông. Theo Nguyễn Khắc Hoạch “Nguyễn Công Trứ tượng trưng cho những con người muốn sống đầy đủ trên mọi bình diện, trong mọi chiều của con người” [61, 199]. Hà Như Chi ca ngợi nghệ thuật hành lạc của Nguyễn Công Trứ “Khi hành lạc cụ đã tỏ ra xứng đáng với hai chữ sành sỏi và tài tình. Muốn được như cụ và đạt đến nghệ thuật hành lạc, không phải chỉ “biết chơi” mà thôi, mà còn phải chơi cho thật đủ và cho thật nhiều” [61, 325]. Phạm Thế Ngũ nâng phong cách sống và tư tưởng hành lạc của Nguyễn Công Trứ lên thành triết lí có ý nghĩa nhân sinh “Thuở hàn vi, ông hưởng nhàn: lí trí ông khuyến khích. Thời ra làm quan ông tìm cơ hội hành lạc để giải lao: lí trí ông tha thứ. Sau càng hoạt động càng gặp nỗi trắc trở đau lòng ông hành lạc để quên đời: lí trí ông đồng lõa. Sau hết đến lúc ông về hưu ông bám lấy hành lạc như một lẽ sống duy nhất của tuổi già: lí trí ông đầu hàng!”. “Tư tưởng hưởng nhàn và hành lạc như vậy ngày thêm phát triển và tiến tới trở thành một cột trụ vững vàng trong chủ nghĩa nhân sinh của ông” [61, 229]. Những ý kiến của các tác giả này ngoài mục đích nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ còn có “dụng ý xem xét lại ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc” cho nên chúng có phần chưa thật thỏa đáng. Những năm 80 của thế kỉ XX, ở góc độ văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm đã mở ra một cách nhìn nhận mới về con người hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ khi cho rằng trong con người hưởng lạc “… còn có chỗ cho sự cống hiến và hưởng thụ cá nhân, mong muốn thăng tiến và niềm vui sống”[61,392]. Nguyễn Viết Ngoạn cho rằng với việc hưởng lạc, Nguyễn Công Trứ đã khẳng định “nhu cầu hưởng thụ thực sự của con người”. “Triết lí hành lạc của ông là kết quả của một nhận thức sống, phản ánh bản tính nghệ sĩ trong ông”. “Ông đã nâng quan niệm hành lạc lên thành một triết lí sống để thách đố với cuộc đời ô trọc”. “Ông quả xứng đáng là một đại biểu của tư tưởng hành lạc tích cực, như một điển hình danh sĩ phong lưu với sinh lực cá nhân dồi dào, phong phú”. [51,60] Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương đã nhìn thấy “cốt cách tài tử” trong con người Nguyễn Công Trứ với đặc trưng là “cậy tài và thị tài”. “Không dừng lại ở các triết lí siêu hình về toàn sinh, toàn quí của Lão – Trang hay Dương Chu, người tài tử đã thế tục hóa, hành vi hóa chúng, hơn nữa, sáng tạo ra những nội dung trần thế chi tiết, càng độc đáo càng hay”. [61, 421] Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy con người hưởng nhàn trong thơ Nguyễn Công Trứ. Đa số các ý kiến đánh giá cao quan niệm nhàn của nhà thơ. Nguyễn Viết Ngoạn ca ngợi quan niệm nhàn của Nguyễn Công Trứ “Cái nhàn của ông là kết quả của sự nhận thức, của sự tự biết, tự thỏa mãn, như là mặt sau của sự tự cho mình đã sống đủ”. “Triết lí nhàn của ông như có sức mạnh của riêng nó. Nó không những có khả năng hiện thực hóa khát vọng sống hạnh phúc của con người mà còn có năng lực tạo thế quân bình trong tư cách và hành vi sống” [50, 74]. Như vậy hình tượng con người phận vị và con người hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Một điều dễ nhận thấy là các ý kiến đánh giá ở các giai đoạn những kháng năm tháng chống Mĩ chưa thật thỏa đáng. Các ý kiến của các tác giả viết trong thời kì đổi mới của đất nước (những năm 80 của thế kỉ XX) đến nay đã chú ý đến “quan điểm lịch sử” trong việc xem xét, đánh giá về con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ. Vì thế mà các ý kiến đó xác đáng, hợp lí hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát hình tượng con người sáng tác của Nguyễn Công Trứ với hai hình tượng chủ yếu và nổi bật trong thơ ông là con người hưởng lạc và con người phận vị. Qua đó, người viết làm nổi bật tư tưởng, giá trị nhân sinh của thơ văn Nguyễn Công Trứ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, người viết chỉ tập trung làm rõ vấn đề sau: Khảo sát hình tượng con người với hai hình tượng chính: con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu về thơ Nguyễn Công Trứ được lấy chủ yếu từ công trình nghiên cứu, sưu tầm của Trương Chính, Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách. Đó là cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính – Lê Thước – Hoàng Ngọc Phách biên soạn, NXB Văn Hóa, 1983. Ngoài ra người viết có tham khảo thêm tư liệu lịch sử, lí luận văn học, các bài nghiên cứu có liên quan. Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: đặt những sáng tác của Nguyễn Công Trứ vào hệ thống hình tượng con người trong thơ văn trung đại Việt Nam nhằm đánh giá những 13đặc trưng riêng của thơ ông trong văn học dân tộc. Nhờ đó, vấn đề nghiên cứu sẽ được soi sáng tường tận hơn. - Phương pháp thống kê: thống kê các bài thơ, câu thơ, … có thể hiện hình tượng con người trong số các sáng tác của Nguyễn Công Trứ để thấy được tần số xuất của từng hình tượng con người trong thơ. - Phương pháp phân tích: được vận dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm minh họa cụ thể, sinh động những đặc trưng nghệ thuật, nội dung tư tưởng của thơ văn Nguyễn Công Trứ. Đây sẽ là nền tảng thuyết phục cho những nhận định mang tính khái quát của từng hình tượng con người trong thơ ông. - Phương pháp tổng hợp: từ những phân tích cụ thể người viết tổng hợp để đưa ra những nhận định bao quát, tập trung để làm rõ hơn cho luận điểm cần chứng minh. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn sẽ gồm có 3 chương với những vấn đề như sau: I. Phần mở đầu II. Nội dung Chương 1: Nho giáo và Đạo giáo với văn học Trung đại Việt Nam 1.1 Nho giáo và Nho giáo với văn học trung đại Việt Nam 1.1.1 Những nội dung chính của Nho giáo 1.1.2 Sơ lược về Nho giáo ở Việt Nam 1.1.3. Nho giáo với văn học trung đại Việt Nam 1.2 Đạo giáo và Đạo giáo với văn học trung đại Việt Nam 1.2.1 Những nội dung chính của Đạo giáo 1.2.2 Sơ lược về Đạo giáo ở Việt Nam 1.2.3 Đạo giáo với văn học trung đại Việt Nam Chương 2: Con người phận vị trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ 2.1 Con người văn võ toàn tài 2.2 Con người với lý tưởng nhập thế 2.3 Con người “trung quân” Chương 3: Con người hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ 3.1 Con người đa tình 3.2 Con người rong chơi 3.2.1. Nhân sinh quí thích chí 3.2.2. Con người với thú chơi tao nhã 3.2.3. Con người với thú chơi trần thế 3.2.4. Con người tìm về với thiên nhiên 3.2.5. Con người nhàn tản 3.3 Con người “công thành thân thoái” 3.4 Con người “an bần lạc đạo” III. Phần kết luận 7. Đóng góp của luận văn Hình tượng con người là hình tượng trung tâm trong tác phẩm văn học. Thông qua hình tượng nhà văn gửi thông điệp về cuộc sống, về con người. Đọc tác phẩm văn học người đọc phải tìm được hình tượng và ý nghĩa của hình tượng văn học. Trong luận văn này, người viết tìm hiểu hình tượng con người phận vị và con người hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Đây là vấn đề mà giới nghiên cứu đã nói đến nhưng chưa đề cập một cách hệ thống. Người viết tập trung vào hai hình tượng này để thấy được sự độc đáo của hai hình tượng này. Đồng thời qua việc tìm hiểu hai hình tượng, người viết hiểu thêm những giá trị nhân văn trong sáng tác của nhà thơ và góp thêm một ý kiến về thơ Nguyễn Công Trứ. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO Trong phạm vi luận văn này người viết chỉ xin trình bày nội dung chính của học thuyết Nho giáo và Đạo giáo, những vấn đề có liên quan đến nội dung chính của luận văn mà không trình bày toàn bộ hai học thuyết này. 1.1. Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam 1.1.1 Những nội dung chính của Nho giáo Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN và có ảnh hưởng sâu đậm đến nền chính trị của Trung Quốc và các nước lân cận suốt hơn 2000 năm. Nho giáo ra đời trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu. Xã hội loạn lạc, đạo đức trong xã hội suy thoái, người đời say đắm công danh, không ai thiết gì đến nhân nghĩa nữa, dân tình khổ sở. Khổng Tử đã đem đạo của thánh nhân đời trước lập thành học thuyết với mục đích làm cho xã hội ổn định, trật tự. Tư tưởng của Khổng Tử thể hiện chủ yếu trong sách Luận ngữ, sách do học trò ông ghi chép lại lời giảng của thầy. Ngoài ra tư tưởng của Nho giáo còn thể hiện trong các sách của Nho giáo như Ngũ kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu và cả các Truyện. Truyện là sách để truyền kinh, thuyết minh nội dung và tinh thần, tư tưởng của các kinh. - Thế giới quan + Quan niệm về trời: Khổng Tử trực tiếp về vũ trụ quan, dù ông có nhắc đến trong Luận ngữ. 19 chữ “thiên” trong Luận ngữ có 3 chữ chỉ trời tự nhiên, còn lại chỉ trời như một ông thần nhân cách. “Thiên” với Khổng Tử là một ông thần nhân cách, là chủ tể của muôn loài. Ông tin trời và kính trời. Đối với quỉ thần, ông cũng không bàn luận nhưng tế tự rất nghiêm túc. + Thiên mệnh: Thiên mệnh được hiểu là mệnh lệnh của trời (ý trời). Đạo nho quan niệm rằng tất cả sự biến đổi lớn nhỏ trong trời đất đều do trời chi phối. Thuyết thiên mệnh gồm 4 điểm cơ bản sau: biết mệnh trời, đợi mệnh trời, phối hợp với mệnh trời, sợ mệnh trời. Khổng Tử nhấn mạnh đến “thiên mệnh” (mệnh), “bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử giã”(không biết mệnh, không phải là quân tử). “Mệnh” trong Luận ngữ có ba nghĩa. Thứ nhất “Mệnh” là một cục diện an bài trong xã hội cũng như trong thực tế; mọi hoạt động diễn ra theo một sự chi phối của một cái gì đó ở bên ngoài. Thứ hai “Mệnh” chỉ những điều không thể hiểu được trong cuộc đời, con người cứ làm hết mình còn kết quả ra sao cũng mặc. Thứ ba “Mệnh” còn chỉ một thái độ tiêu cực, hoàn toàn để cho hoàn cảnh chi phối, chẳng cần làm gì cả. - Tư tưởng chính trị + Tòng chu Khổng Tử theo chế độ, chính trị, xã hội, pháp điển, lễ nhạc, giáo dục của nhà Chu, do Chu Công chế định sau khi đã sửa đổi lễ chế của Hạ, Ân. Khổng Tử có tư tưởng bảo thủ nhưng ông có sửa đổi, cải cách ít nhiều cho hợp thời. Theo ông nhà cầm quyền phải theo những qui định đã có từ trước nhưng cũng phải biết thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, biết tùy thời, biết tránh cực đoan, làm gì cũng vừa phải đừng thái quá cũng đừng bất cập. Tức là phải biết giữ đức “trung dung”. + Chính danh Khổng Tử đề ra thuyết chính danh với quan niệm: trên phải ra trên, dưới phải ra dưới. Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi. Ai ở địa vị nào cũng phải làm trọn trách của mình và ai giữ phận nấy, không ai được hưởng quyền lợi cao hơn địa vị của mình. Theo Khổng Tử muốn đạt đến “chính danh” thì thân phải chính, lời nói cũng phải chính. Khổng Tử cho rằng “Nếu danh không chính thì lời không thuận; lời không thuận thì việc không thành; việc không thành thì lễ nhạc không rõ ràng được; lễ nhạc không rõ ràng thì hình phạt không trúng; hình phạt không trúng thì dân không biết làm ăn ra sao. Người quân tử gọi danh thì phải nói được, đã nói được thì phải làm được. Với lời nói thì người quân tử không thể cẩu thả” (Luận ngữ, XIII, 3) + Đức trị Khổng Tử chủ trương cai trị bằng đức trị. Ông là người đầu tiên nói nhiều đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền phải sửa mình, làm gương cho dân, giáo hóa dân. Ông không tách rời đạo đức với chính trị mà chủ trương gắn đạo đức với chính trị. Quan niệm chính trị của ông đòi hỏi người trị dân phải có đức và phải trị dân bằng đức. “Làm chính trị phải dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả” (Luận ngữ XII, 1). Khổng Tử lại nêu gương đức hạnh của các thánh nhân đời xưa cho các nhà cầm quyền noi theo “Vua Nghiêu, vua Thuấn sự nghiệp rất lớn mà dân không tìm được chỗ nào để khen, lễ nhạc và chế độ của hai ông ấy rất rực rỡ” (Luận ngữ VIII, 21). Khổng Tử khuyên người trị dân phải tu thân, tức là phải sửa mình, phải học. Vua phải có những đức tính như người thường và đức của một người trị dân để giáo hóa dân. “Đức hạnh của người quân tử như gió, mà đức của dân như cỏ. Gió thổi cỏ rạp xuống”. Tử Trương hỏi phải thế nào để gánh vác việc nước, Khổng Tử đáp “phải trọng năm điều tốt và trừ bốn điều xấu”. Năm điều tốt là “ban ân huệ cho dân mà không hao tốn; khiến dân làm việc khó nhọc mà dân không oán; có lòng muốn mà không tham; thư thái mà không kiêu căng; uy nghiêm mà không dữ tợn”. Bốn điều xấu là “không giáo hóa dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược; không cắt đặt, răn bảo trước mà muốn có thành tích, như vậy là hung bạo; khi ra lệnh thì không bảo là cấp bách rồi đột nhiên bắt dân phải làm cho xong trong một kỳ hạn gấp, như vậy là hại dân; khi cho dân cái gì mà so đo, bủn xỉn với dân, như vậy là có thói nhỏ nhen của một viên chức thấp”. Xã hội lí tưởng của Khổng Tử là xã hội phong kiến, theo điển chế nhà Chu có tôn ti, trật tự, từ thiên tử đến các chư hầu và người dân ai có phận nấy. Ai cũng có quyền lợi và nhiệm vụ của mình. Mọi người sống hòa hợp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm nhau, ai cũng phải tu thân. Xã hội đó lấy gia đình làm cơ sở, đề cao hiếu đễ, lễ nghĩa. - Nhân sinh quan + Đạo làm người: Khổng Tử chú trọng việc rèn luyện đạo đức của con người. Ông đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn đạo đức để con người thực hiện. Trong đó đức nhân là quan trọng nhất. Khổng Tử không bao giờ xác định “nhân” là gì. Nội dung của “nhân” phải được tổng hợp trong các câu trả lời học trò của Khổng Tử. “Nhân” khái quát thành những nội dung chính sau: Nhân là trung thứ: “Thứ” là cái mình không muốn thì đừng làm cho người khác “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Luận ngữ, XII, 2). “Trung” là cái gì mình muốn đạt thì làm cho người khác đạt “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt `nhân” (Luận ngữ, VI, 28). “Trung thứ” vừa là đạo đối với người, vừa là đạo đối với mình: mình muốn lập thân, thành công thì mới có thể giúp người lập thân, thành công. Nhân vừa là tu thân vừa là ái nhân: theo Khổng Tử nhân là trung tâm của đạo đức. Từ đức nhân các đức khác được phát sinh ra và các đức khác cũng tụ cả về nó. “Khắc kỷ phục lễ” là nhân: Con người phải biết tiết chế những ham muốn cá nhân mà trở về đạo lí là nhân. Khổng Tử khuyên con người: “Đừng nhìn cái phi lễ, đừng nghe cái phi lễ, đừng nói cái phi lễ, đừng làm cái phi lễ”. Khổng Tử đề ra con đường thực hiện “khắc kỷ phục lễ”: cương cường, quả cảm, phải dũng (thấy việc nghĩa mà không làm, không phải người dũng), phải trí (có trí mới biết cách giúp người mà không làm hại cho người và cho mình). Hiếu đễ là gốc của nhân: Khổng Tử đề cao chữ hiếu. Ông chủ trương con cái tuyệt đối phục tùng cha mẹ, cha mẹ có sai, con cái chỉ can gián một cách khéo léo nhẹ nhàng, nếu không được phải kính cẩn theo ý cha mẹ, tuy trong lòng buồn phiền cũng không dám oán trách. (Luận ngữ, VI, 18). Vì theo ông “Có yêu kính cha mẹ và người lớn trong nhà mới biết yêu người ngoài” (Luận ngữ 1, 2) và như thế mới thành người nhân được. Nhân bao gồm nghĩa: Khổng Tử quan niệm theo nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính lợi cho mình, mà cũng không cần biết hậu quả ra sao. Nghĩa đề cao tinh thần cương trực, xả thân vì việc tốt “thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người quân tử” Nhân còn bao gồm nhiều đức khác: trung với nước, trực (ngay thẳng), kính (nghiêm trang thận trọng trong công việc), thận trọng về lời nói mà mau mắn về việc làm. Nhân còn bao gồm: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. + Đạo của người quân tử Từ “quân tử” đã xuất hiện ở đời nhà Chu với ý nghĩa chỉ địa vị xã hội. Người quân tử là người có chức phận cao, cai trị dân. Tiểu nhân tức là hạng thường dân, kẻ bị trị. Khổng Tử đặt ra nghĩa mới cho từ quân tử. “Quân tử” mà Khổng Tử dùng với nghĩa chỉ tư cách đạo đức của con người. Khổng Tử đặc biệt đề cao người quân tử. Vì đây là người đáng được nắm quyền trị dân. Nhưng để trở thành người quân tử, con người phải rèn luyện rất nghiêm ngặt. Khổng Tử vạch ra những tiêu chuẩn về tài đức, tư cách để thành người quân tử. Tiêu chuẩn ấy bao gồm những điểm sau: Về tư cách và thái độ: chỉ cầu ở mình, không cầu ở người. Giữ vững chính nghĩa, không tín chấp điều nhỏ nhặt. Có lỗi không ngại sửa. Giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn. Lo không đạt đạo chứ không lo nghèo,… Về đức của người quân tử: có lòng nhân, trọng nghĩa, sửa mình thành người kính cẩn… Về tài năng, kiến thức: hiểu biết rộng và làm được nhiều việc; biết mệnh trời; đủ tài trí để trị dân, dùng nhân để giữ dân, biết nghiêm trang đối đãi dân, dùng lễ cổ vũ dân... Về hành vi, ngôn ngữ: thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm. Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau. “Khi trông thì để ý để thấy cho minh bạch, khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ, sắc mặt thì giữ cho ôn hòa, diện mạo giữ cho đoan trang, nói thì giữ cho trung thực, làm thì giữ cho kính cẩn, có điều nghi hoặc thì hỏi han, khi giận thì nghĩ đến hậu quả tai hại sẽ xảy ra, thấy mối lợi thì nhớ đến nghĩa”,… Khổng Tử đề cao lòng trung hiếu nhưng ông cũng khuyên trung vua sáng suốt. Tức là người quân tử cần biết lực chọn vua tốt mà thờ, không phục tùng một cách tuyệt đối. Nếu vua làm sai, mình can ngăn không được thì có thể bỏ đi. 1.1.2. Sơ lược về Nho giáo ở Việt Nam Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ thời Bắc thuộc, Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam (thế kỷ thứ II sau công nguyên). Sĩ Nhiếp được coi là vị An Nam học tổ, tức là người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ độc lập tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta, nhưng ảnh hưởng của Phật giáo có phần nổi trội hơn. Vì nhu cầu xây dựng nhà nước phong kiến nên Nho giáo dần dần chiếm ưu thế hơn so với hai tôn giáo còn lại. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo là học thuyết chính đời sống tinh thần nước ta. Đến thế kỷ XV Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Vào thời Lê Thánh Tông khi xã hội phong kiến phát triển đến đỉnh cao, Nho giáo đạt đến cực thịnh. Từ thế kỷ XVI, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan