Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở binh chủng đặc công hiện...

Tài liệu Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở binh chủng đặc công hiện nay.

.DOC
227
801
60

Mô tả:

MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MUC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các hướng nghiên cứu chủ yếu trong tâm lý học về kỷ luật quân sự 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ TÂM LÝ PHÒNG NGỪA VI PHẠM KỶ LUẬT CỦA QUÂN NHÂN Ở BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG HIỆN NAY 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2. Những yếu tố tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.2. Phương pháp nghiên cứu Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 4.1. Phân tích thực trạng vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 4.2. Phân tích thực trạng các yếu tố tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 4.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 4.4. Biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 12 12 28 32 32 52 65 81 81 85 98 98 107 120 130 148 157 160 161 169 1 DANH MỤC BẢNG TT TÊN BẢNG 3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu 4.1 Mức độ vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc Trang 81 công hiện nay 4.2 Tổng hợp tình hình vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công 4.3 Thời gian quân nhân thường hay vi phạm kỷ luật ở Binh 98 4.4 4.5 4.6 chủng Đặc công hiện nay Mức độ biểu hiện yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân Mức độ biểu hiện yếu tố tâm lý thuộc về tập thể quân nhân Kiểm định yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và tập thể quân 100 104 108 113 nhân giữa nhóm cán bộ đơn vị và chiến đấu viên, hạ sĩ quan, 4.7 4.8 binh sĩ ở Binh chủng Đặc công hiện nay. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan Mức độ nhận thức về kỷ luật quân đội của quân nhân giữa đơn vị 116 121 149 4.9 thực nghiệm và đơn vị đối chứng trước tác động thực nghiệm Mức độ nhận thức về kỷ luật quân đội của quân nhân giữa đơn 150 4.1 vị thực nghiệm và đơn vị đối chứng sau tác động thực nghiệm Kết quả so sánh mức tăng nhận thức về kỷ luật quân đội của 0 quân nhân giữa đơn vị thực nghiệm và đơn vị đối chứng trước và sau tác động thực nghiệm 151 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 4.1 Mức độ vi phạm kỷ luật của các Lữ đoàn Đặc công hiện nay 100 4.2 Thời gian quân nhân thường hay vi phạm kỷ luật ở Binh 104 4.3 chủng Đặc công hiện nay So sánh mức độ thời gian quân nhân vi phạm kỷ luật giữa 106 4.4 các nhóm quân nhân có thời gian nhập ngũ khác nhau So sánh nhận thức trước tác động thực nghiệm của đơn vị 4.5 thực nghiệm và đơn vị đối chứng So sánh nhận thức sau tác động thực nghiệm của đơn vị thực 149 151 2 4.6 nghiệm và đơn vị đối chứng Nhận thức về kỷ luật quân đội của quân nhân nhóm đơn vị 152 4.7 thực nghiệm trước và sau tác động thực nghiệm Nhận thức về kỷ luật quân đội của quân nhân nhóm đơn vị đối chứng trước và sau tác động thực nghiệm 153 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và 64 2.2 tập thể quân nhân Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm 78 2.3 kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh 4.1. 4.2. 4.3. chủng Đặc công hiện nay Tương quan giữa các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân Tương quan giữa các yếu tố tâm lý thuộc về tập thể quân nhân Tương quan tổng nhóm với yếu tố tâm lý thuộc về quân 79 110 115 120 4.4 nhân và tập thể quân nhân Tương quan giữa tổng nhóm với các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng 4.5 Đặc công hiện nay Mối quan hệ của các biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi 127 phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 148 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận án Kỷ luật trong môi trường hoạt động quân sự có vai trò rất quan trọng, với Binh chủng Đặc công do tính chất hoạt động đặc thù “đặc biệt”, nên vấn đề kỷ luật càng đặc biệt quan trọng. Vì vậy, thời gian qua Bộ Quốc phòng, Binh chủng Đặc công đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn chấp hành kỷ luật quân đội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kỷ luật của quân nhân, song nhìn chung cách thức giáo dục, quản lý rèn luyện kỷ luật cho quân nhân vẫn thiên về hành chính, nặng về xử lý mỗi khi quân nhân có vi phạm kỷ luật mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động giáo dục, quản lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. Phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công muốn đạt được hiệu quả cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học, trong đó có cơ sở tâm lý và cơ sở tâm lý là một trong những cơ sở khoa học rất quan trọng, giúp cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp chủ động nhận diện đưa ra biện pháp giáo dục, quản lý nâng cao nhận thức, hành vi, ý thức chấp hành kỷ luật của quân nhân thuộc quyền. Vấn đề kỷ luật, cơ sở tâm lý của động cơ, hành vi kỷ luật, cơ sở tâm lý của tính kỷ luật, phòng chống, ngăn ngừa vi phạm kỷ luật v.v..của con người, trong đó có quân nhân đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tâm lý học ở nước ngoài, ở trong nước và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội quan tâm nghiên cứu, song mới chỉ đưa ra được một số cơ sở khoa học, cơ sở tâm lý, khái niệm vi phạm kỷ luật, cấu trúc tâm lý động cơ hành vi, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật, cơ chế hành vi kỷ luật, cơ sở tâm lý tính kỷ luật của quân nhân, điều kiện khách quan, chủ quan ảnh hưởng, tác động đến hành vi, ý thức chấp hành kỷ luật; cách thức, biện pháp phòng chống, ngăn chặn,v.v..hành vi vi phạm kỷ luật của con người, trong đó có quân nhân trên phương diện, cách thức tiếp cận vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm; còn việc nghiên cứu chỉ ra khái niệm phòng ngừa vi phạm kỷ luật; cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật; biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân, trong đó có quân nhân ở Binh chủng Đặc công thì chưa có nghiên cứu nào. 4 Thực tế nhiều năm qua đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Binh chủng Đặc công đã áp dụng nhiều cách thức, biện pháp tác động giáo dục đến quân nhân; nên đại bộ phận quân nhân có tính kỷ luật tốt, có nhận thức, nhu cầu, ý thức, thói quen chấp hành kỷ luật quân đội, biết ghép mình vào tổ chức, sống có trách nhiệm với đơn vị và bản thân, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Vì vậy, mà tình hình vi phạm kỷ luật quân đội của quân nhân giảm, số vụ vi phạm kỷ luật năm sau thường thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công vẫn còn, tính chất, mức độ, nội dung vi phạm kỷ luật của quân nhân rất đa dạng, phức tạp, khó lường biểu hiện như: Chấp hành không nghiêm các chế độ trong ngày, tuần, tháng, phát ngôn thiếu tính xây dựng, tự tử, mất an toàn trong huấn luyện, trong tham gia giao thông, trộm cắp tài sản, đánh số đề, cá độ, bán hàng đa cấp, tiếp tay sử dụng chất ma túy,v.v..[5], [6], [7], các vi phạm trên đã gây nên hậu quả xấu, làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của quân nhân và đơn vị; trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, cơ hội phát triển của bản thân quân nhân vi phạm kỷ luật và làm giảm chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, sức mạnh chiến đấu tổng hợp, truyền thống tốt đẹp của Binh chủng Đặc công. Vì vậy, nghiên cứu: Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công sẽ cung cấp cơ sở, luận cứ khoa học để cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Binh chủng Đặc công chủ động đưa ra cách thức tổ chức giáo dục, quản lý quân nhân; biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. Từ lý do trên chúng tôi chọn vấn đề:“Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay” làm Luận án nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân, đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng lý luận về cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay - Đánh giá thực trạng mức độ các vi phạm kỷ luật của quân nhân; các yếu tố tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân; các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay - Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay - Tiến hành thực nghiệm tác động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 3.1. Khách thể nghiên cứu Là cán bộ, chiến sĩ trong các Lữ đoàn Đặc công 113, Lữ đoàn Đặc công 1, Lữ đoàn Đặc công 5 thuộc Binh chủng Đặc công 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mức độ biểu hiện các yếu tố tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay 3.3. Phạm vi nghiên cứu Các yếu tố tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân; các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân; biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. 3.4. Giả thuyết khoa học Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công là các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân. Nếu, chỉ ra được các yếu tố tâm lý chủ yếu thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân và đánh giá đúng thực trạng các yếu tố tâm lý ấy và thực trạng mức độ vi phạm kỷ luật của quân nhân; mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công, thì sẽ đề xuất được các 6 biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân góp phần nâng cao tính kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản trong Tâm lý học mác xít như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng các hiện tượng tâm lý người; Nguyên tắc thống nhất tâm lý - ý thức và hoạt động trong sự phát triển tâm lý người; Nguyên tắc tiếp cận hệ thống. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học và Tâm lý học quân sự như: - Nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát một số công trình khoa học, tài liệu của các tác giả có liên quan đến cơ sở tâm lý của vấn đề kỷ luật quân sự; cấu trúc, cơ chế hành vi kỷ luật của quân nhân và vấn đề phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. - Nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin, nhận biết mức độ biểu hiện các yếu tố tâm lý trong phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân thông qua hành vi, thói quen,v.v..chấp hành kỷ luật của quân nhân với mục đích hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn và phương pháp thực nghiệm,v.v.. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để thu nhận ý kiến quân nhân về nội dung liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu như: các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân; các yếu tố ảnh hưởng,v.v..đến hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay Phương pháp đàm thoại: Để nắm, hiểu sâu động cơ, suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh quân nhân; nhận thức, nhu cầu về kỷ luật,v.v..nhằm củng cố kết quả, số liệu điều tra Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ, hạ sĩ quan, binh sĩ, để khẳng định kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. 7 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học am hiểu sâu vấn đề nghiên cứu. Tập trung vào yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thống kê số liệu vi phạm kỷ luật của Binh chủng Đặc công; nghiên cứu lý lịch trích ngang; kết quả phân loại rèn luyện; nghị quyết, chỉ thị, báo cáo có liên quan đến vấn đề kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công để phân tích, đưa ra nhận định, đánh giá, v.v.. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức tác động thực nghiệm nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu, kết quả điều tra, thực nghiệm thu được, sẽ được xử lý bằng công thức toán học thống kê, với sự trợ giúp từ phần mềm SPSS20.0 For Windows để tăng độ chính xác, tin cậy của kết quả nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận: Chỉ ra khái niệm phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân; khái niệm phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công; cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân; cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công; các yếu tố tâm lý chủ yếu thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân; các yếu tố ảnh hưởng tới phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công, đây là những vấn đề mới của luận án; đồng thời còn cung cấp các biện pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân làm cơ sở, luận cứ khoa học cho quá trình giáo dục, quản lý rèn luyện nâng cao tính kỷ luật cho quân nhân trong Binh chủng Đặc công hiện nay. 5.2. Về thực tiễn: Cung cấp số liệu, đánh giá thực trạng mức độ vi phạm kỷ luật; các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và tập thể quân nhân; mức độ ảnh hưởng của các yếu 8 tố khách quan, chủ quan tới hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. Chỉ ra được các biện pháp pháp tâm lý - xã hội phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. Cung cấp kết quả thực nghiệm tác động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công để khẳng định tính khoa học của vấn đề nghiên cứu 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Luận án làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận khoa học giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Binh chủng Đặc công đánh giá về hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. Là cơ sở thực tiễn và tài liệu tham khảo cho các đơn vị và làm tài liệu cho Binh chủng Đặc công nghiên cứu, vận dụng nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân ở Binh chủng Đặc công hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, luận án được trình bày thành 4 chương (12 tiết), kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các hướng nghiên cứu chủ yếu trong tâm lý học về kỷ luật quân sự 1.1.1. Hướng nghiên cứu cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và tập thể quân nhân Cơ sở tâm lý phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân có liên quan trực tiếp đến các yếu tố tâm lý tạo nên tính kỷ luật của quân nhân và TTQN. Vì vậy, cần nghiên cứu cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và TTQN * Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, trong đó có nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã tập trung làm rõ các thành phần, yếu tố tâm lý tạo nên cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân. Đêmin V.G. (1964), Giáo dục xử lý kỷ luật những người lính trẻ ngày nay, đã xem cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân như là một “hợp kim của thái độ; trí thức (sự hiểu biết); niềm tin, các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen. Mỗi thành phần nêu trên lại là một cấu thành tâm lý phức tạp có thể có những nội dung khác nhau, dáng vẻ biểu hiện khác nhau trong các điều kiện đa dạng của hoạt động quân sự” [90, tr.39]. Nghiên cứu của ông đã cho thấy tính khoa học khi đưa ra cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của nhân cách quân nhân đó là: Sự hiểu biết, thói quen, niềm tin, kỹ năng, kỹ xảo trong các hành vi kỷ luật và chính trong quá trình nghiên cứu thì V.G.Đêmin còn nhận thấy, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật có tính phức tạp và tính phức tạp ấy còn được thể hiện ngay trong mỗi thành phần tâm lý tạo nên tính kỷ luật của quân nhân. Kitốp A.I. (1969), Kỷ luật quân đội [95, tr.5]; Kitốp A.I. (1976), Quân đội hiện đại và kỷ luật [96, tr.304]. Đã phân biệt hình thức của hành vi, hậu quả khách quan của hành vi và động cơ kỷ luật. Các ý nghĩa, tình cảm, các quan điểm chính trị - tinh thần tập thể, đạo đức của nhân cách được biểu hiện với tư cách là động cơ có một ý nghĩa chủ đạo trong hành vi, ông tập trung nhấn mạnh 10 đến tính phụ thuộc của tính kỷ luật ở chiến sĩ vào các phẩm chất của nhân cách như: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực v.v.. trong nghiên cứu ông đã chỉ ra các phẩm chất tạo nên động cơ hoạt động của quân nhân và động cơ ấy có ý nghĩa quyết định đến hành vi của quân nhân; trong đó tính kỷ luật của quân nhân luôn chịu sự chi phối của các phẩm chất của nhân cách là: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Điều đó chứng tỏ, phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân chỉ đạt hiệu quả, khi đội ngũ cán bộ các cấp quan tâm đến việc giáo dục, quản lý rèn luyện phát triển các phẩm chất nhân cách cho quân nhân. Anchipốp A.I, cho rằng, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của nhân cách quân nhân gồm: Tri thức (sự hiểu biết) về kỹ thuật và vũ khí, về điều lệnh, về chuẩn mực đạo đức; tự ý thức sâu sắc về ý nghĩa chính trị và xã hội của kỷ luật; niềm tin chính trị và đạo đức của cá nhân cũng như là các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen tuân thủ các đòi hỏi của kỷ luật quân sự [dẫn theo 73, tr.12]. Thực chất, đây là các thuộc tính phẩm chất tâm lý rất quan trọng tạo thành nhân cách quân nhân, có ý nghĩa thúc đẩy hệ thống thái độ, hành vi, ý thức tích cực trong chấp hành kỷ luật quân đội của quân nhân. Iutrencô I.A, bàn về cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân, ông tập trung nhấn mạnh ảnh hưởng của trí thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen cũng như các đặc trưng của khí chất, các quá trình nhận thức, các phẩm chất đạo đức và ý chí, tình cảm, các nhu cầu và lợi ích đến hành vi của chiến sĩ [dẫn theo 73, tr.12]. Như vậy, theo ông thì cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân có nội hàm rộng và được ông đề cập trên nhiều khía cạnh biểu hiện của các phẩm chất nhân cách quân nhân. Maiôrốp V.V. (1983), Giáo dục kỷ luật cho các sĩ quan trẻ trong đơn vị cho rằng: Tính kỷ luật như một phẩm chất tích hợp của nhân cách, là sự thống nhất, sự hiểu biết về trật tự điều lệnh, điều lệ, quy tắc với niềm tin. Để đi đến khẳng định, động cơ hành vi kỷ luật là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của nhân cách quân nhân. Về cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân, theo ông gồm: Sự hiểu biết (trí thức) về các chuẩn 11 mực đạo đức và các đòi hỏi của điều lệnh, điều lệ quân sự và các thói quen hành vi kỷ luật quân sự. Ông đã chỉ ra cấu trúc tâm lý và thấy được khía cạnh dẫn đến hành vi kỷ luật là tổng hợp các thành phần tâm lý trong đó không thể thiếu “động cơ hành vi” trong mỗi chiến sĩ và coi đó là cơ chế giúp chiến sĩ chấp hành kỷ luật, dựa trên cơ sở hiểu biết các quy định và đòi hỏi của chuẩn mực đạo đức xã hội [97, tr.36-42]. Đây xem là cách tiếp cận hợp lý, vì ông đã chỉ ra nhiều khía cạnh về cấu trúc tâm lý, cơ chế hành vi kỷ luật của quân nhân. Như vậy, các tác giả đều có sự thống nhất cơ bản về cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân, chính là các phẩm chất tạo nên nhân cách của người quân nhân như: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen tuân thủ các đòi hỏi của kỷ luật quân sự, đặc trưng của khí chất, các phẩm chất đạo đức, ý chí, tình cảm, tự ý thức sâu sắc về ý nghĩa chính trị và xã hội của kỷ luật; niềm tin chính trị và đạo đức của cá nhân,v.v.. Thực chất, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân chính là các yếu tố, thành phần tâm lý tham gia tạo thành tính kỷ luật của nhân cách quân nhân. Việc nghiên cứu cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân của một số tác giả ở nước ngoài đã làm sáng tỏ nội dung tâm lý thuộc phẩm chất nhân cách quân nhân, đây là căn cứ khoa học để khẳng định các yếu tố tâm lý tạo nên tính kỷ luật quân nhân và là cơ sở cho việc xác định các yếu tố tâm lý tạo nên cơ sở tâm lý phòng phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân hiện nay. * Các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước Các tác giả: Nguyễn Ngọc Phú (1989), Tâm lý học kỷ luật quân sự [59], Đinh Hùng Tuấn (1996), Cơ sở tâm lý học của củng cố và nâng cao tính kỷ luật của tập thể quân sự bộ đội Đặc công [73], v.v..đều thống nhất ở các nội dung: Cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và TTQN là khá phức tạp và đa dạng, trong đó tính kỷ luật của TTQN liên quan chặt chẽ với toàn bộ các phẩm chất tâm lý của cả tập thể đặc biệt là bầu không khí tâm lý lành mạnh, thái độ đòi hỏi cao lẫn nhau, sự gương mẫu trong chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ sĩ quan 12 đơn vị và liên quan chặt chẽ với trật tự kỷ cương của toàn xã hội. Sự vận động của các yếu tố tâm lý này quy định trực tiếp trình độ tính kỷ luật quân nhân và TTQN, do đó có thể chỉ ra những thành phần tham gia tạo thành tính kỷ luật của TTQN. Trong đó có sự đòi hỏi tính kỷ luật cao ở các quân nhân; sự hiểu biết, các kỹ xảo, kỹ năng, thói quen hành vi kỷ luật là những thành phần cực kỳ quan trọng tạo nên tính kỷ luật của quân nhân và TTQN. Tác giả Nguyễn Ngọc Phú (1997), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kỷ luật quân sự. Đã phân tích thực tiễn về tâm lý tính kỷ luật của nhân cách người quân nhân cách mạng, đưa ra sơ đồ cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của nhân cách bao gồm hai khối là: Động cơ hành vi kỷ luật và các kỹ xảo, kỹ năng, thói quen hành vi kỷ luật quân nhân. Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định: “Động cơ hành vi kỷ luật giữ vị trí quan trọng hàng đầu, là động lực thúc đẩy bên trong hướng quân nhân tuân thủ các đòi hỏi pháp luật Nhà nước, quy định quân đội. Động cơ hành vi kỷ luật là cơ sở trực tiếp của hành vi có kỷ luật và là một thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tâm lý của tính kỷ luật” [54, tr.59]. Cách quan niệm và đưa ra cấu trúc tâm lý tính kỷ luật nhân cách quân nhân của tác giả được dựa trên cơ sở khoa học, về cơ bản có nhiều điểm hợp lý với các thành phần tâm lý tạo nên tính kỷ luật của nhân cách quân nhân mà các tác giả trước đó đã chỉ ra. Đây là bước phát triển trong nghiên cứu tổng hợp, giúp nhận diện rõ hơn về cấu trúc tâm lý tính kỷ luật nhân cách quân nhân, tạo thuận lợi cho việc chỉ ra các yếu tố tâm lý thuộc về quân nhân và TTQN và xác định cách thức tác động giáo dục, quản lý rèn luyện nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên, 1998), Tâm lý học quân sự [62], Đinh Hùng Tuấn (1998), Quá trình hình thành, củng cố kỷ luật ở các tập thể quân đội trong giai đoạn hiện nay [74], Đinh Hùng Tuấn (1996), Cơ sở tâm lý học của củng cố và nâng cao tính kỷ luật của tập thể quân sự bộ đội Đặc công [73],v.v..đều cho rằng: Cấu trúc tâm lý của kỷ luật quân sự, có hai mặt mang tính độc lập tương đối, song đều trực tiếp chi phối đến ý thức, thái độ, trách nhiệm trong chấp hành 13 kỷ luật của quân nhân là: Mặt chính trị - xã hội của kỷ luật, phản ánh bản chất giai cấp của kỷ luật, do hệ tư tưởng chính trị và chế độ xã hội của nhà nước quyết định và mặt kỹ thuật - quân sự của kỷ luật, phản ánh những đòi hỏi đặc trưng của tổ chức quân sự và những đặc điểm của việc sử dụng vũ khí và kỹ thuật trong chiến đấu. Trong đó tính chính trị - xã hội quyết định tính kỹ thuật - quân sự và quyết định bản chất kỷ luật của quân đội ta. Đây là cơ sở nhận diện, phân định sự khác biệt về bản chất kỷ luật trong hoạt động quân sự của quân đội ta với quân đội các nước tư bản và cũng là nội dung có chi phối đến mọi hoạt động giáo dục, rèn luyện hành vi, ý thức chấp hành kỷ luật của quân nhân. Giáo trình lịch sử tâm lý học và lịch sử tâm lý học quân sự (2003), từ nghiên cứu của một số nhà tâm lý học trong nước về bản chất kỷ luật quân đội, cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của binh sĩ đã nhận thấy, tư tưởng dẫn đến sai lầm của một số nhà tâm lý học phương Tây là họ cho rằng cơ chế tâm lý hành vi kỷ luật của quân nhân được xuất phát từ: “Vấn đề quan hệ công việc giữa con người với con người trong tổ chức, giữa lãnh đạo và phục tùng là sự chấp nhận vô điều kiện,v.v..” [50, tr.95]. Đây là cách nhìn phiến diện, chưa thấy rõ sự vận động của các thành tố, phẩm chất tâm lý tạo nên tính kỷ luật quân nhân. Thực chất đây là sự vận hành đảm bảo cho hành động của quân nhân diễn ra theo đúng mục đích, lợi ích giai cấp, không phản ánh đúng cơ sở khoa học của hành vi kỷ luật, mà chỉ nhấn mạnh sự cần thiết, bắt buộc binh sĩ phải phục tùng mệnh lệnh chỉ huy.v.v..Tuy nhiên, đã phản ánh được khía cạnh có liên quan mật thiết đến hành vi của binh sĩ đó là: Sự chi phối cần thiết từ các mối quan hệ trong tổ chức hoạt động quân sự đối với hành vi binh sĩ, điều đó sẽ giúp binh sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự đặt ra. Tóm lại, các tác giả ở trong nước khi nghiên cứu về cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và TTQN đã tùy theo cách thức tiếp cận, mục đích, nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu để đưa ra cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và điều này cho thấy sự đa dạng, phong phú về cách thể hiện nội hàm thành phần yếu tố, phẩm chất tâm lý tính kỷ luật của quân nhân và TTQN. 14 Các nghiên cứu trên đã chỉ ra cách tiếp cận đa chiều, cách luận giải tối ưu cho vấn đề mà luận án đặt ra. Tuy cách phân chia, lập luận, chứng minh có khác nhau, nhưng đều thống nhất ở một số thành phần tâm lý căn bản tham gia tạo thành cấu trúc tâm lý của tính kỷ luật quân nhân và TTQN là: Tri thức (sự hiểu biết) về kỹ thuật và vũ khí, về điều lệnh, về chuẩn mực đạo đức xã hội; tự ý thức sâu sắc về ý nghĩa chính trị - xã hội của kỷ luật; niềm tin chính trị - đạo đức của cá nhân; các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen tuân thủ các đòi hỏi của kỷ luật quân sự,v.v.. 1.1.2. Hướng nghiên cứu cơ sở tâm lý của hành vi kỷ luật của quân nhân và tập thể quân nhân * Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài Một số tác giả ở nước ngoài khi tiếp cận nghiên cứu cơ sở tâm lý hành vi kỷ luật của quân nhân như: Sôcôlốp V.A. (1970), Phân tích tâm lý vi phạm kỷ luật quân đội, đã chứng minh hành vi kỷ luật của quân nhân phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của chính họ, trong đó động cơ hành vi có một ý nghĩa quan trọng [101, tr.96]. Theo ông động cơ hành vi kỷ luật có quan hệ mật thiết với hành vi kỷ luật và sự tác động mang tính chủ đích của động cơ là căn nguyên dẫn đến hành vi chấp hành kỷ luật ở người quân nhân. Sôcôlốp V.A, coi đó là cơ sở tâm lý của hành vi kỷ luật, muốn phòng ngừa vi phạm kỷ luật, thì phải tìm hiểu động cơ hành vi kỷ luật, trạng thái tâm lý quân nhân để có cách thức tác động phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra căn cứ xác định hành vi của quân nhân không chỉ chịu sự tác động từ yếu tố bên ngoài, mà còn liên quan trực tiếp đến yếu tố tâm lý, trạng thái, cảm xúc tâm lý bên trong của chính bản thân mỗi quân nhân. Iutrencô I.A. (1971), Các cơ sở sư phạm của việc củng cố kỷ luật quân sự [102], đã phân tích các tiền đề cơ bản của các hành vi kỷ luật của quân nhân làm nghĩa vụ quân sự, trong đó có lưu ý đến hành vi cá nhân của thành phần sĩ quan chỉ huy như là một yêu tố ảnh hưởng mạnh đến kỷ luật của các quân nhân thuộc quyền, ảnh hưởng của tập thể quân sự mà quân nhân sống có vị trí không nhỏ tới hành vi của quân nhân, cũng như việc tổ chức cuộc sống và thời gian 15 nghỉ ngơi tốt sẽ là nhân tố quan trọng nhằm duy trì kỷ luật quân sự vững chắc cho quân nhân. Như vậy, Iutrencô I.A, trong nghiên cứu, lại chủ yếu quan tâm chỉ ra cơ sở tâm lý (tiền đề) hành vi kỷ luật của quân nhân chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý bên ngoài tác động đến hành vi kỷ luật của quân nhân như: hành vi của thành phần sĩ quan chỉ huy, môi trường tâm lý TTQN, cách thức tổ chức cuộc sống và thời gian nghỉ ngơi cho quân nhân. Nhà Tâm lý học Vôlkốp I.N, đã chỉ ra cơ sở tâm lý hành vi kỷ luật của quân nhân đó là: “Dấu hiệu đặc trưng của tính tự giác trong vấn đề kỷ luật lại là những động cơ, hành vi của quân nhân được hình thành trên những quan niệm và niềm tin cá nhân vững chắc về sự cần thiết và lợi ích từ kỷ luật, từ sự giác ngộ về nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân của bản thân đối với Tổ quốc, tập thể trong từng hành vi của mình. Chính những động cơ, trở thành nguyên nhân trực tiếp bên trong của việc chấp hành một cách tự giác chuẩn mực, quy định, pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân sự” [dẫn theo 50, tr.65]. Trường phái tâm lý học hành vi, đại diện là Watson J.B, đã chỉ ra rằng: Cơ sở tâm lý hành vi kỷ luật chính là tạo dựng thói quen chấp hành kỷ luật trong mỗi binh sĩ. Nên chủ trương của Watson J.B là hướng đến rèn luyện thói quen hành vi chấp hành kỷ luật cho binh sĩ. Ông đã áp dụng triệt để cơ chế tâm lý tạo thói quen cho binh sĩ, với công thức (S-R) (kích thíchphản ứng) trong huấn luyện binh sĩ để phục vụ chiến tranh. Từ quan niệm hành vi kỷ luật chỉ là thói quen được hình thành thông qua rèn luyện, mà không cần đến cái gì thúc đẩy hành vi ấy, kỷ luật ở binh sĩ chỉ là thói quen mang tính “đám đông”, người chỉ huy chỉ cần yêu cầu binh sĩ chấp hành, không cần hiểu ý nghĩa, nội dung của kỷ luật, dẫn đến không tạo được niềm tin, nhu cầu sống có kỷ luật một cách tự giác, tích cực trong quân nhân. Mọi hành vi vi phạm kỷ luật của binh sĩ, Watson J.B, đều không cho rằng có nguyên nhân từ động cơ, nhu cầu, nhận thức, hiểu biết, niềm tin, ý chí, tình cảm,v.v..mà đều quy về huấn luyện chưa đạt đến “thói quen phục tùng”. Trong huấn luyện chỉ tập trung vào thuyết trình, mô tả trạng thái tâm lý, chứng minh cho binh sĩ nhận biết về mức độ, sự cần thiết phải 16 chấp hành mệnh lệnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và mục đích đặt ra trong hành động [22, tr.51]. Tuy quan điểm của trường phái tâm lý học hành vi về cơ sở tâm lý hành vi kỷ luật của binh sĩ, chưa thực sự khoa học; song nhìn từ phương diện tích cực, thì việc rèn luyện thói quen hành vi chấp hành kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ của binh sĩ là không thể thiếu để tạo ra thói quen chấp hành kỷ luật của quân nhân hiện nay. Tóm lại, khi bàn về cơ sở tâm lý của kỷ luật quân sự thực chất là bàn đến các yếu tố tâm lý tạo nên tính kỷ luật của quân nhân, mà trong đó không thể thiếu các thành phần tham gia như: kiến thức (sự hiểu biết); động cơ (nhu cầu), thái độ, thói quen hành vi, cảm xúc, tình cảm, ý nghĩa chính trị, đạo đức xã hội,v.v..của kỷ luật quân sự và tính kỷ luật của quân nhân được tạo dựng từ niềm tin, ý thức, thái độ trách nhiệm trong chấp hành kỷ luật của chính bản thân quân nhân và sự ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi cá nhân đội ngũ cán bộ, chỉ huy trong quá trình giáo dục, quản lý rèn luyện hình thành tính kỷ luật cho quân nhân thuộc quyền. * Các công trình khoa học nghiên cứu ở trong nước Các tác giả trong nước khi nghiên cứu về cơ sở tâm lý của kỷ luật quân sự đã kế thừa, tiếp cận nghiên cứu các yếu tố tâm lý, cấu trúc tâm lý, cơ chế hành vi, tính kỷ luật của quân nhân và xem đó chính là các yếu tố tâm lý tạo nên cơ sở tâm lý của kỷ luật quân sự. Tác giả, Đinh Hùng Tuấn (1996); Cơ sở tâm lý học của củng cố và nâng cao tính kỷ luật của các tập thể quân sự bộ đội Đặc công, đã luận giải cơ sở tâm lý tạo tính kỷ luật của TTQN thông qua việc chứng minh ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa tính kỷ luật của quân nhân và TTQN. Tác giả quan niệm rằng: “Tính kỷ luật là một phẩm chất tự điều khiển, điều chỉnh của nhân cách. Nhờ vào phẩm chất này mà quân nhân có hành vi kỷ luật, tức là quân nhân chấp hành nghiêm kỷ luật quân sự” [73, tr.11]. Tác giả, đưa ra quan niệm: “Tính kỷ luật của một tập thể quân sự có thể được hiểu như là một phẩm chất tâm lý tổng hợp của cả tập thể định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động của tập thể vào 17 việc sẵn sàng chấp hành nghiêm túc và chính xác đòi hỏi của lụât pháp Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân sự, chỉ thị mệnh lệnh của người chỉ huy đơn vị. Tính kỷ luật của tập thể quân sự sẽ làm cho tập thể đó trở thành tập thể quân sự có kỷ luật” [73, tr.26]. Từ đó khẳng định: “Tính kỷ luật ở mỗi quân nhân là cơ sở tâm lý quan trọng, có tác động mạnh đến tính kỷ luật của tập thể quân sự và trong đó động cơ hành vi kỷ luật đóng vai trò quy định tính chất hành vi kỷ luật, là hạt nhân của hành vi kỷ luật” [73, tr.33]. Như vậy, theo tác giả: tính kỷ luật của tập thể quân sự có liên quan chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý của tập thể, đặc biệt là bầu không khí tâm lý lành mạnh, thái độ đòi hỏi cao lẫn nhau, sự gương mẫu chấp hành kỷ luật của cán bộ. Sự vận động của các nhân tố này quy định trực tiếp trình độ tính kỷ luật của TTQN. Cách luận giải khoa học về cơ sở tâm lý tạo nên tính kỷ luật của TTQN cho thấy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân cần phải nghiên cứu yếu tố tâm lý tạo nên tính kỷ luật của quân nhân và TTQN Tác giả, Nguyễn Văn Tuân (2001), trong nghiên cứu về: Vấn đề xung đột tâm lý liên nhân cách trong TTQN ở đơn vị cơ sở, tiếp cận từ phương diện, yếu tố xung đột tâm lý giữa các quân nhân trong tập thể quân sự để nhận diện tác động tiêu cực của nó đến hành vi kỷ luật của quân nhân, cho rằng: Thực chất xung đột tâm lý là cơ sở, yếu tố tâm lý tiêu cực, có tác động đến tính kỷ luật của quân nhân và TTQN và là tác nhân của vi phạm kỷ luật, cần được nhận diện sớm để có cách thức, giải pháp phòng ngừa, hóa giải,v.v..[72, tr.23]. Thực tế các quân nhân khi tham gia hoạt động cùng nhau không tránh khỏi va chạm tạo nên xung đột tâm lý, song mức độ, chiều hướng phát triển thế nào lại phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý của chỉ huy đơn vị. Vì vậy, người lãnh đạo, chỉ huy cần chủ động, tinh tường nhận diện phát hiện yếu tố xung đột tâm lý giữa các quân nhân để có cách thức phòng ngừa, giải tỏa kịp thời các xung đột tâm lý giữa các quân nhân, nếu không chắc chắn mâu thuẫn giữa các quân nhân sẽ ngày càng được đẩy lên theo hướng tiêu cực và tất yếu vi phạm kỷ luật của quân nhân sẽ xảy ra. 18 Tác giả, Nguyễn Xuân Lai (2007), Hình thành thói quen hành vi kỷ luật cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội Trường sĩ quan Pháo binh cho rằng: “Thói quen hành vi kỷ luật mang tính chất nhu cầu sống có kỷ luật ăn sâu vào nếp sống sinh hoạt của cá nhân. Quá trình hình thành thói quen, hành vi kỷ luật là một chuỗi phản xạ có điều kiện đã được hệ thống hóa, gắn với quá trình chuyển đổi động cơ, ban đầu động cơ do yếu tố tâm lý bên ngoài thúc đẩy, sau đó do chính nhu cầu sống có kỷ luật đó thúc đẩy” [39, tr.23]. Như vậy, tác giả coi yếu tố tâm lý tạo dựng nên tính kỷ luật của quân nhân là thói quen hành vi kỷ luật của quân nhân được bắt nguồn từ nhu cầu sống có kỷ luật. Tác giả, Nguyễn Văn Thanh (2011), Xây dựng động cơ hành vi kỷ luật cho học viên sĩ quan ngoại ngữ ở Học viện khoa học quân sự hiện nay cho rằng, động cơ hành vi kỷ luật do nhiều yếu tố tâm lý tạo nên như: Tri thức, sự hiểu biết của học viên; nhu cầu về kỷ luật quân sự của học viên; niềm tin tất yếu vào kỷ luật quân sự của học viên và “Cơ sở tâm lý của các hành vi kỷ luật của quân nhân là nhu cầu kỷ luật” [64, tr. tr.18-19]. Thực chất theo tác giả thì các yếu tố tâm lý tạo nên động cơ hành vi kỷ luật là biểu hiện về tính kỷ luật của quân nhân Các nghiên cứu đã chỉ ra các khía cạch về cơ sở tâm lý tạo thành tính kỷ luật của quân nhân và TTQN, đóng vai trò là các yếu tố tâm lý thúc đẩy hành vi kỷ luật của quân nhân trong quá trình tham gia vào các hoạt động quân sự. Như vậy, khi xem xét hành vi kỷ luật của quân nhân cần đề cập ở nhiều phương diện, khía cạnh tâm lý khác nhau, nhất là khi đánh giá hành vi kỷ luật của quân nhân cần đặt trong mối quan hệ với mức độ về các phẩm chất tâm lý tính kỷ luật quân nhân và TTQN, môi trường tâm lý, điều kiện hoạt động, động cơ, nhận thức xã hội,v.v.. 1.1.3. Hướng nghiên cứu biện pháp, cách thức phòng ngừa vi phạm kỷ luật quân đội của quân nhân Mục đích nghiên cứu của các tác giả không dừng lại ở việc chỉ ra cấu trúc tâm lý tính kỷ luật của quân nhân; cơ sở tâm lý hành vi kỷ luật của quân nhân,v.v..mà hướng đến xác định biện pháp, cách thức giáo dục, rèn luyện nâng cao tính kỷ luật và hiệu quả phòng ngừa vi phạm kỷ luật của quân nhân. 19 * Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài Sôcôlốp V.A. (1970), Phân tích tâm lý vi phạm kỷ luật quân đội, đã chứng minh hành vi kỷ luật của quân nhân phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của chính họ, trong đó động cơ hành vi có một ý nghĩa quan trọng [101, tr.96]. Như vậy, muốn khắc phục, phòng ngừa hành vi vi phạm kỷ luật của binh sĩ, thì phải tìm hiểu trạng thái tâm lý, nắm chắc động cơ hành vi kỷ luật của binh sĩ. Từ đó ông cho rằng: Biện pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa vi phạm kỷ luật là đưa ra những tác động phù hợp đến động cơ nhằm củng cố, thúc đẩy động cơ, trạng thái tâm lý tích cực cho quân sĩ. Theo ông trạng thái tâm lý sẽ quy định hành vi kỷ luật của quân nhân, trong đó trạng thái tâm lý của quân nhân chịu sự chi phối rất quan trọng của động cơ hành vi. Thực chất, đây là biện pháp hướng đến phát triển nhận thức, hình thành nhu cầu, tạo dựng niềm tin của quân nhân đối với kỷ luật quân đội, nhằm tạo nên trạng thái tâm lý tích cực thúc đẩy hành vi, ý thức chấp hành kỷ luật của quân nhân. Tác giả: Culacốp V.N. (1979), Giáo dục tính kỷ luật cho các chiến sĩ Xôviết [dẫn theo 15], Kitốp A.I, Côvalép V.N, Lugierencô V.K. (1982), Quân đội hiện đại và kỷ luật [dẫn theo 13],v.v..đã đề cập đến những phương hướng cơ bản tăng cường tính tổ chức và trật tự quân đội trong điều kiện hiện đại; đi sâu làm rõ kỷ luật quân sự, ý nghĩa, vai trò kỷ luật quân sự đối với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Liên Xô; những biểu hiện của kỷ luật quân sự trong quá trình lao động quân sự. Các tác giả đã đề xuất những biện pháp cơ bản để giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao tính kỷ luật cho chiến sĩ Xô-viết như: Thông qua giáo dục chính trị và huấn luyện chiến đấu; qua thực hành duy trì rèn luyện kỷ luật trong hoạt động quân sự; xây dựng tập thể bộ đội và hoàn thiện các kỹ năng sư phạm của cán bộ chỉ huy,v.v..đây cần được xem là cách thức tiếp cận rất khoa học, có sự tác động đồng bộ, trên nhiều phương diện, diễn ra đồng thời, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống, mọi tổ chức tham gia vào quá trình hình thành nên tính kỷ luật của nhân cách quân nhân. Biện pháp, cách thức tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan