Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất và liên hệ với thực trạng hiện nay...

Tài liệu Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất và liên hệ với thực trạng hiện nay

.DOC
29
36
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN Đề tài: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất và liên hệ với thực trạng hiện nay. Giáo viên hướng dẫn : Ths Vũ Thành Bao Người thực hiện: Sv Đặng Thị Diệu Huyền Sv Vũ Thị Thùy Dung Sv: Trần Thị Thủy Sv: Nguyễn Thị Thúy Sv: Nguyễn Đức Cảnh Hà Nội ngày 24/10/2011 Lời nói đầu A.Tính cấp thiết của đề tài: - Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quản lí của nhà nước về đất đai quan trọng nhất. Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy công tác quy hoạch còn yếu kém,chưa thực sự hiệu quả.Quy hoạch tràn lan, thiếu căn cứ và cơ sở khoa học dẫn tới việc lãng phí đất đai trong khi nhu cầu sử dụng đất vẫn ngày càng tăng mạnh, lãng phí ngân sách cũng và gây ra nhiều tranh cãi.Vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác quy hoạch và sử dụng đất ở Việt Nam. -Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. B.Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp thống kê: Thống kế đánh giá ,nhận xét các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất,diện tích các vùng,các loại đất sử dụng. -Phương pháp tra cứu:Tra cứu tài liệu trong giáo trình,các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất,tra cứu tài liệu trên các website để thu thập số liệu. -Phương pháp tổng hợp:Sử dụng các số liệu và thông tin thu thập được từ đó tổng hợp lại thực trạng và đưa ra các giải pháp thích hợp cho quy hoạch hiện nay. C.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất và thực trạng quy hoạch sử dụng đất ,mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: -Làm rõ cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất. -Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước ,đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thủ đô Hà Nội,đánh giá những tác động của quy hoạch tới phát triển kinh tế xã hội trên cả mặt tích cực và tiêu cực. -Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực của quy hoạch tới phát triển đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và yếu kém trong công tác quy hoạch. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I/Cơ sở lí luận của quy hoạch sử dụng đất đai 1.Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai 2.Khái nịêm và đặc điểm của qui hoạch sử dụng đất đai.......................................... 2.1. Khái niệm về qui hoạch và sử dụng đất đai.............................................. 2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai.................................................. a. Tính tổng hợp........................................................................................ b. Tính dài hạn........................................................................................... c. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô.......................................................... d. Tính chính sách..................................................................................... e. Tính khả biến......................................................................................... 3.Cơ sở khoa học của việc quy hoạch sử dụng đất 3.1 Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất 3.2 Cơ sở kinh tế - xã hội của việc quy hoạch sử dụng đất 3.3 Cơ sở môi trường của việc quy hoạch sử dụng đất 3.4 Cơ sở kỹ thuật của việc quy hoạch sử dụng đất Phần II/Thực trạng quy hoạch đất chung cả nước và đề xuất một số giải pháp khắc phục 1.Tổng quan thực trạng quy hoạch trên phạm vi cả nước những năm gần đây 2.Thực trạng quy hoạch sử dụng đất tại Hà Nội 3.Nguyên nhân của thực trạng 4.Giải pháp Phần III/Kết luận Phần I/Cơ sở lí luận của quy hoạch sử dụng đất đai 1.Vai trò và ý nghĩa của sử dụng đất đai Theo luật đất đai năm 1993:Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá ,là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố các khu dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai là loại tài nguyên được sử dụng cho tất cả các ngành kinh tế - xã hội, nó là điều kiện tồn tại và phát triển của con người.Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đất đai để tạo ra sản phẩm để nuôi sống mình và gia đình mình. Khi xã hội càng phát triển thì quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng cao, con người ngày càng tác động mạnh vào đất đai để khai thác, khám phá “kho báu” không những trên mặt đất mà cả trong lòng đất. Trong khi đó, đất đai lại là một tài nguyên có hạn, nó không thể sản sinh thông qua sản xuất nhưng nó lại có khả năng tái tạo được thông qua sự tác động khoa học của con người. Điều này nói lên rằng, cùng với sự tiến bộ xã hội thì con người càng cần phải có những tác động tích cực tới loại tài nguyên này một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm để không những đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất mà còn đảm bảo an toàn quỹ đất đai, bảo vệ môi trường sống không những cho hiện tại mà cho cả tương lai. 2.Khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai 2.1.Khái niệm quy hoạch sử dụng đất "Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tỉnh thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai". 2.2 Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất a.Tính tổng hợp QHSD đất đề cập đến nhiều lĩnh vực như KHTN, KHXH, kinh tế, dân số, sản xuất, CN và NN,… Đối tượng của QHSD đất là khai thác sử dụng và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.QHSD đất cho trách nhiệm tổng hợp nhu cầu sử dụng đất ,điều hòa mâu thuẫn về đất đai của các ngành lĩnh vực,xác định và điều phối phương hướng ,phương thức phân bổ sử dụng đất phù hợp với KTXH. b.Tính dài hạn QHSD đất dài hạn nhằm đáp ững nhu cầu về đất đai cho phát triển kinh tế xã hội ,căn cứ và dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế như sự biến dộng dân số ,tiến bộ KHCN ,khả năng đô thị hóa hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp -> có quy hoạch tập trung và dài hạn c.Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô Với đặc tính chung và dài hạn thì QHSD đất chỉ sử dụng dự báo trước xu thế thay đổi về phương hướng mục tiêu cơ cấu phân bố sử dụng đât 1 cách tổng quát chứ không dự kiến được các hình thức nội dung chi tiết cụ thể của sự thay đổi đó. d.Tính chính sách QHSD đất là công cụ khoa học của nhà nước gắn liền với các chính sách về đất đai của nước ta nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và nền kinh tế toàn bộ xã hội góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả xã hội. e.Tính khả biến Do tác động của nhiều yếu tố khó dự đoán trước theo nhiều phương diện khác nhau và QHSD đất chỉ là 1 trong những giải pháp nhằm biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang 1 trạng thái mới thích hợp hơn cho phát triển kinh tế xã hội trong 1 giai đoạn nhất định .Khi xã hội phát triển, Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ chính sách kinh tế thay đổi, dự kiến quy hoạch không phù hợp nên phải điều chỉnh bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch. 3.Cơ sở khoa học của việc quy hoạch sử dụng đất 3.1 Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sống của con người và là nền của mọi hoạt động kinh tế cũng như sinh hoạt hàng ngày của con người. Quỹ đất ngày càng khan hiếm trong khi dân số ngày càng tăng đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của nhà nước về đất đai. . Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật...” theo đó, “quy hoạch” là cơ sở quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, tuy không phải là pháp luật nhưng lại mang tính pháp lý, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vậy là quy hoạch hóa việc sử dụng đất không đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một hoạt động quản lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về phát triển trong tương lai mà mọi người đều phải chấp hành. Theo tinh thần đó của Hiến pháp, Luật Đất đai sẽ quy định cụ thể về đối tượng và hành vi trong lĩnh vực này. *Cơ sở: + Đối với nước ta, Luật Đất đai năm 2003 qui định quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. - Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất đai các vùng kinh tế). - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh. - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện - Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân; cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và đơn vị hành chính cấp cao hơn; Làm căn cứ, cơ sở để các ngành, các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. +Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành bao gồm các dạng sau: - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; - Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; - Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn; - Quy hoạch sử dụng đất đô thị; - Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng). Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với kế hoạch sử dụng đất và phân vùng của cả nước. Khi tiến hành cần phải có sự phối hợp chung của nhiều ngành. + Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên, Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về điều kiện đất đai hiện có để xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các loại đất. Các ngành chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai để xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể cho từng ngành phù hợp với yêu cầu và nội dung sử dụng đất của ngành. Như vậy, quy hoạch tổng thể đất đai phải đi trước và có tính định hướng cho quy hoạch sử dụng đất theo ngành. Nói khác đi, quy hoạch ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ. + Quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc); - Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định; - Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ; - Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. + Quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản xã hội. “Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum, sóc và các điểm dân cư khác, đồng thời phải được niên yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trần nơi có đất...” (Điều 18 nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai). + Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, ổn định và an toàn được thể hiện ngay trong nội dung của các đề án quy hoạch sử dụng đất. 3.2 Cơ sở kinh tế - xã hội của quy hoạch sử dụng đất 3.2.1 Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn xây dựng quy hoạch sử dụng đất: - Mỗi vùng đều có một vị trí địa lý nhất định và điều kiện này có ảnh hưởng to lớn đến việc bố trí các công trình, các cơ sở sản xuất – kinh doanh và do đó phải căn cứ trên các điều kiện này để bố trí việc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm. Ví dụ: Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu giáp các vùng, khu vực có lợi thế gì? Chẳng hạn Lạng Sơn giáp biên giới, có cửa khẩu sang Trung Quốc thì vị trí địa lý này sẽ làm một lợi thế để kinh doanh buôn bán, trao đổi hàng hóa và việc quy hoạch sử dụng đất phải quan tâm đến việc bố trí các chợ bán buôn. Các điểm kho bãi tập kết và hệ thống đường giao thông vận chuyển. - Vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì quy hoạch sử dụng đất sẽ căn cứ vào vị trí chiến lược và vai trò của địa bàn để bố trí việc sử dụng đất. Ví dụ: Vị trí của Hà Nội là trung tâm của cả nước, là thủ đô văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam nên việc bố trí quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ trên các điều kiện này để bố trí các công trình văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội sao cho phù hợp với tầm cỡ quy mô quốc gia. Khi địa bàn quy hoạch chỉ là các vùng với tầm cỡ quy mô thấp hơn thì quy mô công trình sẽ giảm so với tầm cỡ các công trình ở Hà Nội và thậm trí có một số các công trình không cần thiết phải có trong việc quy hoạch sử dụng đất như trung tâm hội nghị, bảo tàng… - Địa hình và nguồn nước: địa hình khác nhau thì nội dung quy hoạch khác nhau. Nếu địa hình của địa bàn quy hoạch là vùng đồi núi thì phải có nội dung quy hoạch khác hẳn so với địa bàn nằm ở vùng đồng bằng. Vùng có nhiều ao hồ sông ngòi thì việc bố trí sử dụng đất phải khác với vùng không có ( bố trí nuôi trồng thủy sản, bó trí thủy lợi….) - Khí hậu: Đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc bố trí các hoạt động, công trình sử dụng đất. Các vấn đề cần quan tâm đối với khí hậu là: loại hình khí hậu ( Việt Nam có loại hình khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa ) nhiệt độ không khí, số giờ nóng – mùa nóng trong năm, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm, gió, sương muối, mưa đá… - Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất + Tài nguyên nước +Tài nguyên rừng + Thảm thực vật và quần thể vật nuôi + Tài nguyên khoáng sản + Tài nguyên du lịch: cảnh quan và tài nguyên nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch + Vấn đề môi trường và dự báo tác động có thể có tiếp theo của môi trường Ví dụ: Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Ninh sẽ phải căn cứ chủ yếu vào tài nguyên khoáng sản (than) và tài nguyên du lịch để bố trí sử dụng đất. Đối với vùng than thì phải bố trí các công trình khai thác, vận chuyển cho phù hợp với đặc điểm các mỏ than… Đối với các thành phố công nghiệp thì vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng bức xúc. Khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngày càng trầm trọng và quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ trên các điều kiện này để bố trí đất đai phù hợp như khu dân cư phải xa khu sản xuất, các công trình xử lý chất thải, ô nhiễm… - Dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội: + Quá trình biến đổi chất lượng và số lượng dân số + Những yếu tố tác động làm biến đổi chất lượng và số lượng dân số + Đặc điểm dân cư và tình hình phân bố dân cư + Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực 3.2.2 Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng quy hoạch sử dụng đất. - Phân tích đánh giá và dự báo tăng trưởng kinh tế: trong phần này có các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế của từng ngành như công nghiệp, xây dựng, nông – lâm – ngư – nghiệp, dịch vụ và chỉ tiêu giá trị sản xuất =>giúp cho quy hoạch sử dụng xác định được tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng ngành để có phương hương bố trí sử dụng đất phù hợp. - Phân tích đánh giá và dự báo quá trình phát triển cơ cấu kinh tế: nội dung của phần này là các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với các cơ cấu đầu tư và cơ cấu sử dụng lao động. Đây là căn cứ quan trọng để quy hoạch sử dụng đất xác định được xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng của mình. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực và dự báo: + Đối với ngành công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sẽ phân tích và đánh giá về sự phát triển, cơ cấu phân ngành, sản phẩm mũi nhọn, thực trạng ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong công nghiệp, phân bố công nghiệp, tình hình phát triển các khu công nghiệp trên phạm vi quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất sẽ dựa vào các yếu tố này để xác định và bố trí sử dụng đất cho phù hợp với thực trạng, với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp. + Đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: là ngành sản xuất gắn liền với đất đai, thực trạng và sự phát triển của ngành này là căn cứ không thể thiếu trong quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội sẽ phân tích, đánh giá sự phát triển, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, sản phẩm mũi nhọn, thực dụng khoa học – kỹ thuật tiến bộ trong công nghiệp như: giống cây trồng, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến…, đánh giá và dự báo phương hướng về bố trí sản xuất nông lâm nghiệp theo lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng đất dựa vào những phân tích, đánh giá này mà có các biện pháp, phương án phù hợp. . Đối với ngành nông nghiệp: căn cứ chủ yếu cho quy hoạch sử dụng đất là cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng tập trung, giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến. Đánh giá vào dự báo phương hướng về quy mô và cơ cấu sản phẩm theo từng loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu từ đó có phương án bố trí diện tích, địa điểm phù hợp. . Đối với ngành lầm nghiệp: các căn cứ chủ yếu là cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu, cây đặc sản, phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc… . Đối với ngành ngư nghiệp: cơ cấu sản xuất, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, giống, kỹ thuật bảo quản, công nghệ chế biến… + Đối với ngành thương mại – dịch vụ: Dựa vào các nội dung phân tích, đánh giá và dự báo phương hướng về sự phát triển, phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất sẽ đưa ra các phương án sử dụng đất của mình. + Hiện trạng phát triển và phân bố các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao như sự phát triển, phân bố cơ sở vật chất của từng lĩnh vực, tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Nhà nước… và dự báo phương hướng nhu cầu đất đai sử dụng cho các hoạt động này. - Phân tích, đánh giá và dự báo phương hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của địa bàn nghiên cứu: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã có những phân tích, đánh giá vào dự báo phương hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương ở các nội dung mà dựa vào đó, quy hoạch sử dụng đất xây dựng phương án của mình: + Cửa khẩu đất liền, đầu mối giao thông đường bộ. + Các trục giao thông chính liên vùng, liên tỉnh + Hệ thống mạng cấp điện, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. + Hệ thống cấp thoát nước. -Hiện trạng phát triển theo lãnh thổ: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đã phân tích tính hài hòa, phân hóa của từng vùng lãnh thổ, các chênh lệch theo lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư. + Mức độ phân dị theo tiểu vùng và những khác biệt cơ bản. + Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị, khu, cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế. + Tình hình phát triển các tiểu vùng, mức độ chênh lệch giữa các tiểu vùng. 3.2.3 Căn cứ vào quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực. Quy hoạch phát triển ngành có mục đích là đánh giá chính xác tiềm năng phát triển ngành và đưa ra phương hướng khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của ngành, phù hợp với hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của toàn nền kinh tế. Quy hoạch sử dụng đất phải được dựa trên các nội dung của quy hoạch ngành: + Quy mô và mức độ phát triển của ngành. + Trình độ và khả năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành. + Thực trạng và phương hướng hoạt động đầu tư cho phát triển ngành. + Thực trạng và phương hướng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. 3.2.4 Căn cứ vào số liệu thống kê thu thập được. Căn cứ vào các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê đất đai, thống kê kinh tế xã hội do UBND cấp quận, huyện trở lên, các ban ngành thành phố, các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy hành chính từ cấp xã, phường trở lên cung cấp. 3.2.5 Căn cứ vào công tác điều tra, thu thập thông tin của đoàn khảo sát xây dựng quy hoạch. Để xây dựng quy hoạch, người chịu trách nhiệm lập quy hoạch phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin bằng cách khảo sát thực địa đến từng đơn vi cơ sở, từng khu dân cư để khảo sát, nắm vững những điều kiện có liên quan, hiểu rõ những tiềm năng, lợi thế và thách thức của địa phương mà những tài liệu trên chưa thể hiện hết được để có một bức tranh vừa khái quát ở tầm vĩ mô, vừa chi tiết cụ thể ở tầm vi mô tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch một cách tốt nhất. 3.3 Cơ sở môi trường của quy hoạch sử dụng đất: Vì QHSDĐ nhằm mục tiêu phân bố và sử dụng ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất nên khi lập quy hoạch người ta phải đặc biệt chú ý đến cơ sở môi trường. Ở đây có thể coi cơ sở môi trường của quy hoạch sử dụng đất là việc phân tích điều kiện môi trường tự nhiên khu vực quy hoạch cũng như việc đánh giá tác động môi trường của phương án quy hoạch. A. Phân tích điều kiện môi trường tự nhiên 1. Đặc điểm khí hậu Đặc điểm vùng khí hậu và các mùa trong năm, nhiệt độ: trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, tổng tích ôn...; nắng: số ngày, giờ nắng, trung bình năm, theo mùa, tháng...; mưa: mùa mưa, lượng mưa trung bình, năm tháng cao nhất, thấp nhất...; độ ẩm: bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm tháng...; đặc điểm gió, giông bão, lũ lụt, sương muối sương mù... Các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. 2. Các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường 2.1 Tài nguyên đất Nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý tính, hóa tính, khả năng sử dụng theo tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ đã khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xói mòn đất, độ nhiễm mặn, phèn... và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì của đất... 2.2 Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt (theo mùa hay theo khu vực trong năm...); nguồn nước ngầm: độ sâu chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. 2.3 Tài nguyên rừng Khái quát chung về nguồn tài nguyên rừng( diện tích, phân bố trữ lượng các loại rừng…) đặc điểm thục vật, động vật, các loại gen quý hiếm, khả nặng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh… 2.4 Tài nguyên biển Các eo vịnh và chiều dài bờ biển; các ngư trường, nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển; yêu cầu bảo vệ và khai thác sử dụng... 2.5 Tài nguyên khoáng sản Các loại khoáng sản chính (các loại quặng, than đá...); nguồn vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá vôi, đá tổ ong, cát sét làm gạch ngói...); nguồn nước khoáng, than bùn... Đối với mỗi loại tài nguyên khoáng sản cần ghi rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng (diện tích, sản lượng, chất thải...). 2.6 Cảnh quan và môi trường Khái quát chung về đặc điểm điều kiện cảnh quan (các loại cảnh quan, vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai thác cho mục đích du lịch sinh thái, bảo vệ thiên nhiên và môi trường); tình trạng môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi truờng không khí, nguồn nước đất đai và các giải pháp hạn chế khắc phục...  Khi QHSDĐ đối với mỗi địa phương cần có những phân tích cụ thể về những nội dung trên để có thể đưa ra phương án quy hoạch tốt nhất. B. Đánh giá tác động môi trường của phương án quy hoạch - Khi phương án quy hoạch được đưa ra thì phải được đánh giá tác động của nó tới môi trường: phân tích mức độ ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí… từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục; phân tích mức độ rửa trôi, xói mòn, phân tích nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ngăn chặn… - Nếu phương án quy hoạch có tác động tốt đến môi trường thì phải đánh giá được tác động đó. Như vậy, vai trò của việc nghiên cứu môi trường trong quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng để đảm bảo tính tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất 3.3 Cơ sở kỹ thuật của việc quy hoạch sử dụng đất. Theo dự thảo, việc quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải được thựchiệntrên6nguyêntắc. - Thứ nhất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải được xác định trong quy hoạch, được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, cảnh quan và môi trường đô thị. - Thứ hai, chủ đầu tư đô thị mới, khu đô thị mới, đường phố mới có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cống, bể cáp ngầm hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để lắp đặt đường dây, đường ống. - Thứ ba, đối với đô thị hiện hữu, UBND các cấp theo phân cấp quản lý phải có kế hoạch từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung. - Thứ tư, đối với khu vực đô thị đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải có trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp, đường ống bố trí vào cơ sở hạ tầng đã xây dựng. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp, đường ống lắp đặt mới bắt buộc bố trí vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng. - Thứ năm, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về kỹ thuật, an toàn và mỹ quan đô thị. - Thứ sáu, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải được thực hiện thông qua hợp đồng. Phần II/Thực trạng quy hoạch đất chung cả nước và đề xuất một số giải pháp khắc phục Trong giai đoạn hiện nay khi đất đai trở nên có giá thì việc hình thành thị trường “ngầm” về đất đai là một điều không thể tránh khỏi, nó đã tác động lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt nó kìm hãm mạnh tới sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta. Chính vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước đối với đất đai một cách nghiêm ngặt cho từng mục đích và ý đồ của mình. Một trong những nội dung đó là công tác lập qui hoạch sử dụng đất. Việc lập qui hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để nhà nước thống nhất quản lý quỹ đất đai, phân bổ việc sử dụng đất một cách hợp lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương cũng như trong cả nước trong một thời gian nhất định nhằm đem lại những điều kiện tốt nhất cho dân cư và góp phần nâng cao việc sử dụng đất. Ở nước ta, công tác quy hoạch sử dụng đất đã và đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, công tác quy hoạch đất được lập theo lãnh thổ hành chính và theo ngành.Tuy nhiên việc lập quy hoạch theo lãnh thổ hành chính mới chỉ được chú trọng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (cấp vĩ mô), còn ở cấp vi mô (cấp xã) và cấp trung gian (quy hoạch cấp huyện) ở nhiều nơi còn chưa được chú trọng. Là một sinh viên kinh tế với chuyên ngành theo học là kinh tế quản lý Địa Chính, việc lập quy hoạch đất đai ở cấp huyện là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hoá qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp tỉnh nhưng cũng đồng thời là căn cứ, định hướng cho qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã. Đặc biệt đối với hững huyện miền núi, việc lập qui hoạch sử dụng đất đai góp phần trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo sự công bằng xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 1.Thực trạng quy hoạch trên cả nước Theo Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia của Chính phủ, tính đến cuối năm 2010 kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội đã quyết định, trong đó có 33 chỉ tiêu đạt trên 90%; 5 chỉ tiêu đạt từ 70-90%; 4 chỉ tiêu từ 60-70% và 2 chỉ tiêu dưới 60%. Theo Quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ, đến năm 2020, đất nông nghiệp là 26,7 triệu ha, chiếm 80,77% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp gần 4,9 triệu ha, chiếm 14,75% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng gần 1,5 triệu ha, chiếm 4,48% diện tích tự nhiên. Vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước; sử dụng quy hoạch đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, đất dành cho giao thông đô thị còn thiếu, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 13%, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh thấp dưới 1% và đất dành cho các công trình công cộng đặc biệt thiếu. Theo Quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ, đến năm 2020, đất nông nghiệp là 26,7 triệu ha, chiếm 80,77% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp gần 4,9 triệu ha, chiếm 14,75% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng gần 1,5 triệu ha, chiếm 4,48% diện tích tự nhiên. Đến 2020, quy hoạch đất trồng lúa được xác định là 3,8 triệu ha, diện tích gieo trồng khoảng 7,2 triệu ha, năng suất bình quân đạt 63,2 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 46 triệu tấn sẽ đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. So với năm 2010, diện tích đất trồng lúa giảm 308.000 ha. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã dành một diện tích đất tự nhiên là 72.000 ha để thành lập 260 khu công nghiệp. Số khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục thành lập mới và mở rộng thêm đến năm 2020 có tổng diện tích đất tăng thêm là 81.000 ha. Một thực tế hiện nay phải thừa nhận đó là chúng ta xây dựng quy hoạch chưa sát với thực tiễn, trong khi thực hiện lại không sát quy hoạch. Có những diện tích đất khi Quốc hội quyết cho giảm nhiều nhưng khi thực hiện lại giảm ít, có diện tích giảm nhưng thực tế lại tăng, đặc biệt là đất đô thị luôn vượt quy hoạch được phê duyệt. “Bức tranh quy hoạch đất trong thời gian qua chịu tác động rất lớn của thị trường và phát triển kinh tế, nó làm méo mó quy hoạch. Nhiều khu vực, vấn đề liên quan đến đất đai không theo quy hoạch”, Việc đánh giá thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhiều chỉ tiêu mới chỉ đề cập dưới dạng thống kê và phản ánh tình hình thực hiện, chưa đi sâu phân tích chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội của việc thực hiện. Nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập như sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Về Kế hoạch sử dụng đất 2011-2015, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần xem xét, tính toán lại đối với diện tích đất dành cho khu công nghiệp. Hiện nay tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt rất thấp, trong khi đó kế hoạch sử dụng đất đến 2015 tăng từ 72.000 ha lên 150.000 ha là quá nhanh, dẫn đến tình trạng hoặc không đạt kế hoạch hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Về ý nghĩa của các khu công nghiệp, cho rằng, không thể phủ nhận ý nghĩa của các khu công nghiệp trong việc thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất... nhưng kèm với đó là những vấn đề bất cập phát sinh trong việc sử dụng đất nông nghiệp cũng rất đáng lo ngại. Việc sử dụng đất tại nhiều khu công nghiệp không phải là không có bất cập, tình trạng chậm tiến độ, bỏ hoang không đưa vào khai thác không phải là ít, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất của dự án. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đánh giá về kết quả sử dụng đất cũng chỉ ra rằng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2010 tại một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, nhiều địa phương tỷ lệ lấp đầy chỉ dưới 50% nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, nhưng các địa phương đã kịp giao tới 93.000 ha, vượt 211,36% cho các dự án. Con số 46% lấp đầy của các khu công nghiệp thực chất cũng chỉ là lý thuyết báo cáo. Trên thực tế, hiện còn khá nhiều khu chỉ là lấp đầy hình thức, công nhân lưa thưa. “Hiện diện tích đất khu công nghiệp chuẩn bị cho kỳ quy hoạch sắp tới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan