Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh t...

Tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
90
7
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ ĐẶNG THANH TÂM Cæ phÇn hãa c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ë viÖt nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ ĐẶNG THANH TÂM Cæ phÇn hãa c¸c doanh nghiÖp nhµ n-íc ë viÖt nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ Chuyên ngành : KTTG & QHKTQT Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC THANH Hà Nội - 2012 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………..i Danh mục các bảng…………………………………………………………..iii Danh mục các biểu đồ………………………………………………………..iii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT .. 6 1.1. Khái niệm, bản chất cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc. ................ 6 1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. ......................... 6 1.1.2. Bản chất và vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ...... 8 1.1.3. Phân biệt cổ phần hóa và tư nhân hóa................................................. 10 1.2. Tính tất yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................. 13 1.2.1. Cổ phần hóa, một yêu cầu bức thiết của các DNNN .................. 13 1.2.2. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế .......................... 18 1.3. Đối tƣợng và các hình thức cổ phần hóa DNNN ................................. 21 1.3.1. Đối tượng CPH DNNN ............................................................... 21 1.3.2. Các hình thức cổ phần hóa DNNN.............................................. 23 1.4. Cổ phần doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam .................................................................................................. 25 1.4.1. Khái quát về cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc ............................. 25 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY............................ 32 2.1. Về cơ chế chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc của Việt Nam trong thời gian qua............................................................................... 32 2.1.1. Cơ chế chính sách về CPH DNNN khi hội nhập KTQT ............ 32 2.1.2. Các cam kết về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam khi hội nhập KTQT ............................................................................................. 34 2.2. Quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay ..................................................................................... 38 2.2.1. Tổng quan về số lượng: ............................................................... 38 2.2.2. Tổng quan về qui mô vốn............................................................ 42 2.2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất, kinh doanh ............................. 44 2.3. Đánh giá kết quả của quá trình CPH các DNNN ở Việt Nam khi hội nhập KTQT.................................................................................................... 47 2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 47 2.3.2. Những khó khăn của quá trình CPH DNNN............................... 49 2.3.3. Nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hóa DNNN .............................................................................................. 56 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CPH DNNN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..... 61 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc. ............................................................................... 61 3.1.1. Quan điểm tiếp tục cổ phần hóa DNNN ..................................... 61 3.1.2. Phương hướng tiếp tục CPH DNNN ........................................... 62 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc trong thời gian tới. ................................................................................................... 64 3.2.1. Giải pháp chung........................................................................... 65 3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghiã 1 CPH Cổ phần hóa 2 CTCP Công ty cổ phần 3 DN Doanh nghiệp 4 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 IPO Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) 8 KTQT Kinh tế quốc tế 9 NDT Nhân dân tệ 10 NĐ Nghị định 11 NSNN Ngân sách Nhà nước 12 NN Nhà nước 13 SCIC Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn (State Capital Investment Corporation) Nhà nước -i- 14 TCT Tổng công ty 15 TTCK Thị trường chứng khoán 16 TW Trung ương 17 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) - ii - DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiêụ Nô ̣i dung Trang Bảng 2.1. Số lượng DNNN đã cổ phần hóa qua các giai đoạn 38 Bảng 2.2. Báo cáo các DNNN cổ phần hóa có vốn điều lệ >1000 tỉ 42 đồng Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu cơ bản của DNNN sau cổ phần hóa 45 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiêụ Nô ̣i dung Trang Biểu 2.1. Tỷ lệ vốn Nhà nước trong tổng số vốn điều lệ (%) của 43 các DNNN đã cổ phần hóa qua các năm Biểu 2.2. Số DNNN sau cổ phần hóa có lãi hoặc lỗ qua các năm - iii - 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) đã và đang đặt nền kinh tế nước ta trước rất nhiều sức ép và thách thức. Vấn đề có tính chất quyết định với nền kinh tế nước ta hiện nay là nâng cao nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà khu vực kinh tế Nhà nước (NN) với vai trò là đầu tàu. Cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN. CPH các DNNN là trọng tâm trong nhiệm vụ đổi mới doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới. Hiện nay, trước tình hình mới, trên đà hội nhập kinh tế thế giới, quá trình CPH các DNNN vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả là không đơn giản, nhất là trong bối cảnh số lượng DNNN phải CPH còn nhiều, quy mô, tính chất của các DNNN phải CPH phức tạp hơn trước nhiều. Hội nhập KTQT ở Việt Nam là yêu cầu khách quan của việc phải cơ cấu lại sâu rộng hơn nữa khu vực DNNN, tiến tới xóa bỏ những bao cấp, đặc quyền của khu vực DNNN nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thực thi các cam kết quốc tế và khu vực. Hàng năm, Việt Nam phải báo cáo tiến trình CPH với WTO. Vì vậy, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình CPH các DNNN. Đã có một số nghiên cứu về thực trạng CPH các DNNN và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình CPH, nhưng các nghiên cứu đều chỉ nhìn nhận ở một góc độ, phạm vi hạn chế hoặc khái quát chung, chưa đi sâu nghiên cứu để đánh giá hết những khó khăn vướng mắc của quy trình CPH DNNN khi hội -1- nhập. Do đó, việc thực hiện đề tài “Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để đánh giá tổng hợp và chi tiết về thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình CPH các DNNN trong điều kiện hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu. Nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình cổ phần hóa các DNNN. Có thể chỉ ra một số sách và bài viết về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đến nay như sau : Về sách chuyên khảo, tạp chí có thể nêu: Giáo trình “Quy định mới về cổ phần hoá doanh nghiệp” của Lê Phú Hoành – Nhà xuất bản Tài chính, 2005. Cuốn sách tập trung làm rõ về cơ sở lý luận, những quy định về CPH doanh nghiệp. “Cổ phần hóa – Kinh nghiệm thế giới” do Hoàng Đức Tảo chủ biên – Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội năm 1993. Cuốn sách đánh giá thực trạng cổ phần hóa thành công của một số nước trên thế giới. Sách chuyên khảo “Cải cách DNNN ở Trung Quốc so sánh với Việt Nam” do TS Võ Đại Lược, GS.TS Cốc Nguyên Đường chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội năm 1977. Cuốn sách khái quát một số vấn đề về cổ phần doanh nghiệp ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam thời kỳ đầu. “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của Trần Sửu – Nhà xuất bản Lao Động, 2006 bàn về cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa. Các yếu tố nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập. “Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp sau Cổ phần hóa” – “Kinh tế và Phát triển” số 9/2002, của Nguyễn Hoàng Anh nêu lên một số bất cập, hạn chế của doanh nghiệp sau CPH và kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. “Trăm mối lo hậu cổ phần hóa” của Ninh -2- Kiều, Thời báo kinh tế năm 2004 tập trung làm rõ những khó khăn, khúc mắc của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đi vào hoạt động. Cũng có một số luận án, luận văn về CPH các DNNN như: Luận án “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ra đời từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” của Phạm Thị Huyền, trường đại học Thương Mại năm 2009 nêu rõ sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNN Việt Nam, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải chuyển đổi loại hình DNNN sang công ty cổ phần. Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: Kinh nghiệm hiện tại” do Leila Webster và Reza Amin thực hiện, 2003. Tài liệu này nghiên cứu về giai đoạn đầu thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp với Chính phủ Việt Nam với góc độ của một tổ chức quốc tế. Luận án “Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Lê Hữu Thành, trường đại học Kinh tế quốc dân năm 2004 trên cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh của DNNN trong hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả phân tích thực trạng hoạt động và sức cạnh tranh của các DNNN ở nước ta thời gian qua và đề xuất những giải pháp. Nhìn chung, các nghiên cứu về cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu do các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện nên chưa mang tính tổng hợp, chủ yếu phân tích về CPH DNNN, nâng cao sức cạnh tranh nói chung, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về CPH các DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các cam kết về CPH DNNN khi nước ta gia nhập WTO trùng với đề tài luận văn này. -3- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá về những vấn đề lý luận, thực trạng cổ phần hoá, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tổng hợp những vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Phân tích các chế độ, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong các giai đoạn khác nhau ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam những năm qua. - Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1992 cho đến nay và định hướng những năm tới – khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới. -4- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tính tất yếu của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử dụng nhằm nêu rõ quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. - Các phương pháp so sánh cũng được sử dụng để làm nổi bật tính đặc thù của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. - Phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong cổ phần hóa mới phát sinh trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 7. Kết cấu, nội dung của luận văn. Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay. Chương 3. Định hướng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. -5- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT 1.1. Khái niệm, bản chất cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc. 1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hóa (với nghĩa là chuyển thành công ty cổ phần(CTCP)) có thể hiểu là việc chuyển bất cứ loại hình doanh nghiệp nào thành CTCP, từ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn đến DNNN hay hợp tác xã, là một hình thức chuyển đổi sở hữu kéo theo việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này chỉ được hiểu là việc chuyển DNNN thuộc sở hữu Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Ban đổi mới, phát triển DNNN cho rằng: “Cổ phần hóa là quá trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần” [31, tr 32]. Quá trình này được tiến hành bằng nhiều cách như: Giữ nguyên sở hữu Nhà nước gọi thêm vốn góp từ các thành phần kinh tế khác nhau để thành lập công ty cổ phần, tách một bộ phận DNNN đủ điều kiện cổ phần hóa và cuối cùng là bán một phần hay toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước dưới hình thức cổ phần cho các cổ đông. Về mặt pháp lý, CPH DNNN là quá trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ DNNN sang công ty cổ phần. Điều đó có nghĩa là một DNNN sau khi đã hoàn tất qui trình CPH thì doanh nghiệp đó sẽ không còn tồn tại dưới loại hình DNNN mà chuyển sang loại hình công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty (nay là Luật Doanh nghiệp). Khi đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang CTCP thì địa vị pháp lý của DN đó phải hoàn toàn tuân theo qui định của pháp luật về công ty cổ phần. Có nghĩa là toàn bộ các vấn đề liên -6- quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến quy chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá sản đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là những qui định về công ty cổ phần. Nếu phân định theo tiêu chí sở hữu thì đây là biện pháp chuyển DNNN từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần. Có tác giả lại quan niệm: Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu [32, 33-34]. Trước khi CPH, DNNN có quyền độc lập, tự chủ về vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Khi tiến hành CPH, sau khi đã xác định giá trị DN (xác định phần sẽ chuyển đổi sở hữu, xác định số lượng cổ phiếu phát hành) Nhà nước bán cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế: “Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá” (Khoản I, Điều 3, Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998). Những người mua cổ phiếu có quyền sở hữu một phần tài sản của công ty. Ở nước ta CPH không được xét dưới khía cạnh là một hình thức tư nhân hóa, nó chỉ được coi là một giải pháp trong quá trình đổi mới cải cách DNNN. CPH là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần. Khi tiến hành CPH, Nhà nước không tiến hành chuyển tất cả các DNNN đang tồn tại thành CTCP thuộc sở hữu nhiều thành phần mà chỉ chuyển một bộ phận DNNN không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. “Tựa theo vị trí, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước xác định tỷ lệ cổ phần cần nắm giữ...”(Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 và Thông tư 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998). -7- Vì vậy, từ những khái niệm trên có thể khái quát và đưa ra khái niệm đầy đủ về cổ phần hóa DNNN như sau: Cổ phần hóa các DNNN là biện pháp có tính đặc thù của quá trình đổi mới các DNNN, là quá trình chuyển các DNNN thành công ty cổ phần. Đó là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu Nhà nước sang sở hữu của nhiều chủ thể, trong đó tồn tại một phần sở hữu của Nhà nước; là quá trình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của DNNN; tạo điều kiện cho người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Tất cả nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm nhẹ gánh nặng của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Chương trình CPH bắt đầu được Việt Nam chính thức thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, cơ bản hoàn thành năm 2010 và dự kiến hoàn tất năm 2015 theo như mục tiêu đề ra khi gia nhập WTO. 1.1.2. Bản chất và vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước CPH DNNN là sau khi xác định giá trị doanh nghiệp theo giá thị trường, giá trị đó được chia ra thành các cổ phần có giá trị bằng nhau. Số cổ phần đó được đem bán cho các đối tượng có nhu cầu mua: các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư... và người dân. Nhà nước với tư cách là người bán có thể giữ lại một số cổ phần trong tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Sau khi bán xong, những người mua cổ phần, những người chủ mới của doanh nghiệp họp lại và thông qua Điều lệ của công ty, bầu Hội đồng quản trị, quyết định chiến lược và các phương án, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, quá trình CPH DNNN ở nước ta thực chất là quá trình chuyển đổi sở hữu một phần hoặc toàn bộ DNNN cho các thành phần kinh tế khác và các cá nhân đầu tư. Xét về mặt bản chất, CPH DNNN chính là phương thức -8- thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong DN thành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình DN phù hợp nền kinh tế thị trường, đáp ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay để hội nhập với nền kinh tế thế giới có hiệu quả đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN làm cho DNNN ngày càng lớn mạnh, đủ sức thực hiện tốt vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới, trong giai đoạn hội nhập KTQT này là CPH DNNN. Việc tiến hành thành công CPH DNNN sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cải cách DNNN nhằm làm cho các DN này hoạt động ngày càng có hiệu quả, từng bước đưa các DNNN này hòa nhập, thích ứng với các qui luật của kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các DN thuộc thành phần kinh tế khác. Vì vậy, CPH giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có ý nghĩa to lớn trong việc sắp xếp lại DNNN, điều đó được thể hiện trên các mặt sau: - Cổ phần hóa nhằm chuyển đổi một phần sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Do đó, việc tiến hành quá trình này sẽ tạo điều kiện thu hút được nguồn vốn dồi dào trong dân cư, nguồn vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo sự cân bằng giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, nâng cao tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. - Tiến hành CPH DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DNNN sau khi -9- CPH có khả năng cạnh tranh với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Quá trình CPH tạo cho mọi người lao động được thực sự làm chủ DN, thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp, đồng thời cũng xác định được người chủ của doanh nghiệp sau khi CPH, thúc đẩy người lao động hăng say làm việc góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả doanh nghiệp. - Cổ phần hoá sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thành lập thị trường chứng khoán. Trong quá trình CPH, DNNN sẽ phải phát hành thêm nhiều cổ phiếu để huy động vốn. Vì vậy, để cho các cổ phiếu được mua bán, lưu chuyển thuận tiện trên thị trường cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển, một thị trường chứng khoán ổn định, lành mạnh và công khai. Việc một thị trường chứng khoán đi vào hoạt động bền vững sẽ là điều kiện tốt để thúc đẩy quá trình CPH, thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước. 1.1.3. Phân biệt cổ phần hóa và tư nhân hóa Tư nhân hóa theo nghĩa rộng được hiểu theo mức độ điều tiết nền kinh tế. Dưới góc độ này cần xem thị trường như một sân chơi trong đó mỗi nhà đầu tư chiếm lĩnh một khoản nhất định và chi phối thị trường theo tiềm lực thực chất của mình; Nhà nước lúc này với tư cách là nhà đầu tư khi đó cũng bình đẳng và tuân theo quy luật này. Tư nhân hoá sẽ biểu hiện theo từng mức độ: Tăng cường khả năng tự chủ về vốn và tổ chức hoạt động của DNNN; Chuyển các ngành sản xuất trước kia do Nhà nước nắm giữ sang khu vực kinh tế tư nhân; Giảm sự can thiệp kinh tế bằng cách nới lỏng hoặc bỏ bớt các quy định của Nhà nước can thiệp vào thị trường. Quá trình này đồng nghĩa với sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường. Theo nghĩa này tư nhân hoá là toàn bộ những chính sách, luật lệ, thể chế nhằm khuyến khích, mở rộng và phát triển kinh tế tư nhân hay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, giảm bớt - 10 - sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh tế, dành cho thị trường vai trò điều tiết đáng kể. Tư nhân hoá theo nghĩa hẹp được xem như quá trình chuyển sở hữu Nhà nước (hay sở hữu công - public ownership) sang sở hữu tư nhân (private ownership) làm giảm tỷ trọng sở hữu Nhà nước hoặc giảm sự kiểm soát của Nhà nước trong các DNNN. Theo nghĩa này, quá trình tư nhân hóa diễn ra theo 3 mức độ: + Một là, Thay đổi một phần chế độ sở hữu của DNNN, chuyển một phần sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân. + Hai là, Tự do hóa việc tham gia những hoạt động kinh tế mà trước đây chỉ dành cho khu vực kinh tế Nhà nước. + Ba là, Ủy quyền kinh doanh hoặc cho phép tư nhân ký hợp đồng thực hiện những dịch vụ công cộng hoặc cho khu vực tư nhân thuê các tài sản công cộng [26, tr.11-13] . Để phân biệt sự khác nhau giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá chúng ta phải dựa vào mức độ cổ phần một DNNN. + Thứ nhất, nếu Nhà nước nắm một số cổ phần (> 50%) khi thực hiện CPH DN hoặc nắm tỷ lệ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt - tức là Nhà nước vẫn là chủ một bộ phận tài sản của DN thì khi đó DN là CPH chứ không phải tư nhân hoá. + Thứ hai, nếu khi CPH, Nhà nước bán toàn bộ cổ phần cho các cá nhân ở trong và ngoài doanh nghiệp, khi đó quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp đã chuyển từ Nhà nước sang cho các cá nhân (hoặc các chủ thể kinh tế khác) thì CPH lúc này sẽ đồng nhất với tư nhân hoá. - 11 - Như vậy, giữa cổ phần hóa và tư nhân hóa là 2 quá trình khác nhau cả về mục đích lẫn phương thức tiến hành. Về mặt thuật ngữ, mỗi nước đều có thuật ngữ riêng để chỉ tư nhân hoá và cổ phần hoá. Ví dụ: Ở Anh, người ta dùng thuật ngữ privatization để chỉ tư nhân hoá và corporatization để chỉ cổ phần hoá. Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN là góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua CPH mà phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động. Trong khi đó, tư nhân hóa mục tiêu là xóa bỏ hẳn những DNNN mà Nhà nước xét thấy không cần thiết nắm giữ. Về hình thức, CPH đối với các DNNN được thực hiện tùy thuộc vào hình thức cụ thể mà DN lựa chọn trong những hình thức mà Nhà nước hướng dẫn rồi đề xuất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định. Hình thức tư nhân hóa DNNN lại chỉ là bán toàn bộ tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ở các DNNN cho tư nhân và xóa bỏ luôn DNNN này. Về nội dung, tư nhân hoá là chuyển sở hữu tài sản của Nhà nước vào tay tư nhân hay nói rộng hơn là chuyển các lĩnh vực hoạt động trước đây do Nhà nước độc quyền sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cổ phần hoá là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực trước đây do Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả thành phần kinh tế Nhà nước. Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy rằng giữa cổ phần hoá và tư nhân hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng luôn là các khái niệm có ranh giới phân biệt. Sự phân biệt này phụ thuộc vào mức độ chuyển đổi sở hữu một phần hay toàn bộ (vốn và tài sản) của DNNN khi CPH. Kết quả cuối cùng của CPH là chuyển từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thành một Công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty (nay là Luật Doanh nghiệp). - 12 - Với cách làm của Việt Nam, CPH các DNNN hoàn toàn không phải tư nhân hoá. Với những DNNN nắm giữ trên 50% vốn sau khi cổ phần, thì theo Luật Doanh nghiệp, nó vẫn là DNNN. Qua khảo sát thực tế, đến thời điểm hết năm 2010, chưa có doanh nghiệp nào rơi vào tay một hoặc một nhóm cổ đông, mà đang là của tập thể người lao động. Phần lớn loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ thì đều có thành viên trong Hội đồng quản trị là đại diện phần vốn Nhà nước. 1.2. Tính tất yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Cổ phần hóa, một yêu cầu bức thiết của các DNNN Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối hoá kinh tế Nhà nước, coi kinh tế Nhà nước đồng nhất với DNNN, nên trong một thời gian dài đã phát triển hệ thống DNNN với số lượng lớn, đầu tư tràn lan. Trong quá trình hoạt động, DNNN đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Về tình hình tài chính: Tình hình tài chính tại các DNNN chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn tài chính, tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ một khi kinh doanh không hiệu quả. Về cơ cấu nợ, khối DNNN chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đề án tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính, đến hết năm 2011, dư nợ vay ngân hàng của các DN này là 415.347 tỷ đồng, chiếm 17% tổng dư nợ tín dụng. Hiệu quả hoạt động thấp: DNNN tuy có nhiều lợi thế trong việc sử dụng nguồn lực, được ưu đãi trong việc sửa dụng đất đai, lãi suất nhưng hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí, thậm chí sai mục đích…Đầu tư trong khu vực Nhà nước lớn nhưng đóng góp cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng GDP và ngân sách Nhà nước (NSNN) rất nhỏ. Điển hình là giai đoạn 2006- - 13 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất