Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp...

Tài liệu Chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp

.PDF
132
138
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------***-------------------- TRẦN THÙY NGÂN CHUYÊN MỤC “DÀNH CHO BÁO CHÍ” TRÊN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------***-------------------- TRẦN THÙY NGÂN CHUYÊN MỤC “DÀNH CHO BÁO CHÍ” TRÊN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn này là những nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu khảo sát trong luận văn này là do tôi trực tiếp khảo sát và thống kê. Ngoài ra, tôi có sử dụng một số dữ liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo và tôi đã trích nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng Học viên Trần Thùy Ngân năm 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo của Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội). Trong suốt quá trình học tập, các thầy cô giáo đã truyền dạy cho tôi rất nhiều kiến thức và những kỹ năng cần thiết, giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, tôi nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn của mình. Không chỉ giúp đỡ về mặt phương pháp nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, Cô còn tận tình xem xét và chỉ bảo tôi trong từng nội dung chi tiết của luận văn, giúp tôi hiểu sâu sắc hơn vấn đề cần nghiên cứu. Tôi xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô! Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như các bạn học viên để bổ sung, hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Trần Thùy Ngân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - VNR500: bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của Công ty Cổ phần Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). - Fortune100: bảng xếp hạng 100 doanh nghiệp lớn nhất Mỹ theo xếp hạng của tạp chí Fortune – chuyên trang của CNN. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ BÁO CHÍ QUA VIỆC SỬ DỤNG WEBSITE DOANH NGHIỆP ............ 12 1.1. Tầm quan trọng của mối quan hệ với giới báo chí đối với doanh nghiệp ................................................................................................... 12 1.1.1. Mối quan hệ và các thang đo mối quan hệ ..................................... 12 1.1.2. Hiệu quả của báo chí và vai trò của mối quan hệ với báo chí đối với doanh nghiệp ............................................................................................. 17 1.2. Công chúng báo chí và các phƣơng thức xây dựng mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp ...................................................... 20 1.2.1. Công chúng báo chí ................................................................... 20 1.2.2. Phương thức xây dựng mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp ................................................................................................ 22 1.3. Ứng dụng website trong xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp ............................................................ 24 1.3.1. Vai trò của website đối với doanh nghiệp hiện nay........................ 24 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá một chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ......................................................................... 26 1.3.2.1. Về nội dung............................................................................... 28 1.3.2.2. Về hình thức ............................................................................. 31 1.3.2.3. Các tiện ích khác....................................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYÊN MỤC “DÀNH CHO BÁO CHÍ” TRÊN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP ................................................ 37 (Khảo sát Top VNR500 và Top Fortune100 năm 2013) ............................ 37 2.1. Giới thiệu về đối tƣợng khảo sát của luận văn............................ 37 2.1.1. Giới thiệu về bảng xếp hạng VNR500............................................ 37 2.1.2. Giới thiệu về bảng xếp hạng Fortune100 ....................................... 38 2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu khảo sát trong luận văn ....................... 39 2.3. So sánh chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top Fortune100 năm 2013 ............. 41 2.3.1. Về nội dung ..................................................................................... 41 2.3.2. Về hình thức .................................................................................... 52 2.3.3. Tính tiện ích và sự thân thiện với người dùng ................................ 57 Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 68 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO CHUYÊN MỤC “DÀNH CHO BÁO CHÍ” TRÊN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 70 3.1. Nhận xét về chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp .................................................................................................... 70 3.1.1. Ưu điểm của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ............................................................................................. 70 3.1.2. Nhược điểm của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ............................................................................................. 74 3.2. Giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ................................................... 76 3.2.1. Các giải pháp cải tiến nội dung chuyên mục .................................. 76 3.2.2. Các giải pháp cải tiến hình thức chuyên mục ................................. 80 3.2.3. Các giải pháp về khoa học kỹ thuật ................................................ 81 3.2.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng chuyên mục “Dành cho báo chí” của nhà báo ............................................................... 82 3.2.5. Các giải pháp về đào tạo chuyên môn cho nhân viên quan hệ công chúng ......................................................................................................... 82 Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 88 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng kết các nghiên cứu thang đo mối quan hệ trong truyền thông................................................................................................................ 14 Bảng 1.2: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá chuyên mục “Dành cho báo chí” tốt trên website của doanh nghiệp. ....................................................................... 35 Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ các chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp đủ điều kiện khảo sát. ........................................................ 40 Bảng 2.2: Tỉ lệ các nội dung được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013. ................................................................................................................ 42 Bảng 2.3: Nội dung các thông cáo báo chí trên một số mẫu khảo sát cụ thể. 45 Bảng 2.4: Tỉ lệ phần trăm các nội dung khác được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ....................................... 48 Bảng 2.5: Tỉ lệ phần trăm các nội dung đa phương tiện được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp. ........... 50 Bảng 2.6: Tỉ lệ phần trăm các tên gọi thường được chọn đặt cho chuyên mục “Dành cho báo chí” của các doanh nghiệp. .................................................... 53 Bảng 2.7: Tỉ lệ phần trăm tần suất cập nhật thông tin trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp ................................................... 57 Bảng 2.8: Tỉ lệ phần trăm số lần nhấp chuột để có thể truy cập vào chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp .............................. 59 Bảng 2.9: Tỉ lệ chuyên mục liên kết đến các mạng xã hội ............................... 63 Bảng 2.10: So sánh nội dung, hình thức và các tiện ích trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và top Fortune100 ....................................................................................................... 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ các nội dung được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013 ................................................................................................................. 43 Biểu đồ 2.2: So sánh tỉ lệ các thông tin được đăng tải trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của website thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013 ........ 46 Biểu đồ: 2.3: Các nội dung đa phương tiện được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013 ..................................................................................... 52 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ chia nhỏ chuyên mục con trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100. . 55 Biểu đồ 2.5: Tần suất cập nhật thông tin trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 ................ 58 Biểu đồ 2.6: Số lượng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 có công cụ tìm kiếm tin tức riêng cho chuyên mục....................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ các tiện ích được hỗ trợ trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013 ................................................................................................................. 62 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ liên kết đến mạng xã hội trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của các website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100. ................... 63 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn một thập kỷ qua, internet nói chung và các công cụ của nó (blog, website, mạng xã hội, email…) đang dần thay đổi cung cách hoạt động và mối quan hệ của doanh nghiệp với giới báo chí, hay nói chính xác hơn là nhà báo và bộ phận truyền thông của doanh nghiệp. Thực tế đó đòi hỏi những người làm truyền thông phải nhanh chóng thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của việc đẩy thông tin doanh nghiệp lên mạng internet (bằng nhiều hình thức khác nhau trên nhiều công cụ khác nhau) và tạo dựng mối quan hệ với nhà báo dưới hình thức trực tuyến – một hình thức tương tác gián tiếp (ảo) nhưng tạo nên giá trị thực tế quan trọng (thật) trong hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp. Để chứng minh cho điều này, năm 2010, Pettigrew và Reber đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận: Việc sử dụng các chuyên mục tin tức trên website là một trong những cách hiệu quả để tăng cường mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí. [23, tr.99] Hiện nay, các doanh nghiệp thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng không còn xa lạ gì với khái niệm website, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đang duy trì hoạt động trên website rất hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã biết cách dành “đất” trên website của mình để cung cấp thông tin cho giới truyền thông dưới hình thức chuyên mục mang tên “Tin tức” hoặc “Báo chí”…Trong chuyên mục này, các doanh nghiệp thường cố gắng cung cấp các thông tin của mình cho báo chí như một nguồn tin chính thức phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà báo về doanh nghiệp của mình. Ngày càng có nhiều nhà báo có thói quen tìm kiếm thông tin trên website của doanh nghiệp. Đặc biệt, con số này càng tăng lên khi website doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thông tin hữu ích cho nhà báo. Ví dụ như: 1 thông cáo báo chí, bản tin, tài liệu quảng cáo, biểu đồ, hình ảnh, video, audio…Một nghiên cứu năm 2011 của TEK Group đã chỉ ra rằng: 95% các nhà báo đồng ý website của doanh nghiệp là một kênh thông tin quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp [18, tr.98]. Một nghiên cứu khác của Magnet (2002) cũng nhận định: 70% số nhà báo có thói quen tìm hiểu thông tin trên website của doanh nghiệp trước khi tiến hành một bài báo về doanh nghiệp nào đó [18, tr.98]. Điều đó chứng tỏ, những người làm báo chuyên nghiệp kì vọng không nhỏ về lượng thông tin họ có thể tìm thấy được khi truy cập vào website của một doanh nghiệp nào đó. Mặc dù, chuyên mục tin tức dành cho báo chí trên website ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng, triển khai nhưng có không ít các nhà báo vẫn nhận định rằng họ không thể tìm thấy đủ thông tin họ cần trên trang website của các doanh nghiệp. Chứng minh cho điều này, nhà nghiên cứu Callison (2003) đã đưa ra một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Các nhà báo cảm thấy rằng trang website của các doanh nghiệp vẫn chưa cung cấp đủ thông tin mà họ đang tìm kiếm. [18, tr.98]. Điển hình là một nghiên cứu của Vocus (2004) đã đưa ra kết luận: có một sự chênh lệch rất lớn trong nhận thức và suy nghĩ của nhà báo và những nhân viên truyền thông của doanh nghiệp: Những nhân viên truyền thông của doanh nghiệp cho rằng thông tin này là quan trọng thì nhà báo lại nghĩ rằng nó hoàn toàn không có giá trị gì với nhu cầu sử dụng của họ. [18, tr.98] Các kết quả nghiên cứu nói trên đưa đến hàng loạt các băn khoăn, thắc mắc về vấn đề học thuật liên quan đến mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nghiệp thông qua website, chẳng hạn: Có phải các website của doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động không hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà báo? Có gì khác biệt giữa kết quả nghiên cứu công bố cách đây khoảng 10 2 năm với kết quả nghiên cứu thời gian gần đây? Các nghiên cứu ở nước ngoài cho kết quả như trên, vậy các website của doanh nghiệp Việt Nam thì sao? Xuất phát từ những câu hỏi phía sau các kết quả nghiên cứu đã công bố như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chuyên mục dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp.” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học của mình. Đây là một đề tài khá mới, cần thiết, góp phần chỉ rõ thực trạng của chuyên mục tin tức dành cho báo giới trên website của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đồng thời luận văn cũng sẽ cho thấy phương thức tạo dựng mối quan hệ giữa bộ phận quan hệ công chúng trong doanh nghiệp và nhà báo trên website – một công cụ không hề mới của internet. Từ đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả của website doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cho các nhà báo – nhóm công chúng mục tiêu đặc biệt của bất cứ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nhìn chung, vấn đề sử dụng các công cụ của internet trong hoạt động truyền thông doanh nghiệp cũng được nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Đặc biệt, cũng có nhiều nghiên cứu tập trung vào công cụ website và việc ứng dụng nó để xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như tạo dựng mối quan hệ với công chúng của doanh nghiệp. Có thể kể tới một số đề tài nghiên cứu liên quan như: Năm 2011, hai tác giả Kyung-Hyan Yoo và Jangyul Robert Kim đã tiến hành một nghiên cứu về các văn phòng du lịch tại Mỹ sử dụng phòng báo chí ảo (chuyên mục tin tức) trên website và các phương tiện truyền thông xã hội trong hoạt động quan hệ công chúng như thế nào? Trong nghiên cứu này tác giả đã khái quát được tầm quan trọng của việc đưa thông tin lên website của 3 các văn phòng du lịch nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung để đáp ứng nhu cầu của nhóm công chúng báo chí. [23, tr.98] Một nghiên cứu được tác giả Mohamed Kirat (Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) tiến hành vào năm 2007 trên 24 website của các tổ chức doanh nghiệp tại Ả Rập đã chỉ ra rằng việc sử dụng internet trong quan hệ công chúng là một điều vô cùng quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ với giới truyền thông. [25, tr.98] Hai tác giả Gonzalez Herrero Alffonso và Ruiz de Valbuena Miguel người Tây Ban Nha đã tiến hành một nghiên cứu về ứng dụng phòng báo chí ảo (press rooms) trên website của doanh nghiệp. Hai tác giả đã tiến hành nghiên cứu 120 websites của các doanh nghiệp đến từ các nước khác nhau như Đan Mạch, Pháp, Đức, Singapore, Nga, Anh, Mỹ…Nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của website đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của một bộ phận không nhỏ các nhà báo. [18, tr.97] Năm 2002, Coy Callison đã đưa ra một nghiên cứu top 500 doanh nghiệp do tạp chí Fortune xếp hạng về nhu cầu sử dụng thông tin của nhà báo trên các trang website của các doanh nghiệp này [16, tr.97]. Nghiên cứu này đã tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: Có bao nhiêu website doanh nghiệp có chuyên mục tin tức cho báo chí với tên gọi rõ ràng, dễ hiểu; các chuyên mục này được đặt tên gì phổ biến nhất? Những thư mục nhỏ bên trong chuyên mục này bao gồm những gì? Đánh giá chất lượng của các chuyên mục dành cho báo chí trên website của các doanh nghiệp… Năm 2002, hai tác giả David Hachigian và Kirk Hallahan (Mỹ) cũng đã đưa ra các kết quả nghiên của mình về nhận thức của việc truyền thông qua website đối với những nhà báo [17, tr.97]. Theo đó, hai tác giả đã thực hiện khảo sát 101 nhà báo về mức độ sử dụng và đánh giá của họ về việc thu thập thông tin trên website của các doanh nghiệp. 4 Như vậy, có thể khẳng định rằng các nghiên cứu xung quanh đề tài chuyên mục “Dành cho báo chí” đã được một số học giả truyền thông trên thế giới nghiên cứu. Đây chắc chắn sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho luận văn về mặt lý luận và thực tiễn. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở nước ta, việc ứng dụng website vào hoạt động của các doanh nghiệp đã có từ rất lâu, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được việc sử dụng website như một công cụ để tạo dựng mối quan hệ với giới báo chí. Tại Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ với giới truyền thông nhưng ở những khía cạnh riêng lẻ, có thể kể tới một vài công trình như: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền bảo vệ tại Hàn Quốc vào năm 2009 về mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo. Trong luận án, tác giả đã sử dụng các thang đo mối quan hệ của YiHui Huang (2001) và mô hình nghiên cứu của Sriramesh (1986) để đánh giá mức độ hiểu biết, tin tưởng, hài lòng và cam kết hợp tác giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo. Dù có đề cập tới việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo thông qua các công cụ trực tuyến, tuy nhiên, luận án chưa khảo sát cụ thể chuyên mục dành cho báo chí trên website doanh nghiệp. Thạc sĩ Nguyễn Khánh Thương đã khái quát mối quan hệ giữa báo chí và quan hệ công chúng trong bài báo khoa học “Quan hệ với giới truyền thông, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Trong bài báo khoa học này, tác giả đã tập trung phân tích cách hiểu thuật ngữ “quan hệ với giới truyền thông” – media relations trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa người làm truyền thông và nhân viên quan hệ công chúng. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến sự tương tác qua lại giữa hai chủ thể nói trên và sự tác động của 5 mối quan hệ này đến ngành quan hệ công chúng Việt Nam trong bối cảnh truyền thông hiện nay. Dù vậy, bài báo cũng không khảo sát số liệu trên các chuyên mục dành cho báo chí của website doanh nghiệp Việt Nam. Về đề tài mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo, có thể kể tới Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thu Hà (Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) năm 2012. Đề tài “Phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo trong các doanh nghiệp Việt Nam” đã chỉ rõ vai trò, ảnh hưởng của mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo đối với doanh nghiệp, sự cần thiết và phương thức xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ này trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, luận văn cũng không khảo sát chuyên mục dành cho báo chí trên website doanh nghiệp. Về vấn đề sử dụng website trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tác giả Nguyễn Lê Hải Yến đã đề cập rất chi tiết trong luận văn thạc sĩ “Quảng bá thương hiệu thông qua website của doanh nghiệp” (Luận văn thạc sĩ Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Theo kết quả khảo sát, tác giả Nguyễn Lê Hải Yến đã cho thấy có 383/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 có website đang hoạt động và có thể truy cập để tiến hành khảo sát các nội dung liên quan. Tuy nhiên luận văn này đi sâu tìm hiểu toàn bộ diện mạo website mà không nghiên cứu và khảo sát sâu chuyên mục dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thể kể đến một vài luận văn có liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa nhà báo và bộ phận quan hệ công chúng như: “Tác động của báo chí với doanh nghiệp” (Nguyễn Thanh Hương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, 2010), “Vai trò của báo chí trong xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, khảo sát trên báo Thời báo 6 Kinh tế Việt Nam, báo Lao động và Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2008-2010” (Trần Thị Tú Mai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, 2010), “Mối quan hệ giữa PR và báo chí” (Nguyễn Thị Nhuận, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, 2008), “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam” (Nguyễn Thị Ngà, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, 2012). Các luận văn này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giới báo chí, nhưng chưa có luận văn nào khảo sát chuyên mục dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp. Như vậy, các nghiên cứu về vấn đề sử dụng website trong quan hệ công chúng, việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua website, mối quan hệ giữa báo chí và bộ phận quan hệ công chúng trong doanh nghiệp… đã được một số tác giả bước đầu đề cập đến trong các nghiên cứu đã có. Nhưng nhìn chung ở Việt Nam, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên mục tin tức cho nhà báo trên website và ứng dụng website như một phương thức để tạo dựng mối quan hệ giữa quan hệ công chúng và báo chí. Trên thế giới, mặc dù cũng đã có một số tác giả tiến hành khảo sát chuyên mục tin tức cho báo chí trên website của các doanh nghiệp nhưng phần lớn được thực hiện từ khá lâu (2002-2007), trong khi đó công nghệ (bao gồm cả công nghệ website) thay đổi nhanh chóng và đã có những cải tiến rất mới, mang lại nhiều ứng dụng tốt hơn cho người làm truyền thông cũng như nhà báo trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin. Do vậy, một số tiêu chí đánh giá trong những nghiên cứu này đã lạc hậu, không còn phù hợp với hiện tại. Từ việc phân tích lịch sử nghiên cứu đề tài nói trên, có thể thấy rằng đề tài luận văn là một hướng nghiên cứu mới và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên hệ thống lý thuyết về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, quan hệ công chúng trực tuyến và truyền thông doanh nghiệp, luận văn tập trung làm sáng rõ phương thức xây dựng và tổ chức website của doanh nghiệp, đặc biệt là chuyên mục “Dành cho báo chí” nhằm phát triển mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, các phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp nói chung, phương thức ứng dụng website trong xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp nói riêng. Thứ hai, luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 và top 100 doanh nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ năm 2013. Cụ thể là khảo sát, phân tích nội dung, hình thức và các tiện ích trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục dành cho báo chí trên website doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng và duy trì chuyên mục “Dành cho báo chí” nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp - báo chí. 8 Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào khảo sát chuyên mục tin tức dành cho báo chí (Chuyên mục này thường được đặt tên là: Thông tin, Tin tức, Báo chí...trên website của doanh nghiệp) trên website của top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 do Công ty Cổ phần Báo cáo Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo Vietnamnet.vn công bố hàng năm. Đây là một trong những bảng xếp hạng doanh nghiệp uy tín nhất Việt Nam hiện nay, được thiết kế tương tự như bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp của tạp chí Fortune nổi tiếng thế giới. Đồng thời, luận văn cũng khảo sát chuyên mục tin tức dành cho báo chí trên website của top 100 doanh nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ do chuyên trang Fortune (một chuyên trang của CNN) công bố hàng năm. Qua đó có sự so sánh, đối chiếu khách quan với chuyên mục dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: • Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có để khái quát khung lý thuyết, làm rõ các khái niệm công cụ, các tiêu chí đánh giá một chuyên mục “Dành cho báo chí” tốt trên website của doanh nghiệp... • Phương pháp phân tích nội dung: Luận văn tiến hành khảo sát nội dung chuyên mục cung cấp thông tin cho nhà báo trên website của toàn bộ các doanh nghiệp thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và doanh nghiệp thuộc top 100 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ năm 2013. Các doanh nghiệp được khảo sát với những tiêu chí 9 giống nhau về nội dung và hình thức của chuyên mục thông tin dành cho báo chí, sau đó được mã hóa các kết quả và xử lý bằng phần mềm SPSS. • Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn thực hiện tối thiểu 04 cuộc phỏng vấn sâu đối với nhà báo để tìm hiểu xem các website của doanh nghiệp hiện nay có đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của nhà báo hay không, các nhà báo đánh giá như thế nào về việc sử dụng website như một cách thức để tạo dựng mối quan hệ giữa họ với bộ phận quan hệ công chúng của doanh nghiệp. Tương tự, luận văn cũng sẽ phỏng vấn sâu 04 nhân viên phụ trách chuyên mục dành cho báo chí của website doanh nghiệp để hiểu những thuận lợi, khó khăn của họ trong công việc có nhiều tính đặc thù này. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp ổng t hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, thống kê, phân loại để từ đó đi đế n những kế t luâ ̣n mang tiń h khoa ho. ̣c 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Đề tài góp thêm một kết quả nghiên cứu về chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp từ Việt Nam, có so sánh với các kết quả nghiên cứu quốc tế để nhận diện vấn đề. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp, bài học kinh nghiệm...nhằm giúp các chuyên gia thực hành truyền thông trong doanh nghiệp, các giảng viên và sinh viên ngành báo chí, truyền thông, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông có thêm tư liệu tham khảo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn hiện nay. Thông qua khảo sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng việc cung cấp thông tin cho báo chí trên website của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Từ kết quả khảo sát, luận văn cũng đưa ra được những ưu nhược điểm trong việc cung cấp thông tin cho giới báo 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan