Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vố...

Tài liệu Chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam

.PDF
241
501
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG HÙNG CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Quách Đức Pháp 2. PGS.TS. Trần Minh Tuấn HÀ NỘI - 2017 i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Quách Đức Pháp, chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Minh Tuấn, các Thầy giáo đã tận tình hướng dẫn khoa học, đã định hướng và giúp đỡ em hoàn thành Luận án Tiến sỹ. Xin trân trọng cảm ơn ngành Thuế Việt Nam và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về tài liệu nghiên cứu. Tác giả Luận án ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Luận án Lê Quang Hùng iii MỤC LỤC Trang phụ bìa ................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Lời cam đoan .................................................................................................. iii Mục lục ............................................................................................................ iv Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt ........................................................... vi Danh mục các bảng.......................................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ........................................................................ viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................9 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về chuyển giá và chống chuyển giá ...................................................................................................................... 9 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về chuyển giá và chống chuyển giá .................................................................................................................... 13 1.3. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 17 1.4. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 18 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ...............................22 2.1. Lý luận chung về chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................................ 22 2.2. Chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................................ 45 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM .................................................66 3.1. Một số nét về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ................................................................................................................. 66 iv 3.2. Thực trạng về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam ......................................................................................................... 71 3.3. Thực trạng về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam ....................................................................... 81 3.4. Đánh giá chung về hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt NamError! Bookmark not defined.102 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHỐNG CHUYỂN GIÁ TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...... 118 4.1. Thu hút nguồn vốn FDI và các hoạt động chuyển giá ở Việt Nam trong thời gian tới ................................................................................................... 118 4.2 Quan điểm về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ......................................................................................... 121 4.3. Giải pháp tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới ............................ 126 4.4. Một số khuyến nghị ............................................................................... 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 163 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Advance Pricing Ảgreement Base Erosion and Profit Shifting 1 APA 2 BEPS Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế Dự án chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận 3 CSDL Cơ sở dữ liệu Database 4 DN Doanh nghiệp Company 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 6 GDLK Giao dịch liên kết Unite transaction 7 MNCs Công ty đa quốc gia Multinational Corporations 8 NNT 9 NSNN Người nộp thuế Ngân sách nhà nước Taxpayer National budget Organization for Economic Cooperation and Development 10 OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển 11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Limited liability 13 TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt Special Comsumption Tax 14 TSCĐ Tài sản cố định 15 TSVH Tài sản vô hình Intangible assets 16 UBND Ủy ban Nhân dân People’s Commitee 17 VAT Thuế giá trị gia tăng Value Added Tax 18 WB Ngân hàng thế giới World Bank 19 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade vi Business income Fixed assets Organization DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ Biểu 3.1 Biểu 3.2 Nội dung Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư vào Việt Nam của các DN FDI giai đoạn 1988 - 2015 Số trang 67 69 Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào Biểu 3.3 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 70 2005 - 2014 Biểu 3.4 Biểu 3.5 Biểu 3.6 Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động đến 31/12/2014 Tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014 Số doanh nghiệp FDI lỗ qua các năm 70 71 72 Tình hình các DN có vốn FDI ở TP Hồ Chí Minh Biểu 3.7 73 kê khai lỗ, lãi Tình hình các DN có vốn FDI ở tỉnh Hải Dương Biểu 3.8 kê khai lãi, lỗ 73 Biểu 3.9 Thuế và các khoản phải nộp NSNN 77 Biểu 3.10 Biểu 3.11 Hiệu quả phân tích tiêu chí rủi ro trong lập kế hoạch thanh tra đối với các doanh nghiệp Hiệu quả áp dụng chấm điểm rủi ro trong lập kế hoạch thanh tra 99 99 Kết quả truy thu, truy hoàn thuế qua thanh tra, Biểu 3.12 kiểm tra đối với các doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết giai đoạn 2010 – 2016 vii 100 Biểu 3.13 Tình hình thu NSNN khối các doanh nghiệp có vốn FDI giai đoạn 2008 - 2010 106 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỔ Hình vẽ Hình 2.1 Hình 2.2 Nội dung Mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu hóa số thuế phải nộp Các phương pháp xác định lại giá chuyển nhượng theo nguyên tắc thị trường Hình 3.1 Mô hình trung tâm xuất hóa đơn Biểu đồ Nội dung Biểu đồ 3.1 Số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ giai đoạn 2007- 2010 viii Số trang 32 49 96 Số trang 72 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các công ty đa quốc gia (MNCs) và các tập đoàn kinh tế phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và cơ cấu tổ chức. Với sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và chế độ ưu đãi thuế giữa các nước thì vấn đề chuyển giá, tránh thuế không chỉ phát sinh tại Việt Nam mà còn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Đây là vấn đề “nóng” của toàn cầu và được nhiều quốc gia đưa ra để bàn thảo tại nhiều hội nghị quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ qua, như hội nghị các nước G8, G20, diễn đàn thuế quốc tế... Tại Việt Nam, đã hình thành nền kinh tế thị trường với những chính sách mở cửa, thu hút đầu tư, các doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang gia tăng nhanh cả về số lượng DN và vốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2016 cả nước đã có trên 11.200 DN có vốn FDI của 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 22.594 dự án còn hiệu lực và với tổng vốn đăng ký là 293,7 tỷ USD. Thời gian qua, các DN có vốn FDI hoạt động ở Việt Nam đạt được nhiều kết quả góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động của các DN có vốn FDI cũng phát sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý thuế nói riêng. Tình trạng kinh doanh lỗ giả, lãi thật trong các DN, đặc biệt là các DN có vốn FDI ngày càng gia tăng với những hình thức tinh vi, phức tạp. Nhiều DN có vốn FDI đang hoạt động tại Việt Nam sau thời gian hết hạn ưu đãi, miễn, giảm thuế thường báo cáo kết quả kinh doanh bị lỗ, quyết toán thuế TNDN không phát sinh số thuế phải nộp. Tuy kết quả kinh doanh bị lỗ, nhưng các DN này vẫn tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh 1 doanh, đầu tư mới, doanh thu năm sau thường cao hơn năm trước, đây là một điều bất thường đối với các DN hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, thành phố Hồ Chi Minh có 104.299 DN đang kinh doanh, trong đó có 50.908 DN khai báo lỗ, chiếm 53,58%. Thực trạng nói trên được cơ quan thuế Việt Nam xác định là do các DN đã thực hiện hành vi “lách thuế/tránh thuế” thông qua hoạt động chuyển giá (transfer pricing) dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) và cạnh tranh không bình đẳng giữa DN có vốn FDI và DN trong nước. DN có vốn FDI còn sử dụng việc chuyển giá để thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường trong nước, làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển nền kinh tế của nhà nước… Các hoạt động chuyển giá của các DN, đặc biệt ở các DN có vốn FDI đang ngày càng gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu, diễn ra liên tục, ở mọi nơi, mọi lúc cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Việt Nam đã khó khăn càng khó khăn hơn. Hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người dân, nhiều doanh nghiệp, nhiều cấp, nhiều ngành. Tình hình này đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng tăng cường chống chuyển giá trong các DN có vốn FDI nhằm tăng thu cho NSNN và thu hút đầu tư nước ngoài có kết quả cao hơn. Thời gian qua, ngành thuế đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp quản lý hoạt động chuyển giá, thường xuyên rút kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành các chính sách về quản lý giá chuyển nhượng, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động chuyển giá. Tuy nhiên công tác trên còn gặp phải nhiều khó khăn do ngành thuế Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó với hoạt động chuyển giá, các biện pháp đề ra còn thiếu đồng bộ và hiệu lực thực thi thấp, còn thiếu các dữ liệu, thông tin cần thiết để chứng minh vấn đề gian lận giá mua, giá bán, thủ tục thanh toán, khó xác minh giá mua, giá bán thực tế tại nước ngoài… Qua các đợt tập trung lực lượng thanh tra thuế để thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với các DN báo cáo lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và các DN có hoạt động giao 2 dịch liên kết, cũng đã áp dụng các biện pháp quản lý như: Phân loại DN, phân tích rủi ro, yêu cầu DN giải trình và giám sát chặt mức chi phí tiêu hao vật tư và hợp đồng kinh tế… nhưng hiệu quả còn thấp, chưa đạt yêu cầu, thậm chí là bị thụ động trước các hành vi lách thuế của DN. Cho đến nay, việc kiểm soát giá nội bộ của DN để phát hiện và chống gian lận qua chuyển giá là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý ở Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải nhận diện rõ bản chất, nguyên nhân, thủ thuật của hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp này để tìm ra giải pháp ngăn chặn hữu hiệu Trước bối cảnh tình hình nói trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” để nghiên cứu luận án, với mong muốn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu đề tài luận án là hết sức cấp thiết và có tính thời sự cao. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu, cốt lõi của luận án là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tế Việt Nam nhằm góp phần tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo mục đích nói trên, trong nghiên cứu luận án có các mục tiêu cụ thể sau: i) Sưu tầm, thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề cơ bản, có tính lý luận về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI, làm luận cứ cho việc đánh giá thực trạng tình hình trong thực tế. 3 ii) Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động chuyển giá trong các DN có vốn FDI ở Việt Nam; Thực trạng về hoạt động chống chuyển giá trong công tác quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam, làm rõ những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những điểm còn hạn chế đó. iii) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tế Việt Nam nhằm góp phần tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu i) Luận án đi sâu nghiên cứu, phân tích lý luận về chuyển giá và chống chuyển giá trong các DN có vốn FDI; ii) Làm rõ các chính sách pháp luật của Việt Nam về hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI; iii) Điều tra, khảo sát thực tế về thực trạng và những vấn đề đặt ra về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam; iv) Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị về chống chuyển giá trong quản lý thuế, góp phần hạn chế các DN có vốn FDI thực hiện hoạt động chuyển giá ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào hai vấn đề cơ bản là: (i) Hoạt động chuyển giá trong các DN có vốn FDI; (ii) Hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam (bao gồm cơ sở pháp lý, tổ chức lực lượng, triển khai thực hiện). 3.2. Phạm vi nghiên cứu i) Về nội dung: Hoạt động chuyển giá có phạm vi và mục tiêu rất rộng, cho nên hoạt động chống chuyển giá cũng có phạm vi và nội dung rất rộng. Vì vậy, Đề tài này chỉ tập 4 trung nghiên cứu hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam; không nghiên cứu về chống chuyển giá trong các lĩnh vực khác; về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN cũng không nghiên cứu về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN đầu tư gián tiếp. ii) Về thời gian: Chỉ nghiên cứu hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI từ năm 2007 đến năm 2017, điều này liên quan đến các DN có vốn FDI bắt đầu tham gia đầu tư nhiều vào Việt Nam và là thời kỳ Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Đề xuất kiến nghị giải pháp được áp dụng theo lộ trình trung hạn đến 2020 và tầm nhìn dài hạn đến 2035 phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian tới. iii) Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI tại Việt Nam, những vấn đề nổi lên tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai địa phương có số lượng lớn các DN có vốn FDI tập trung và phát sinh các hoạt động tiêu biểu về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phƣơng pháp luận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin. Bằng các quan điểm lịch sử cụ thể, Luận án xem xét tác động của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay đối với hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để lý giải các vấn đề lý luận, đánh giá và luận chứng các vấn đề về chuyển giá và chống chuyển giá 5 trong quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Thống kê - tổng hợp- phân tích, so sánh - đối chiếu, nhận xét, đánh giá để rút ra vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra luận án còn áp dụng phương pháp điều tra thực tế để có thêm căn cứ thực tế xác đáng hơn về các vấn đề liên quan đến hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá. Phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn thứ cấp như: Các văn bản chính sách gồm có Luật, Nghị định, Thông tư, các hội thảo, hội nghị, các cuộc điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích tư liệu thứ cấp và phân tích số liệu thống kê. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp điều tra qua bảng câu hỏi (anket) gửi tới 190 cán bộ công chức thuế trực tiếp làm công tác quản lý thuế các DN có vốn FDI, cán bộ làm công tác thanh tra giá chuyển nhượng tại các Cục Thuế lớn ở TP Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS cho các kết quả thống kê mô tả được sử dụng trong Luận án. Luận án phối kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trong từng chương, bao gồm: Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm các vấn đề lý luận cơ bản của chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI. Chương 3, phương pháp nghiên cứu tổng hợp, điều tra xã hội học, sử dụng các số liệu thống kê được tác giả sử dụng là chủ yếu để đánh giá thực trạng về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI ở Việt Nam. Chương 4, phương pháp phân tích, đánh giá, suy luận logic và dự báo được sử dụng nhằm dự báo về mô hình chuyển giá và chống chuyển giá trong 6 quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI cần được hoàn thiện trong thời gian tới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp với thực tế trong thời gian tới. Nghiên cứu tiếp cận đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu từ góc độ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI nói chung, quản lý thuế nhằm chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam nói riêng. Các kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp phục vụ cho việc hoàn thiện quản lý thuế nhằm chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án i) Tổng hợp, hệ thống hóa và luận giải rõ hơn một số vấn đề có tính lý luận cơ bản về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI mà các nghiên cứu trước còn chưa làm rõ hoặc chưa thoả đáng, chưa sát với thực tế, từ khái niệm, đến các hình thức, dấu hiệu, những vấn đề đặt ra. ii) Phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua. iii) Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị sát thực, khả thi về chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án i) Luận án nghiên cứu về chuyển giá và chống chuyển giá là một vấn đề có tính thời sự và nổi cộm hiện nay ở Việt Nam, là hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn FDI và hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI. Đây là vấn đề còn nhiều hạn chế và nhiều 7 thua thiệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian sắp tới. Do đó việc nghiên cứu luận án là có tính thực tiễn, thời sự rất cao. ii) Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của luận án là đề xuất và cung cấp một số giải pháp thiết thực, khả thi, dựa trên những luận cứ khoa học, phù hợp với bối cảnh và tình hình của Việt Nam, nhằm góp phần tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. Với mục tiêu như vậy, việc nghiên cứu luận án có ý nghĩa về lý luận rất rõ ràng và sâu sắc. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 3: Thực trạng về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian tới. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển giá và chống chuyển giá dưới các hình thức như: Sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều bài báo, tham luận trong các hội thảo nghiên cứu đến hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp thêm các luận cứ làm căn cứ cho việc tiếp tục nghiên cứu về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam. Vấn đề chuyển giá không còn là vấn đề mới mẻ trong hoạt động thương mại của Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hoạt động chuyển giá, do các quy luật của thị trường tự do đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các MNCs, các DN có vốn FDI, các giao dịch liên kết. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các công trình trên thế giới, các tài liệu liên quan đến đề tài ở trong nước để tiếp tục nghiên cứu, định hướng nhiệm vụ nghiên cứu để giảm thiểu hành vi chuyển giá của các DN và có những giải pháp căn bản hơn trong quản lý thuế để chống chuyển giá đạt hiệu quả cao hơn. 1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về chuyển giá và chống chuyển giá Các tư liệu, tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài bao gồm các sách chuyên khảo, các bài đăng tạp chí, các bài kỷ yếu hội thảo, các luận án, luận văn mà tác giả đã sưu tầm, tổng hợp được như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu cơ bản về hoạt động chuyển giá, giá chuyển nhượng đối với các MNCs: 9 Tiêu biểu là: Nicole Bastian Johnson (2006), “Đo lường hiệu suất bộ phận và chuyển giá đối với loại tài sản vô hình” [116]; Romana L. Autrey (2009) công trình: “Nghiên cứu về thị trường chợ đen và chuyển giá và chuyển nhượng đa quốc gia”[122]; Xiling Dai (2009) công trình: “Nghiên cứu về thị trường chợ đen và Chuyển giá/chuyển nhượng đa quốc gia” [126]; Guttorm Schjel Derup (2010), “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia”[113]. Các tác giả của các công trình trên đã nghiên cứu phân tích cơ bản về chuyển giá đối với các MNCs trên thế giới, đưa ra những dự báo về biến đổi vô cùng to lớn của thế giới hôm nay và ngày mai, trong đó đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương thức chuyển giá đối với một tài sản vô hình; các tác giả cũng đã nhận định chuyển giá dựa trên bản quyền có thể đàm phán để nhận được ưu đãi đầu tư tốt hơn so với một chuyển giá không dựa trên bản quyền, và trong một vài trường hợp, chuyển giá dựa trên bản quyền cũng là sự đầu tư tốt nhất; các tác giả cũng nghiên cứu cách làm thế nào để các Luật thuế thực hiện quản lý chuyển giá nội bộ tối ưu nhất khi các công ty thực hiện chuyển giá cả bên trong và bên ngoài; các tác giả nghiên cứu đã xem xét cách các MNCs chuyển giá để nộp thuế ở mức thấp nhất, từ đó đánh giá việc chuyển giá trong bối cảnh chênh lệch thuế suất ở các quốc gia. Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu kỹ phương pháp chuyển giá đa quốc gia được sử dụng để chống lại việc phát sinh chợ đen là tăng giá chuyển nhượng đối với các công ty con ở nước ngoài nhằm tăng chi phí cơ bản của chợ đen. Các tác giả đã đặt ra giả thiết khi tồn tại một đối thủ cạnh tranh của dạng thị trường chợ đen, giá chuyển nhượng tối ưu đối với một công ty con tại nước ngoài vượt quá chi phí cận biên và đang có xu hướng giảm dần sức cạnh tranh với các sản phẩm hàng hóa ở thị trường trong nước, tác giả chứng minh rằng sự tồn tại của thị trường chợ đen có thể dẫn đến việc tăng nguồn thu thuế trong nước, thậm chí ngay cả khi các công ty làm việc theo dạng chợ đen không nộp thuế nội địa. Các tác giả còn nghiên cứu và đưa ra định nghĩa, phân loại các loại hình và vai trò của các MNCs, phân tích động cơ chuyển giá của các hoạt động chuyển giá giữa các MNCs; các tác giả đề xuất những gợi ý về cơ chế tạo lập cách quản lý 10 chuyển giá, dựa trên phân tích những tác hại của việc lợi dụng chuyển giá của các MNCs. Thứ hai, các công trình, luận án, luận văn nghiên cứu sâu về chống chuyển giá trong quản lý thuế Có: Richard Sansing (1999), “Nghiên cứu về đầu tư các mối quan hệ cụ thể và nghịch lý chuyển giá” [120]; Peter C.Dawson (2000), “Nghiên cứu về chuyển giá trong các công ty cổ phần đa quốc gia phân cấp” [119]; Nahum D.Melumad Đại học Columbia (2004), “Quản lý tích hợp và mục tiêu thuế trong chuyển giá” [115]; Masha Shunko (2005), “Chuyển giá và thuê gia công trong cung ứng toàn cầu” [114]… Các công trình của các tác giả trên đã đi sâu nghiên cứu về mục tiêu thuế trong chuyển giá trên thế giới thời hiện đại, trong đó nhấn mạnh: Nghiên cứu chuyển giá ở các MNCs khi các công ty ở mỗi quốc gia phải đối mặt với những mức thuế suất thuế TNDN khác nhau; các tác giả cũng đưa ra các tranh luận rằng chuyển giá nội địa tối ưu nên bằng trung bình trọng lượng của chi phí cận biên và là giá thị trường ưu đãi nhất. Khi nguồn cung bán các sản phẩm trung gian theo yêu cầu của đối tác bên ngoài, giá bán ngoại địa trở nên hợp lý và logic đối với thị trường. Tác giả cũng tranh luận rằng: Nhằm mục tiêu đánh giá sự vận hành nội địa, các công ty thông thường không nên đánh giá các giao dịch nội địa theo giá thị trường hiện hành nếu nguồn cung là độc quyền tại các thị trường bên ngoài. Bằng việc áp giá giảm trong nội bộ, các công ty có thể giảm bớt các vấn đề hiện thời bên ngoài và đồng thời khoản tiết kiệm về đóng thuế phụ thuộc vào sự khác biệt giữa các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Richard Sansing (1999), Công trình “Nghiên cứu về đầu tư các mối quan hệ cụ thể và nghịch lý chuyển giá” [120], tác giả đã so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp “chuyển giá dựa trên lợi nhuận” và “chuyển giá dựa trên giá” về việc phân bổ thu nhập chịu thuế trong một mô hình mà ở đó cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến mức độ đầu tư các mối quan hệ cụ thể được thực hiện bởi các nhóm tích hợp theo chiều dọc và các công ty độc lập tương đương. Phân tích của mô hình này chỉ ra rằng, so 11 với phương pháp chuyển giá dựa trên lợi nhuận, phương pháp chuyển giá dựa trên giá một cách hệ thống sẽ phân bổ thu nhập chịu thuế nhiều hơn đối với các chi nhánh nước ngoài và ít hơn đối với các công ty mẹ trong nước; tác giả cũng chỉ ra việc các MNCs thực hiện chuyển giá thông qua việc lợi dụng mức thuế suất nước ngoài thấp hơn và chi phí sản xuất gia công thấp hơn; các công ty mẹ quan tâm nhiều đến lợi nhuận sau thuế hơn là các chi nhánh địa phương, mặt khác, các chi nhánh địa phương có tầm nhìn về cơ cấu giá thành sản phẩm tốt hơn, và do đó họ cũng có tầm nhìn tốt hơn về những chiến lược tìm nguồn cung ứng thích hợp; tác giả chỉ ra rằng khi chi phí thuê ngoài tăng lên, một công ty phân cấp sẽ có nhiều lựa chọn linh hoạt hơn trong việc chuyển giá và do đó có thể đạt được lợi nhuận cao hơn, khi sự khác biệt về thuế quá lớn thì một chiến lược hoàn toàn tập trung sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Thứ ba, Michacl Smith (2002), văn bản: “Ex Ante and Ex Post Discretion over Arm’s Length Transfer Prices” (của Mỹ) [125], văn bản này nghiên cứu về Quy chế Tài chính yêu cầu một công ty phải coi chi phí sản xuất là đầu vào khi tính chuyển giá sử dụng cho mục đích thuế, văn bản mang tính định hưởng chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn và giải quyết đối với các doanh nghiệp có xu hướng làm sai lệch các lựa chọn đầu tư nhằm nhận một khoản thuế chuyển giá chênh lệch tốt hơn và các doanh nghiệp không tuân thủ đúng việc chuyển giá theo giá thị trường, mà thay vào đó sẽ chọn cách chuyển giá nào có lợi hơn cho việc đóng thuế. Quy chế Tài chính của Mỹ sửa đổi giải thích Luật thuế nội bộ (ban hành năm 1968) điều 482 cho phép sử dụng phương pháp chuyển giá dựa trên lợi nhuận, Quy chế Tài chính này cũng so sánh hiệu quả giữa hai phương pháp chuyển giá dựa trên lợi nhuận và chuyển giá dựa trên giá về việc phân bổ thu nhập chịu thuế trong một mô hình mà ở đó cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến mức độ đầu tư các mối quan hệ cụ thể được thực hiện bởi các nhóm tích hợp theo chiều dọc và các công ty độc lập tương đương. Ngoài ra, Quy chế Tài chính yêu cầu một công ty phải coi chi phí sản xuất là đầu vào khi tính chuyển giá sử dụng cho mục đích thuế, vì những đặc điểm của tài 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan