Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉ...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi

.PDF
116
252
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ VĂN SÂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VÕ VĂN SÂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH THỦY Chủ tịch Hội Đồng: TS. LÊ KIM LONG Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Võ Văn Sâm iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Thủy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nha Trang đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Thủy người hướng dẫn khoa học chính của luận văn này, đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều về mọi mặt nhằm thực hiện thành công đề tài. Cảm ơn lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp thông tin và các tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện thành công đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý cho đề tài này.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, cơ quan và tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Võ Văn Sâm iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ..........................................................................................5 1.1. Nông nghiệp và đặc điểm của nông nghiệp .............................................................5 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp .........................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm nông nghiệp...........................................................................................6 1.2. Khái niệm Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp........................................8 1.2.1. Khái niệm Cơ cấu kinh tế ......................................................................................8 1.2.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................10 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...............................................................11 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................11 1.3.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................12 1.4. Các cơ sở lý thuyết về vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..........13 1.4.1. Mô hình Rostow ..................................................................................................13 1.4.2. Mô hình Harry T. Oshima ...................................................................................15 1.4.3. Mô hình Arthus Lewis.........................................................................................16 1.4.4. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của M. Syrquin........................................17 v 1.4.5. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher...................................................18 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................19 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................19 1.5.2. Yếu tố nguồn lực .................................................................................................20 1.6. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới...23 1.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................................23 1.6.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ..................................................................................25 1.6.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................................26 1.6.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................................28 1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .....................30 1.8. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .............................................................................................32 1.8.1. Đổi mới thể chế đặc biệt là chính sách đất đai trong nông nghiệp......................32 1.8.2. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. ......................................................................32 1.8.3. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư trong nông nghiệp.....................32 1.9. Khung phân tích của đề tài .....................................................................................33 1.10. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..............................................33 1.10.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành........................................34 1.10.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng.....................................35 1.10.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hình thức tổ chức sản xuất......35 Tóm tắt Chương 1:.........................................................................................................36 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI...................................................................37 2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.......37 2.1.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên .........................................................................37 vi 2.1.2. Tiềm năng về điều kiện kinh tế xã hội ................................................................45 2.2 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa ........................................................................................52 2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................52 2.2.2. Khó khăn ............................................................................................................54 2.3. Đánh giá qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................................................56 2.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 .......................56 2.3.2 Cơ cấu ngành Nông –Lâm-Thủy sản của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 20025-2015 ..59 2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.............................................................................................................60 2.4.1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa .....................................60 2.4.2 Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp ............................................61 2.4.3 Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ..................................67 2.4.4. Giá trị sản xuất các ngành chuyên môn hóa trong nông nghiệp và các loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu............................................................................................69 2.5. Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến quá trình phát triển kinh tế của huyện Tư Nghĩa ..................................................................................74 2.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống ....................................................................74 2.5.2 Tác động đến năng suất lao động .........................................................................78 Tóm tắt chương 2...........................................................................................................80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI..................................................................................................81 3.1. Chủ trương và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa trong thời gian tới.........................................................................................................81 3.1.1. Đối với ngành trồng trọt ......................................................................................82 vii 3.1.2. Đối với ngành Chăn nuôi.....................................................................................82 3.1.3. Đối với ngành Lâm nghiệp ..................................................................................83 3.1.4. Đối với ngành Thuỷ sản ......................................................................................83 3.1.5. Đối với Hợp tác xã và kinh tế trang trại ..............................................................84 3.2. Tóm tắt kết quả phân tích .......................................................................................85 3.3. Nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa trong thời gian đến .............................................................................86 3.3.1. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cho từng địa phương cụ thể trên địa bàn huyện.................................................................................................................86 3.3.2. Tăng cường nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện .............................................................................................................................87 3.3.3. Nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở................................88 3.3.4. Đầu tư nguồn vốn cho khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....................................89 3.3.5. Nâng cao nhận thức nông hộ trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất .......89 3.3.6. Giải pháp về thị trường........................................................................................90 3.3.7. Thu hút các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.........91 3.3.8. Đầu tư cơ sở hạ tầng thông nông thôn, đảm bảo yêu cầu cho sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện Tư Nghĩa.........................................................92 3.3.9. Cần nâng cao hiệu lực quản lý các cấp chính quyền địa phương của huyện Tư Nghĩa....93 Tóm tắt chương 3: .........................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................98 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU CNH- HĐH NGHĨA GIẢI THÍCH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CCKT Cơ cấu kinh tế ĐKKD Đăng ký kinh doanh FDI GTSX Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment) Giá trị sản xuất GCNQSDD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GATT HTX Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (The General greement on Tariffs and Trade) Hợp tác xã KTXH Kinh tế xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NTTS Nuôi trồng thủy sản PCCC Phòng cháy chữa cháy OECD UBND Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development) Uỷ ban nhân dân ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Tư Nghĩa ................................................38 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011 – 2015 ...42 Bảng 2.3: Dân số huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2010 - 2015 ............................................45 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu lao động huyện Tư Nghĩa các năm 2013-2015....................46 Bảng 2.5: Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa .........................................................................55 Bảng 2.6: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (giá trị sản xuất) giữa các ngành của huyện Tư Nghĩa .....57 Bảng 2.7: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (giá trị sản xuất) giữa các ngành Nông-Lâm-Thủy sản của huyện Tư Nghĩa ................................................................................................59 Bảng 2.8: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Tư Nghĩa ...................................60 Bảng 2.9: Tốc độ tăng lao động trong ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa trong giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................................62 Bảng 2.10: Qui mô và tốc độ tăng lao động ngành trồng trọt của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005 - 2015 ...........................................................................................................63 Bảng 2.11: Qui mô và tốc độ tăng lao động trong ngành chăn nuôi của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ...........................................................................................65 Bảng 2.12: Quy mô và tốc độ tăng lao động trong dịch vụ nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ...........................................................................................66 Bảng 2.13: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 20052015 (theo giá hiện hành) ..............................................................................................68 Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................................................68 Bảng 2.15: Cơ cấu diện tích cây trồng của huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2011-2015 .....69 Bảng 2.16: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng khu vực trồng trọt tại huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005 - 2015 .........................................................................................70 Bảng 2.17: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm tại huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2011-2015 .....71 x Bảng 2.18: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng khu vực chăn nuôi tại huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005 - 2015 .........................................................................................71 Bảng 2.19: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005 - 2015 .........................................................................................73 Bảng 2.20: Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện Tư Nghĩa từ năm 2005-2015 ......................................................................................................................75 Bảng 2.21: Lao động có trình độ chuyên môn đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế của huyện Tư Nghĩa từ năm 2005-2015...........................................................76 Bảng 2.22: Cán bộ y tế huyện Tư Nghĩa các năm 2013-2015 ......................................77 Bảng 2.23: Công tác khám, chữa bệnh huyện Tư Nghĩa các năm 2013-2015 ..............77 Bảng 2.24: Giá trị sản xuất ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp bình quân/ lao đọng nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa từ năm 2005-2015 ............................................................78 xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................13 Hình 1.2: Khung phân tích của nghiên cứu ...................................................................33 Hình 2.1: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015..58 Hình 2.2: Sự biến động về qui mô lao động trong ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ...........................................................................................61 Hình 2.3: Diễn biến tốc độ tăng lao động trong ngành trồng trọt của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................................63 Hình 2.4: Diễn biến tốc độ tăng lao động trong ngành chăn nuôi của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2005-2015 ......................................................................................................64 Hình 2.5: Diễn biến, qui mô và tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2005-2015 .......................................................66 Hình 2.6: Diễn biến, qui mô lao động toàn ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2005-2015 .............................................................................................................67 Hình 2.7: Diễn biến, qui mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2005-2015 .............................................................................................................73 Hình 2.8: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Tư Nghĩa từ năm 2010-2015 .....74 Hình 2.9: Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện Tư Nghĩa từ năm 2005-2015 ..............................................................................................................76 Hình 2.10: Gía trị sản xuất ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp bình quân/ lao động nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa từ năm 2005-2015 ............................................................79 xii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Mục tiêu nghiên cứu là: Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo mục tiêu xác định. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, lấy ý kiến chuyên gia để chứng minh; phương pháp thống kê, so sánh và phân tích. Qua phân tích cho thấy trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Đó là điều tất yếu trong thời kỳ đô thị hóa hiện nay (năm 2005 là 13.655,62 ha tăng lên 16.737,91 ha năm 2013 và giảm xuống 15.149,11ha năm 2015, riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ngành trồng trọt) từ 10.443,6 ha năm 2005 giảm xuống 9.378,9 ha năm 2015). Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp của huyện cũng có những biến động liên tục, năm 2005 toàn huyện có 51.445 lao động; năm 2010 có 51.245 lao động và giảm 30.527 lao động trong năm 2015.Trung bình giai đoạn 2005-2010 là 48.652 lao động và giai đoạn 2011-2015 giảm xuống còn 31.178 lao động. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện cũng có những chuyển biến tích cực năm 2005 đạt 404.619 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.178,929 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1.812,382 tỷ đồng. Trung bình trong giai đoạn này, giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp đạt 1.084,405 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình trong giai đoạn 2005-2010 đạt 20,95 % và giai đoạn 2011-2015 đạt 14,95 %. Trung bình cả giai đoạn 2005-2015 tốc độ tăng giá trị sản xuất là 14,95 %. Xét về nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt đóng góp lớn nhất trong giá trị sản xuất của huyện. Tiếp đến là ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp là đóng góp giá trị sản xuất thấp nhất cho địa phương. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp huyện Tư Nghĩa giai đoạn từ 2005-2015 năng suất lao động của ngành có sự gia tăng đáng kể. Trong các ngành chuyên môn hóa thì ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi đóng góp chính trong việc tăng năng suất của ngành nông nghiệp của huyện. Các yếu tố chính ảnh xiii hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa bao gồm: nhân tố Nguồn lực, Khoa học- kỹ thuật, Thị trường, Lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Một số gợi ý giải pháp quan trọng là: (i) Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển cho từng địa phương cụ thể trên địa bàn huyện; nâng cao nhận thức nông hộ chuyển từ tình trạng tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa; xây dựng hoạt động phi nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho nông dân (ii); thúc đẩy và mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (iii); xây dựng hạ tầng thông nông thôn, đảm bảo yêu cầu cho sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện Tư Nghĩa. Từ khóa: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. xiv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, nông nghiệp là nguồn sống của đại đa số dân cư. Vai trò của nông nghiệp được thể hiện qua năm hình thức cơ bản: Cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài nguyên, xoá đói giảm nghèo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoạt động nhằm đa dạng sinh học, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, là biện pháp cơ bản để tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, vật chất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm giá trị hàng hoá xuất khẩu qua đó góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 đã nêu: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao. Để thực hiện mục tiêu đề ra, nước ta phải phát triển đồng bộ tất cả các ngành kinh tế. Đối với nông nghiệp, phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Quảng Ngãi là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có một nền nông nghiệp khá toàn diện bao gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên lại có khoảng 48% dân số toàn Tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp, do vậy, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động để sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội của Tỉnh. 1 Tư Nghĩa là huyện đồng bằng nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Quảng Ngãi, có diện tích tự nhiên là 205,43km2, dân số 129,9 nghìn người, phần lớn dân số sống bằng nghề nông nghiệp, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất của ngành kinh tế huyện. Đời sống của nhân dân ở khu vực còn nhiều khó khăn, kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó trong những năm qua huyện Tư Nghĩa đã chú trọng tới đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa hợp lý. Cụ thể là quy mô, địa bàn sản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóa chủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều rộng là chính, hàm lượng khoa học và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế yếu... Từ thực tế nêu trên, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển một cách toàn diện và bền vững thì một yêu cầu đặt ra cho phát triển kinh tế ở địa phương này là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng đất này. Trước yêu cầu thực tiễn cấp thiết như trên tác giả chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thời gian qua, từ đó định hướng và đưa ra giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với xu thế chung và điều kiện thực tế phát triển của huyện. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng chuyển dịch trong thời gian tới. * Mục tiêu cụ thể (1) Nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2005-2015. 2 (2) Đánh giá kết quả tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của vùng. (3) Đề xuất một số định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý cho huyện giai đoạn 2016-2020. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi: (1) Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa trong giai đoạn 20052015 có xu hướng chuyển dịch như thế nào? (2) Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa trong thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của vùng? (3) Những chính sách nào có thể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa một cách hợp lý? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong các giới hạn sau: + Về không gian: đề tài luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. + Về thời gian: đề tài luận văn thu thập số liệu liên quan từ năm 2005 - 2015. 6. Đóng góp của đề tài luận văn * Đóng góp về mặt khoa học Đề tài luận văn đóng góp một phần nhỏ để làm rõ hơn khía cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về mặt phương pháp luận. 3 7. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 7.1.Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 7.2.Về mặt thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tư Nghĩa. 8. Kết cấu của đề tài luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Kiến nghị và tài liệu tham khảo, nghiên cứu được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chương 2: Phân tích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Nông nghiệp và đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1 Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Đinh Phi Hổ, 2003). Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế (Khuất Quang Cảnh, 2012). Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp 5 chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... (Trương Thị Mỹ Hoa, 2011). 1.1.2. Đặc điểm nông nghiệp Theo Đinh Thu Nga (2010), phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Nhìn chung, vai trò cơ bản của nông nghiệp, nông thôn thể hiện dưới đây: Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn mang lại nguồn ngoại tệ và nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Thông qua nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ thu được một nguồn ngân sách lớn, dùng đầu tư cho phát triển kinh tế. Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực thành thị hiện đại. Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất