Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công...

Tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần tập đoàn thương mại và truyền thông bắc hà

.DOC
62
221
89

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty:.......................................................................3 1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 5 năm 20072011........................................................................................................................ 4 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN THÔNG BẮC HÀ..................................................................................9 2.1. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực............................................................................9 2.1.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:................................................................9 2.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật:.............................................................................9 2.1.3. Qui trình cung ứng dịch vụ:....................................................................10 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...............................................................13 2.1.5. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động...................................................15 2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần Bắc Hà.........................................................................................................17 2.2.1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty....................................................................................................................... 17 2.2.2. Tình hình tuyển dụng nhân lực tại công ty:................................................21 2.2.3. Tình hình biên chế nhân lực.......................................................................37 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUYỀN THÔNG BẮC HÀ ................................................................................................................................. 42 1.3. Những thành tựu trong công tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty 47 1.4. Những tồn tại trong công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty 49 1.5. Nguyên nhân của những tồn tại trên..............................................................51 1.6. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty.......................................................................................................51 KẾT LUẬN............................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................59 LỜI MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh phải giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế, kỹ thuật và quản lý kinh doanh. Trong những vấn đề đó luôn luôn nổi bật vấn đề cần giải quyết đó chính là việc tuyển dụng nhân sự. Tuyển dụng giúp tổ chức có đủ nguồn nhân lực cả về cả số lượng và chất lượng nhằm thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chức. Tuyển dụng tốt giúp cho tổ chức có một đội ngũ nhân lực chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. Tuyển dụng tốt góp phần hạn chế rủi ro trong công việc kinh doanh. Nhân lực chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức. Đặc biệt trong thời đại ngày nay thì nhân lực chất lượng cao luôn hiếm, do vậy công tác tuyển dụng cần làm tốt để thu hút nhân tài phục vụ cho tổ chức. Xuất phát từ quan điểm này, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tập đoàn thương mại và truyền thông Bắc Hà, trên cơ sở lý thuyết đã học ở giảng đường đại học và những điều đã học được trong thực tế của doanh nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy/cô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùngcác cán bộ trong các phòng ban của Công ty Cổ phần Bắc Hà, em quyết định chọn đề tài dưới đây để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Hoạt động tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty cổ phần tập đoàn thương mại và truyền thông Bắc Hà” Đề tài nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự của công ty, qua đó có thể giúp Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn tổng thể về hoạt động tuyển dụng nhân sự và định hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra báo cáo còn đề ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tuyển dụng có thể phần nào giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo được trình bày thành 3 phần như sau: 1 Phần 1:Giới thiệu khái quát cơ quan thực tập Phần 2:Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại Công ty cổ phần Bắc Hà Phần 3:Đánh giá công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần Bắc Hà Do trình độ nhận thức có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều nên bài viết của em còn xuất hiện nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Bắc Hà để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN THÔNG BẮC HÀ 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty: - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần tập đoàn thương mại và truyền thông Bắc Hà - Tên giao dịch quốc tế: BAK Group.,Corp - Trụ sở chính: Số 2 – BT3 – Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội Số điện thoại: +84 (4) 33547545 Email:[email protected] Website:www.bachagroup.com.vn - Giám đốc hiện tại: Bùi Tiến Dũng - Cơ sở pháp lý: Ngày 20/11/2000, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội đã chính thức cấp giấy chứng nhận số 0102001491 về việc chuyển đổi Công ty trách nhiệm hữu hạn Hội chợ triển lãm Bắc Hà thành Công ty cổ phần tập đoàn thương mại và truyền thông Bắc Hà, đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển lớn mạnh của Công ty cổ phần Bắc Hà ngày nay. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. - Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp: Là một doanh nghiệp tư nhân với chức năng chủ yếu là tổ chức hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại, sự kiện trong nước và quốc tế. Công ty cổ phần tập đoàn Bắc Hà có nhiệm vụ đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, có được sự hài lòng từ phía khách hàng đồng thời đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. 3 - Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước: đóng thuế, nộp Ngân sách Nhà nước... - Kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh được Nhà nước cho phép. - Tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Thực hiện đúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giao. 1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 5 năm 2007-2011 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm gần nhất, giai đoạn 2007-2011 4 Bảng 1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 – 2011 của Công ty cổ phần Bắc Hà (Đơn vị: tỷ VNĐ) So sánh Chỉ tiêu 2007 2008 1. Tổng tài sản 2. Tổng nợ phải trả 3. Tài sản ngắn hạn 4. Nợ ngắn hạn 5. Doanh thu 6. Lợi nhuận trước 48,89 33,2 45,05 31,09 42,09 thuế 7. Lợi nhuận sau thuế 8. Tỉ suất thanh toán hiện hành (=3 / 4) 9. Giá trị ròng (= 12) So sánh 2009 50,09 38,09 48,97 36,75 45,98 2008/2007 +/% 1,2 2,4 4,89 14,72 3,92 8,7 5,66 18,2 3,89 9,2 4,99 5,35 0,36 3,75 4,01 1,45 15,69 So sánh 2010 54,98 42,09 52,79 39,25 47,6 2009/2008 +/% 4,89 9,7 8 10,5 3,82 7,8 2,5 6,8 1.62 3,5 7,2 6,87 1,52 0,26 7,2 5,15 1,33 -0,12 -8,2 12 -3,69 -23,5 So sánh 2011 61,76 51,09 60,02 47,67 49,3 2010/2009 +/% 6,78 12,33 9 21,38 7,23 13,69 8,42 21,45 1,7 3,57 57,350 44,55 56,33 40,09 51,5 2011/2010 +/% -4,41 -7,1 -6,54 -12,8 -3,69 -6,14 -7,58 -15,9 2,2 4,4 2,8 7,4 0,53 7,7 8,9 1,5 20,72 1,14 2,8 5,55 0,4 7,7 6,7 1,15 20,72 1,34 0,01 0,75 1,26 -0,08 -5,97 1,41 0,15 11,9 12,89 0,89 7,4 10,67 -2,22 -17,22 12,8 2,13 19,96 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần Bắc Hà) 5 Qua bảng phân tích ở trên ta nhận thấy rằng Tổng tài sản qua các năm từ 2007-2010 tăng lên. Năm 2008 tăng so với 2007 là 2,4%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 9,7%, năm 2010 tăng so với 2009 là 12,33%, tuy nhiên năm 2011 thì tổng tài sản lại giảm đi 7,1%. Nguyên nhân là do năm 2011 công ty rút bớt tiền để trả khoản nợ phải trả, vì vậy mà nợ phải trả của công ty năm 2011 giảm xuống 12,8%. Để thanh toán các khoản nợ này công ty đã dùng tài sản ngắn hạn để thanh toán, vì vậy tài sản ngắn hạn lại giảm xuống so với 2010 là 6,14%. Về doanh thu của công ty qua các năm đều có sự tăng lên, đây là điều đáng mừng, bởi doanh thu tăng thì sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận, từ đó tiền lương của người lao động được ổn định, như vậy người lao động sẽ yên tâm gắn bó với công ty hơn. Doanh thu năm 2008 tăng so với 2007 là 9,2%. Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3,89%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3,5%. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4,4%. Về lợi nhuận trước và sau thuế của công ty qua các năm đều có dấu hiệu tăng lên, như vậy tình hình làm ăn của công ty khá ổn định. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng so với 2007 là 7,2%. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với 2008 là 2,8%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 7,7%. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 20,72. Như vậy tình hình làm ăn của công ty năm 2011 được đánh giá là cao nhất trong 5 năm trơ lại đây. Sự tăng cao lên về lợi nhuận cho thấy rằng chiến lược kinh doanh của công ty khá tốt, do đó tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng. Điều này rất quan trọng với bất cứ công ty nào. Về tỷ suất thanh toán hiện hành của công ty trong 5 năm qua cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Năm 2007 tỷ suất này là 1,45. Năm 2008 là 1,33. Như vậy năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,12%. Năm 2009 tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành cao hơn năm 2008 là 0,75%. Năm 2010 giảm 5,97%, tuy nhiên năm 2011 tăng so với năm 2010 là 11,9%. Năm 2011 tỷ suất này tăng cao nhất. Tỷ suất thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ càng tốt, công tác thanh toán công nợ tốt, như vậy qua đây các nhà đầu tư có thể yên tâm tài trợ cho công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty, ta phân tích doanh thu của công ty qua 5 năm thông qua các sản phẩm và dịch vụ của công ty. 6 Bảng 2. Tỷ trọng doanh thu của các lĩnh v ực kinh doanh năm 2007 - 2011(ĐVT t ỷ đồồng) Chỉ tiêu Tổ chức sự kiện Thiết kế và thi công Tổ chức các chương trình quảng bá thương hiệu và sản phẩm Cung cấp dịch vụ, thiết bị dàn dựng triển lãm Tổng 2007 Số tiền % 10,23 24,32 8,72 20,71 2008 Số tiền % 11,88 25,83 5,6 12,17 2009 Số tiền % 15,90 12,62 7,57 15,9 2010 Số tiền % 14,25 28,9 6.98 14,15 2011 Số tiền % 15,97 31,08 7,65 14,88 7,09 16,84 9,95 21,63 10.05 21,11 9.09 18,43 9,72 18,91 16,05 38,13 18,55 40,37 23,98 50,37 18,98 38,52 18,06 35,13 51,4 100 42,09 45,98 47,6 49,3 (Nguồn: Phòng Tài chính) 7 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng doanh thu từ cung cấp thiết bị dàn dựng triển lãm của công ty là chiếm lớn nhất. Năm 2007 chiếm 38,13% tổng doanh thu. Năm 2008 chiếm 40,37% tổng doanh thu. Năm 2009 chiếm 50,37% tổng doanh thu. Năm 2010 là 38.52% tổng doanh thu. Năm 2011 là 35,13% tổng doanh thu. Sau đó là doanh thu về tổ chức sự kiện. Năm 2007 chiếm 24,32% tổng doanh thu, năm 2008 chiếm 25,83%. Năm 2009 chỉ chiếm 12,62%, sang năm 2010 chiếm 28,9% năm 2011 chiếm 31,08%. Còn doanh thu từ thiết kế thi công và tổ chức chương trình quảng bá thương hiệu doanh thu ít hơn. Như vậy ta có thể kết luận rằng thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của công ty là cung cấp thiết bị dàn dựng triển lãm và tổ chức sự kiện. Vì vậy công ty cần phải duy trì và phát huy thế mạnh của mình hơn nữa, đồng thời vẫn phải giữ ổn định tình hình doanh thu về thiết kế thi công và tổ chức quảng bá thương hiệu. Và cần phải có chiến lược mở rộng thị trường 2 loại hình dịch vụ này. 8 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ BIÊN CHẾ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN THÔNG BẮC HÀ 2.1. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực 2.1.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: +Tổ chức sự kiện: đáp ứng các nhu cầu của khách hàng liên quan tới các chương trình tổ chức sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, Hội nghị khách hàng, xúc tiến thương mại… +Thiết kế và thi công: cung cấp cho đội ngũ quản lý, thiết kế và thợ thi công chuyên nghiệp các sản phẩm và dịch vụ quảng cáo như: các gian hàng đặc biệt, showroom, quảng cáo ngoài trời,… +Tổ chức các chương trình quảng bá thương hiệu và sản phẩm: công ty cổ phần Bắc Hà là một trong những đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam qua các chương trình tôn vinh thương hiệu và sản phẩm Việt. +Cung cấp dịch vụ và thiết bị dàn dựng triển lãm: với trên 500 gian hàng tiêu chuẩn, hệ thống nhà tiền chế, sân khấu, âm thanh, ánh sáng, các trang thiết bị vận tải và các trang thiết bị khác; với đội ngũ thiết kế, thi công lành nghề Công ty cổ phần Bắc Hà là nhà cung cấp dịch vụ hội chợ, triển lãm hàng đầu và là đối tác tin cậy của hầu hết các nhà tổ chức hội chợ triển lãm trong nước. 2.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật: - Trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh: + Các máy móc, thiết bị âm thanh và ánh sáng đều mới và hiện đại + Thiết bị vận chuyển: công ty trang bị một số lượng ô tô lớn đáp ứng 9 đầy đủ nhu cầu chuyên chở - Nơi làm việc của bộ phận văn phòng thoáng mát, hợp vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động 2.1.3. Qui trình cung ứng dịch vụ: - Qui trình tổ chức sự kiện Sơ đồ 1: Sơ đồ qui trình tổ chức sự kiện Hình thành chủ đề cho Event Viết chương trình Hoạch định Thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện có kèm kiểm soát Tổ chức sự kiện và theo dõi Kết thúc Event, thu đồ về kho Họp rút kinh nghiệm 10  Hình thành chủ đề (theme) cho event: chủ đề này sẽ chịu sự ràng buộc và chi phối bởi nhiều vấn đề vĩ mô như luật (regulation), khu vực tổ chức (site choise), văn hoá riêng của khách hàng (client culture), nguồn lực (resource); và những vấn đề vi mô như địa điểm tổ chức (venue), cách thức phục vụ (entertaiment, artist, speaker), cách trang trí (decoration), âm thanh ánh sáng (sound and light), các kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt (audiovisual, special effects).  Viết chương trình (proposal): là cách tạo sản phẩm event trên giấy tờ. Chương trình này sẽ được gửi đến khách hàng với bàng báo giá và chờ phản hồi từ phía khách hàng.  Hoạch định: đó là quá trình mà người hoạch định sẽ hình thành trước trong đầu các công việc cần thiết cho tổ chức sự kiện. Kết quả của việc hoạch định sẽ là Các công việc cần - Required jobs (ví dụ như: chuẩn bị đặt hàng cho dàn dựng và trang trí, tiến hành dàn dựng và trang trí địa điểm tổ chức sự kiện, tổng đợt chương trình..); Bảng phân công công việc - Checklist (ai sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và hối thúc các nhà cung cấp) và Thời hạn hoàn thành công việc - Timeline.  Thực hiện kế hoạch tổ chứcsự kiện có kèm kiểm soát: lúc này mọi người sẽ thực hiện công việc đặt ngoài (outsourcing) theo kế hoạch và có sự giám sát của các trưởng bộ phận.  Tổ chức sự kiện và theo dõi sự kiện: các trưởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã được phân công. Những lúc có phát sinh ngoài dự kiến, mọi người sẽ cùng tập hợp lại đề cùng giải quyết tại chỗ.  Kết thúc event, chuyển đồ đạc về kho (removal): dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning), sữa lại các vật dụng đã sử dụng (repair), thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp (contract acquittal), bảo quản kho (storage)...  Họp rút kinh nghiệm: sau khi event kết thúc, mỗi bộ phận sẽ viết báo cáo ghi lại những thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình diễn ra và quá trình kết thúc để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những sự kiện sau. 11 - Qui trình thiết kế và thi công các sản phẩm quảng cáo Sơ đồ 2: Qui trinh cung ứng dịch vụ quảng cáo Tìm hiểu nhu cầu khách hàng Xây dựng ý tưởng Tiến hành thi công  Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng: Phòng Marketing sẽ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng.  Xây dựng ý tưởng: Phòng thiết kế sẽ đảm trách nội dung này, đưa ra các ý tưởng quảng cáo phù hợp với nhu cầu của khách hàng.  Tiến hành thi công: Phòng kĩ thuật sẽ là bộ phận thực hiện giai đoạn này. 12 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Bắc Hà (Nguồn: Phòng Hành chính) Bộ máy tổ chức quản lý được thiết lập theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, nghĩa là trong công ty, Tổng Giám Đốc là người lãnh đạo cao nhất và nắm quyền ra quyết định về tất cả các vấn đề kinh doanh của công ty. Hỗ trợ và tham mưu cho Tổng Giám Đốc có Phó Tổng Giám Đốc, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Kĩ thuật, Giám đốc Nhân sự và các phòng chức năng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được Tổng Giám Đốc thông qua mới biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của Công ty, quyết định tất cả những vấn đề quan trọng liên quan đến Công ty theo những quyền hạn và nghĩa vụ quy định cụ thể trong Điều lệ Công ty cổ phần Bắc Hà hoặc quy định bởi Pháp luật đối với đại hội đồng cổ đông. 13 Ban Giám đốc: Trong Ban Giám Đốc có Tổng Giám Đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Trong ban giám đốc có Phó Tổng Giám Đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc Kĩ thuật, Giám đốc Nhân sự là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám Đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. Các phòng ban trong Công ty: +Phòng Tài chính: chịu trách nhiệm cân đối tài chính kế toán, đảm báo an toàn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó phòng Tài chính còn tham mưu cho giám đốc về hoạt động quản lý tài chính như: thực hiện xây dựng các mức chi phí của công ty; quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính; theo dõi hạch toán chi phí, định giá thành, phân tích hoạt động kinh doanh. +Phòng Thiết kế: có nhiệm vụ tổ chức thiết kế, lên kế hoạch tổ chức các sự kiện, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của sản phẩm. +Phòng Kĩ thuật: chịu trách nhiệm thi công và dàn dựng các chương trình, sự kiện; theo dõi, kiểm tra tu sửa và bảo dưỡng trang thiết bị máy móc của Công ty. +Phòng Hành chính: có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức, công tác nhân sự, chế độ chính sách đối với người lao động, công tác đào tạo cán bộ kế cận, công tác tiền lương và bảo hộ lao động. Ngoài ra phòng Hành chính còn sắp xếp nơi làm việc, hội họp, mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm cho công ty. +Phòng Marketing: có những nhiệm vụ cơ bản sau: thực hiện công tác quảng cáo và truyền thông; khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài nước; thiết kế và kiểm tra các chương trình kích thích khách hàng; tổ chức nghiên cứu kế hoạch 14 Marketing nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty. 15 2.1.5. Số lượng, chất lượng, kết cấu lao động Bảng 3. Tình hình lao động bình quân trong năm 2007 -2011 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Tổng số Số lượng % Số lượng % 65 100 84 100 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số Số Số lượng 105 Nam 35 53,84 Cơ cấu theo giới tinh 45 54 53,58 Nữ 30 46,16 39 46,42 51 % lượng % lượng % 100 125 100 149 100 51,42 69 55,2 85 57,04 48,58 56 44,8 64 42,96 20 27 21,6 33 22,14 Đại học 10 15,38 Cơ cấu theo trình đô ̣ 17 21 20,25 Cao đăng 30 46,16 32 38,09 40 38,09 41 32,8 48 32,21 Trung cấp 25 38,46 35 41,66 44 41,91 57 45,6 68 45,63 16 Qua bảng số liệu trên nhìn chung số lượng lao động qua các năm đều tăng. Năm 2007 tổng lao động của công ty là 65 người, thì sang năm 2008 là 84 người, năm 2009 là 105 người, 2010 là 125 người, năm 2011 là 149 người. Số lượng lao động tăng lên đồng nghĩa với việc công ty đang trên đà mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Xét về cơ cấu lao động phân chia theo giới tính thì nhìn mặt bằng chung không có sự chênh lệch nhiều. Không giống như ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề như may mặc cần nhiều lao động nữ, trong khi đo ngành xây dựng cần nhiều lao động nam... Đối với mô hình hoạt động của công ty chuyên về lĩnh vực truyền thông nên sự phân chia lao động theo giới tính không rõ ràng. Chăng hạn như MC thì không nhất thiết phải là nam hay nữ, tiêu chuẩn chọn chủ yếu là ngoại hình và ứng xử, có trình độ văn hóa. Do đó với đặc thù của ngành thì sự phân chia lao động theo giới tính nam và nữ sẽ gần bằng nhau. Năm 2007 lao động nam chiếm 53,48%, nữ chiếm 46,52% tổng số lao động. Năm 2008 lao động nam chiếm 53,58%, lao động nữ chiếm 46,42% tổng số lao động. Năm 2009 lao động nam chiếm 51,42%, lao động nữ chiếm 48,58% tổng số lao động. Năm 2010 lao động nam chiếm 55,2%, lao động nữ chiếm 44,8% tổng số lao động. Năm 2011 lao động nam chiếm 57,04%, lao động nữ chiếm 42,96% tổng số lao động. Xét về trình độ lao động trong công ty ta nhận thấy rằng lao động trình độ cao đăng và trung cấp chiếm số đông hơn trình độ đại học. Lao động trình độ đại học thường giữ chức vụ là quản lý, còn lao động trình độ cao đăng và trung cấp là nhân viên. Trong năm 2007 lao động trình độ đại học là 15,38%, lao động trình độ cao đăng là 46,16%, lao động trình độ trung cấp là 38,46%. Năm 2008 lao động trình độ đại học là 20,25%, lao động trình độ cao đăng là 38,09%, lao động trình độ trung cấp là 41,66%. Trong năm 2009lao động trình độ đại học là 20%, lao động trình độ cao đăng là 38,09%, lao động trình độ trung cấp là 41,66%. Trong năm 2010 lao động trình độ đại học là 21,6%, 17 lao động trình độ cao đăng là 32,8%, lao động trình độ trung cấp là 45,6%. Trong năm 2011 lao động trình độ đại học là 22,14%, lao động trình độ cao đăng là 32,21%, lao động trình độ trung cấp là 45,63%. 2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty cổ phần Bắc Hà 2.2.1. Khái quát chung về công tác tuyển dụng và biên chế nhân lực tại công ty - Bộ phận thực hiên: Phòng nhân sự kết hợp với Ban giám đốc - Thời gian: Công ty tiến hành tuyển dụng khi có nhu cầu vào mọi thời điểm trong năm. Sau thời gian thử việc là 3 tháng, lao động sẽ được ký hợp đồng lao động với công ty. - Nội dung: bao gồm 3 nội dung chính là + Tuyển mộ nhân lực: là quá trình tìm kiếm, thu hút và xác định một tập hợp các ứng viên có chất lượng với số lượng thích hợp để đáp ứng các nhu cầu về hiện tại và tương lai của tổ chức về lực lượng lao động. Công ty có thể tuyển mộ bên trong tổ chức của mình. Chăng hạn như cần tuyển thêm nhân viên hành chính văn phòng, Công ty có thể tuyển vị trí này bằng cách thông báo vị trí công việc nhân viên hành chính văn phòng. Bản thông báo này sẽ được gửi đến tất cả các phòng ban trong công ty. Ngoài phương pháp này công ty có thể thu hút ứng viên thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Bằng phương pháp này chúng ta có thể phát hiện những người có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc một cách nhanh chóng. Hoặc công ty có thể dựa vào các thông tin trong hồ sơ nhân viên để tìm hiểu kỹ năng trình độ của người phù hợp với vị trí cần tuyển. Ngoài tuyển nội bộ ra, công ty có thể tuyển bên ngoài thông qua sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên, đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đai chúng. + Tuyển chọn nhân lực: là quá trình đánh giá các ứng viên theo theo 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất