Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề quản trị nhân lực thực trạng công tác đào tạo nghề ở huyện hạ hoà...

Tài liệu Chuyên đề quản trị nhân lực thực trạng công tác đào tạo nghề ở huyện hạ hoà

.DOC
44
175
142

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên bởi lý thuyết chỉ hoàn chỉnh khi đi cùng thực tiễn. Thật vậy, việc trải nghiệm qua gần 3 tháng thực tập tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ đã thực sự là một trải nghiệm thực tế và kiểm chứng lý thuyết rất ý nghĩa đối với tôi. Trong đợt thực tập này, những bài học tôi học được thực sự rất bổ ích và thiết thực; từ nền nếp, tác phong, thời gian làm việc đến nội dung công việc, tất cả đã giúp tôi học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong ứng xử, giao tiếp và giải quyết công việc. Đó là những nền tảng cơ bản để tôi nói riêng và những sinh viên thực tập nói chung trở thành những cán bộ có năng lực trong tương lai. Quá trình thực tập đã giúp tôi hiểu biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích mà chỉ có thực tế mới có thể thấy được. Trong thời gian thực tập tại phòng Lao động- TB&XH huyện Hạ Hòa về chuyên đề quản trị nhân lực, tôi đã học thêm được rất nhiều kinh nghiệm để trở thành một cán bộ quản trị nhân lực giỏi trong tương lai. Ngoài các kiến thức đã học ở trường về quản trị nhân lực ở trong trường tôi còn học hỏi được rất nhiều những kinh nghiệm từ thực tế từ những người làm công tác quản trị nhân lực đây. Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong Word và Excel, có thêm nhiều kinh nghiệm trong cách soạn thảo báo cáo. Trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập, tôi thích và hiểu biết khá nhiều về lĩnh vực quản lý lao động, công tác đào tạo nghề cho lao động, công tác xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới nên tôi chọn nội dung này để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo gồm có hai mục chính sau: PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI HUYỆN HẠ HOÀ VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở ĐÂY. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở HUYỆN HẠ HOÀ Để đạt kết quả cao trong đợt thực tập, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ: Vũ Mạnh Thắng, cùng toàn bộ các cán bộ, chuyên viên phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội huyện Hạ Hòa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập. Kết quả của thực tập là quá trình làm việc nghiêm túc, cùng với sự nghiên cứu tài liệu một cách kỹ lưỡng. Nhưng do khả 1 năng ứng dụng thực tế còn chưa sâu bài viết chắc chắn có những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy, cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI HUYỆN HẠ HOÀ VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở ĐÂY. 1.1. Tổng quan về phòng lao động thương binh và xã hội huyện Hạ Hoà 1.1.1. Thông tin chung. Tên đơn vị : Phòng Lao động – TB&XH Huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ Địa Chỉ : Trực thuộc UBND Huyện Hạ Hoà – Khu 10 - Thị trấn Hạ Hoà - Huyện Hạ Hoà - tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại : 02103.883.127. Ngày thành lập : 12/1995. Email: : [email protected]. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức * Sơ đồ tổ chức bộ máy Trưởng phòng Hoàng Công Thắng Phó trưởng phòng Đào Văn Sinh Chuyên viên Nguyễn Thị Dung - Kế toán Nhìn Chuyên viên Bùi Thị Kim Phương – Văn thư, Cán bộ phụ trách công tác trẻ em. Phó trưởng phòng Trần Thị Minh Nguyệt Cán sự Đỗ Thị Thu Hương – Thủ quĩ. 3 Cán bộ hợp đồng Nguyễn Thị Thu Hương – Cán bộ phụ trách bảo trợ xã hội. Chuyên viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ Cán bộ phụ trách người có công . Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy hệ thống bộ máy của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội ( bao gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 03 chuyên viên, 01 cán sự, 01 cán bộ hợp đồng ) được tổ chức một cách gọn nhẹ và giải quyết kịp thời trong các công việc được đảm nhiệm. Mỗi cán bộ của phòng đều chuyên trách về một mảng riêng, cụ thể, tương đối phù hợp với chuyên môn, khả năng của từng cán bộ. Trưởng phòng: Chú Hoàng Công Thắng. Chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động và cơ cấu tổ chức của cơ quan, chịu trách nhiệm; Ban dân tộc tỉnh, Pháp luật nhà nước về toàn bộ hoạt động thuộc các lĩnh vực của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện. trước Lãnh đạo UBND huyện, Ban thường vụ, Lãnh đạo UBND huyện, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ Phó phòng: Bác Đào Văn Sinh và cô Trần Thị Minh Nguyệt chịu trách nhiệm trước phòng và pháp luật nhà nước về các lĩnh vực được phân công phụ trách. Tham mưu giúp trưởng phòng chỉ đạo và thực hiện công tác. Chuyên viên: Được phân công phụ trách theo các lĩnh vực như kế toán; thủ quĩ; bảo trợ xã hội; ưu đãi học sinh, sinh viên; trẻ em, lao ®éng việc làm, phụ trách công tác thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và các đối tượng xã hội khác. Với cơ cấu tổ chức bộ máy như trên, phòng LĐ-TB&XH huyện Hạ Hoà đã đảm nhiệm khá tốt nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Tuy nhiên, do đa số cán bộ làm việc trái nghề, không đúng chuyên môn nên công việc đôi khi còn giải quyết chưa được kịp thời và đáp ứng theo đúng yêu cầu của cấp trên và quy định của nhà nước. Để khắc phục hạn chế trên, phòng LĐTB&XH Hạ Hoà cần tạo điều kiện cho cán bộ phòng được tập huấn hoặc bổ xung thêm cán sự xã hội được đào tạo bài bản về chuyên môn của phòng. * Đơn vị quản lý trực tiếp Trực thuộc UBND huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ Địa chỉ: Khu 10, thị trấn Hạ Hoà, huyện Hạ Hoà,tỉnh Phú Thọ * Đơn vị quản lý chuyên môn Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Phú Thọ * Đơn vị chịu sự quản lý của phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện Hạ Hoà. Các cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội của các xã và thị trấn trong địa bàn huyện. 1.1.3. Đặc thù lĩnh vực hoạt động 1.1.3.1. Vị trí - chức năng: Phòng Lao động - TB&XH huyện Hạ Hòa là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hạ Hòa có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: lao động việc làm; dạy nghề; bảo hiểm y 4 tế cho các đối tượng chính sách, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ; chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội. Phòng Lao động - TB&XH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - TB&XH. 1.1.3.2. Nhiệm vụ-quyền hạn: a. Nhiệm vụ - quyền hạn chung: Trình UBND huyện Hạ Hòa các văn bản hướng dẫn về công tác Lao động TB&XH trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của UBND tỉnh, Sở Lao động - TB&XH , Bộ Lao động - TB&XH . Trình UBND huyện Hạ Hòa quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm về công tác Lao động - TB&XH; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ cho công tác Lao động - TB&XH. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình, kết quả triển khai công tác Lao động - TB&XH trên địa bàn với Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa, Sở Lao động TB&XH Phú Thọ. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác Lao động- TB&XH trên địa bàn huyện theo quy định. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,công chức của cơ quan theo quy định. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao. b. Nhiệm vụ- quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác: Xây dựng và trình UBND huyện kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ về chăm sóc người có công, đối tượng xã hội, bảo vệ và trẻ em; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp sau khi được phê duyệt; chỉ đạo, tổ chức các ngày kỷ niệm như “Ngày thương binh Liệt sỹ”, “Tháng hành động vì trẻ em”,…trên địa bàn huyện. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao động, việc làm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, thương binh, liệt sỹ và người có công với cách với cách mạng, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới trên địa bàn. 5 Trực tiếp tham mưu cho UBND huyện về công tác cai nghiện ma túy, là cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo cai nghiện ma túy và phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn huyện. Hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, phường quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các công trình được giao. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, sản xuất của tập thể thương binh, người tàn tật, cơ sở giáo dục, cai nghiện ma túy, mại dâm trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND huyện về công tác lao động - việc làm, phối hợp với cơ quan chức năng giúp UBND huyện theo dõi việc quản lý và sử dụng lao động công ích hàng năm. Tổ chức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác Lao độngTB&XH, thu nhập, lưu trữ và phổ biến thông tin phục vụ cho quản lý, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhiệm vụ được giao cho UBND huyện và Sở Lao động- TB&XH tỉnh Phú Thọ và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 1.1.4. Tóm lược quá trình phát triển  07- 10 – 1995, Chính phủ ra nghị định số 63/NĐ-CP tái lập huyện Hạ Ngày Hòa. Theo nghị định, 10 xã trước đây đưa sang huyện Sông Thao và 23 xã nằm trong huyện Thanh Hòa trở lại huyện Hạ Hòa. Từ ngày 01-011996, Hạ Hòa trở lại đơn vị hành chính cấp huyện với 33 xã. Năm 1997, thị trấn Hạ Hòa được thành lập trên cơ sở xã Ấm Thượng có diện tích 10,02 km2, dân số 7.456 người. Như vậy, toàn huyện có 01 thị trấn và 32 xã.  Trên cơ sở đó, cuối tháng 12 năm 1995 phòng Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà được thành lập và có tên là Phòng Tổ chức – TB&XH huyện Hạ Hoà.  Tháng 01 năm 1996 Phòng Tổ chức – TB&XH huyện Hạ Hoà tách ra làm hai phòng là: + Phòng Tổ chức chính quyền huyện Hạ Hoà + Phòng Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà.  Tháng 02 năm 2002, nhập Phòng tổ chức chính quyền và phòng Lao động – TB&XH thành Phòng Tổ chức Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà.  Tháng 5 năm 2005, Phòng tổ chức Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà đổi tên thành phòng Nội vụ - Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà.  Tháng 6 năm 2008 phòng Nội vụ - Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà tách ra thành 2 phòng đó là: + Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hạ Hoà. + Phòng Nội vụ huyện Hạ Hoà.  Sau nhiều lần tách, gộp từ tháng 6 năm 2008 tới nay, phòng có tên là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hạ Hoà. 6 1.2. Thông tin về nhân lực của phòng. Số Họ và tên TT 1 Hoàng Thắng Năm Sinh Trình độ Thâm niên Chức danh Chuyên môn Nam Nữ Công 1976 Khoa Kế toán 5 Trường Đại học Trưởng Thương Mại phòng 2 Đào Văn Sinh 3 Trần Thị Nguyệt 4 Nguyễn Thị Dung 5 Bùi Thị Phương Kim 6 Đỗ Thị Hương Thu 7 Nguyễn Thị Thu Thuỷ 1987 Khoa Công tác Chuyên viên xã hội - Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Nguyễn Thị Thu Hương 1990 Khoa Công tác Cán bộ xã hội - Trường hợp đồng Đại học Lao Động – Xã Hội 8 1959 Minh Khoa Ngữ văn - Phó trưởng Trường Đại Học phòng Sư Phạm II Hà Nội. 4 1975 Khoa Kế toán – Phó trưởng Trường Đại học phòng Nông Nghiệp 1959 Khoa Kế toán - Chuyên viên trường Đại học Lao Động – Xã Hội ( hệ trung cấp) 1973 Khoa Kế toán – Chuyên viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 1976 Khoa Kế toán – Cán sự Trường Đại học Nông Nghiệp 3 7 17 3 3 3 6 tháng  Nhìn vào bảng trên ta có những nhận xét cơ bản sau đây:  Thứ nhất về độ tuổi, ta có thể thấy phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hạ Hòa có cơ cấu về độ tuổi tương đối hợp lý, phòng có các cán bộ có cơ độ tuổi đa dạng từ trẻ, trung niên cho đên già. Có thể nói so với các phòng khác ở trong UBND huyện Hạ Hòa thì phòng lao động có sự đa dạng về cơ cấu độ tuổi, điều này hiệu quả là ở phòng có đủ các suy nghĩ và tư tưởng của các thời kì nhằm nắm bắt văn bản một cách có hiệu quả.  Thứ hai là về giới : Phòng có 2 cán bộ là nam và 6 cán bộ là nữ ta có thể thấy cơ cấu giới tính ở đây là không hợp lý điều đó không tạo hiệu quả trong sự kết hợp công việc.  Thứ ba đó là trong chức danh tương ứng chức vụ, thâm niên. - Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được trình độ chuyên môn tương ứng của các chức danh của cán bộ phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Hạ Hòa. + Trưởng phòng Hoàng Công Thắng học chuyên ngành kế toán ở trường đại học Thương Mại giữ chức vụ làm trưởng phòng là tương đối hợp lý. Vì các chính sách cần liên quan đến nguồn quĩ của nhà nước, người được đào tạo chuyên ngành kế toán có thể điều phối công việc tốt và quản lý đơn vị của mình hợp lý. Tuy nhiên đồng chí trưởng phòng này mới có thâm niên công tác trong ngành là 5 năm cũng chưa dày dặn kinh nghiệm nhiều; để nâng cao hơn nữa trong quá trình quản lý, chú trưởng phòng cần có thêm những khóa học ngắn về quản lý lao động, và chuyên ngành công tác xã hội để có thể phát huy hơn nữa năng lực của mình và điều hành công việc thật tốt. + Phó phòng Đào Văn Sinh học chuyên ngành Ngữ Văn Sinh giữ chức vụ phó phòng tức là làm nhiệm vụ của người cũng chi phối, điều hành toàn bộ các mảng mà chỉ có chuyên ngành Ngữ văn là không hợp lý cho lắm; thứ hai là cán bộ Đào Văn Sinh chịu trách nhiệm về lĩnh vực Lao động – Việc làm mà cán bộ này lại học chuyên ngành Ngữ văn là không hợp lý; thâm niên làm trong ngành là 4 năm cũng chưa nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc để tiếp tục giữ chức vụ cán bộ này cần học khóa học về Quản lý lao động. Hoặc vị trí trưởng phòng cần được bổ nhiệm cán bộ có năng lực và đào tạo đúng chuyên nghành hơn. + Phó Trưởng phòng Trần Thị Minh Nguyệt được đào tạo chuyên ngành kế toán của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội được bố trí là chuyên viên phụ trách mảng bảo trợ xã hội là chưa hợp lý, vì chưa đúng với chuyên ngành được đào tạo dẫn đến chưa thể am hiểu hết trong lĩnh vực bảo trợ xã hội. Chuyên viên này có thâm niên trong ngành là 3 năm cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc. + Chuyên viên Nguyễn Thị Dung là kế toán của phòng là một vị trí hoàn toàn hợp lý. Cán bộ này đã có thâm niên công tác trong ngành là 17 năm, được đào tạo chuyên ngành Kế toán hệ trung cấp của trường Đại học lao động – xã hội; ngoài ra 8 chuyên viên này còn có bằng Quản lý lao động hệ Cao đẳng của trường Đại học Lao động – Xã hội. Kinh nghiệm trong công việc, được đào tạo đúng chuyên ngành, bố trí đúng người đúng việc. + Chuyên viên Bùi Thị Kim Phương được đào tạo chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được bố trí là chuyên viên phụ trách văn thư, trẻ em là không hợp lý và chưa đúng với chuyên nghành được đào tạo. Ngoài ra chuyên viên này có thâm niên công tác trong ngành là 3 năm chưa đủ có nhiều kinh nghiệm trong công việc. + Cán sự Đỗ Thị Thu Hương học chuyên ngành Kế toán của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội được bố trí làm thủ quĩ là hoàn toàn hợp lý đúng chuyên ngành ngoài ra cán sự này còn phụ trách mảng người nghèo và ưu đãi học sinh sinh viên chưa hợp lý cho lắm. Thâm niên của cán sự này là 3 năm, tương đối nhiều kinh nghiệm va hơn nữa được bố trí đúng người đúng việc tao hiệu quả trong công việc. + Chuyên viên Nguyễn Thị Thu Thủy học chuyên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Lao động – Xã hội được bố trí chuyên viên phụ trách mảng người có công là hợp lý, vì học đúng chuyên ngành đào tạo làm đúng người đúng việc. Chuyên viên này có thâm niên công tác 3 năm công tác, được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành tạo hiệu quả cao trong lao học chuyên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Lao động – Xã hội được bố trí động và công tác, cũng có nhiều kinh nghiệm vì cán bộ này trước khi về phòng công tác cũng đã có thời gian thực tập tại phòng. + Cán bộ hợp đồng Nguyễn Thị Thu Hương học chuyên ngành công tác xã hội của trường Đại học Lao động – Xã hội được bố trí phụ trách mảng bảo trợ xã hội cho trẻ em là hợp lý, vì học đúng chuyên ngành đào tạo làm đúng người đúng việc, chắc chắn sẽ mang lại hiẹu quả công việc cao. =>> Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy phòng có tới năm trên tổng số t¸m cán bộ được đào tạo chuyên ngành Kế toán, có một cán bộ được đào tạo chuyên ngành ngành Ngữ Văn, hai cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Cán bộ ở phòng chưa thực sự được bố trí hiệu quả đúng người, đúng việc. Cần bố trí phù hợp chuyên ngành được đào tạo ở trường để bố trí hiệu quả làm việc của Phòng được nâng cao hơn. 1.3. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách quản trị nhân lực - Tên gọi: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hạ Hoà. - Địa chỉ: Khu 10, thị trấn Hạ Hoà, huyện Hạ Hoà,tỉnh Phú Thọ -Chức năng của phòng: Phòng Lao động – TB&XH huyện Hạ Hoà là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hạ Hoà có chức năng tham mưu, giúp 9 UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: lao động việc làm; dạy nghề; bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ; chăm sóc trẻ và bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội. - Nhiệm vụ của phòng + Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm; đề án chương trình phát triển lao động, bảo trợ xã hội, người có công bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong các lĩnh vực lao động, xoá đối giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn huyện và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện khi được ban hành. + Trình chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới thuộc thẩm quyền ban ngành của chủ tịch UBND huyện. + Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; + Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ công tác về lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện. + Thống kê nguồn lao động của huyện, tham mưu cho UBND huyện cân đối nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động. + Giúp UBND huyện về công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn huyện + Giúp UBND huyện tổng hợp và quản lý đối tượng người có công, người hưởng chính sách xã hội và đối tượng khác trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. + Tổ chức thực hiện công tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chính sách lao động, người có công và xã hội theo phân cấp hoặc uỷ nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ. + Giúp UBND huyện quản lý đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của huyện; quản lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện. 10 + Giúp UBND huyện phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị xâm hại, là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về. + Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới. + Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về pháp luật về lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm socs trẻ em, bình đẳn giới. + Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kì và đột xuất về tình hình hoạt động trên các lĩnh vực lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới với UBND huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ. + Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. + Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật phân cấp, uỷ quyền của UBND huyện. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện phân công. - Tổng số cán bộ, nhân viên của phòng: 8 người(2 nam,6 nữ). Trong đó có 1 Trưởng phòng, 2 phó phòng và 5 chuyên viên. - Số cán bộ nhân viên chuyên trách công tác quản trị nhân lực là 3 người bao gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng. - Số cán bộ chuyên trách công tác quản trị nhân lực trên tổng số lao động của phòng là 3 trên 8 người. Sự bố trí như vậy là tương đối đầy đủ và hợp lý. Việc bố trí như vậy là tương đối đầy đủ và hợp lý. Việc bố trí như vậy sẽ giúp quản lý tốt số lao động của phòng. Hơn nữa với sự giúp đỡ của 2 phó phòng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trong quản lý cho trương phòng, giúp cho phòng ngày càng vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên cả 3 người này đều làm việc không đúng với chuyên ngành của mình nên trong quá trình quản lý nhân viên của phòng còn gặp nhièu khó khăn. Chính vì vậy mà cả 3 người cần phải học thêm những lớp hoc ngắn ngày về quản lý lao động để có thể làm tốt chuyên môn của mình. Có thể quản lý nhân viên một cách tốt nhất, góp phần đưa phòng ngay càng đi lên phát triển vững mạnh, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của huyện và của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ. 11 -Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực. STT Họ tên Năm sinh Hoàng Công 1976 Thắng Giới tính Nam 2 Đào Văn Sinh 1959 Nam 3 Trần Thị Minh Nguyệt 1975 Nữ 1 Trình độ Đại học chuyên ngành kế toán Đại học chuyên ngành sư phạm Đại học chuyên ngành kế toán Kinh nghiệm 5 năm Công việc đảm nhiệm Trưởng phòng 4 năm Phó trưởng phòng 3 năm Phó trưởng phòng 1.4. Mô tả quá trình thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên phụ trách công tác quản trị nhân lực. Họ tên: Hoàng Công Thắng, sinh năm 1976. Quê quán: Thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán của trường Đại học Thương Mại Công việc đảm nhiệm: Trương phòng Hoàng Công Thắng chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động và cơ cấu tổ chức của cơ quan; Ban dân tộc tỉnh, Pháp luật nhà nước về toàn bộ hoạt động thuộc các lĩnh vực chuyên môn của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện. trước Lãnh đạo UBND huyện, Ban thường vụ, Lãnh đạo UBND huyện, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ, quản lý toàn bộ nhân viên của phòng, quản lý các nguồn quỹ của nhà nước, truyền bá và phổ biến các thông tư quyết định của cấp trên đến với nhân viên, người được đào tạo chuyên ngành kế toán có thể điều phối công việc tốt và quản lý đơn vị của mình hợp lý. Tuy nhiên đồng chí trưởng phòng này mới có thâm niên công tác trong ngành là 5 năm cũng chưa dày dặn kinh nghiệm nhiều; để nâng cao hơn nữa trong quá trình quản lý, chú trưởng phòng cần có thêm những khóa học ngắn về quản lý lao động, và chuyên ngành công tác xã hội để có thể phát huy hơn nữa năng lực của mình và điều hành công việc thật tốt, để làm tốt công tác quản trị nhân lực của mình. 12 1.5. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực tập vừa qua, tôi đã rút ra được rất nhiều những bài học cho riêng mình. Trải qua quá trình thực tập tôi nhận thấy một điều rằng, để làm được tốt công việc của mình thì không chỉ cần có nắm vững kiến thức được hoc trên lớp mà còn phải học hỏi rất nhiều kiến thức từ ngoài thực tế. Từ cách xưng hô, giao tiếp nơi công sở mới đầu nó còn rất lạ lẫm đối với tôi. Tại đây tôi đã được các cô, các chú, các chị dạy cho rất nhiều điều bổ ích trong cách giải quyết công việc. Tất cả những thứ đó có lẽ chỉ có trải qua quá trình thực tập tôi mới được học. Tất cả những kiến thức đó sẽ là những nền tảng vững chắc nhất để tôi có thể bước vào đời một cách thuận lợi nhất. Nó sẽ là những phương tiện giúp tôi trở thành một cán bộ quản trị nhân lực giỏi trong tương lai. Qua thời gian qua tôi hiểu ra một điều rằng khoảng cách từ những lý thuyết mình được học trên lớp đến thực tế đời sống vẫn còn rất xa vời. Còn phải học hỏi thêm rất nhiều những kiến thức khác nữa. Tôi tin rằng với những kiến thức mà tôi được học trong thời gian qua, cùng với những kiến thức đã được học ở trên lớp, tôi sẽ làm tốt công việc của mình trong tương lai. 13 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HẠ HOÀ. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1,Cơ sở lý luận * Khái niệm về nghề Theo giáo trình kinh tế lao động của trường đại học kinh tế quốc dân thì khái niệm nghê là một dạng xác định của hoạt động trong hÖ thống phân công lao động của xã hội ,là toàn bộ kiến thức ( hiểu biết) và kĩ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định * Khái niệm về đào tạo nghề Theo Cac_Mac công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một là :giáo dục trí tuệ Hai là: Giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự Ba là:dạy kí thuật nhằm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm sau: Theo giáo trình KTLĐ của trường ĐH KTQD thì kháI niệm đào tạo nghề được tác giả trình bày là :” Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thực nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động,để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định” Theo tài liệu của bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu :” Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động nhừng kiến thức ,kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã hội” Như vậy ,khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản .Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực “,coi công nhân như cáI máy sản xuất .Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao 14 động –một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất vơí công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay * Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề: + Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Dạy nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nhân kĩ thuật nhân viên nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội .Do đó sự phát triển của công tác dạy nghề gắn với sự phát triển kinh tế xã hội .Thực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỉ 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kì khủng hoảng , nhu cầu CNKT ,NVNV cũng giảm theo .ĐIều đó đã tác động và làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm .Đến năm 1996 khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trường khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật , nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng. đòi hỏi công tác dạy nghề phảI phát triển theo . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.Sự chuyển dịch này đòi hỏi phảI đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở kĩnh vực công nghiệp xây dung,và dịch vụ + Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế . Trong những năm gần đây Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh .Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là Việt Nam có một lực lượng lao động có chất lượng thấp.Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết .Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo,trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng.Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phảI phát triển nhanh cả về quy mô lần chất lượng + Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề Những đường lối và chủ trương ,chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là đIều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề Nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ( 12/1996) đã đánh giá :” Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kĩ thuật có lúc suy 15 giảm mạnh mất cần đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều nghành sản xuất.Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn quá bé nhỏ ,trình độ,thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu CNH HĐH “.Từ đó nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đảy mạnh đào tạo công nhân lành nghề ,tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề,xây dung một số trường trọng đIúm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ,có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động. Như vậy ta thấy đầy là một sự ưu tiên rất lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác dạy nghề + Các yếu tố dân số Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng ,quy mô và cơ cấu của các trường dạy nghề .Nứoc có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phảI lớn còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu + Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề Xu hướng vào được ĐH mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề trong các trường CNKT .Học sinh không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên ĐH .ĐIều này làm cho đầu vào của các trường dạy nghề có thể khá đông nhưng đầu ra l¹i ít .Tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” * Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự phát triển nền kinh tế đất nứơc.Họ là những người đưa lí thuyết đến thực hành ,đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển Cac Mac đã viết rằng :”Những người công nhân tiên tiến hoàn toàn nhận thực được rằng tương lai của giai cấp mình mà cũng chính là tương lai của loàI người tuỳ thuộc vào công tác giáo dục thế hệ công nhân trẻ " (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Công tác đào tạo nghề cho mọi người để họ đI vào lao động sản xuất luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong việc táI sản xuất sức lao động vì thế mà công tác đó là một đIều kiện bắt buộc để phát triển nền sản xuất xã hội .Vì vậy ở nghị quyết hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không ,đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí 16 xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên ,vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên ,công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc,là một trong yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội XHCN ,đặt biệt là trong bối cảnh đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới .ở VN hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt.Một trong những công tác hàng đầu để hình thành con người mới XHCN đó chính là đào tạo nghề cho người lao động * Khái niệm về lao động nông thôn + Khái niệm về lao động ; Theo tổ chức lao động khoa học : “lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của mình là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển xã hội loài người ” + Khái niệm về lao động nông thôn ; Lao động nông thôn là tổng thể sức lao động thực tế tham gia vào quá trình lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) và những người trên, dưới độ tuổi lao động có thể tham gia lao động * Vai trò của lao động nông thôn + Nguồn lực lao động trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. Bởi vì nông thôn có vai trò và vị trí hàng đầu trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nước ta. +Nguồn lao động nông thôn rất phong phú chiếm gần 70% tổng số lao động xã hội. Với lực luợng lao động đông đảo như vậy lao động nông thôn đóng vai trò quyết định đối với kinh tế nông thôn họ là những người làm ra của cải vật chất cho khu vực thời nông nghiệp, đồng thời nông nghiệp cũng là những người tạo lên sức mạnh để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nước ta. * Đặc điểm của lao động nông thôn Nguồn lao động ở nông thôn có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vậ t chất khác. + Trước hết là lao động nông thôn mang tính thời vụ cao. Đây là nét điển hình của lao động nông thôn, Sở dĩ như vậy là vì lao động nông thôn ngắn chặt với sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao do đó tình trạng thất nghiệp ở nông thôn tương đối cao khoảng 25% . + Lao động nông thôn có xu hướng giảm về số lượng do xu hướng dịch chuyển lao động nông thôn từ nông nghiệp sang một số ngành sản xuất dịch vụ khá c như công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vu. +Lao động trong nông nghiệp nông thôn nhìn chung có trình độ văn hoá kĩ 17 thuật thấp hơn so với các ngành sản xuất khác. + Lao động ở lại trong nông thôn thường là những người có độ tuổi trung bình cao và lao động phụ ngoài độ tuổi lao động. Vì số laođộng trẻ có trình độ tay nghề đã bị thu hót sang một số ngành khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn thấp và có xu hướng già hoá + Lực lượng lao động đông đảo nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng và giữa các khu vực. Lao động chủ yếu tập trung ở hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Các vùng miền núi và trung du thì lại rất thưa thít. 2, Cơ sở thực tiễn Từ sau khi đề án 1956 của chính phủ ra đời thì công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đã được các cấp chính quyền triển khai. Hiện nay thì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Hạ Hòa vẫn tiếp tục được thực hiện và phát huy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân,góp phần xây dựng nông thôn ngày càng phát triển. Hạ Hòa là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp.Chính vì vậy mà công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong huyện là vô cùng cấp thiết và thực tế, góp phần giúp đưa người dân tiến gần hơn với khoa học và công nghệ. Nhận thấy được sự cấp thiết đó tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, để được hiểu thêm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện mình.Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu tôi đã nhận ra được rằng công tác đào tạo nghề có những vai trò và ý nghĩa như sau: + Vai trò của đào tạo nghề: * Giải quyết việc làm cho người lao động Kết quả điều tra tính đến 01/04/2012 toàn huyện có 29.090 hộ thuộc diện lao động nông thôn; với số nhân khẩu thường trú là: 100.912 người; Trong đó: - Số người trong độ tuổi lao động( Nữ từ 15 đến dưới 55 tuổi, nam từ 15 đến dưới 60 tuổi): 61.989 người – Tỷ lệ: 61,92% . - Số người có khả năng lao động: 60.750 người – tỷ lệ: 98 %. - Số người không có khả năng lao động: 1.239 người – Tỷ lệ: 2 %. - Số người có việc làm: 60.581 người – Tỷ lệ: 97,7 %. - Số người không có việc làm: 169 người – Tỷ lệ: 0,27% - Số lao động được giải quyết việc làm mới: 1.456 lao động so với chỉ tiêu vượt 21,3%( Chỉ tiêu giao 1.200 lao động). Mỗi năm giải bình quân đã giải quyết được trên 1.000 lao động có việc làm mới (Mục tiêu của Nghị quyết là mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.000 lao động), đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. - Cơ cấu lao động: Nông, Lâm nghiệp: 66.6%; Công nghiệp, xây dựng: 18%; Dịch vụ: 15,4%. 18 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 37,5% trong đó tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạ nghề là 33,6% - UBND huyện chỉ đạo phòng LĐ-TB&XH phối hợp với Trung tâm dạy nghề Hạ Hòa, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Huyện Đoàn tổ chức 27 lớp dạy nghề cho 815 học viên tại các xã: Vĩnh Chân, Gia Điền, Hậu Bổng, Đan Hà, Đan Thượng, Hiền Lương, Quân Khê, Động Lâm, Minh Hạc, Phụ Khánh, Lệnh Khanh... cho người lao động có nhu cầu đào tạo việc làm với các nghề: Chăn nuôi thú y, Kỹ thuật xây dựng, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi lợn thương phẩm... - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,82%, giảm 0,06% so với cùng kỳ( Kế hoạch dưới 1%). *Công tác xóa đói giảm nghèo cho người lao động được đẩy lùi Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết, đến nay trên địa bàn huyện đã chấm dứt tình trạng đói gay gắt, tình trạng đứt bữa, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm như sau: - Năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 27,8% (giảm 7%) - Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,8% (giảm 5%) - Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,7% (giảm 4,1%) - Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,74% (giảm 6,0%) - Năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21, 44%, Cận nghèo 8,17% (theo tiêu chí mới năm 2010). Căn cứ số liệu trên, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5% (Mục tiêu của Nghị quyết mỗi năm giảm 5%). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong những năm qua giảm nhanh, vượt so với mục tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban chấp hành Huyện uỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa đồng đều, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng chậm dần, một bộ phận hộ nghèo thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp và bền vững như: Thị trấn Hạ Hoà, Mai Tùng, Hậu Bổng, ấm Hạ, Đại phạm, Minh Hạc, Chuế Lưu, Xuân áng; các xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Quân Khê, Vĩnh Chân, Yên Luật, Lệnh Khanh, Hương Xạ, Phụ Khánh, Liên Phương, Hà Lương, Phương Viên, Chính Công. Việc triển khai Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã đem lại hiệu quả thiết thực cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Sau khi hoàn thành các mô hình đào tạo nghề, đào tạo nghề nói chung cho lao động nông thôn được ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập, ổn định đời sống đã tạo ra nhận thức mới, thúc đẩy phong trào học tập nghề giúp người lao động ý thức rõ ràng về nghề, tay nghề, gắn với việc làm, tạo sản phẩm có chất lượng cao trên thị trường, đồng thời cũng giúp cho người lao động rèn luyện ý thức làm việc có kỷ luật theo hướng công nghiệp 19 hóa hóa trong nông nghiệp nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo nhanh theo mục tiêu đã đề ra. + Ý nghĩa: - Đối với những người có việc làm mới sau khi hoàn thành khóa học: Sau khi hoàn thành khóa học học viên tự tin trong quá trình sản xuất, tạo việc làm phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, ổn định được cuộc sống đồng thời tạo việc làm cho một số lao động khác ngay tại khu dân cư. Số lao động sau khi được đào tạo có tới 70% tạo và tìm kiếm được việc làm; thu nhập bình quân sau khi học nghề là 150% so với trước khi được học nghề. - Đối với những người tiếp tục sản xuất kinh doanh như trước khi học nghề Số học viên được đào tạo đã mạnh dạn áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, kinh doanh chiếm khoảng 40%; đồng thời giúp các hộ khác kiến thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo có uy tín trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tại xã Gia Điền, cùng với sự hỗ trợ vốn của Nhà nước năm 2011 người lao động đã mạnh dạn đăng ký đưa 98 con lợn giống ngoại có chất lượng cao vào sản xuất, thay thế các giống lợn địa phương kém hiệu quả để mở rộng quy mô chăn nuôi. Một số lao động đã mạnh dạn đầu tư mở cơ sở trồng nấm bước đầu đã có sảm phẩm hàng hóa để tự tiêu thụ và bán ra thị trường, một số lao động đã có việc làm tại các cơ sở trồng nấm trên địa bàn của huyện, thu nhập ổn định. Nhiều địa phương áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm đem lại hiệu quả, năng xuất chất lượng kinh tế cao, đặc biệt là kỹ thuật phòng chống bệnh dịch không để xảy ra những bệnh dịch lớn trong 2 năm 2010 và 2011. Xã Văn Lang nhờ có kỹ thuật chăm sóc rau màu đã chủ động tìm giống bí đao mới về áp dụng trồng tại địa phương vụ đông xuân năm 2011 đem lại giá trị hàng tỷ đồng cho lao động nông thôn. - Khả năng nhân rộng của các mô hình dạy nghề tại địa phương. Mô hình kỹ thuật nuôi lợn thương phẩm, nghề trồng nấm tại xã Gia Điền và trồng rau màu sạch cho năng xuất cao tại Văn Lang được lao động hăng hái, nhiệt tình tham gia với số lượng đông. Vì vậy, đây là mô hình dạy nghề phù hợp với lao động nông thôn nơi triển khai mô hình thí điểm; giúp nông dân tạo được việc làm tại chỗ, tận dụng mọi khả năng về thời gian nông nhàn, nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như: Lúa ngô, khoai, sắn, rau, củ quả… để nuôi lợn thương phẩm, nghề trồng nấm và trồng rau mầu sạch chất lượng cao. Đồng thời việc tổ chức đào tạo nghề cho lao động tham gia học tập tại địa phương đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với lao động nông thôn để kết hợp tốt giữa học lý thuyết và thực hành ngay tại gia đình của học viên do đó đem lại hiệu quả thiết thực cho người lao động, có tính thuyết phục và lan tỏa trong cộng đồng dân cư do vậy đào tạo, dạy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan