Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Chuyên đề dạy học môn địa lý lớp 4 theo hướng tích cực...

Tài liệu Chuyên đề dạy học môn địa lý lớp 4 theo hướng tích cực

.DOC
8
140
64

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ DẠY - HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phân môn Địa lý nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho HS dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Phân môn Địa lý phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, cụ thể phải thực hiện những nhiệm vụ sau: + Cung cấp cho HS những biểu tượng Địa lí, bước đầu hình thành một số khái niệm cụ thể, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản. + Hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện những kỹ năng địa lí như: kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét, so sánh phân tích số liệu, phân tích các mối quan hệ địa lý đơn giản. + Hình thành và phát triển ở HS thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên. + Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho HS, hạn chế những hiểu biết sai lệch trước những hiện tượng địa lý tự nhiên. Việc dạy học địa lý không những chỉ cung cấp cho HS những kiến thức địa lý tự nhiên thuần túy mà phải hình thành và phát triển cho các em các kỹ năng và năng lực tự học. Để đạt được mục tiêu của dạy- học môn Địa lí lớp 4, cần có những PP dạy học thích hợp nhằm giúp cho HS không những nắm vững kiến thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kỹ năng phù hợp với môi trường tự nhiên-xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN + Các em gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm địa lí, vì nó khá trừu tượng. + Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ của các em còn hạn chế. + HS chưa thấy được tầm quan trọng của môn Địa lí. + GV dạy môn Địa lí thưòng sử dụng PP giảng giải và hỏi đáp. HS thụ động tiếp thu và ghi nhớ những nội dung mà GV truyền đạt. + GV chỉ sử dụng các thiết bị dạy học địa lí để minh họa cho lời giảng mà ít chú ý đến chức năng nguồn tri thức của chúng, chưa chú ý đến việc cho HS khai thác kiến thức từ các nguồn này. + Việc vận dụng tổ chức các hình thức dạy học cho HS vẫn còn đơn diệu. III.CÁC GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1.GV + Trong giảng dạy luôn lấy HS làm trung tâm, đầu tư, thiết kế giờ dạy khoa học, sao cho tất cả HS cùng làm việc để lĩnh hội kiến thức, làm cho khoảng cách về nhận thức giữa các đối tượng ngày càng thu hẹp. + GV phải tự học về kiến thức môn Địa lí và những kiến thức có liên quan. + Phải biết khai thác những mặt tích cực của các PP, hình thức dạy học, mặt khác sử dụng đa dạng các thiết bị dạy học trong việc hướng dẫn HS học tập. 2.HS + Xây dựng nếp làm việc khoa học, tích cực, nhanh nhẹn, biết tự học và biết cách học Địa lí ; tự phát hiện kiến thức. + Tất cả HS đều phải làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, tổ) + Chuẩn bị: Sách và các phương tiện học tập cần thiết khác như : tranh, ảnh, bản đồ, phiếu học tập, vở bài tập,.... + Tâm lý: Thoải mái, cởi mở nhưng tập trung, tránh căng thẳng, mạnh dạn trao đổi với GV những điều vướng mắc. IV.VẬN DỤNG CÁC PP VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Để đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Địa lý ở lớp 4 theo hướng Dạy học tích cực, GV cần vận dụng một số PP sau: 1. PP hình thành các biểu tượng địa lí Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát: Tùy theo nội dung, GV sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ của HS và điều kiện địa phương. Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát .Sau đó GV cùng HS trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả. 2. Phương pháp hình thành khái niệm địa lí Môn Địa lí lớp 4 thuờng có 2 khái niệm chính: 2.1 Hình thành khái niệm địa lí chung Khái niệm địa lí chung như : sông, núi, đồng bằng, biển, đảo, thành phố, công nghiệp, nông nghiệp,... + Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát (trực tiếp hay gián tiếp) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thác những hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát. + Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng. + Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm. + Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó, giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng. 2.2 Hình thành khái niệm địa lí riêng Khái niệm địa lí riêng như: sông Hồng, thủ đô Hà Nội,... + Bước 1: Giáo viên cần: - Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng. - Lựa chọn nguồn tri thức liên quan đến đối tượng. + Bước 2: Tùy theo trình độ nhận thức của HS, GV soạn một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn HS làm quen với các nguồn kiến thức đã lựa chọn để phát hiện ra những dấu hiệu riêng của đối tượng. + Bước 3: Tổ chức cho HS làm việc với các nguồn kiến thức theo hệ thống câu hỏi, bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung, trang thiết bị ) để phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng. + Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối tượng, thông qua nguồn tri thức. GV bổ sung những dấu hiệu mà HS không thể tự tìm ra được bằng . 3.Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ. Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ. Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu. Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người… 4. Phương pháp hình thành mối quan hệ so sánh thông qua bảng số liệu Giáo viên hướng dẫn HS làm việc với bảng số liệu để các em thực hiện các bước sau: Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu. Bước 2: Đọc tên bảng số liệu. Bước 3: Xem tên các cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèmvới các số liệu ở từng cột. Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang để rút ra NX. * Không có PP nào là vạn năng, chỉ khi GV vận dụng linh hoạt thì hiệu quả tiết dạy cao. VI. KẾT LUẬN + Mặc dù những phương pháp dạy- học này đòi hỏi GV cần đầu tư nhiều thời gian, trí lực để thu thập tư liệu và chuẩn bị bài, song những uu diểm của phương pháp này là ở chỗ: + Kiến thức các em nắm được từ bài học chắc hơn, đ kiến thức cũ được củng cố. + Các em phát hiện tri thức thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập dưới sự hướng dẫn cụ thể của GV. Chính hệ thống câu hỏi, bài tập đã giúp học sinh biết cách quan sát, cách làm việc với bản đồ, bảng số liệu, tranh, ảnh,...tức là GV đã từng bước hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng quan sát, sử dụng bản đồ, nhận xét, so sánh, phân tích số liệu,.... Như vậy trong quá trình Dạy - học tích cực, các em vừa nắm được kiến thức đồng thời vừa nắm vững được các kĩ năng học tập địa lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm tòi, phát hiện tri thức mới. + Năng lực tư duy của HS được phát triển, bởi trong quá trình dạy-học tích cực HS phải vận dụng các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp,...để phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng địa lí cũng như hình thành các mối quan hệ địa lí đơn giản. + Tăng cường tính hứng thú và sự tự tin của HS, vì các em cảm nhận được sự đóng góp quan trọng của mình mỗi khi chính các em tìm ra tri thức mới. GIÁO ÁN DẠY THỂ NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ BÀI: TÂY NGUYÊN MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 4 A. Kiểm tra Ở bài học trước các em đã được tìm hiểu vùng TDBB. Trước khi vào bài mới cô kiểm tra bài cũ 1. Em hãy nêu đặc điểm địa hình của vùng TDBB? 2. TDBB thích hợp cho việc trồng loại cây nào? B. Bài mới *Giới thiệu bài Các em ạ! Địa hình nước ta rất đa dạng mỗi vùng có một đặc điểm khác nhau. HLS là vùng đất có nhiều dãy núi cao đồ sộ, TDBB lại là vùng đất với nhiều ngọn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải có dạng hình bát úp. Hôm nay, cô chúng ta cùng nhau khám phá thêm một vùng đất mới nữa nhé. + Hình ảnh TN(2). Bằng hiểu biết của mình bạn nào có thể cho cả lớp biết Đây là đâu? (TN) Đúng rồi! Đây là vùng đất TN giàu đẹp của nước ta. Vùng đất này có điểm gì đặc biệt chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Trước hết ta tìm hiểu phần thứ nhất + 1. Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. + Bản đồ địa lí VN* ? Cho HS Quan sát Bản đồ địa lí TNVN - GV xác định vị trí địa lí của Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam. * Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn phía Tâygiáp với Lào và Cam – pu – chia. PĐ giáp với Duyên hải MT và PN giáp với Đông Nam Bộ.TN là vùng đất rộng lớn có độ cao từ 200- 1500m -1 HS lên bảng xác định lại vị trí TN + lược đồ TN, em hãy chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ.* Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) HS chỉ - Cao nguyên Kon Tum- Plây Ku,- Đắk Lắk- Lâm Viên,- Di Linh. 1. Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. + Đắk Lắk 400 m; Kon Tum500 m; Di Linh1000 m; Lâm Viên1500 m + Em có nhận xét gì về độ cao của các cao nguyên? Các cao nguyên có độ cao, thấp khác nhau. *Cô biết có một số bạn trong lớp ta rất may mắn đã được đến TN, Hôm nay cô và cả lớp rất mong các bạn sẽ là những HDV DL giới thiệu cho các du khách của đoàn khách du lịch 4A biết thêm về các cao nguyên xinh đẹp. Cả lớp có đồng ý ko nào? GV chiếu hình ảnh - HS giới thiệu về CN * Cao nguyên Kon Tum : là CN rộng lớn tương đối bằng phẳng. Trước đây toàn vùng được phủ rùng rậm nhiệt đới nhưng hiện nay rừng còn ít, thực vật chủ yếu là cây cỏ. * Cao nguyên Đăk lăk: là Cn thấp nhất trong các CN ở TN, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều siing suối và đồng cỏ, đất đai phì nhiêu, đông dân nhất TN * Cao nguyên Di Linh: gồm những đồi lượn sóng theo những dòng sông. Bề mặt CN tương đối bằng phẳng, phủ bởi lớp đất đỏ ba dan. Mùa khô ở đây không khắc nghiệt, vẫn có mưa trong những tháng hạn nên CN lúc nào cũng có màu xanh. * Cao nguyên Lâm Viên : địa hình phức tạp. nhiều núi cao, thung lũng sâu, dông, suối có nhiều thác ghềnh. CN có khí hậu mát mẻ quanh năm. - Cảm ơn các HDVDL đã cho đoàn khách biết thêm rất nhiều điều lí thú về các cao nguyên * Qua tìm hiểu các em Tây nguyên là vùng đất thế nào? - Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. Tây Nguyên còn được gọi là xứ sở của các CN xếp tầng Chúng ta vừa tìm hiểu xong về địa hình TN , Vậy vùng đất này có khí hậu như thế nào có gì khác so với 2 vùng ta đã học chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô + lược đồ. Y/C HS lên bảng chỉ vị trí TPBMT ? TP BMT nằm trên CN nào? Bây giờ cô mời cả lớp HS Đọc kênh chữ, quan sát bảng số liệu về lượng mưa trung bình ở Buôn Ma Thuột thảo luận N2 trả lời các câu hỏi ? Ở BMT có mấy mùa? Đó là những mùa nào? ?Mùa mưa vào những tháng nào? - Mùa khô vào những tháng nào? TG thảo luận là 3 phút * Mùa mưa vào những tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 *Mùa khô vào những tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 + Đây là một số hình ảnh về mùa mưa ở TN. ? Em nào tả lại cảnh mùa muưa Tây Nguyên Mùa mưa ở TN kéo dài từ T5 đến T10. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ bởi màn nước trắng xóa. + Đây là một số hình ảnh về mùa khô ở TN. ? Hãy tả cảnh mùa khô Tây Nguyên? Mùa khô bát đầu từ T11 năm nay kéo dài đến hết T4 năm sau.Vào mùa khô, trời nắng gay gắ,t, đất khô vụn bở. Thường xảy ra cháy rừng. *GV Ở đây khí hậu có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô. + GHI NHỚ: SGK * Trò chơi: Hộp quà bí ẩn - Cô có một số hộp quà trong đó những là những ô chữ bí ẩn. Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra các ô chữ bí ẩn đó bằng các gợi ý của cô.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan