Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển biến xã hội ở thành phố sơn la giai đoạn 1986 2013...

Tài liệu Chuyển biến xã hội ở thành phố sơn la giai đoạn 1986 2013

.PDF
117
334
137

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Hội đồng khoa học chuyên ngành “Lịch sử Việt Nam”, khoa Lịch Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô và Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các Thầy, Cô đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm Thị Tuyết - Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn UBND, HĐ nhân dân, Ban Tuyên giáo thành phố Sơn La; Thư viện tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu hoàn thành bản luận văn này. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nội dung lịch sử vô cùng phong phú và sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong sự đóng góp chân thành của quý Thầy giáo, Cô giáo, các cấp Lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này có giá trị thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thanh Hải DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNBQĐN : Thu nhập bình quân đầu người NQTW2 : Nghị quyết trung ương 2 THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông ĐHĐB : Đại hội đại biểu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 6 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 7 6. Bố cục luận văn......................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 ............................. 9 1.1. Địa danh, địa giới hành chính. .............................................................. 9 1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên ..................................................................... 12 1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 12 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 13 1.3. Tình hình kinh tế - văn hoá thành phố Sơn La giai đoạn 1986 - 2013 .. 19 1.3.1. Kinh tế ............................................................................................... 19 1.3.2. Văn hoá ............................................................................................. 31 1.4. Tình hình xã hội thành phố Sơn La trƣớc năm 1986 ........................ 36 1.5. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng trong thời kỳ đổi mới ............................................................................................ 40 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................. 44 CHƢƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN CƢ THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 .................................... 45 2.1. Dân số và phân bố dân cƣ ................................................................... 45 2.1.1. Dân số ................................................................................................ 45 2.1.2. Phân bố dân cƣ ................................................................................ 52 2.2. Cơ cấu dân cƣ ...................................................................................... 53 2.2.1. Cơ cấu dân cƣ theo dân số ............................................................... 53 2.2.2. Cơ cấu dân cƣ theo giai cấp ............................................................. 56 2.2.3. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp ..................................... 67 2.2.4. Cơ cấu dân cƣ theo thành phần dân tộc .......................................... 70 2.2.5. Cơ cấu dân cƣ theo tôn giáo ............................................................ 71 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................. 74 CHƢƠNG 3: CHUYỂN BIẾN VỀ ĐỜI SỐNG DÂN CƢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 – 2013 .......... 75 3.1. Đời sống dân cƣ ................................................................................... 75 3.1.1. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ....................................................... 75 3.1.2. Các điều kiện sống ............................................................................ 77 3.2. Các vấn đề xã hội ................................................................................. 88 3.2.1. Phân hoá giàu - nghèo ...................................................................... 88 3.2.2. Vấn đề lao động, việc làm ................................................................. 91 3.2.3. Các vấn đề khác ................................................................................ 94 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................. 99 KẾT LUẬN ............................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 102 PHỤ LỤC ẢNH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau năm 1986, công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, bộ mặt đất nước không ngừng đổi thay, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tùy theo từng địa phương, từng vùng miền, sự chuyển biến có sự khác nhau và mang những nét đặc trưng riêng biệt. Sơn La là một tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, với 12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, tổng sản phẩm năm 2012 đứng đầu tiểu vùng Tây Bắc, đứng thứ 5/15 tỉnh của vùng trung du miền núi phía Bắc. Nhưng về cơ bản, Sơn La vẫn là một tỉnh nghèo. Đặc biệt là phân bố dân cư không đều, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, sự phân hoá kinh tế - xã hội theo các khu vực địa hình, giữa các huyện, thành phố và giữa các dân tộc còn khá rõ nét. Thành phố Sơn La trong vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của tỉnh Sơn La và của cả vùng Tây Bắc đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế. Dưới tác động của sự phát triển kinh tế, của quá trình đô thị hóa và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, tình hình xã hội ở thành phố Sơn La cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu dân cư ngày càng trở nên đa dạng với sự xuất hiện của nhiều giai tầng mới cùng với kết cấu dân số hợp lý. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tình hình xã hội ở thành phố vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế. 1 Do đó, nghiên cứu về sự chuyển biến xã hội ở thành phố Sơn La trong giai đoạn 1986-2013, làm rõ xu hướng, kết quả của quá trình chuyển biến với cùng những hạn chế còn tồn tại sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề của lịch sử lịch sử Việt Nam đương đại, làm sinh động hơn bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, việc nghiên cứu vấn đề này còn góp phần quan trọng vào việc đánh giá kết quả, ý nghĩa, tác động của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương Sơn La trong thời kỳ đổi mới. Từ đó cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc đề xuất và hoạch định chính sách để xây dựng và phát triển thành phố Sơn La. Những kết quả nghiên cứu về sự chuyển biến xã hội ở thành phố Sơn La giai đoạn 1986 - 2013 không chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về sự trưởng thành, lớn mạnh của thành phố trong thời kỳ đổi mới mà còn góp phần cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử thành phố Sơn La ở địa phương. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: "Chuyển biến xã hội ở thành phố Sơn La giai đoạn 1986 - 2013" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới cho đến nay, tình hình kinh tế - xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến sâu sắc. Do vậy, bên cạnh kinh tế là vấn đề có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên cứu thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì vấn đề chuyển biến xã hội cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong số các công trình nghiên cứu về tình hình xã hội Việt Nam nói chung trong thời kỳ đổi mới, trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu chuyên biệt "Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam" (thuộc chương trình 2 Nghiên cứu khoa học lý luận - chính trị giai đoạn 2006 - 2010) do GS. TS. Tạ Ngọc Tấn làm Chủ nhiệm chương trình, 2010) [63]. Đây là công trình nghiên cứu nhằm tổng kết, đánh giá về xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Công trình đã dựng lại một bức tranh tổng thể về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, thể hiện trên 5 thành tố cơ bản, đó là: cơ cấu xã hội - giai cấp; cơ cấu xã hội - nghề nghiệp; cơ cấu xã hội - dân số; cơ cấu xã hội - dân tộc và cơ cấu xã hội - tôn giáo. Trên cơ sở phân tích các thành tố cơ bản tác động đến sự biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu xã hội Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, cũng như những tác động của sự biến đổi đó đến sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010. Cũng như vậy, Nolwen Henaff (2001) Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới [47]. Đã khảo sát ở một số địa phương tại Việt Nam và rút ra kết luận: những vùng có điều kiện tiếp cận tốt hơn với thị trường, phát triển mạnh giao lưu, buôn bán thì người dân có điều kiện tốt hơn trong tiếp cận nhu cầu việc làm, thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tự do hóa kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập và chuyển dịch xã hội... Ngoài hướng nghiên cứu chung, có nhiều luận văn khác đã tiếp cận nghiên cứu sự biến đổi xã hội ở từng địa phương cụ thể như: Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của tác giả Phùng Thị Lý "Xu hướng đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Hải Dương dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay" [44]. Luận văn phân tích thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở Hải Dương dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp ở Hải Dương theo hướng tích cực đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3 Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Huyền với tiêu đề “Sự chuyển biến xã hội của thành phố Hưng Yên (1997-2011)”[40] đã phân tích sự một cách tổng thể về chuyển biến xã hội thành phố Hưng Yên, nhưng thời gian lại tập trung vào thời kỳ sau đổi mới, nhất là thời kỳ nền kinh tế Hưng Yên cũng như của cả nước có bước phát triển mạnh. Luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Hoàng Thị Minh Tâm nghiên cứu về "Sự chuyển biến xã hội của thành phố Việt Trì (2000 - 2010)" [61]. Công trình đã khái quát sơ lược về quá trình phát triển của thành phố Việt Trì và đi sâu phân tích sự chuyển biến xã hội của thành phố Việt Trì từ năm 2000 đến năm 2010 dưới tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật... Khi nghiên cứu riêng về tỉnh và thành phố Sơn La cũng đã có một số công trình nghiên cứu, trong đó đề cập ít nhiều đến tình hình xã hội ở thành phố Sơn La trong thời kỳ đổi mới. Cuốn "Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005)" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005) [77]. Nội dung đề cập tới những đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như giới thiệu khái quát các dân tộc anh em trên mảnh đất Sơn La với những hoạt động kinh tế - xã hội. Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của tác giả Nguyễn Văn Hùng với đề tài "Sự chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Sơn La trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 - 2004" [38]. Luận văn đề cập đến sự biến đổi về kinh tế - xã hội của thị xã Sơn La từ năm 1986 đến năm 2004, cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển biến về kinh tế xã - hội. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở những năm tiếp theo. Tác giả Trần Thị Thanh Hà trong luận văn thạc sỹ khoa học địa lý, với đề tài "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống nhân dân tỉnh Sơn La" [37]. Cũng phân tích cụ thể về chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Sơn La, đánh giá các 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Sơn La, phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Những công trình nghiên cứu trên ít nhiều đề cập đến vấn đề chuyển biến xã hội của đất nước nói chung, của một số địa phương và tỉnh Sơn La nói riêng. Những công trình này góp phần giúp tác giả trang bị về mặt cơ sở lý luận, cách tiếp cận vấn đề và ít nhiều có những hiểu biết về thực tiễn tình hình xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề chuyển biến xã hội ở thành phố Sơn La trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Do đó, đề tài của luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình xã hội thành phố Sơn La trong giai đoạn 1986 – 2013. trong đó tập trung chủ yếu vào những chuyển biến về mặt dân số, cơ cấu dân số, đời sống dân cư và các vấn đề xã hội dưới tác động của các chủ trương, chính sách, đổi mới của đảng, Nhà nước và những chuyển biến về mặt kinh tế, văn hoá. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là thành phố Sơn La, căn cứ theo địa giới hành chính cụ thể của thành phố được quy định theo Quyết định số 105/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ, ngày 13-3-1979 và Nghị định số 98/NĐ-CP về thành lập Thành phố Sơn La, ngày 3-9-2008. Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những chuyển biến về mặt xã hội của thành phố Sơn La trong bối cảnh chung của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2013. 5 * Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây: Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động và điều kiện tiền đề cho sự chuyển biến xã hội của thành phố Sơn La trong giai đoạn 1986 - 2013 Làm rõ sự chuyển biến về mặt xã hội của thành phố Sơn La trong giai đoạn 1986 - 2013 trên các phương diện: dân số, cơ cấu dân cư, đời sống dân cư và các vấn đề xã hội. Nhận xét, đánh giá về đặc điểm quá trình chuyển biến, những điểm tích cực và hạn chế của quá trình chuyển biến đó. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu Để phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài này tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau: Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và địa phương trong thời kỳ đổi mới có liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La nói riêng. Các công văn, báo cáo tổng kết số liệu thống kê hàng năm về vấn đề dân số, xã hội của Uỷ ban nhân dân thành phố Sơn La, và phòng Thống kê thành phố Sơn La. Các công trình nghiên cứu về sự chuyển biến cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Các sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Tư liệu thu thập từ quá trình điền dã, khảo sát thực tế của tác giả. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng và tuân thủ nghiêm ngặt hai phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm diễn tả phân tích 6 các vấn đề theo tiến trình lịch sử và đặt trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử của đất nước, địa phương để tìm ra những yếu tố tác động, lý giải nguyên nhân của những chuyển biến xã hội ở thành phố Sơn La. Đồng thời luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu các ngồn tư liệu nhằm tiếp nhận các thông tin, kết quả khoa học đã được công bố, nghiên cứu các tư liệu, văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và thành phố Sơn La, các công trình nghiên cứu có liên quan.... Từ đó hình thành lên cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học và những nhận xét đánh giá mang tính khách quan, khoa học. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê định lượng trong nghiên cứu đề tài. Những số liệu thu thập được qua phân tích và tổng hợp tài liệu...sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê để làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định khoa học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp và so sánh… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối toàn diện về những chuyển biến trên các phương diện xã hội của thành phố Sơn La từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới 1986 đến năm 2013. Thông qua nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài, luận văn đã làm rõ những chuyển biến tích cực của tình hình xã hội thành phố Sơn La, đồng thời chỉ ra những mặt trái trong sự chuyển biến đó và lý giải nguyên nhân. Đồng thời luận văn làm rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố chính sách - thực tiễn; kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quốc phòng an ninh... ở một địa phưng cụ thể là thành phố sơn La. 7 Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách đưa ra những chủ trương, chính sách và kế hoạch hợp lý cho sự phát triển thành phố Sơn La. Luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử thành phố Sơn La trong thời kỳ đổi mới. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Các yếu tố tác động đến sự chuyển biến xã hội thành phố Sơn La giai đoạn 1986 - 2013 Chương 2: Chuyển biến về dân số và cơ cấu dân cư thành phố Sơn La giai đoạn 1986 – 2013 Chương 3: Biến động đời sống dân cư và các vấn đề xã hội ở thành phố Sơn La giai đoạn 1986 – 2013 8 CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI THÀNH PHỐ SƠN LA GIAI ĐOẠN 1986 - 2013 1.1. Địa danh, địa giới hành chính. Trung tâm tỉnh lỵ Sơn La được đặt tại Chiềng Lề (nay là phường Chiềng Lề) từ năm 1904. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nơi đây luôn là trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Sơn La và là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Tây Bắc. Từ khi có Đảng, nhân dân các dân tộc thị xã Sơn La tin tưởng đi theo Đảng, anh dũng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và chính quyền tay sai. Dưới ánh sáng cách mạng từ chi bộ Đảng tại nhà ngục Sơn La, nhân dân các dân tộc đã đứng lên giành chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng vào ngày 26/8/1945 [49,tr3]. Năm 1952, Tây Bắc được giải phóng, Chiềng Lề trở thành thị trấn của châu Mường La, năm 1959, khu tự trị Tây Bắc được thành lập, trung tâm hành chính của khu được Chính phủ quyết định xây dựng lại tại thị trấn châu Mường La. Do yêu cầu cấp thiết của việc kiện toàn tổ chức các đơn vị hành chính và phát triển kinh tế, văn hoá, ngày 26-10-1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-CP về việc thành lập thị xã Sơn La trực thuộc khu tự trị Tây Bắc. Theo quyết định này một bộ phận của châu Mường La là khu phố Chiềng Lề (có 2 tiểu khu: Chiềng Lề, Quyết Thắng) và xã Chiềng Cơi được chuyển về thị xã Sơn La. Địa giới của thị xã Sơn La theo quyết định của Chính phủ bao gồm thị trấn Chiềng Lề (gồm hai tiểu khu Chiềng Lề và Quyết Thằng), xã Chiềng Cơi, bản Họ Hẹo và bản Lầu (thuộc xã Chiềng An). Từ đây thị xã Sơn La được đầu tư xây dựng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Tây Bắc và của tỉnh Sơn La. Sự thành lập thị xã Sơn La không chỉ là việc nâng cấp một đơn vị hành chính đơn thuần mà còn mở ra cho thị xã Sơn La cơ hội xây dựng một đô thị 9 mới, cơ hội phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và cuộc sống văn minh trong tương lai. Sau 18 năm thành lập, để đáp ứng yêu cầu phát triển, ngày 13-3-1979, theo Quyết định số 105/QĐ-CP của Hội đồng Chính phủ, 7 xã của huyện Mường La là: Chiềng Xôm, Chiềng An, Chiềng Ngần, Chiềng Sinh, Hua La, Chiềng Cọ và Chiềng Đen được chuyển vào thị xã Sơn La. Sau đó 2 năm thực hiện Quyết định số 03/QĐ-CP ngày 3-1-1981 của Hội đồng Chính phủ, khu phố Chiềng Lề, Quyết Thắng được đổi thành phường Chiềng Lề và phường Quyết Thắng. Đến tháng 5-1998, Chính phủ ra nghị định thành lập thêm 2 phường mới: Phường Tô Hiệu tách ra từ phường Chiềng Lề và phường Quyết Tâm tách ra từ phường Quyết Thắng. Tháng 3 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2006/NĐ-CP về việc thành lập phường Chiềng An và phường Chiềng Sinh. Cụ thể phường Chiềng Sinh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số xã Chiềng Sinh, gồm 2.269 ha diện tích tự nhiên và 11.163 nhân khẩu. Địa giới phường Chiềng Sinh phía Đông giáp xã Chiềng Ngần; phía Tây giáp xã Chiềng Cơi, xã Hua La, phường Quyết Tâm và huyện Mai Sơn; phía Nam giáp huyện Mai Sơn; phía Bắc giáp xã Chiềng Ngần. Còn phường Chiềng An được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của xã Chiềng An, gồm 2.262,50 ha diện tích tự nhiên và 4.951 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Chiềng An là phía Đông giáp các xã Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, phía Tây giáp xã Chiềng Cọ, Chiềng Đen; phía Nam giáp phường Chiềng Lề, Tô Hiệu, Quyết Thắng và xã Chiềng Cơi, phía Bắc giáp xã Chiềng Xôm. Đến lúc này thị xã Sơn La đã có 12 đơn vị hành chính gồm 6 xã, 6 phường, với 161 tổ dân phố, bản, tiểu khu. Theo số liệu điều tra điều chỉnh năm 2006, diện tích tự nhiên là 32.493 ha và quy mô dân số thị xã đến ngày 31/12/2006 là 107,282 người, trong đó 10 dân số nội thị là 75.770 người, chiếm 70,62%, số dân ngoại thị là 31,512 người, chiếm 29,37%. Ngày 6/10/2005, thị xã đã được Bộ xây dựng ban hành Quyết định công nhận là đô thị loại III. Sau khi thị xã Sơn La được công nhận là đô thị loại III, tỉnh Sơn La và thị xã Sơn La đã tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, tập trung hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại III còn thiếu. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị miền núi xanh, sạch, đẹp, đời sống nhân dân, trình độ dân trí được nâng cao. Sau 3 năm, với sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân thị xã, tiềm lực kinh tế được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt đô thị có những thay đổi tích cực, quốc phòng an ninh được giữ vững, củng cố, tăng cường, vững chắc, phát triển đi lên xứng tầm với thành phố đô thị trẻ, trung tâm của vùng Tây Bắc. Ngày 3-9-2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. Theo Nghị định này, Chính phủ cho phép thành lập thành phố Sơn La trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sơn La, theo đó, thành phố có diện tích tự nhiên 32.493 ha, 107.282 nhân khẩu và 12 đơn vị hành chính (7 phường, 5 xã), gồm các phường: Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Tô Hiệu, Chiềng An và các xã: Chiềng Xôm, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Hua La với 169 tổ dân phố, bản, tiểu khu. Sự kiện thị xã Sơn La được công nhận là thành phố đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Sơn La nói chung và thị xã Sơn La nói riêng. Với vai trò là thành phố - trung tâm hành chính, kinh tế, 11 văn hoá, khoa học và an ninh quốc phòng của tỉnh, của vùng Tây Bắc, thành phố Sơn La có thêm nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển trong tương lai. 1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên 1.2.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý là nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ: 21015' - 21031' vĩ độ Bắc và 103045' 104000' kinh độ Đông. Thành phố nằm ở trung tâm cao nguyên Sơn La, phía Bắc giáp huyện Mường La, phía Đông và phía Nam giáp huyện Mai Sơn, phía Tây giáp huyện Thuận Châu. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc [49;tr2]. Thành phố nằm trên trục đường quốc lộ 6 theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, cách Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Điện Biên 180km theo hướng sang Bắc Lào, cách cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương 66km theo quốc lộ 4G đi Sông Mã, có đường tỉnh lộ 106 nối thành phố với cảng Tạ Bú, huyện Mường La là nơi có Nhà máy thuỷ điện Sơn La. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển giao lưu hàng hóa và đi lại giữa thành phố Sơn La với các tỉnh miền xuôi và Bắc Lào. Ngoài ra, các tuyến đường xuống các xã đều được nâng cấp, đảm bảo cho giao thông đi lại thuận tiện. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 32.493 ha, bao gồm 7 phường và 5 xã. Với vị trí tiềm năng, thành phố có các chức năng hết sức quan trọng, không những với tỉnh mà còn có ý nghĩa quan trọng trong khu vực Tây Bắc. Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng của tỉnh, là trung tâm của vùng Tây Bắc, có lợi thế và điều kiện giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với Trung ương, đồng thời cũng là trung tâm đối ngoại của tỉnh với các tỉnh phía bắc nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Với vị trí địa lý này, thành phố Sơn La có 12 nhiều điều kiện để thúc đẩy phát triển trở thành đầu mối trung chuyển và giao lưu hàng hoá, dịch vụ của vùng Tây Bắc, là cầu nối giữa sản suất và tiêu dùng, đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh, gắn thương mại nội tỉnh với các địa phương trong cả nước và các tỉnh Bắc Lào, tạo động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố và của tỉnh. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên * Địa chất - địa hình Lịch sử phát triển đa dạng và phức tạp của địa chất kiến tạo, cùng với kết quả tác động của các quá trình ngoại sinh đã tạo nên những đặc điểm riêng của địa hình Sơn La. Theo tài liệu báo cáo đặc điểm địa chất thủy văn của thành phố Sơn La, địa chất ở đây chủ yếu là các thành hệ đá vôi của đại Trung sinh, hệ tầng Trias là chủ yếu, đó là cơ sở cho hoạt động Karst phát triển ở trong vùng. Nhìn chung, địa hình của thành phố Sơn La mang đặc điểm địa hình miền núi, chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc. Phía Bắc là dãy núi Khau Pha các đỉnh cao trên 1.000m, chạy theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam. Trên các dãy này có nhiều phễu Karst, nhiều hang động ở độ cao từ 645 đến 800m. Phía Nam, Đông Nam là các dải núi và thung lũng chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các thung lũng có xu thế thấp dần còn các dải núi lại có xu thế cao dần về phía Tây Bắc. Phía Đông thành phố Sơn La là các khối núi và vùng trũng Bom Bay cùng các vùng trũng khu vực Bản Tông. Tại đây có địa hình rất khác biệt. “có những chỏm núi cao hơn 1.000m, nhưng cũng lại có các vùng trũng chỉ khoảng từ 500 đến 600m. Phía Tây và Tây Nam (khu vực dọc theo Quốc lộ 6) có các thung lũng độ cao chênh lệch nhau không lớn [9;tr5]. 13 Thành phố Sơn La nằm trong vùng có hoạt động karst hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, có nhiều dạng địa hình đặc trưng. Đặc điểm nổi bật của địa hình ở đây là độ dốc lớn và độ chia cắt sâu. Trên 87% diện tích đất tự nhiên có độ dốc trên 250m, thế đất dốc dưới 250m chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, diện tích đất canh tác rất nhỏ hẹp, manh mún. Một số ít khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. * Khí hậu, thuỷ văn Thành phố Sơn La mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh ít mưa. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và độ cao địa hình nên thành phố Sơn La thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, song có những nét đặc thù. Nhờ tác dụng chắn gió mùa đông bắc của dãy núi Hoàng Liên Sơn, thành phố Sơn La có mùa đông tương đối ấm và suốt mùa đông duy trì tình trạng lạnh, khô hanh của khí hậu gió mùa mùa đông. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt gồm một mùa mưa (mùa hạ) và một mùa khô (mùa đông). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 210C, Chế độ mưa ẩm cũng phân hoá theo mùa, mùa khô mưa ít, chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, độ ẩm không khí thấp (từ 70 đến 75%). Mùa đông lạnh, khô hanh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3. Mùa hạ nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, thời kỳ nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, lượng mưa cao nhất là 83,5mm, lượng mưa thấp nhất là 20mm, lượng mưa trung bình là 1299mm, lượng mưa mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Với đặc điểm địa hình nghiêng dốc nên vào mùa mưa hay gây ra lũ lụt, đất bị rửa trôi [9,tr9]. Do đặc điểm địa chất, địa hình nên thủy văn của thành phố Sơn La được đánh giá là khá phong phú cả về nước mặt và nước ngầm. Thành phố Sơn La 14 có nhiều con suối lớn nhỏ khác nhau, nhưng chỉ có suối Nậm La là suối lớn nhất có nước quanh năm, còn các con suối khác chỉ có nước chảy vào mùa mưa. Suối Nậm La bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây Nam của thành phố chảy qua thành phố với chiều dài 8km, lòng rộng 15m - 20m chảy tới dãy núi Khau Pha phía Bắc thành phố. Ngoài ra còn có 140 ha ao hồ, nhưng trữ lượng thấp không có khả năng phục vụ cho tưới tiêu. Trên địa bàn thành phố còn có nhiều mó, mạch nước có khả năng khai thác cho sản xuất và đời sống sinh hoạt [9;tr3]. * Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Sơn La có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng là cơ sở để phát triển nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành. - Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 32.493 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 18.146,00 ha, chiếm 55,85%; đất phi nông nghiệp: 6.529,26 ha, chiếm 20,09 %; đất chưa sử dụng: 7.817,74 ha; chiếm 24,06 %. Thành phố Sơn La có các nhóm đất chính sau: Đất Feralit mùn trên đỉnh núi cao, diện tích khoảng 680 ha. Đất vàng đỏ trên đá sét, diện tích khoảng 4,664 ha. Đất vàng nhạt trên đá sét, diện tích khoảng 12,983 ha. Đất đỏ nâu trên đá vôi, diện tích khoảng 5,285 ha. Đất đỏ nâu trên đã Mắc Ma trung tính, diện tích khoảng 3.917 ha. Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất, diện tích khoảng 3.756 ha. Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất Feralit biến đổi do trồng lúa, đất đen, đất dốc tụ...[49,tr8] Địa hình chủ yếu có độ dốc cao >250, lớp phủ thực vật rừng bị tàn phá đã ảnh hưởng đến thổ nhưỡng và làm suy thoái đất. Tuy nhiên, thành phố Sơn La lại là một cao nguyên tương đối bằng phẳng, đây cũng là nơi phân bố đất có 15 độ phì cao, tầng đất dày mang lại ưu thế phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô tập trung . Đất ở Sơn La có độ dày tương đối lớn từ 50cm trở lên chiếm 69,6% và dưới 50cm chiếm 30,4%. Do đa phần đất nằm trên độ dốc lớn nên thường xảy ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Quỹ đất nông nghiệp của thành phố tương đối lớn, chiếm 55,85% diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 0,6 ha/người cao hơn so với toàn tỉnh Sơn La (0,17 ha/người) và cả nước (0,05 ha/người). Thành phố vẫn chưa khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cây ăn quả, chè và cho chăn nuôi... cải thiện đời sống nhân dân [49;tr11] - Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thành phố được lấy từ hai nguồn cơ bản là nước trên mặt và nước ngầm. + Nguồn nước mặt: không tính các ao hồ, thành phố Sơn La có duy nhất dòng suối Nậm La có nước thường xuyên, các dòng chảy khác là phụ lưu cho Nậm La và chỉ có nước vào mùa mưa. Suối Nậm La bắt nguồn từ dãy núi cao Su Sung Chao Chai phía Tây Nam, chảy qua thành phố Sơn La với chiều dài 8km, có lòng rộng 15 – 20m, chảy tới dãy núi Khau Pha phía Bắc thành phố thì đổ vào cửa hút (cửa biến) Lốm Co Có. Suối Nậm La có lưu lượng nhỏ, chỉ dùng trong sản xuất nông nghiệp, không dùng trong sinh hoạt vì chất lượng nước kém và đang bị ô nhiễm. + Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm của thành phố chủ yếu tồn tại dưới hai dạng nước khe nứt và nước karst. Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của lớp đá được hình thành do đá bị phong hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá. Nhiều nguồn nước ngầm đã lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động theo mùa. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan