Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện củ chi (thành phố hồ chí minh) từ năm 1986 đến...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện củ chi (thành phố hồ chí minh) từ năm 1986 đến năm 2010 tt

.PDF
337
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đức Cường Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Duy Bính Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện khoa học xã hội Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Vào hồi …. giờ 00 phút, ngày …tháng…. năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Học viện khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Củ Chi nằm phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích khoảng 43.496 ha. Củ Chi là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trong nhiều thế kỷ qua, vùng đất và con người Củ Chi đã đóng góp to lớn vào trang sử vẻ vang dân tộc, của thành phố không chỉ trong chiến đấu chống ngoại xâm mà còn trong lao động sản xuất. Trong những năm từ 1986 đến năm 2010, kinh tế, xã hội huyện Củ Chi đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày được nâng cao. Đặc biệt trong các chính sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế,... đã có những kết quả nổi bật, là một nhân tố điển hình so với các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực, sinh động và những minh chứng cụ thể về thành tựu, sự chuyển biến về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trong thời kỳ đổi mới là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu đề tài này góp phần nhìn nhận một cách hệ thống về kinh tế, xã hội và những thành tựu đạt được của huyện Củ Chi trong 24 năm đổi mới (1986 - 2010). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng có ý nghĩa trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt là phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận án Tiến sỹ Sử học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Phục dựng một cách chân thực và làm rõ quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010. Từ thực trạng và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội, luận án phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra một số đặc điểm, nhận xét về quá trình chuyến biến; đồng 1 thời nêu ra một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trên các lĩnh vực ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, xóa đói giảm nghèo, dân số, lao động việc làm,… giai đoạn 1986 - 2010. Từ thực trạng kinh tế, xã hội, tác giả luận án phân tích thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, đặc điểm của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi so với các huyện ngoài thành; đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010, qua hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2010. - Phạm vi không gian Phạm vi không gian của huyện Củ Chi bao gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích tự nhiên khoảng 434,70 km2. - Phạm vi nội dung Luận án làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trên các lĩnh vực cụ thể như: Về kinh tế, đề cập đến nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản,... Về xã hội, đề cập đến những chuyển biến quan trọng về dân số, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, thông tin tuyên truyền, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,... Luận án không đi sâu nghiên cứu các vấn đề chính trị, quân sự, an ninh, quốc phòng, tín ngưỡng, tôn giáo,... 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1 Cơ sở lý luận Luận án được trình bày trên cơ sở lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, Nhà nước về 2 chính sách phát triển kinh tế, xã hội về nông nghiệp, nông thôn và nông dân để nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,... điều tra khảo sát thực tiễn. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp điền dã thực tế để bổ sung tư liệu trong quá trình thực hiện luận án. 4.3 Nguồn tài liệu Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận án, luận văn,… có liên quan đến đề tài, số liệu thống kê của huyện Củ Chi qua các năm. Nguồn tư liệu được tác giả thu thập khảo sát thực tế tại huyện Củ Chi. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 qua hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2010. - Luận án bước đầu đưa ra nhận xét, đánh giá về những thành tựu, hạn chế của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi; đồng thời nêu lên đặc điểm của quá trình chuyển biến và một số kinh nghiệm thực tiễn có thể tham khảo trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. - Luận án làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 cũng góp phần dựng lại bức tranh khá toàn diện về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới. - Luận án có thể giúp các nhà nghiên cứu, nhà giáo tham khảo trong việc tìm hiểu và giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010 có ý nghĩa khoa học vì là một huyện tiêu biểu, điển hình so với các huyện ngoại thành của thành phố đạt được nhiều kết quả 3 nổi bật trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều mô hình, giải pháp có thể học tập và nhân rộng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Nội dung luận án góp thêm tư liệu và góc nhìn tổng quát, biện chứng về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trong giai đoạn 1986 - 2010. Luận án dựng lại bức tranh tổng thể kinh tế, xã hội và những điểm nhấn quan trọng về thành tựu, hạn chế, đặc điểm và bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. 7. Kết cấu luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án. Chương 2: Khái quát địa bàn nghiên cứu và quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (1986 - 1995). Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (1996 - 2010). Chương 4: Nhận xét, đặc điểm và một số kinh nghiệm. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành tựu đổi mới, nhất là sự chuyển biến về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi. Có thể chia thành các nhóm công trình sau đây: 1.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội và chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam Cuốn sách “Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam” (1997) của tác giả Nguyễn Điền, Nxb Chính trị Quốc gia. Tác giả Lê Cao Đoàn với công trình “Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (2001), Nxb KHXH. Cuốn “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam” (2002) do Ban tư tưởng Văn hóa 4 Trung Ương, Bộ NN&PTNT. Công trình “Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002” (2002) của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê. Công trình “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển” (2006) của tác giả Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia. Tác giả Lê Quang Phi với công trình “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới” (2007), Nxb Chính trị Quốc gia. Công trình “Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” (2007) của Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Nxb KHXH. Luận án“Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” (2007) của Nguyễn Văn Hiệp,... Các công trình nêu trên đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá liên quan đến việc nhận diện các khái niệm cơ bản như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... Các công trình này còn cung cấp những tư liệu về chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, các phân tích sâu sắc về mặt tích cực và hạn chế của các chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam. Những công trình này góp phần định hướng nghiên cứu cho tác giả luận án, đặc biệt là về phương thức tiếp cận và cơ sở lý luận khi thực hiện luận án. 1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi 1.2.1 Các công trình nghiên cứu kinh tế, xã hội TP.Hồ Chí Minh Công trình “Đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ngoại thành” (1978), Nxb TP.HCM, của ông Võ Văn Kiệt. Cuốn“Thành phố Hồ Chí Minh, 10 năm” (1985), Nxb Sự thật, của ông Nguyễn Văn Linh. Luận án của Hồ Đức Hùng (1984) “Công nghiệp phục vụ nông nghiệp”, Nxb TP.HCM. Nguyễn Vĩnh Nghiệp (1985) “Từ vành đai trắng đến vành đai xanh”, Nxb TP.HCM. Nhóm tác giả Huỳnh Tư, Võ Thành Công, Trương Bá Hạp (1988) “Những chặng đường của tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. TP.HCM. Lương Văn Tác (1993) “Những vấn đề kinh tế chủ yếu ngành chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Lê Văn Tự (1996) “Đất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và hướng sử dụng” Nxb Nông nghiệp, TP.HCM. Luận án “Phát triển công nghiệp nông 5 thôn ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh”, của Hà Văn Ánh (2000), Học viện Chính trị Quốc gia,... Những điểm quan trọng mà tác giả kế thừa là nguồn tư liệu mang tính lịch sử về các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội, vấn đề liên quan đến sự thay đổi của nông dân, nông thôn ngoại thành trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội. Những công trình trên giúp cho tác giả có thêm những hiểu biết về cơ sở lý luận, về phương pháp tiếp cận, đặc biệt là những số liệu đã được xử lý, kiểm nghiệm trong thực tiễn,... điều đó thực sự có ích cho tác giả trong khi thực hiện đề tài này. 1.2.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi Các công trình nghiên cứu trực tiếp về một số vấn đề của huyện Củ Chi có thể kể đến: Phạm Cường (1980) “Củ Chi huyện anh hùng”, Nxb TP.HCM. Công trình “Củ Chi 20 năm xây dựng và phát triển 30.4.1975 - 30.4.1995” của BCH Đảng bộ huyện Củ Chi biên soạn, Nxb Trẻ, năm 1995. Công trình “Củ Chi 30 năm xây dựng và phát triển 30.4.1975 - 30.4.2005” của BCH Đảng bộ huyện Củ Chi biên soạn, Nxb Trẻ, năm 2005. Cuốn: “Lịch sử Đảng bộ huyện Củ Chi 1975 - 2005”, Nxb Tổng hợp TP.HCM, năm 2005. Công trình “Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi 1930 - 1975”, Nxb Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2008. Huỳnh Văn Giáp (2008),“Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở huyện Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 - 2010”, luận án Tiến sĩ Địa lý, Đại học KHXH&NV. Luận văn của Trần Thị Bích Trang (2013) “Đô thị hóa ở huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh và định hướng phát triển bền vững”, ĐH KHXH&NV,... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trực tiếp về huyện Củ Chi tác giả luận án kế thừa là những nội dung liên quan đến đường lối chiến lược, mục tiêu, quan điểm và kết quả của huyện làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc phân tích, so sánh, đánh giá các kết quả đạt được trong chuyển biến kinh tế, xã hội giai đoạn 1986 - 2010. Bên cạnh đó các số liệu được trình bày trong các công trình trên là số liệu tin cậy được tác giả luận án sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích, đối chiếu, minh chứng cho kết quả đạt được trong chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. 6 1.3 Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội là vấn đề được các học giả đề cập hầu như trên tất cả các lĩnh vực. Các công trình có đề cập hoặc có liên quan đến huyện Củ Chi đa số đều trình bày về lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng của huyện. Những nghiên cứu có nội dung liên quan đến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi 1986 đến năm 2010 phần lớn là thống kê, báo cáo tổng kết,... Đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi 1986 - 2010. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu trước cùng với việc khai thác tư liệu liên quan đến đề tài, tác giả luận án giải quyết các vấn đề khoa học sau: Một là, luận án chỉ ra những vấn đề có thể coi là cơ sở để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện trước 1986. Hai là, phục dựng quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Củ Chi trong phạm vi thời gian của luận án. Trong đó, làm rõ chuyển biến ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế. Ba là, chỉ ra quá trình chuyển biến xã hội của huyện Củ Chi trên các khía cạnh: Dân số, lao động việc làm; thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo; giáo dục; y tế; văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Bốn là, từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi, thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của quá trình đó. Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (1986 - 1995) 2.1 Khái quát về huyện Củ Chi và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến, kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích 7 đạo. Củ Chi có mạng lưới sông rạch tương đối nhiều, nhưng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông của huyện, giáp sông Sài Gòn và trên các bưng trũng phía Nam và Tây Nam. Củ Chi còn có hệ thống kênh rạch hết sức phong phú, trong đó quan trọng nhất là kênh Đông lấy nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho diện tích đất canh tác của huyện. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ là nền tảng để huyện Củ Chi phát triển thế mạnh của mình. 2.1.2 Truyền thống lịch sử, văn hóa Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam thành lập phủ Gia Định để quản lý hai huyện Phước Long và Tân Bình thì Củ Chi thuộc tổng Bình Dương huyện Tân Bình. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), tách phần đất huyện Bình Dương, một số thôn thuộc tổng Bình Trị Trung, Bình Trị Hạ, Dương Hòa Thượng để lập huyện mới đặt tên là huyện Bình Long, huyện Bình Long là địa bàn huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi ngày nay. Sau hiệp định Geneve, ngày 29/4/1957, chính quyền Sài Gòn đã tách tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ khỏi tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Đến cuối năm 1963, Chính quyền Sài Gòn chia quận Củ Chi thành hai quận là quận Củ Chi và quận Phú Hòa. Sau ngày 30/4/1975, Quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương được sáp nhập vào địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thành một đơn vị hành chính mang tên huyện Củ Chi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Củ Chi kiên quyết “bám trụ”, không rời khỏi quê hương và tham gia cách mạng. Củ Chi là địa phương có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng, là địa phương có tỷ lệ hộ gia đình diện chính sách cao nhất trên địa bàn thành phố. 2.1.3 Thực trạng kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trước năm 1986 2.1.3.1 Kinh tế Lĩnh vực nông nghiệp Sau khi đất nước thống nhất, nông dân huyện Củ Chi đã hăng hái thực hiện cuộc vận động cải tạo XHCN, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Công 8 việc xây dựng nông thôn cũng đạt được những thành tựu bước đầu, nhất là việc xóa bỏ sự bóc lột về ruộng đất. Nhưng thực tiễn nền nông nghiệp vẫn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn, nhất là phong trào tập thể hóa nông nghiệp, nông thôn đã kìm hãm sức sản xuất của hợp tác xã và nông dân. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp huyện Củ Chi nhìn chung còn chậm, qui mô còn nhỏ, máy móc, thiết bị cải tiến chậm. Một số cơ sở được trang bị thiết bị mới khá tốt, nhưng do trình độ và kỹ thuật quản lý kém, chưa phát huy hết năng lực và công suất. 2.1.3.2 Văn hoá - xã hội Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Củ Chi bước đầu được ổn định. Huyện đã tiến hành nhiều biện pháp trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, chăm lo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, các tập tục cũ và mê tín có chiều hướng khôi phục, chất lượng giáo dục còn thấp, y tế còn thiếu thốn, tình trạng thiếu đói chưa được giải quyết. 2.2 Quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 1995 2.2.1 Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh và của huyện Củ Chi Ngày 15/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội đã thông qua đường lối đổi mới, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, Đảng bộ huyện Củ Chi đã xác định mục tiêu phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp, ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo ra sự chuyển biến về mặt xã hội. 2.2.2 Chuyển biến trên lĩnh vực kinh tế 2.2.2.1 Chuyển biến ngành kinh tế - Nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp chuyển biến theo hướng tăng nhanh về chăn nuôi, từng bước giảm tỷ trọng trồng trọt. Trong lĩnh vực trồng trọt giảm diện tích ở số cây trồng không hiệu quả, tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao. Duy trì nhịp độ tăng trưởng về nông nghiệp, cơ cấu giống có sự chuyển đổi 9 theo hướng phát triển các cây, con có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, nông nghiệp huyện cũng còn một số hạn chế, chăn nuôi phát triển chưa liên tục, việc tuyển cây trồng tuy được chú trọng, nhưng chưa tạo nên những tiến bộ và hiệu quả thật sự về tăng năng suất, kháng sâu bệnh. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trên cơ sở phát huy tiềm năng kinh tế địa phương, ngành CN-TTCN đã hình thành các cơ sở sản xuất mang tính độc quyền như: cơ sở sản xuất than bùn, phân vi sinh hữu cơ và sản xuất bánh tráng xuất khẩu. Ngành CN-TTCN đóng tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế. Trên địa bàn huyện hình thành một số cụm sản xuất làm tiền đề cho việc quy hoạch các khu sản xuất CNTTCN sau này. Bên cạnh những kết quả đạt được, CN-TTCN của huyện cũng còn những tồn tại, đó là sự đầu tư dàn đều, chưa chú trọng đến khoa học kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Xây dựng cơ bản Điểm nổi bật là việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi kênh Đông đã góp phần rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của huyện. - Thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng Khu vực dịch vụ phát triển, lưu thông hàng hóa mở rộng, hoạt động tài chính ổn định, lĩnh vực ngoại thương của huyện được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vai trò quản lý và khuyến khích phát triển mới chỉ là bước đầu, việc hỗ trợ vốn chưa mang tính đồng bộ và tạo thuận lợi cho nông dân. 2.2.2.2 Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế huyện Củ Chi bước đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, ngành kinh tế CN-TTCN và ngành kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao, ngành kinh tế nông nghiệp có sự suy giảm tỷ trọng. Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến nhất định, đặc biệt là sự chuyển biến trong nông nghiệp đó là sự chuyển biến về giống và cây trồng có giá trị kinh tế. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bước đầu cũng có sự chuyển biến trong các ngành nghề, ngành lương thực, thực phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng. 2.2.2.3 Chuyển biến các thành phần kinh tế Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện từng bước hình thành và có sự chuyển biến nhất định. Nếu như trước năm 1986, kinh tế quốc doanh và 10 kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân, cá thể chưa được thừa nhận, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa xuất hiện thì đến giai đoạn này, với sự thay đổi về tư duy kinh tế của Đảng, sự chỉ đạo của Thành ủy và vai trò lãnh đạo của Huyện cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Củ Chi có sự chuyển biến rõ nét. 2.2.3 Chuyển biến về xã hội của huyện Củ Chi 1986 - 1995 2.2.3.1 Dân số, lao động và việc làm - Dân số và biến động dân số Mật độ dân cư của huyện giai đoạn 1986 - 1995 phân bố không đều, các xã ở phía Bắc thưa dân, các xã ở phía Nam đông dân do tiếp giáp gần với các quận của thành phố. Sự biến động về dân số ở các xã trên địa bàn huyện chủ yếu là sự biến động tự nhiên và sự biến động cơ học. Đến năm 1995, hiện tượng xuất cư ra khỏi huyện không đáng kể, chủ yếu là hiện tượng nhập cư. - Lao động và việc làm Giai đoạn đầu thực hiện đường lối đổi mới, mặc dù chưa có chuyển biến rõ rệt, nhưng huyện Củ Chi thực hiện đã cải thiện phần nào lao động, việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Tuy nhiên, tình trạng thừa lao động vẫn diễn ra, chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và tình trạng một bộ phận lao động trẻ rời địa phương để tìm việc làm trong các quận nội thành của thành phố. 2.2.3.2 Về xóa đói giảm nghèo Củ Chi là nơi đầu tiên thực hiện và đạt được nhiều kết quả nhất định trong chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố. Việc hỗ trợ vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp các hộ định hướng rõ công việc làm ăn, tránh được tình trạng vay nặng lãi bên ngoài, động viên tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vốn cho các hộ vay còn thiếu chỉ đáp ứng được trước mắt đối với một số hộ quá nghèo. 2.2.3.3 Thực hiện chính sách đối với người có công Huyện đã thực hiện rất tốt công tác “uống nước nhớ nguồn” trên địa bàn huyện, được thể hiện rất rõ qua việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách có liên quan đến người có công trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Đảm bảo thực hiện chế độ trợ cấp thường xuyên, xác nhận thương binh, liệt sĩ, giải quyết chính sách có công cách mạng.. 11 2.2.3.4 Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện ngày một tốt hơn. Mạng lưới y tế cộng đồng được sử dụng tốt. Bên cạnh đó, y tế tư nhân cũng được huyện quản lý chặt chẽ.Hệ thống y tế cơ sở được củng cố, trong đó hoạt động bệnh viện huyện Củ Chi ngày càng chuyên môn hóa và có chính sách miễn giảm đối với một số trường hợp đã khám chữa bệnh. 2.2.3.5 Giáo dục và Đào tạo Ngành giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi đã có những chuyển biến căn bản, đã từng bước hoàn thành được một số mục tiêu về xóa mù chữ, phổ cập bậc tiểu học, đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học và không ngừng nâng cao chất lượng các ngành học. 2.2.3.6 Văn hóa thông tin, thể dục thể thao Đội nhóm thông tin lưu động và đài truyền thanh của huyện được thành lập và đã có đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phong trào TDTT tiếp tục phát triển, số người tham gia luyện tập thể dục thể thao ngày càng tăng. Sự đầu tư của huyện đã tạo cho phong trào luyện tập thể dục thể thao ở nông thôn sôi nổi, đời sống tinh thần người dân thêm phong phú. Tiểu kết chương 2 Từ một vùng “đất trắng” trong kháng chiến, Củ Chi đã hồi sinh nhanh chóng. Người dân không còn khái niệm “thiếu đói” mà đã nâng dần lên mức độ “đủ ăn” và bước đầu có tích lũy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều tiềm năng của địa phương chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả. Đời sống của các tầng lớp nhân dân trong huyện tuy được nâng cao nhưng vẫn lệ thuộc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp. Chương 3 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (1996 - 2010) 3.1. Bối cảnh trong nước và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng 3.1.1. Bối cảnh trong nước Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, tháng 6 năm 1996, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra phương hướng đẩy mạnh công nghiệp 12 hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bối cảnh lịch sử của cả nước và thành phố đã tác động đến nhịp phát triển và chuyển biến của huyện Củ Chi trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. 3.1.2 Sự vận dụng chủ trương đường lối của Đảng và Thành phố Hồ Chí Minh của huyện Củ Chi Từ đường lối chủ trương của Đảng, của thành phố và thực tiễn của địa phương, huyện Củ Chi đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện với nhưng nội dung trọng tâm sau: Chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục thực hiện phát triển đàn bò sữa, khai thác điều kiện tự nhiên về mặt nước để phát triển thủy sản. Khuyến khích các thành phân kinh tế đầu tư phát triển các loại hình CN-TTCN. Hình thành các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch, thu hút được lao động tại địa phương. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người dân hướng đến xây dựng đời sống văn minh. 3.2 Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi 1996 - 2010 3.2.1 Chuyển biến kinh tế 3.2.1.1 Chuyển biến ngành kinh tế - Nông nghiệp Các cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng với cây lúa vẫn được chú trọng phát triển. Huyện còn tập trung phát triển vườn cây ăn quả, trồng hoa lan và cây cảnh. Thực hiện chương trình “một cây, một con” đã đem lại kết quả khả quan, chương trình trồng rau an toàn, rau sạch phát triển trên diện rộng. Mô hình phát triển hoa lan, cây cảnh và vườn cây ăn quả tập trung được huyện chú trọng đầu tư. Về chăn nuôi: Nhằm phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, huyện đã đề ra nhiều giải pháp để giữ vững tổng số lượng vật nuôi trong huyện. Đặc biệt, để phát triển, tăng thêm số lượng bò sữa chương trình bình, tuyển và phối giống bò sữa Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản có phát triển nhưng với quy mô nhỏ. Một số mô hình như nuôi tôm càng xanh, nuôi cá kết hợp trên ruộng lúa có hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao hơn trước. Ngoài ra, huyện còn tập trung đầu tư nuôi cá cảnh, cá sấu, ba ba,… - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 13 Quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhiều khu công nghiệp được xây dựng và hoàn thiện, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác quản lý vẫn còn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp của huyện. - Thương mại, dịch vụ, du lịch Thương mại, dịch vụ và phát triển mạnh về số lượng và chất lượng với sự tăng nhanh của cơ sở kinh doanh. Hoạt động của thương nghiệp tư nhân phát triển năng động, hàng hóa đa dạng, phong phú về số lượng và chủng loại, dịch vụ phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, tài chính tiền tệ. - Xây dựng cơ bản và tài chính Xây dựng cơ bản của huyện trong giai đoạn này có sự chuyển biến mạnh mẽ để đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần tạo ra sự biến đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn Củ Chi. Công tác tài chính, tín dụng phục vụ nhiệm vụ của địa phương về khôi phục và phát triển kinh tế. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao. Tuy nhiên trong giai đoạn này, nguồn thu ngân sách của huyện còn phụ thuộc vào ngân sách của thành phố. 3.2.1.2 Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế và các thành phần kinh tế - Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng của ngành kinh tế nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Sự tăng trưởng thể hiện sự hoạch định đúng đắn trong chiến lược chuyển biến cơ cấu kinh tế của huyện từ “Nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ” sang cơ cấu kinh tế theo hướng “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ”. - Chuyển biến các thành phần kinh tế Sự chuyển biến mạnh mẽ trong các thành phần kinh tế thể hiện rõ, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Số lượng cơ sở sản xuất quốc doanh bị thu hẹp do hoạt động thua lỗ và một phần do cổ phần hóa. Số cơ sở ngoài quốc doanh tăng liên tục qua các năm và chiếm tỷ lệ 14 cao, gần như tuyệt đối so với tổng số lượng cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện lúc bấy giờ. 3.2.1.3 Chuyển biến vùng kinh tế - Hình thành vùng kinh tế gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp đô thị: Hình thành làng nghề hoa - cây cảnh, cá cảnh tại xã, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi cá sấu và phát triển mạnh. Khu vực trồng nấm thương phẩm và xuất khẩu. Vùng trồng cây ăn trái tập trung tại các xã ven sông Sài Gòn. Vùng trồng rau an toàn tập trung. Tuy nhiên, nông nghiệp đô thị ở huyện vẫn còn một số những tồn tại: việc ký kết tiêu thụ nông sản qua hợp đồng và nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. - Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở huyện Củ Chi trong giai đoạn 1996 - 2010. + Hình thành các khu dân cư đô thị: Khu đô thị Tây Bắc Thành, khu đô thị Củ Chi, các khu dân cư: khu dân cư An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Tân Quy,... Việc hình thành khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, khu đô thị Củ Chi và các khu dân cư đô thị nhằm tạo động lực đô thị hóa làm thay đổi kinh tế và toàn cảnh dân cư của huyện. + Hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Củ Chi diễn ra mạnh mẽ: Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu A, cụm công nghiệp Tân Qui - Khu B. Việc hình thành và phát triển ở huyện Củ Chi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. 3.2.2 Chuyển biến trên lĩnh vực xã hội 3.2.2.1 Dân số, lao động và việc làm - Dân số và cơ cấu dân số Tỷ lệ tăng dân số ở huyện tương đối ổn định. Dân số chia theo giới tính trên địa bàn huyện nhìn chung tỷ lệ nam luôn thấp hơn nữ. Xét theo cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thì có thể nhận thấy dân số huyện Củ Chi thuộc loại dân số tương đối trẻ, có nguồn lao động dồi dào. Do tác động quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp giảm dần đã tác động trực tiếp đến 15 việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của các hộ dân và sự thay đổi khá rõ nét về mật độ dân cư ở các xã của huyện. - Lao động và việc làm Nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm của huyện tăng mạnh. Số lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm tăng liên tục theo nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh việc tạo vốn, hỗ trợ việc làm thì công tác đào tạo nghề cũng được huyện quan tâm. Tuy nhiên, cũng còn một số khó khăn như lực lượng lao động của huyện phần lớn xuất thân từ nông nghiệp, trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu lao động chưa hợp lý. 3.2.2.2 Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Huyện triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho người dân, thành lập các “Tổ vượt nghèo” để tương trợ, chú trọng đến công tác giải quyết việc làm. Xây dựng phương châm “Giúp cần câu thay vì giúp con cá” trong xóa đói giảm nghèo. Kết quả nguồn vốn dành cho chương trình xóa đói giảm nghèo lớn dần, số hộ sản xuất đạt hiệu quả, xin ra khỏi chương trình ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống theo từng năm. 3.2.2.3 Y tế Công tác vệ sinh phòng dịch được thực hiện nghiêm túc. Công tác điều trị, chữa bệnh, vệ sinh môi trường được huyện chủ trương xã hội hóa một phần theo Chỉ thị 36 của Chính phủ. Việc chăm lo đến đời sống, sức khỏe của nhân dân, các chương trình tiêm chủng mở rộng được huyện thực hiện thường xuyên, kết hợp với công tác tuyên truyền để nhân dân tự giác chấp hành và đi vào nề nếp, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng. 3.2.2.5 Giáo dục và Đào tạo Giáo dục và đào tạo huyện cũng đã có từng bước chuyển biến theo hướng giữ vững chất lượng và có phát triển về số lượng. Mạng lưới trường, lớp bước đầu được quy hoạch, hàng năm đều được đầu tư sửa chữa, tăng cường trang thiết bị và xây dựng mới. Công tác xóa mù chữ và phổ cập đạt được sự chuyển biến tích cực. Công tác đào tạo dạy nghề và hướng nghiệp có sự chuyển biết tích cực. 3.2.2.6 Thông tin văn hóa, thể dục thể thao Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới tiếp tục được các cấp chính quyền huyện khuyến khích phát triển. Huyện quan tâm đến việc đầu tư xây 16 dựng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều chuyển biến, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân tham gia. Công tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa và cuộc vận động toàn dân đoàn kết ở khu dân cư trên địa bàn huyện đạt kết quả khả quan. Tiểu kết chương 3 Giai đoạn 1996 - 2010 kinh tế, xã hội huyện Củ Chi có nhiều chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế của huyện dần dịch chuyển sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các khu công nghiệp và cụm dân cư, đô thị mới được hình thành. Tuy nhiên, nhìn chung ngành kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, trình độ dân trí còn hạn chế, giáo dục và đào tạo, y tế, vẫn còn những tồn tại nhất định. Chương 4 NHẬN XÉT, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 4.1 Nhận xét 4.1.1 Thành tựu - Về kinh tế Thứ nhất, mức độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn đạt mục tiêu đề ra trong nghị quyết của các kỳ Đại hội. Trong vòng 15 năm (1996 – 2010), mức tăng trưởng kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, tăng 12.46%, CN-TTCN tăng 5.25%, thương mại dịch vụ tăng 19.98%, nông nghiệp tăng 5%. Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét. Năm 1997, cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi với kinh tế nông nghiệp là chính thì đến 2010 đã không còn là ngành kinh tế chủ đạo, giảm 36.83%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh (62.27%), từng bước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thứ ba, kinh tế nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần gia tăng giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 48,24%, trồng trọt 40,11%, dịch vụ nông nghiệp 11,65%. Có thể nói, quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện là một sự tìm tòi 17 kiên trì. Huyện Củ Chi hoàn thành nhiệm vụ thành phố giao, trở thành huyện “Vành đai thực phẩm” của thành phố. Thứ tư, giá trị tổng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả cao và sự chuyển biến mạnh mẽ các nhóm ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Củ Chi so với các huyện ngoại thành giai đoạn 2005 - 2010 chiếm tỷ lệ tăng cao nhất. Tỷ trọng giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Củ Chi tăng gần gấp 3 lần so với huyện Bình Chánh, gần gấp 4 lần so với huyện Nhà Bè và huyện Hóc Môn. Tỷ lệ hộ làm nông - lâm nghiệp thủy sản ở Củ Chi giảm 10,8% từ năm 2006 - 2010. - Về xã hội Thứ nhất, công tác giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên. Điểm nổi bật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của huyện Củ Chi đó là sự đầu tư từ nguồn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học. Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cũng đạt kết quả tốt. Thứ hai, công tác chăm sóc sức khỏe người dân có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã có nhiều cố gắng phục vụ và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tổ chức y tế không ngừng được kiện toàn, thiết bị y tế được bổ sung dần đáp ứng khả năng khám chữa bệnh tại chỗ. Thứ ba, hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có hiệu quả và phát triển về chất lượng. Thứ tư, hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư có bước phát triển mới theo hướng nâng cao về chất lượng. Thứ năm, Củ Chi là huyện đi đầu trong việc thực hiện chương trình “Xóa đói giảm nghèo” trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân để đạt được những thành tựu trên xuất phát từ nhận thức đúng đắn về đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng sáng tạo trên cơ sở thực tiễn của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Huyện ủy đã đề ra chủ trương, nghị quyết sát hợp với tình hình thực tế tạo được sự nhất trí cao trong Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân. 4.1.2.Một số hạn chế 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan