Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện củ chi (thành phố hồ chí minh) từ năm 1986 đến...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện củ chi (thành phố hồ chí minh) từ năm 1986 đến năm 2010

.PDF
289
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội và chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam ........................................................................................................ 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi................................................................................................................. 12 1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề và nhiệm vụ khoa học đặt ra cho luận án ........................................................................................................................... 22 Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ......................................... 25 (1986 - 1995) ................................................................................................................. 25 2.1. Khái quát về huyện Củ Chi và những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến, kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 ................................... 25 2.2. Quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 1995 ............................................................................................................................... 39 Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ...................... 79 (1996 - 2010) ................................................................................................................. 79 3.1. Bối cảnh trong nước và chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng................................................................................. 79 3.2. Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1996 đến năm 2010 ............... 81 Chương 4: NHẬN XÉT, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét ............................................................................................................... 124 4.2. Đặc điểm .............................................................................................................. 134 4.3. Một số kinh nghiệm ............................................................................................. 142 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ............. 149 ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 150 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 163 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CCKT: Cơ cấu kinh tế CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNH: Công nghiệp hóa CN-TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp HĐH: Hiện đại hóa HTX: Hợp tác xã TĐSX: Tập đoàn sản xuất LHPN: Liên hiệp phụ nữ MTTQ: Mặt trận tổ quốc UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa TTCN: Tiểu thủ công nghiệp TDTT: Thể dục thể thao TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBNDTP: Ủy ban nhân dân thành phố THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông ĐH - CĐ: Đại học - Cao đẳng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây trồng từ năm 1988 – 1990 .......... 42 Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây trồng từ năm 1991 – 1994 .......... 43 Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1986 – 1990 ...................................... 45 Bảng 2.4: Số lượng gia súc, gia cầm từ năm 1991 – 1994 ...................................... 46 Bảng 2.5: Thống kê cơ sở sản xuất và giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ năm 1986 – 1989 ....................................................................... 49 Bảng 2.6: Thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991 – 1995 .................. 56 Bảng 2.7: Thống kê cơ sở sản xuất và giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 1986 – 1989 ................................................................................... 59 Bảng 2.8: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh từ năm 1990 – 1993 ...................................................................................................... 60 Bảng 2.9: Doanh thu và giá trị xuất khẩu công nghiệp năm 1991, 1992 ................. 61 Bảng 2.10: Kết quả thi đấu TDTT từ năm 1990 – 1994 .......................................... 77 Bảng 3.1: Diện tích đất canh tác vườn cây ăn trái từ năm 1996 – 2000 .................. 82 Bảng 3.2: Giá trị sản lượng công nghiệp giai đoạn 1996 – 2000 ............................ 87 Bảng 3.3: Chuyển biến cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 1996 – 2000...................... 90 Bảng 3.4: Doanh thu thương mại, dịch vụ giai đoạn 1996 – 2000 .......................... 91 Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 1996 – 2010 .............................. 95 Bảng 3.6: Số lượng và doanh thu các thành phần kinh tế 1996 – 2000 ................... 98 Bảng 3.7: Thống kê số vốn đầu tư và số lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn huyện giai đoạn 1996 – 2004 ............................................................. 108 Bảng 3.8: Thống kê số vốn đầu tư và số lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm giai đoạn 1996 – 2004 ............................................................................................ 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI mở ra một bước phát triển mới cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được nhiều thành quả nhất định trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và đóng góp vào những thành quả chung của thành phố có vai trò to lớn của huyện Củ Chi. Huyện Củ Chi nằm phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh giáp với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Củ Chi bao gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích tự nhiên khoảng 43.470 ha (chiếm khoảng 27% diện tích thành phố). Củ Chi là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là huyện vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng” và “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Nhiều thế kỷ qua, vùng đất và con người Củ Chi đã đóng góp to lớn vào trang sử vẻ vang dân tộc, của thành phố không chỉ trong chiến đấu chống ngoại xâm mà còn trong lao động sản xuất. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Củ Chi đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với thực tế địa phương. Vì vậy trong những năm từ 1986 đến năm 2010, kinh tế, xã hội huyện Củ Chi đã có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày được nâng cao. Đặc biệt trong các chính sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế,... đã có những kết quả nổi bật, là một nhân tố điển hình so với các huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực, sinh động và những minh chứng cụ thể về sự chuyển biến về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu đề tài này góp phần nhìn nhận một cách hệ thống về kinh tế, xã hội và những thành tựu đạt được của huyện Củ Chi trong 24 năm đổi mới (1986 - 2010). 1 Tìm hiểu rõ hơn sự tác động của quá trình đô thị hóa trong lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm đánh giá khách quan thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một thành phố năng động nhất nước nói riêng mà huyện Củ Chi là một minh chứng. Việc nghiên cứu kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 cũng góp phần dựng lại bức tranh khá toàn diện về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng có ý nghĩa trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những kiến thức nhất định về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương. Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt là phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sỹ sử học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu - Phục dựng một cách chân thực và làm rõ quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 qua hai giai đoạn 1986 1995 và 1996 - 2010. - Từ thực trạng và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội, luận án phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra một số đặc điểm, nhận xét về quá trình chuyến biến; đồng thời nêu lên một số kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trước năm 1986. 2 - Lĩnh vực kinh tế, luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ chuyển biến trong cơ cấu ngành kinh tế, chuyển biến các thành phần và vùng kinh tế từ năm 1986 đến năm 2010. - Lĩnh vực xã hội, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ chuyển biến xã hội huyện Củ Chi trong một số lĩnh vực như: dân số, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, thể dục thể thao,... - Từ thực trạng kinh tế, xã hội, tác giả luận án phân tích những thành tựu, hạn chế; làm rõ những nguyên nhân đưa đến thành tựu, cũng như các yếu tố kìm hãm sự phát triển và rút ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, tác giả luận án sẽ tập trung phân tích những đặc điểm của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi so với các huyện ngoài thành trên địa bàn thành phố; đồng thời nêu ra một số kinh nghiệm có thể kham khảo trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010, qua hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2010. Năm 1986 là năm bắt đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và cũng là năm đánh dấu bước đầu sự đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. Năm 1996 là năm đánh dấu cột mốc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi theo nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2010, là năm kết thúc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1996 - 2010. - Phạm vi không gian 3 Phạm vi không gian của huyện Củ Chi bao gồm 20 xã và một thị trấn với diện tích tự nhiên khoảng khoảng 43.470 ha (27% diện tích thành phố). Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, luận án cũng đề cập đến một số huyện lân cận có trạng thái kinh tế, xã hội tương đồng với Củ Chi nhằm so sánh làm rõ mối quan hệ và tác động lẫn nhau của các địa phương này. - Phạm vi nội dung Luận án làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trên các lĩnh vực cụ thể như: về kinh tế, đề cập đến nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản. Về xã hội, đề cập đến những chuyển biến quan trọng về dân số, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo, thông tin tuyên truyền, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, thực hiện chính sách thương binh xã hội. Luận án không đi sâu nghiên cứu các vấn đề chính trị, quân sự, an ninh, quốc phòng, tín ngưỡng, tôn giáo, xây dựng Đảng,… mà tập trung vào các vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội, về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực trạng xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1 Cơ sở lý luận Luận án được trình bày trên cơ sở lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế, xã hội về nông nghiệp, nông thôn và nông dân để nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp chặt chẽ với các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,... điều tra khảo sát thực tiễn. Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm trình bày bối cảnh, chủ trương và biện pháp với quá trình triển khai thực hiện theo trình tự thời gian với kết quả cụ thể của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện. 4 Phương pháp logic được tác giả vận dụng trình bày các sự kiện một cách khái quát, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ trương, biện pháp với quá trình triển khai thực hiện; từ đó khái quát những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm. Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê định lượng các số liệu, sự kiện về những vấn đề liên quan đến đề tài. Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội giữa hai giai đoạn của huyện Củ Chi và giữa huyện Củ Chi với các huyện ngoại thành khác của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp điền dã thực tế để bổ sung tư liệu trong quá trình thực hiện luận án. 4.3 Nguồn tài liệu Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi. Nguồn tài liệu này quan trọng nhất và được xem là tài liệu bậc 1 phục vụ cho quá trình thực hiện luận án. Tác giả sưu tập, phân loại và xử lý theo hướng từng giai đoạn và từng năm liên quan đến nội dung của luận án. Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận án, luận văn,… có liên quan đến đề tài, số liệu thống kê của huyện Củ Chi qua các năm. Nguồn tư liệu được tác giả thu thập khảo sát thực tế tại huyện Củ Chi. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010. Luận án phục dựng một cách chân thực, tương đối toàn diện, có hệ thống về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 qua hai giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2010. Bước đầu đưa ra nhận xét về những thành tựu, hạn chế của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi từ năm 1986 đến năm 2010 và một số kinh nghiệm được rút ra từ kết quả nghiên cứu luận án. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010 có ý nghĩa khoa học vì là một huyện điển hình của thành phố đạt được nhiều kết quả nổi bật trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều mô hình, giải pháp tiêu biểu có thể học tập và nhân rộng. Tuy nhiên trong thời gian qua việc nghiên cứu về những thành tựu về kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi còn tản mạn, chưa có công trình đi sâu nghiên cứu trực tiếp về kinh tế, xã hội trong khoảng thời gian đề tài xác định. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Nội dung luận án góp thêm tư liệu, từ đó cung cấp một cái nhìn tổng quát, biện chứng về kinh tế xã hội huyện Củ Chi trong những năm từ năm 1986 đến năm 2010, qua đó xây dựng lại bức tranh tổng thể kinh tế, xã hội của huyện và những điểm nhấn quan trọng về thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cũng như các chính sách về y tế, giáo dục, góp thêm minh chứng khoa học cho chính quyền thành phố ban hành các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đối với các huyện ngoại thành cũng như những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho chính quyền và nhân dân huyện Củ Chi trong xây dựng phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án. Chương 2: Khái quát địa bàn nghiên cứu và quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (1986 - 1995). Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Củ Chi (1996 - 2010). Chương 4: Nhận xét, đặc điểm và một số kinh nghiệm. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành tựu đổi mới, nhất là sự chuyển biến về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trình bày khá toàn diện, chân xác về những chuyển biến của đất nước từ khi đổi mới đến nay và từ đó đề xuất định hướng, giải pháp cho các thời kỳ phát triển tiếp theo. Trong các công trình nghiên cứu, có nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau đề cập đến tình hình chuyển biến kinh tế, xã hội từ năm 1986 đến nay ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi nói riêng. Có thể chia thành các nhóm công trình sau đây: 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội và chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam Cuốn sách “Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam” (1997) của tác giả Nguyễn Điền, Nxb Chính trị Quốc gia. Công trình này đề cập đến những vấn đề có tính lý luận về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam. Tác giả Lê Cao Đoàn với công trình“Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (2001), Nxb Khoa học xã hội. Nội dung của quyển sách này trình bày về lý thuyết phát triển và làn sóng phát triển công nghiệp hiện đại ở những khu vực nông thôn của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm và quy luật phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa như một vấn đề tất yếu trong tiến trình phát triển. Tiếp cận công trình nghiên cứu của Lê Cao Đoàn và Nguyễn Điền giúp luận án tiếp cận một số quan điểm lý luận về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở Việt Nam, trên cơ sở đó làm nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở những địa phương cụ thể, điển hình như huyện Củ Chi. 7 Cuốn “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam” (2002) do Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn phối hợp biên soạn đã trình bày quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam sau đổi mới, những thành tựu đạt được đồng thời tổng kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ những số liệu và cách đánh giá cụ thể đã được công bố, công trình giúp luận án có cái nhìn rõ hơn về nông thôn và thực trạng của nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Công trình “Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002” (2002) của tác giả Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, là cuốn sách tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn từ năm 1986 đến năm 2002. Từ thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, những thành tựu, khó khăn, tồn tại cuốn sách đưa ra những những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Công trình “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển” (2006) của tác giả Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, đã tái hiện lại bức tranh nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế vùng và đổi mới phát triển nông thôn được tiến hành mạnh mẽ. Ở công trình này, cung cấp cho tác giả luận án một số lý luận về cách tiếp cận với các nội dung có liên quan về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vùng kinh tế,... Tác giả Lê Quang Phi với công trình “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới” (2007), Nxb Chính trị Quốc gia đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó phần bối cảnh lịch sử và bối cảnh xã hội của Việt 8 Nam cũng như thế giới để dẫn đến các nhận thức chuyển đổi trong việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Tiếp cận công trình này luận án có thể kế thừa về quan điểm, đường lối của Đảng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa để trên cơ sở đó đối chiếu vào thực tiễn nông thôn Củ Chi để thấy được điểm chung và điểm riêng trong qua trình CNH, HĐH. Công trình “Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” (2007) của Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích, làm rõ những thành tựu quan trọng như: điều chỉnh vai trò, chức năng quản lí của Nhà nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đổi mới chính sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân,... tiếp cận công trình này, luận án có thể kế thừa những thành tựu, hạn chế về mặt kinh tế, xã hội sau 20 năm đổi mới, qua đó có cái nhìn tổng quát về mặt lý luận để phân tích thành tựu, hạn chế của một địa phương cụ thể. Luận án“Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” (2007) của tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Công trình cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thực hiện đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH của Đảng và Nhà nước trên thực tiễn của tỉnh Bình Dương, đồng thời nêu bật những thành tựu về kinh tế, xã hội cũng như những tồn tại cần khắc phục trong việc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương những năm tiếp theo. Nghiên cứu công trình trên có ý nghĩa quan trọng đối với tác giả trong việc xây dựng luận án, bởi vì sự phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Bình Dương được xem là thực tiễn cho quá trình CNH, HĐH của cả nước, những bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương sẽ là bài học quý báu cho Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. 9 Công trình“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” (2008) của tác giả Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia. Công trình này tác giả nêu lên bối cảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để từ đó dẫn đến các quyết định cơ bản của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng CNH, HĐH. Công trình này còn vạch ra những thành tựu, khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong việc chuyển hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, từ đó đề xuất những định hướng, kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển. Cuốn“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” (2008) của Hoàng Ngọc Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia. Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam góp phần làm sáng tỏ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Vấn đề “Tam nông” được đề cập khá chi tiết trong 8 chương nội dung. Một phần nội dung cuốn sách còn chỉ ra kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung cuốn sách giúp cho tác giả luận án có thêm nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu về “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Vũ Đình Bách (2008), Nxb Chính trị Quốc gia, được biên soạn trên cơ sở tổng hợp nội dung của 11 đề tài thuộc công trình khoa học cấp nhà nước. Với 5 chương nội dung giúp tác giả luận án có nhận thực tốt hơn về mô hình định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cũng như các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành sự phát triển kinh tế, xã hội trong một phạm vi nhất định trong tổng thể của một quốc gia. Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Bùi Thế Cường, Nxb Khoa học xã hội. Quyển sách này nêu lên quan điểm mang tính xã hội học để lý giải khía cạnh xã hội trong quá trình CNH, HĐH. Phân tích hiện trạng và những vấn đề đặt ra ở khía cạnh xã hội, đó 10 là vần đề dân số, văn hóa, kết cấu xã hội và phúc lợi xã hội. Đồng thời công trình cũng đề cập đến những đặc điểm của mô hình xã hội hiện tại, những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển hiện nay và các nhân tố bất ổn định và một số kiến nghị, giải pháp. Tiếp cận công trình này luận án kế thừa một số nội dung và nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt xã hội ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH. Luận án “Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương” (2016) của Nguyễn Thanh Long, với phân tích về biến đổi cơ cấu dân số, những vấn đề xã hội và chính sách xã hội nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Nghiên cứu công trình này giúp cho tác giả kế thừa những số liệu về sự chuyển biến trên lĩnh vực xã hội để phân tích và so sánh với sự chuyển biến về mặt xã hội của huyện Củ Chi trong tiến trình chuyển biến chung của thành phố và các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976 - 1990” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc (1991), Nxb thống kê; “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp - thành tựu, vấn đề và triển vọng”, Nguyễn Văn Bích (chủ biên), (1994), Nxb Chính trị Quốc gia; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân”, Nguyễn Đình Giao (chủ biên), (1994), Nxb Chính trị Quốc gia; “Kinh tế nông thôn”, Lê Nghiêm và Nguyễn Đình Nam, (1995), Nxb Nông nghiệp; “Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Hà Vinh (1997), Nxb Khoa học xã hội và Nhân văn; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Lê Đình Thắng (chủ biên), (1998), Nxb Nông nghiệp; “Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam”, Trương Thị Tiến, (1999), Nxb Chính trị Quốc gia; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”, Nguyễn Thế Nhã (chủ biên), (1999), Nxb Chính trị Quốc gia,... Những công trình trên đã phác thảo những nét lớn về quá trình phát triển, đổi mới tư duy kinh tế của Việt Nam ở một thời kỳ lịch sử quan trọng của đất nước, trong đó đi sâu 11 vào tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, các tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá liên quan đến việc nhận diện các khái niệm cơ bản như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... đặc biệt là việc phân tích các bối cảnh, từ bối cảnh lịch sử đến bối cảnh xã hội ở Việt Nam dẫn đến sự chuyển đổi nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Các công trình này còn cung cấp những tư liệu về chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, các phân tích sâu sắc về mặt tích cực và hạn chế của các chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam khi áp dụng vào thực tiễn để từ đó đề ra những định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam mang tính bền vững. Những công trình này góp phần định hướng nghiên cứu cho tác giả luận án, đặc biệt là về phương thức tiếp cận và cơ sở lý luận khi thực hiện luận án. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập trong các công trình trên, đó là sự chuyển biến kinh tế, xã hội của vùng nông thôn và đời sống của người nông dân trong đô thị. Các công trình nêu trên do mục đích nghiên cứu nên đã chủ yếu tập trung vào bối cảnh rộng lớn của Việt Nam hoặc từng vùng và chủ yếu đề cập đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn nói chung, ít đề cập đến nông dân, nông thôn ở khu vực đô thị, đặc biệt là là nông thôn trong đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi, nông thôn trong đô thị có nét khác biệt so với khu vực nông thôn thuần túy. 1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm sau ngày miền Nam giải phóng có thể kể đến ba công trình 12 của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: “Đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ngoại thành” (1978), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, của ông Võ Văn Kiệt đã đề cập đến báo cáo của Ban Chấp hành Nông hội thành phố, báo cáo của Nông hội xã Bình Mỹ huyện Củ Chi về kinh nghiệm bước đầu đi lên hợp tác hóa nông nghiệp và Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về tiếp tục nhiệm vụ cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ngoại thành. Cuốn “Nam bộ tiềm năng và triển vọng” (1984), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh của ông Võ Văn Kiệt. Tác giả đã tập trung đánh giá tiềm năng và triển vọng của thành phố và Nam Bộ; công tác chăm lo giải quyết đời sống, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phân phối lưu thông và an ninh quốc phòng. Cuốn“Thành phố Hồ Chí Minh, 10 năm” (1985), Nxb Sự thật, của ông Nguyễn Văn Linh đã phân tích toàn diện quá trình xây dựng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến năm 1985, trong đó có đề cập một phần đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn. Nghiên cứu 3 công trình trên, giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, đặc biệt là các quan điểm về mô hình sản xuất tập thể trong trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ lúc bấy giờ vì trong tổng thể kinh tế, xã hội của thành phố có sự hiện diện của kinh tế, xã hội huyện Củ Chi. Công trình này giúp luận án có cái nhìn toàn diện nhất về kinh tế, xã hội của thành phố, trong đó có huyện Củ Chi trước năm 1986. Luận án của Hồ Đức Hùng (1984) “Công nghiệp phục vụ nông nghiệp”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến sự cần thiết của việc kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên địa bàn thành phố, mối liên kết kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, những biện pháp để thực hiện tốt mối liên kết và tính hiệu quả kinh tế, phương hướng công nghiệp phục vụ nông nghiệp tại một số quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Vĩnh Nghiệp (1985) “Từ vành đai trắng đến vành đai xanh”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến sự phát triển toàn diện sản xuất nông - lâm - 13 ngư - nghiệp, thực hiện đưa nông nghiệp ngoại thành từng bước đi lên sản xuất lớn, hiện đại, phương hướng phát triển của ngoại thành trong những năm 80 và đến năm 2000. Khôi phục sản xuất và định hướng phát triển nông nghiệp đối với các huyện ngoại thành, từng bước phát triển nông nghiệp ngoại thành thành phố nhằm trở thành nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho thành phố là những nội dung mà luận án kế thừa từ công trình này, từ đó vận dụng để phân tích cụ thể đường lối phát triển kinh tế của huyện Củ Chi. Nhóm tác giả Huỳnh Tư, Võ Thành Công, Trương Bá Hạp (1988) “Những chặng đường của tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập đến tình hình tiểu, thủ công nghiệp thành phố trước và sau ngày giải phóng, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển tiểu, thủ công nghiệp, những thành tích, yếu kém, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển cho đến năm 2000. Nghiên cứu công trình này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tổng quát về tiểu thủ công nghiệp thành phố để phân tích, đối chiếu cụ thể vào tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp huyện Củ Chi trước năm 1986. Lương Văn Tác (1993) “Những vấn đề kinh tế chủ yếu ngành chăn nuôi bò sữa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. Luận án đã đề cập đến vai trò, vị trí của ngành chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia đình ở ngoại thành, sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong chăn nuôi và chế biến bò sữa. Các mô hình chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các biện pháp phát triển lâu dài đàn bò sữa. Với công trình này luận án kế thừa những nội dung, số liệu được đề cập rất chi tiết về quá trình phát triển đàn bò sữa trên địa bàn thành phố, trong đó Củ Chi là huyện có số hộ chăn nuôi bò sữa nhiều nhất, chiếm hơn 50% số lượng bò toàn thành phố. Lê Văn Tự (1996) “Đất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và hướng sử dụng” Nxb Nông nghiệp, TP.HCM đã đề cập đến đặc điểm tự nhiên, quá trình hình thành đất, loại đất chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, phân vùng sinh thái và hướng sử dụng đất. 14 Luận án “Phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh”, của Hà Văn Ánh (2000), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã hệ thống hóa các khái niệm về công nghiệp nông thôn, phân tích làm rõ thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành, từ đó chỉ ra những mâu thuẫn, tồn tại cần giải quyết để đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn ở ngoại thành những năm tới và đề xuất một số phương hướng, giải pháp có tính khả thi để phát triển công nghiệp nông thôn ngoại thành. Nghiên cứu 2 công trình trên, đã cung cấp cơ sở lý luận quan trọng về mối liên hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ sở quan trọng về mặt lý luận mà luận án kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu cụ thể về nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi. Luận án của Nguyễn Việt Hùng (2001),“Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn thời kỳ 1986-1996”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội đã trình bày hệ thống việc Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống mới trong những năm đổi mới, nêu lên những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế cần khắc phục, từ đó rút ra một số nhận xét cũng như bài học kinh nghiệm về lãnh đạo nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành thời kỳ 1986 - 1996. Công trình này đã cung cấp những quan điểm lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong việc lãnh đạo nông dân ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn, đây là những nội dung tác giả luận án được kế thừa để làm cơ sở lý luận phân tích về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi trong giai đoạn tương ứng. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2002) trong cuốn“Làng nghề thủ công truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh đối diện với đô thị hóa”, Nxb Khoa học xã hội, TP.HCM đã đề cập đến toàn cảnh làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn thành phố, giá trị của làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cũng như việc giữ gìn và phát huy vai trò làng nghề truyền thống hiện 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan