Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh nghệ an...

Tài liệu Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh nghệ an

.PDF
167
46
106

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành nông nghiệp ... 10 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè ........... 23 1.3. Định hướng nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của luận án .................. 30 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ .............................................................................. 35 2.1. Khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành chè .................................. 35 2.2. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị ngành chè ........ 49 2.3. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị ngành chè của một số nước trên thế giới và của Việt Nam .......................................................................... 52 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CHÈ TỈNH NGHỆ AN .............................................................. 64 3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An ...................................................... 64 3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An ................................... 69 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 83 3.4. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An.......................................................... 97 ii Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ TỈNH NGHỆ AN .................................................................................. 106 4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và những định hướng phát triển ngành chè Việt Nam........................................................................................... 106 4.2. Quan điểm phát triển chuỗi giá trị chè bền vững ................................... 113 4.3. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An ................... 115 4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................ 135 KẾT LUẬN .................................................................................................. 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............ 140 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 141 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 149 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á BVTV : Bảo vệ thực vật CGT : Chuỗi giá trị CS : Chính sách GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HTX : Hợp tác xã KN : Khả năng LK : Liên kết MT : Môi trường MTV : Một thành viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND : Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh chè của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2019 ..................................................................................... 66 Bảng 3.2: Diện tích đất trồng chè tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An ... 70 Bảng 3.3: Số lượng cơ sở chế biến chè và công suất thiết kế năm 2019 ........ 73 Bảng 3.4: Sản lượng và giá trị sản xuất sản phẩm chè giai đoạn 2015 - 2019 .... 76 Bảng 3.5: Sản lượng và trị giá chè xuất khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2019 ..................................................................................... 78 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu giá trị của các khâu trong chuỗi giá trị ngành chè ..... 82 Bảng 3.7. Kết quả phân tích hồi quy bội......................................................... 96 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng liên hoàn về diện tích trồng, thu hoạt và sản lượng chè của tỉnh Nghệ An ..................................................... 67 Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng liên hoàn về sản lượng và giá trị sản xuất của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2019 ....................................... 76 Biểu đồ 3.3: Tốc độ phát triển về sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu chè Nghệ An..................................................................... 79 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng giá trị gia tăng theo các khâu trong chuỗi giá trị ......... 82 Biểu đồ 3.5: Khả năng phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An .................. 84 Biểu đồ 3.6: Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đối với chuỗi giá trị ngành chè .................................................................................. 86 Biểu đồ 3.7: Mức độ đáp ứng yêu cầu đối với các yếu tố đầu vào ................. 87 Biểu đồ 3.8: Mức độ hiệu quả của các chính sách .......................................... 89 Biểu đồ 3.9: Mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ................ 92 Biểu đồ 3.10: Mức độ hiệu quả của môi trường kinh doanh .......................... 94 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière .................................... 11 Hình 1.2: Mô hình chuỗi giá trị theo chuỗi cung ứng của Michael Porter ..... 15 Hình 1.3: Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp ......................................... 15 Hình 1.4: Sơ đồ chuỗi giá trị ........................................................................... 19 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của đề tài luận án ........................................... 33 Hình 2.1: Chuỗi giá trị ngành chè ................................................................... 41 Hình 2.2: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị ngành chè ... 52 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chè, một ngành kinh tế được phát triển ở khu vực nông thôn vùng trung du, miền núi của Việt Nam, đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho lực lao động nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, ngành chè Việt Nam đang là một trong những ngành hàng có tiềm năng phát triển cả về sản lượng, chất lượng và quy mô thị trường, đặc biệt là những sản phẩm chè có chất lượng cao và các loại chè đặc sản. Với vai trò và tiềm năng phát triển của ngành chè, chính phủ đã xác định sản phẩm chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của quốc gia và ngành chè cần được phát triển theo hướng phát triển sản xuất loại hàng hóa chiến lược cho xuất khẩu, thu về ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, việc phát triển ngành chè về cả quy mô và chất lượng đang và sẽ là một trong những giải pháp chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh có sản xuất chè nói riêng và của quốc gia nói chung. Nghệ An là một tỉnh trung tâm vùng Bắc Trung bộ, nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông. Với vị trí này, Nghệ An có vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, thương mại giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam và với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan và Trung Quốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Nghệ An kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An cũng là một trong 3 vùng sản xuất chè trọng điểm của Việt Nam, các sản phẩm từ Chè Nghệ An cũng đã và đang tiếp cận gần hơn tới các thị trường trong và ngoài nước [20]. Trong thời gian vừa qua, Nhận thức được vai trò của ngành chè, trong giai đoạn vừa qua ngành chè đã nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Tỉnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Tỉnh đã thực hiện đầu tư vào lĩnh vực 1 phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực miền Tây Nghệ An, tập trung vào thực hiện các dự án vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ với cây chè nói riêng và các loại nông nghiệp nói chung (cây lương thực, rau quả, rau thực phẩm, hoa cây cảnh, dứa, cam, cà phê, cao su, chè, sắn, mía…) theo hướng thâm canh để chuyển đổi sang nông nghiệp hàng hóa. Hàng năm, giá trị xuất khẩu chè của Nghệ An đạt từ 57,5 triệu USD. Với 7.500 ha chè; 8 dây chuyền chế biến chè đen (trong đó có 7 dây chuyền chè đen CTC, 1 dây chuyền chè đen OTD) và 12 dây chuyền chế biến chè xanh công nghiệp, sản phẩm chè của Nghệ An đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như Anh, Hà Lan, Ba Lan, Nga, Đài Loan, Afghanistan, Pakistan... Giá trị xuất khẩu chè hàng năm đạt từ 5-7,5 triệu USD, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt 10,37% [3]. Tuy nhiên, chè Nghệ An mới chỉ là nguyên liệu đầu vào cho các hãng sản xuất chè lớn trên thế giới và chưa thực sự tạo được thương hiệu riêng. Sản phẩm chè tiêu thụ chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm, kể cả chè xuất khẩu (chè xanh, chè đen) chủ yếu đóng bao 30kg, 50kg, sau đó nhà nhập khẩu chế biến tinh, đóng gói, tiêu thụ mang thương hiệu của họ. Chính vì vậy, giá trị kinh tế của ngành chè chưa thực sự đạt được như theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời, làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất Tỉnh có lợi thế, giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực của Tỉnh nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do: (1) Tỉnh chưa thực hiện phân tích chuỗi giá trị ngành chè để có những căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định được chiến lược phát triển sản xuất và chế biến chè, vì vậy, các giải pháp cho việc phát triển sản xuất và chế biến tiêu thụ chè chưa thực có trọng tâm và mang tính tổng thể và chiến lược, đặc biệt là chưa có những giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, từng 2 bước mở rộng thị trường xuất khẩu; (2) Hoạt động phối hợp khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý chuỗi cung ứng đối với sản phẩm chè chưa được thực hiện tốt, vì vậy, việc chuyển giao kiến thức khoa học công nghệ cho người trồng chè, việc đổi mới nâng cao thiết bị công nghệ chế biến chè để nâng cao sản lượng và chất lượng chè đang là một trong những hạn chế của tỉnh nhằm nâng cao giá trị kinh tế của ngành chè. Qua số liệu điều tra cho thấy, người trồng chè chưa được tiếp cận nhiều với khoa học công nghệ nên việc đầu tư không đúng mức, thu hoạch không khoa học, dẫn đến chè phát triển không đều, chè nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn… làm giảm giá chè nguyên liệu hoặc tăng chi phí chế biến chè, từ đó làm giảm giá trị gia tăng và lợi nhuận của toàn ngành; (3) Cho tới nay, các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè và phương pháp phân tích chuỗi giá trị ngành chè như một khung lý thuyết giúp cho việc phân tích lượng hóa mức độ đóng góp của các khâu trong chuỗi giá trị ngành chè còn hạn chế. Vì vậy, việc phân tích lượng hóa các yếu tố trong chuỗi giá trị ngành chè Nghệ An làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh, các giải pháp chiến lược phát triển ngành chè của Tỉnh chưa được thực hiện một cách khoa học và có căn cứ đã làm giảm hiệu quả của chính sách kinh tế, chiến lược phát triển ngành chè nói riêng và kinh tế của Nghệ An nói chung. Trong thời gian tới, theo lộ trình thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành chè Nghệ An nói riêng, đặc biệt là cơ hội thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu sang các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cùng với những cơ hội, Ngành chè Nghệ An cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ như: sự cạnh tranh quyết liệt cả thị trường trong nước và nước ngoài, đòi hỏi các ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng phải có sự liên kết chặt chẽ, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm với quy mô lớn, chất lượng tốt, giá thành hạ để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3 Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An” được lựa chọn nghiên cứu đảm bảo tính cấp thiết nhằm hoạch định được hệ thống giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành chè mang tính tổng thể và trọng tâm, giúp tỉnh Nghệ An nâng cao giá trị của sản phẩm chè nghệ, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng những căn cứ khoa học và thực tiễn cho những giải pháp phát triển chuỗi giá trị (CGT) ngành chè tỉnh Nghệ An, giúp tỉnh Nghệ An nâng cao giá trị của sản phẩm chè, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Tỉnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là các nội dung liên quan đến CGT và phát triển CGT ngành chè trên địa bàn tỉnh. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CGT và phát triển CGT ngành chè trên địa bàn tỉnh; - Phạm vi về không gian: Số liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài được thu thập đối với ngành chè của tỉnh Nghệ An; - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ việc nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2019. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019. Các giải pháp của đề tài được vận dụng trong giai đoạn 2020 - 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính: Được sử dụng nhằm tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó xác định định hướng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng nhằm xây dựng khung lý thuyết về CGT ngành chè, từ đề xuất khái niệm CGT ngành chè, xác 4 định nội hàm khái niệm CGT ngành chè và mô tả CGT ngành chè đến xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT ngành chè. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết, luận án tiến hành xây dựng bảng khảo sát về mức độ quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An. Mẫu phiếu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 1. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được sử dụng nhằm phân tích thực trạng CGT ngành chè tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2015 - 2019 và rút ra các kết luận về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển CGT ngành chè của Tỉnh. Phương pháp thống kê sẽ được thực hiện theo 2 hướng: phân tích thống kê trên cơ sở số liệu thứ cấp nhằm nêu được bức tranh tổng thể về chuỗi giá trị ngành chè của Tỉnh Nghệ An và phương pháp thống kê mô tả với bộ số liệu sơ cấp nhằm lượng hóa được mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành CGT và các yếu tố ảnh hưởng đến CGT ngành chè của Tỉnh. Các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm căn cứ đề xuất các giải pháp về về chính sách kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhằm phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực của Tỉnh. Luận án xác định có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT chè, bao gồm: (1) các nhân tố về chất lượng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất/kinh doanh; (2) Các yếu tố thuộc mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; (3) các nhân tố về chính sách kinh tế; (4) các nhân tố về môi trường kinh doanh. Biến phụ thuộc là giá trị sản phẩm chè. Dự kiến số biến bình quân trong mỗi nhóm biến là 5 biến, tổng cộng số lượng biến trong mô hình là 25 biến. Mức độ của các biến trong mô hình được đo lường bằng thang điểm Likert (điểm từ 1 đến 5). - Trên cơ sở các câu hỏi đã được thiết kế trong bảng khảo sát, tác giả tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu sơ cấp, phân tích thực trạng giá trị sản 5 phẩm chè và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2015-2019, làm căn cứ đề xuất mô hình nghiên cứu phát triển CGT chè tỉnh Nghệ An. Kích thước mẫu được xác định theo phương pháp được áp dụng đối với phân tích thống kê mô tả, theo đó, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n = 5*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Với 33 biến được đưa vào khảo sát, kích thước mẫu được lựa chọn là 165 và phương pháp chọn mẫu là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng trả lời bảng khảo sát là các lãnh đạo cấp cao và trung của một số cơ quan quản lý nhà nước và những lãnh đạo cấp cao có kinh nghiệm về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số phiếu điều tra được phân bổ cho mỗi nhóm đối tượng tương ứng với mức độ tham gia của cho mỗi nhóm vào CGT ngành chè tỉnh Nghệ An và được trình bày như sau: Kết cấu mẫu khảo sát TT Số phiếu điều tra Tổ chức/Doanh nghiệp Tỷ lệ (%) 1 Cơ quan quản lý nhà nước 25 15.2 2 Doanh nghiệp/tổ chức sản xuất 35 21.2 3 Doanh nghiệp/tổ chức chế biến 40 24.2 4 Doanh nghiệp/tổ chức thương mại 45 27.3 5 Hiệp hội 20 12.1 165 100 Tổng số Dữ liệu thu về sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0, theo đó, các khái niệm được kiểm định bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory factor analysis) nhằm đưa ra các nhân tố thực sự quan trọng ảnh hưởng đến CGT ngành chè tỉnh Nghệ An. Sau khi lựa chọn 6 được các nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng các công cụ kiểm định giả thiết của phần mềm SPSS 20.0. Kết quả phân tích và kiểm định sẽ chỉ ra được những nhân tố cần được tác động và định hướng cho những giải pháp phát triển CGT ngành chè của Tỉnh trong thời gian tới. Phương pháp chuyên gia: được thực hiện nhằm xác định các nguyên nhân của những hạn chế trong việc xác định CGT ngành chè của tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp phát triển CGT ngành chè của Tỉnh. Luận án tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn Tỉnh thông qua phỏng vấn sâu về những tồn tại, bất cập trong CGT chè, nguyên nhân và cách thức giải quyết để phát triển CGT ngành chè. Phương pháp so sánh: được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp phát triển CGT ngành chè của tỉnh. Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, luận án tiến hành xác định các giải pháp tác động đến nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển CGT ngành chè để phát huy được những thế mạnh, hạn chế được những điểm yếu và phát triển CGT ngành chè của Tỉnh. Phương pháp dự báo: được sử dụng để dự báo khả năng phát triển sản xuất chè, những diễn biến của thị trường cung ứng, tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An và thực trạng phát triển CGT chè Nghệ An. Áp dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô diện tích, năng suất, sản lượng sản phẩm chè của tỉnh cũng như xu hướng phát triển của CGT chè đến năm 2025. 5. Những đóng góp mới về mặt lý luận của luận án Luận án đã tổng quan được những nghiên cứu về CGT ngành nông nghiệp nói chung, CGT ngành chè nói riêng, từ đó nghiên cứu và hoàn thiện 7 cơ sở lý luận về CGT ngành chè như: (1) Đề xuất khái niệm và mô hình CGT ngành chè; (2) Xác định những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển CGT ngành chè; (3) xây dựng được mô hình phân tích mối quan hệ về lượng giữa hoạt động phát triển CGT ngành chè và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CGT ngành chè. Luận án lựa chọn, tiếp cận khái niệm chuỗi giá trị theo quá trình sản xuất từ các yếu tố đầu vào, hoạt động tổ chức và sử dụng nguồn lực trong sản xuất để tạo ra giá trị ngành chè. Theo cách tiếp cận này, các nhân tố làm gia tăng giá trị của ngành bao gồm: các loại yếu tố đầu vào như: tài nguyên, giống cây trồng, chất lượng đất, chè nguyên liệu, chè thương phẩm…, hoạt động tổ chức sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, điều kiện môi trường kinh doanh; các chính sách kinh tế của địa phương và Nhà nước… Chính vì vậy, những giải pháp phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An sẽ được tiếp cận theo hướng chính sách và thể chế và sẽ tác động đến cả quá trình sản xuất, chế biến, thương mại tới quá trình bán lẻ chè, trong đó sẽ tập trung vào khâu quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả phát triển CGT ngành chè nhằm làm tăng giá trị kinh tế của ngành và thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An, luận án đã làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CGT ngành chè, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển CGT ngành chè thông qua: (1) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; (2) Nhóm giải pháp về phát triển liên kết trong chuỗi; (3) Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế; (4) Nhóm giải pháp về tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Những giải pháp phát triển CGT ngành chè tỉnh Nghệ An được đề xuất dựa trên cơ sở kết quả tham vấn ý kiến các chuyên gia là quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến 8 và tiêu thụ trên địa bàn Nghệ An và kết quả phân tích định lượng về mối quan hệ giữa hoạt động phát triển CGT ngành chè và các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển CGT ngành chè. Mặt khác, hệ thống giải pháp được đề xuất đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, có trọng tâm tác động từ quá trình sản xuất, chế biến, thương mại tới quá trình bán lẻ chè, do đó sẽ góp phần phát triển CGT chè, tăng giá trị kinh tế của ngành và thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị ngành chè Chương 3: Thực trạng chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Nghệ An Chương 4: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị chè tỉnh Nghệ An 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Thuật ngữ “chuỗi giá trị” lần đầu tiên được công bố bởi Michael Porter (1985) trong tác phẩm “Competive advantage: Creating and sustaining superior performance”, theo đó, chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng [61]. Theo quan điểm của Michael Porter, một doanh nghiệp có thể đạt được “lợi thế cạnh tranh” bằng cách tăng thêm giá trị trong tổ chức của họ. Giá trị này được tạo ra tại các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo thành chuỗi giá trị [61]. Hiện nay, lý thuyết về CGT được phát triển bởi rất nhiều tác giả tại các quốc gia trên thế giới và được ứng dụng trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp, một ngành sản xuất đầu tiên được nghiên cứu và phát triển khái niệm về chuỗi giá trị. Cho tới bây giờ vẫn tồn tại 3 nhóm quan điểm tiếp cận về chuỗi giá trị ngành nông nghiệp: phương pháp chuỗi (phương pháp Filière), Phương pháp lợi thế cạnh tranh và phương pháp giá trị toàn cầu. 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành nông nghiệp theo quan điểm tiếp cận Filière Phương pháp Filière được ứng dụng trong phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển với vai trò chủ yếu là công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, phương pháp filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất 10 khẩu và khâu tiêu d ng cuối c ng. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi (Filière) không được xây dựng trên cơ sở một khung lý thuyết duy nhất mà đã được các tác giả dựa vào các lý thuyết khác nhau, cùng với những kinh nghiệm thực tế để đưa ra khái niệm và được ngành nông nghiệp các nước sử dụng để xây dựng một sơ đồ và phân tích dòng chuyển động của hàng hóa, đồng thời xác định những người tham gia vào các hoạt động của dòng chuyển động đó [44]. Theo phương pháp này, khái niệm chuỗi giá trị chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ về sản lượng sản xuất và dịch vụ, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi [44]. Trong trường hợp này, khái niệm chuỗi giá trị được hiểu tương đối tương đồng với khái niệm chuỗi cung ứng. Mô hình CGT theo phương pháp Filière được minh họa trong Hình 1.1. Nhà cung ứng đầu vào Nhà sản xuất Nhà chế biến Nhà phân phối Người tiêu dùng Hình 1.1: Khái niệm chuỗi theo phƣơng pháp Filière Trong những năm 1960, khái niệm CGT theo phương pháp Filière được hiểu đồng nghĩa với chuỗi cung ứng và được sử dụng để nghiên cứu hợp đồng canh tác và hội nhập dọc trong ngành nông nghiệp Pháp và ngay sau đó, được áp dụng cho ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trong phát triển các ngành bông ở Tây và Trung Phi. Theo thời gian, phương pháp filière tập trung nhiều hơn vào cách thức các tổ chức của chính phủ ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất tại địa phương và cách thức các hiệp hội trung gian giúp cho việc gắn kết các tác nhân sản xuất sản phẩm chính và các tác nhân cung ứng các hàng hóa và dịch vụ phụ trợ. Tiếp cận CGT theo phương pháp chuỗi (Filière) đã được ứng dụng theo hai hướng cơ bản: (1) đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các 11 khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP; (2) phân tích chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi để nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái qui định. Theo đó Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm qui định trong nước, qui định về thị trường, qui định của nhà nước và qui định kinh doanh nông nghiệp quốc tế [44]. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, vấn đề chuyên môn hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa) [62]. Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về CGT theo phương pháp tiếp cận này nhằm đưa ra các giải pháp về môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý nhằm nâng cao giá trị chuỗi nông sản trên địa bàn một tỉnh. Tác giả Hồ Thanh Thủy (2013) đã tiếp CGT theo phương pháp Filière và phân tích vai trò của liên kết trong chuỗi giá trị, để từ đó đề xuất các biện pháp phát huy vai trò của các liên kết trong sản xuất nông sản. Tuy nhiên, một số giải pháp được tác giả đề xuất chưa được xây dựng trên cơ sở những căn cứ thực tế mà mới chỉ xuất phát từ vai trò của các liên kết trong CGT nông sản [25]. C ng phương pháp tiếp cận này, tác giả Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011) cũng đã phân tích tác động của chính sách và chiến lược nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo và đề xuất một số giải pháp về nâng cấp chuỗi thị trường lúa gạo như chiến lược đầu tư, chiến lược chất lượng sản phẩm, chính sách hỗ trợ người nông dân trồng lúa, chính sách an ninh lương thực, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng… [16]. 12 Tác giả Nguyễn Kế Tuấn (2003) khi nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế [29] đã đánh giá hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, chè, lạc và đưa ra những giải pháp phát triển, trong đó nhấn mạnh vai trò của phát triển công nghiệp chế biến, coi đó là cách thức cơ bản nhằm nâng cao GTGT của hàng nông sản Việt Nam và khuyến nghị nên hạn chế tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô, góp phần ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Như vậy, có thể thấy, tiếp cận CGT theo phương pháp filière không nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối liên kết để đạt được giá trị và lợi thế để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu mà các nghiên cứu chỉ hướng tới CGT của một ngành trong một khu vực nhất định và bao gồm các yếu tố như logicstic, cung ứng, tạo ra giá trị gia tăng, phân phối và liên kết thị trường …. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chỉ ra được cách thức phân tích và những định hướng trong tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi tác nhân trong chuỗi để có thể đề xuất những giải pháp nâng cao giá trị nội sinh của mỗi tác nhân trong chuỗi. 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành nông nghiệp theo quan điểm tiếp cận lợi thế cạnh tranh Phương pháp chuỗi giá trị tiếp cận lợi thế cạnh tranh được phát triển bởi Micheal Porter, với quan điểm: chuỗi giá trị được coi như là yếu tố để tạo nên và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của một tổ chức trong kinh doanh ở thế kỷ 21 [61]. Theo Michael Porter, chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể giúp mang lại cho sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại. Trong quá trình sản xuất, sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động đó, doanh 13 nghiệp sẽ thu được một số giá trị nhất định. Phân tích chuỗi các hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra các lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Bởi, một doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay một dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chi phí thấp hơn hoặc chi phí cao hơn nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn [61]. Nếu hoạt động của một doanh nghiệp được coi là một tổng thể những hoạt động, những quá trình thì sẽ khó có thể hoặc không thể tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Nhưng nếu hoạt động của một doanh nghiệp được phân tách thành một loạt các hoạt động chính và phụ trợ thì điều này hoàn tòa có thể thực hiện được. Theo cách tiếp cận này, cần phân biệt rõ giữa các hoạt động chính, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Như vậy, quan điểm chuỗi giá trị của Michael Porter được tiếp cận theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm chuỗi các hoạt động trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc một tổ chức với ý nghĩa giúp cho một doanh nghiệp phân tích và đưa ra quyết định chiến lược liên quan đến việc định vị doanh nghiệp trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác theo hai khía cạnh: (1) Một doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí); (2) làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Ngoài ra, khi phân tích chuỗi giá trị theo các giai đoạn của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Mô hình chuỗi giá trị theo quan điểm của Michael Porter được mô tả trong Hình 1.2 và Hình 1.3. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan