Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị...

Tài liệu Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

.PDF
90
395
93

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ NGUYẾN THỊ THÙY PHƯƠNG 0 GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Phương PGS.TS. Bùi Đức Tính Lớp: K46A – Kinh Tế Nông Nghiệp Niên khóa: 2012 – 2016 1 GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả của chặng đường bốn năm cố gắng phấn đấu dưới sự dạy dỗ tận tình của thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Huế. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự giúp đỡ dìu dắt nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo địa phương huyện Hướng Hóa và các bác, các cô, chác chú trên địa bàn 2 xã Tân Thành và Tân Long. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi Đức Tính đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ - công tác sinh viên, cùng quý thầy cô hết lòng dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế. Xin cảm ơn cán bộ, Ủy Ban Nhân Dân và bà con nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa và 2 xã Tân Thành, Tân Long đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của người thân gia đình, bạn bè về mọi mặt trong suốt thời gian qua. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi kinh mong quý thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5, năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Phương i GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Chuối là một loại cây ăn quả, cây chuối vốn là cây trồng rất quen thuộc với người dân Việt Nam, dễ trồng, vốn đầu tư ít. So với nhiều cây trồng khác, thì cây chuối là một trong những loại cây tốn ít chi phí và thời gian chăm sóc hơn cả, lại đem lại hiểu quả kinh tế ca, phù hợp với khả năng kinh tế và trình độ của hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt trong thời gian qua chuối trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, cũng như là một trong những loại cây trồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của người nông dân, nhiều người dân đứng lên thoát nghèo nhờ loại cây này. Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành chuối của nước ta nói chung, Quảng Trị nói riêng cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức như diện tích chuối không được quy hoạch, nhiều vườn cây già cỗi không được trồng mới, sản phẩm chuối từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng còn phải trai qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom, doanh nghiệp, công ty chế biến xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến hiệu quả sản xuất chuối của bà con nông dân đnag còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đề tài đã chọn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để nghiên cứu, đặc biệt là hai xã Tân Thành và Tân Long, đây là những địa phương có số hộ trồng chuối nhiều nhất và sản lượng chuối thu hoạch chiếm 65% tổng sản lượng của toàn huyện, giá trị xuất khẩu chuối cao, tuy nhiên trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất. Để thấy được thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn, tôi đã chọn đề tài “Chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung - Phân tích các hoạt động , các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.  Dữ liệu phục vụ ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính - Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, tài liệu của ban ngành tỉnh Quảng Trị, huyện Hướng Hóa, xã Tân Thành và Tân Long, thông tin từ các đề tài, bài báo cáo được công bố trên sách báo, tạp chí, internet… - Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn hộ nông dân trồng chuối, các hộ thu gom nhỏ, đại lý thu mua chuối trên địa bàn huyện và hai xã Tân Thành, Tân long để biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm này.  Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo  Kêt quả đạt được - Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa. - Phân tích các hoạt động của chuối cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa - Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu: giải pháp về nguồn lực, tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, giải pháp thị trường, tăng cường công tác thông tin… iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3 3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 3 3.2. Phương pháp thống kê kinh tế ................................................................................ 4 3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ...................................................................................... 5 1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung ................................................. 6 1.1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung.......................................................................... 10 1.1.3.1. Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm .............................. 10 1.1.3.2. Quá trình tạo giá trị .......................................................................................... 10 1.1.3.3. Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất .................................... 11 1.1.3.4. Quá trình chuyển hóa của dòng tài chính ..................................................... 12 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ........................................................... 12 iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 1.1.5. Kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung, hoàn thiện chuỗi cung ................. 13 1.1.5.1. Kinh nghiệm trong việc cung ứng Rau an toàn theo hướng VietGap ở Đồng Bằng sông Cửu Long........................................................................................... 13 1.1.5.2. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn dệt may Esquel ...... 14 1.1.5.3. Kinh nghiệm từ mô hình sản xuất chuối của Ecucador ............................. 15 1.2. Một số đặc điểm về cây chuối .............................................................................. 16 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị cây Chuối......................................................................... 16 1.2.1.1. Nguồn gốc .......................................................................................................... 16 1.2.1.2. Giá trị cây chuối................................................................................................ 18 1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật .................................................................................. 20 1.2.2.1. Đặc điểm kỹ thuật............................................................................................. 20 1.2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội .......................................................................... 23 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 25 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí ............................................... 25 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất ...................................... 25 1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả................................................................................. 25 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................................. 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CHUỐI Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ...................................................... 27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 27 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 27 2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 27 2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng ......................................................................... 28 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn ............................................................................. 29 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................... 32 v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.1.2.1. Dân số và lao động ........................................................................................... 32 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................... 34 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................ 35 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 36 2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên thế giới và Việt Nam ......................... 37 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam .......................................... 37 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới ......................................... 38 2.3. Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa ................................................................................................... 41 2.3.1. Tình hình sản xuất chuối trên địa bàn .............................................................. 41 2.3.2. Hộ sản xuất............................................................................................................ 45 2.3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ............................................................. 45 2.3.2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng Chuối của các hộ điều tra ................... 46 2.3.2.3 Chi phí đầu tư ..................................................................................................... 47 2.3.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất .......................................................................... 49 2.3.3. Chuỗi cung sản phẩm chuối huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị ................. 52 2.3.3.1. Cấu trúc chuỗi ................................................................................................... 52 2.3.3.2. Phân tích kinh tế chuối cung chuối huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 55 2.3.3.3. Thông tin trong chuỗi ...................................................................................... 60 2.3.3.4. Tính không bền vững của chuỗi cung sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, Tỉnh quảng Trị ....................................................................................................... 61 2.3.3.5. Phân tích ma trận SWOT cuả chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa ........................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM ...................................................................................................... 67 vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 3.1. Định Hướng trên địa bàn huyện ........................................................................... 67 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm chuối .......................... 68 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực ....................................................................................... 68 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các điểm cân thu mua, hộ thu gom, hộ trồng tiêu và nhà xuất khẩu..................................................................... 69 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất ............................................ 70 3.2.4. Giải pháp thị trường ............................................................................................ 70 3.2.5. Tăng cường công tác thông tin .......................................................................... 71 3.2.6. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường ..................... 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 73 1. Kết luận ........................................................................................................................ 73 2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 74 2.1. Đối với nhà nước ..................................................................................................... 74 2.2. Đối với chính quyền địa phương .......................................................................... 74 2.3. Đối với hộ thu gom, nhà xuất khẩu...................................................................... 75 2.4. Đối với hộ trồng chuối ........................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 77 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 78 vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản ........................................................................................ 7 Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng ......................................................................................... 7 Sơ đồ 3: Mạng lưới chuỗi cung tổng thể ...................................................................... 9 Sơ đồ 4: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung ......................................................... 11 Sơ đồ 5: Chuỗi cung ứng rau an toàn ở ĐBSCL ....................................................... 14 Sơ đồ 6: chuỗi giá trị chuối ở Ecuador........................................................................ 16 Sơ đồ 7. Chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ......................... 53 Sơ đồ 8. Cây vấn đề của chuỗi cung chuối ở huyện Hướng Hóa .......................... 63 Hình 1: Bản đổ huyện Hướng Hóa .............................................................................. 27 Biểu đồ 2: Diện tích chuối huyện Hướng Hóa từ năm 2005 – 2015 ..................... 42 Biểu đồ 3: Sản lượng chuối huyện Hướng Hóa giai đoạn 2005 – 2015 ............... 43 Biểu đồ 4. Biến động giá bán sau khi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua chuối ở Hướng Hóa năm 2015. .................................................................................... 62 viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa ............................................................................................................. 4 Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong quả chuối ăn tươi và chuối nấu ............... 19 Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa năm 2015............................... 29 Bảng 4: Nhiệt độ lượng, mưa huyện Hướng Hóa theo dõi năm 2014................... 31 Bảng 5: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn ............................................................................................................................................ 32 Bảng 6: Diện tích, số thôn, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân theo xã, thị trấn ..................................................................................................................................... 33 Bảng7: Sản lượng chuối thế giới năm 2005 (Triệu tấn) .......................................... 39 Bảng 8: Tình hình chung các hộ điều tra (tính bình quân hộ) ................................ 45 Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của các hộ điều tra năm 2015 .... 46 Bảng 10: Chi phí trồng chuối (Tính bình quân trên 1 ha) ....................................... 49 Bảng 11: Đơn giá chuối thị trường trong và ngoài nước ......................................... 50 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ ........................................ 51 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ năm 2016 ..................... 51 Bảng 14: Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi cung chuối xuất khẩu ................................................................................................................................... 57 Bảng 15. Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ......... 59 ở thị trường nội địa ......................................................................................................... 59 ix GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HTX: Hợp Tác Xã TCN: Trước công nguyên  L: Âm lịch CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân KTTM: Kinh tế thương mại ĐVT: Đơn vị tính BQC: Bình quân chung KT – XH: Kinh tế - xã hội CN – TTCN: Công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp ĐB SCL: Đồng bằng Sông Cửu Long BVTV: Bảo vệ thực vật EWEC: Hành lang kinh tế đông tây x GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó không những góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đó là việc tập trung hỗ trợ mọi nguồn lực để phát triển các cây trồng chủ lực ở các huyện vùng cao, nơi có điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi, nhằm nâng cao đời sống cho nhóm dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của họ. Chuối là một loại cây ăn quả, cây chuối vốn là cây trồng rất quen thuộc với người dân, dễ trồng, vốn đầu tư ít, chỉ cần có đất là có thể triển khai trồng chuối, sau một năm đã cho thu hoạch. So với nhiều cây trồng khác, thì cây chuối là một trong những loại cây tốn ít chi phí và thời gian chăm sóc hơn cả, lại đem lại hiểu quả kinh tế cao, phù hợp với khả năng và trình độ của hầu hết người dân Việt Nam, đặc biệt trong thời gian qua chuối trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, cũng như là một trong những loại cây trồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của người nông dân, nhiều người dân đứng lên thoát nghèo nhờ loại cây này. Huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị là nơi tập trung đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khí hậu khô nóng vào mùa hè lại lạnh về mùa đông cộng thêm trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật trong nông nghiệp của người dân còn thấp, vì vậy việc tìm ra một loại cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế xã hội là việc luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Với thế mạnh về đất đai, huyện Hướng Hóa,tỉnh Quảng Trị không chỉ có điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su mà còn canh tác thêm một số cây trồng khác như sắn, chuối. Đây là những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương ở các xã vùng biên giới như Tân Long, Tân Thành, Tân Phước, Hướng Tân, thị trấn Lao Bảo và các xã vùng Lìa. Trong đó cây chuối đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính giàu của không ít hộ gia đình ở Hướng Hóa. Vì thế, trong định hướng phát triển kinh tế -xã hội trước mắt cũng như lâu dài, huyện Hướng Hóa luôn xác định chuối là cây chủ lực để xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Thực tế đã cho thấy ở Huyện Hướng Hóa hiện nay có nhiều hộ gia đình như Ngô Dương Phước, Đoàn Văn Trang, Võ Hoành, Đoàn Cao Thắng, Nguyễn Trị mỗi năm thu nhập từ 700- 900 triệu đồng từ chuối. Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu, nhưng trong thời gian vừa qua, sản phẩm chuối ở Hướng Hóa không tránh khỏi những khó khăn và thách thức như: Đầu năm 2015, giá chuối giảm mạnh chỉ còn 2 – 3 nghìn đồng/kg, có lúc không có ai thu mua. Nguyên nhân là do giá cả tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp, một kiểu thị trường “phập phù” giá rẻ, thiếu thông tin và không có các cam kết hợp đồng thương mại, dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, bất ổn thị trường. Địa hình không thuận lợi cho việc thu mua và thu hoạch nên người dân thường bị tư thương ép giá, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom, doanh nghiệp, nhà xuất khẩu và nhiều thủ tục hải quan còn nhiều vấn đề bất cập, cộng với tình hình biến động kinh tế - chính trị trong thời gian qua, làm Trung Quốc (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch) đột nhiên ngừng thu mua, gây nhiều khó khăn cho người trồng chuối, có nguy cơ dẫn đến phá vỡ ngành chuối trên địa bàn. Vì vậy nhu cầu tất yếu đặt ra là làm thế nào để giải quyết được thị trường đầu ra cho sản phẩm chuối, hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản suất và tiêu thụ chuối, từ đó cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là đồng dân tộc ít người trên địa bàn huyện. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài “ Chuỗi cung sản phẩm Chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích chuỗi cung sản phẩm cây chuối, đề xuất các giáp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung - Phân tích các hoạt động , các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm cây chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu • Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, niên giám thống kê của các ban ngành huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, thu thập thông tin từ các bài báo, luận văn, đề tài, các nghiên cứu trước đó, các tài liệu trong sách, internet… • Số liệu sơ cấp: Thông qua mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp, khảo sát tình hình thực tế qua các đối tượng: Hộ trồng chuối, thương lái, đại lý thu gom sản phẩm chuối. • Phương pháp chọn mẫu: Mẫu điều tra tập trung vào những nông dân trồng chuối và những thương lái thu mua chuối. Điểm điều tra, khảo sát hộ nông dân trồng chuối được lựa chọn là 2 xã Tân Long và Tân Thành của huyện Hướng Hóa. Đây là những địa phương có số hộ trồng chuối nhiều nhất và sản lượng chuối thu hoạch chiếm 65% tổng sản lượng của toàn huyện. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối. Đối với nông dân trồng chuối, tổng số hộ trồng chuối ở trên địa bàn xã Tân Long và Tân Thành là 1008 hộ, do đó N = 1008, sai số kỳ vọng 10%, vậy quy mô mẫu cần điều tra là 91(1) hộ. Để phòng ngừa sai sót trong quá trình điều tra, nên ta chọn thêm số mẫu điều tra với tỷ lệ 20% tổng số mẫu (0,2 x 91 = 18 mẫu), do đó quy mô mẫu điều tra cho 2 xã là 109 hộ. Dựa trên danh sách nông hộ trồng chuối của 2 xã, bắt đầu từ hộ đầu tiên sẽ được chọn để điều tra, và hộ thứ 2 được chọn là hộ thứ 10 trong danh sách (2) .Các thành phần khác tham gia trong chuỗi cung chuối cũng được lựa chọn điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Số lượng mẫu điều tra được thể hiện ở bảng 1. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 3 GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa Thành phần chuỗi giá trị Tổng số lượng Cỡ mẫu Nông dân trồng chuối 1008 109 Thu gom nhỏ 148 60 Điểm cân 32 24 Đầu mối thu gom 5 4 3.2. Phương pháp thống kê kinh tế - Thống kê mô tả: Sử dụng phần mềm SPSS, Exel nhập các thông tin từ bảng hỏi điều tra, nhằm mô tả diện tích, tình hình sản xuất chuối và sản lượng chuối của các hộ trồng chuối. - Phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: diên tích, sản lượng, giá trị sản lượng….của các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích kênh tiêu thụ: Lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợi nhuận cao nhất trong chuối cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa. - Phương pháp phân tích chuỗi cung: Sử dụng phương pháp này để phân tích mạng lưới các tác nhân trong chuỗi, phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi và quá trình tạo giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung. 3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Đây là phương pháp điều tra học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, các chuyên gia với tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vị không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, chủ yếu là 2 xã có sản lượng chuối nhiều đó là Tân Thành và Tân Long. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2012 – 2015, số liệu sơ cấp năm 2016. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mỗi quan hệ vật chất và kỹ thuật , được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác nhân tham gia và hoạt động của họ. Tùy theo góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn mạnh đến hoạt động marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung. Hiện này có nhiều định nghĩa về chuỗi cung: “Chuỗi cung là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm ra thị trường” “Chuỗi cung bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thõa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng…” “Chuỗi cung là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng”. Nguồn: https:wikipedia.org Theo Christoper(2005), “Chuỗi cung là một mạng lưới của các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Từ điển Wikipedia khái niệm chuỗi cung là “Hệ thống của các hình thức tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”. Như vậy, có thể thấy rằng chuỗi cung thực chất là sự liên kết chuỗi các hoạt động của những quá trình cung cấp hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm của khái niệm về chuỗi cung gồm 4 nội dung: - Thành phần của chuỗi cung bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cấu của khách hàng, là các mắt xích đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các tổ chức ở đây chính là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng. - Mỗi quan hệ đồng thời của các dòng chảy bên trong chuỗi cung gồm dòng thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính, dòng thanh toán và chuyển quyền sở hữu giữa các tác nhân. - Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay dịch vụ gì, giá bao nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thị trường bằng các nào. - Mục tiêu của chuỗi cung là tối ưu hóa giá trị cho khách hàng hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng là “Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi”. 1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Một công ty sản xuất nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, chỉ phải xử lý việc mua SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 6 GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Khóa luận tốt nghiệp nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản Nguồn: Micheal Hugos, Tinh Hoa Quản Trị Chuỗi Cung Ứng, 2003. Với chuỗi cung mở rộng, ngoài 3 thành viên trên còn có thêm 3 thành viên khác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của các khách hàng, và toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung. Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác nhau trong chuỗi cung. Các chuỗi cung theo sơ đồ 2, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung. Các doanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các công ty hoặc các nhân đóng vai trò là khách hàng - những người tiêu dùng thực sự. Các doanh nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu. Nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm, nó có thể chuyên sản xuất nguyên vật liệu thô cũng như sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất nguyên liệu thô là công ty khai khoáng, khai thác dầu và khí đốt, các nông trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Nhà cung cấp cuối cùng Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Khách hàng cuối cùng Nhà cung cấp dịch vụ Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng Nguồn: Th.S. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Quản Lý Chuối Cung Ứng, 2008. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Đức Tính Nhà phân phối là các doanh nghiệp mua một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho đến khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ hay bán buôn, đặc điểm nổi bật của họ là bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng thường mua. Nhà phân phối thực hiện chức năng “Thời gian và địa điểm” cho khách hàng mọi lúc và mọi nơi mà khách hàng yêu cầu về sản phẩm. Cùng với việc mua sản phẩm, thúc đẩy công tác bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức năng khác là quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa cũng như đảm nhận thêm công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Nhà phân phối có thể chỉ thực hiện một việc duy nhất là môi giới sản phẩm của nhà sản xuất với khách hàng mà họ không bao giờ sở hữu nó. Chức năng chủ yếu của nhà phân phối kiểu này là xúc tiến và bán hàng. Trong cả hai trường hợp này, do sự thay đổi không ngừng trong nhu cầu của khách hàng và cả sự thay đổi về chủng loại hàng hóa, nhà phân phối đóng vai trò là một đại lý liên tục nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm sẵn có. Nhà bán lẻ trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho khách hàng nói chung, nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những thông tin về sở thích và nhu cầu của khách hàng mà mình phục vụ, thực hiện việc quảng cáo sản phẩm cho khách hàng , trên cơ sở kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, phong phú, dịch vụ tận tình chu đáo với sự thuận tiện nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm của mình. Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào thực hiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa. Một khách hàng có thể một sản phẩm và sau đó bán chúng cho những khách hàng khác. Hay khách hàng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm, mua hàng với mục đích chỉ để sử dụng, chứ không bán lại Nhà cung cấp dịch vụ là những là những cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một công việc đặc thù mà các tác nhân trong chuỗi cung đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt để phục vụ cho công việc đó. Nhờ vậy, họ thực hiện dịch vụ này hiệu quả hơn nhiều so với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân SVTH: Nguyễn Thị Thùy Phương – Lớp: K46A - KTNN 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan