Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất...

Tài liệu Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất

.PDF
86
165
122

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ********* O0O ******** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Chøc n¨ng cña th-¬ng nghiÖp b¸n bu«n trong s¶n xuÊt SV thực hiện : Nguyễn Thùy Linh Lớp Khóa : Trung 1 : K42 E GV hướng dẫn : PGS. Vũ Hữu Tửu HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 4 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI SẢN XUẤT .......................................... 6 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN ............... 6 1. Thƣơng nghiệp và thƣơng nghiệp bán buôn ......................................... 6 2. Đặc trƣng của hoạt động bán buôn ..................................................... 10 2.1. Mua bán hàng hoá với số lượng lớn ............................................ 10 2.2. Đối tượng cung cấp hàng hoá là người kinh doanh ..................... 12 2.3. Hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân ....................... 13 3. Phân loại hoạt động bán buôn ............................................................ 13 II. CHỨC NĂNG CỦA BÁN BUÔN TRONG PHỤC VỤ SẢN XUẤT ... 15 1. Khái quát chung về sản xuất và quá trình sản xuất ............................. 15 2. Chức năng của thƣơng nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất ........ 17 2.1. Cung ứng nguyên vật liệu đầu vào............................................... 17 2.1.1. Tầm quan trọng của nguyên vật liệu đầu vào, chiến lƣợc và mục tiêu của nhà sản xuất ............................................................... 17 2.1.2 Thƣơng nghiệp bán buôn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất trong nƣớc và nguyên vật liệu nhập khẩu ........................................ 18 2.1.3 Thƣơng nghiệp bán buôn Nhà nƣớc đảm nhận cung cấp nguyên liệu thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật ........................................................................................................ 21 2.2. Phân phối sản phẩm đầu ra ......................................................... 22 2.2.1 Lợi ích của nhà sản xuất khi sử dụng trung gian mua bán trong chuỗi phân phối sản phẩm ............................................................... 22 2.2.2 Chức năng của bán buôn trong hoạt động phân phối .............. 25 2.2.3 Chức năng của bán buôn trong xuất khẩu ............................... 27 Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất 2.3 Cung cấp dịch vụ để hoàn thiện sản phẩm .................................... 28 2.4. Cầu nối thông tin giữa sản xuất và thị trường ............................. 28 3. Mô hình liên kết kinh tế giữa thƣơng nghiệp bán buôn và sản xuất. ... 29 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ............ 32 I. MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN VIỆT NAM TRƢỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI ..................................... 32 1. Thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam trƣớc đổi mới ............................. 32 2. Thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam từ sau đổi mới............................ 35 3. Cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về dịch vụ bán buôn .............. 39 II. THỰC TRẠNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996-2000 ................................................................................................. 41 1. Bán buôn trong nƣớc ......................................................................... 41 2. Xuất khẩu .......................................................................................... 47 3. Một số mô hình bán buôn tại Việt Nam hiện nay ............................... 49 3.1 Công ty bán buôn chuyên làm nhiệm vụ phân phối dưới hình thức mua đứt bán đoạn – Công ty Cổ phần thương mại SMC .................... 49 3.2 Công ty bán buôn kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá thông qua hệ thống siêu thị hiện đại – Metro Cash & Carry ............................... 51 3.3 Công ty sản xuất trực tiếp đảm nhận hoạt động bán buôn - Tổng công ty dệt may Việt Tiến ................................................................... 52 3.4 Công ty bán buôn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất – Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Thái Bình ............................................ 54 4. Đánh giá chung về sự tác động của thƣơng nghiệp bán buôn đối với sản xuất trong nƣớc ............................................................................... 56 5. Một số hạn chế của thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam hiện nay ....... 58 Nguyễn Thuỳ Linh 2 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN, NÂNG CAO CHỨC NĂNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT .................................. 63 1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển chung cho hoạt động thƣơng mại .... 63 2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam ....... 66 2.1. Hoàn chỉnh thể chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán . 66 2.2. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp bán buôn lớn, hình thành các hiệp hội bán buôn, tăng cường các mối liên kết dọc và liên kết ngang ... 69 2.3. Phát triển đa dạng các mô hình tổ chức bán buôn theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp tính chất và trình độ sản xuất ................... 72 2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại .......................................................................... 76 2.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động mua bán trong nước và xuất khẩu.................................................................................. 78 KẾT LUẬN .................................................................................................. 80 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................ 82 PHỤ LỤC .................................................................................................... 83 Nguyễn Thuỳ Linh 3 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất LỜI MỞ ĐẦU Bán buôn là một bộ phận quan trọng trong chuỗi hoạt động của thƣơng nghiệp, đảm nhận khâu trung gian giữa sản xuất và bán lẻ, và là cầu nối đầu tiên trên con đƣờng đi từ sản xuất đến tiêu dùng của hàng hoá. Bên cạnh những chức năng chung của ngành kinh tế thƣơng nghiệp là lƣu thông hàng hoá, bán buôn tác động đến sản xuất theo những tính chất và đặc thù riêng của nó trong các hoạt động cung ứng vật tƣ cho sản xuất và phân phối sản phẩm đến tiêu dùng, nó tỏ ra là một bộ phận có tính quan trọng hơn hầu hết các bộ phận còn lại của hoạt động thƣơng nghiệp đối với hoạt động sản xuất. Trong xu hƣớng phát triển chung của thƣơng mại Việt Nam, hoạt động bán buôn ở nƣớc ta đang có những thay đổi sâu sắc về cả đối tƣợng và phƣơng thức thực hiện. Đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối, không chỉ các nhà bán buôn trong nƣớc mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng đang ngày càng tham gia sâu rộng vào hoạt động bán buôn, tạo nên một thị trƣờng nhiều tính cạnh tranh. Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh, kinh nghiệm quản lý hiện đại, sự cạnh tranh từ phía các nhà bán buôn nƣớc ngoài đang tạo ra những thách thức lớn đối với nhà bán buôn trong nƣớc. Một khi các nhà buôn nƣớc ngoài chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng bán buôn nói riêng và thị trƣờng phân phối trong nƣớc nói chung, từ việc chi phối hoạt động phân phối sẽ chi phối cả hoạt động sản xuất, không chỉ các doanh nghiệp hoạt động trong thị trƣờng phân phối có nguy cơ bị hất khỏi thị trƣờng mà các doanh nghiệp sản xuất cũng có khả năng bị ảnh hƣởng sâu rộng. Việc ra đời của Luật thƣơng mại 2005 cùng những cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ phân phối đã tạo ra nhiều thay đổi trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt động bán buôn, vừa mang lại thời cơ đồng thời cũng tạo không ít thách thức cho các nhà bán buôn trong nƣớc. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chức năng của thƣơng nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất” làm đề tài cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Bài khoá luận nhằm mục đích nghiên cứu những chức năng Nguyễn Thuỳ Linh 4 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất cơ bản của thƣơng nghiệp bán buôn với sản xuất trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, qua đó chỉ ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển. Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểm tranh cãi về khái niệm thƣơng nghiệp là một ngành kinh tế chuyên thực hiện mua bán hay là một lĩnh vực, hoạt động mua bán. Trong phạm vi bài khoá luận này, tôi chỉ nghiên cứu thƣơng nghiệp bán buôn trên quan điểm thƣơng nghiệp là hoạt động mua bán và thƣơng nghiệp bán buôn đƣợc hiểu đồng nhất với hoạt động bán buôn. Trong bài khoá luận có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, suy luận, so sánh, đối chiếu, kết hợp giữa phân tích lý thuyết với phân tích số liệu thực tế để đƣa ra kết luận và nhận xét. Nội dung bài khoá luận đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng : Chƣơng 1 nhằm phân tích những lý thuyết chung nhất về thƣơng nghiệp bán buôn, sản xuất và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng, chức năng của thƣơng nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất và mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa bán buôn và sản xuất; Chƣơng 2 đƣợc dành để phân tích một số nét về thực trạng thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam và chức năng thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam trong phục vụ sản xuất trong nƣớc, Chƣơng 3 đƣa ra một số giải pháp phát triển thƣơng nghiệp bán buôn Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn nữa chức năng phục vụ sản xuất . Trong quá trình hoàn tất bài khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của giáo viên hƣớng dẫn là Nhà giáo ƣu tú PGS. Vũ Hữu Tửu, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài khoá luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, ngƣời thân và bạn bè của tôi, những ngƣời đã tạo điều điều kiện hết sức để tôi hoàn thành bài khoá luận. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2007. Nguyễn Thuỳ Linh 5 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI SẢN XUẤT I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƢƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN 1. Thƣơng nghiệp và thƣơng nghiệp bán buôn Hoạt động thƣơng nghiệp ra đời vào khoảng 4000 năm trƣớc tại vùng Trung cận Đông gắn liền với sự phân công lao động lần thứ 2 tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và xuất hiện chế độ tƣ hữu, sản xuất tự cấp tự túc bƣớc đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá. Hoạt động thƣơng nghiệp ban đầu chỉ là hoạt động trao đổi đơn thuần giữa những cá thể sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau có nhu cầu tình cờ gặp nhau. Cho đến khi phân công lao động xã hội lần thứ 3 dẫn đến sự hình thành tầng lớp thƣơng nhân chuyên đảm nhận việc mua hàng hoá từ ngƣời sản xuất và bán cho ngƣời tiêu dùng thì thƣơng nghiệp chính thức ra đời. Theo Các Mác, “Thƣơng nghiệp là lĩnh vực hoạt động kinh tế chuyên thực hiện giá trị hàng hoá do một số ngƣời nhất định tiến hàng theo sự phân công chuyên môn hoá lao động xã hội. Về mặt phạm trù kinh tế chính trị, thƣơng nghiệp biểu hiện quan hệ trao đổi sản phẩm lao động dƣới hình thức hàng hoá thông qua trung gian tiền tệ, nhƣng đã trở thành độc lập với các mối quan hệ trong xã hội.” 1 Nhƣ vậy thƣơng nghiệp đã tách thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế riêng biệt, độc lập với sản xuất, chuyên thực hiện chức năng lƣu thông hàng hoá thông qua mua bán. Cho đến nay, thƣơng nghiệp đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Một số ngƣời cho rằng “thƣơng nghiệp là ngành kinh tế thực hiện chức năng phân phối hàng hoá bằng mua bán”. Khi hiểu thƣơng nghiệp là một ngành kinh tế thì nó đƣợc tách biệt hoàn toàn khỏi hoạt động sản xuất, các công ty sản xuất chỉ chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm và trách nhiệm đƣa các sản phẩm này đến tiêu dùng chỉ thuộc về các công ty thƣơng nghiệp thuộc 1 Nguyễn Mại (1985), Giáo trình kinh tế thương nghiệp Nguyễn Thuỳ Linh 6 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất ngành kinh tế thƣơng nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong mô hình tổ chức sản xuất và thƣơng nghiệp ở nƣớc ta dƣới cơ chế kinh tế tập trung bao cấp. Toàn bộ sản phẩm đƣợc các xí nghiệp sản xuất tạo ra đều phải tập trung lại và phân phối thông qua các công ty thƣơng nghiệp, và chỉ những công ty thƣơng nghiệp này mới có chức năng phân phối hàng hoá trên thị trƣờng. Một số quan điểm hiện đại lại cho rằng thƣơng nghiệp là một lĩnh vực kinh tế. Khái niệm thƣơng nghiệp đƣợc đồng nhất với khái niệm hoạt động thƣơng nghiệp hay hoạt động mua bán, là hoạt động mà ở đó ngƣời bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho ngƣời mua, nhận thanh toán tiền hàng, ngƣời mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá. Hoạt động thƣơng nghiệp không chỉ đƣợc tiến hành bởi chỉ các công ty thƣơng nghiệp mà nó thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nhà sản xuất, các nhà vận tải, bảo hiểm cũng tiến hành mua bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình. Hoạt động thƣơng nghiệp khi đó đƣợc hiểu nhƣ một hoạt động dịch vụ mà trong nhiều tài liệu thƣờng gọi là dịch vụ phân phối. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, dù đơn thuần kinh doanh mua bán hay các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đều tiến hành hoạt động mua bán. Vì vậy cách hiểu thứ hai tỏ ra phù hợp hơn. Hoạt động thƣơng nghiệp có thể căn cứ trên tính chất và quy mô của hoạt động để phân chia thành bán buôn và bán lẻ, cũng căn cứ trên phạm vi lãnh thổ của các giao dịch mua bán để chia thành hoạt động mua bán trong nƣớc và hoạt động mua bán quốc tế. Ở Việt Nam, khái niệm thƣơng nghiệp đôi khi còn đƣợc đồng nhất với khái niệm thƣơng mại khi quan niệm thƣơng mại là mua bán. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 3 Luật Thƣơng mại 2005, “Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.” Nhƣ Nguyễn Thuỳ Linh 7 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất vậy khái niệm thƣơng mại đã đƣợc mở ra rất rộng trong đó bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá. Vì vậy không thể đồng nhất khái niệm thƣơng nghiệp và thƣơng mại mà hoạt động thƣơng nghiệp chỉ là một bộ phận nằm trong hoạt động thƣơng mại. Nằm trong mối tƣơng quan với khái niệm hoạt động thƣơng nghiệp, thƣơng nghiệp bán buôn hay hoạt động bán buôn (Wholesales) là một bộ phận của hoạt động thƣơng nghiệp. “Bán buôn là bán cho ngƣời kinh doanh trung gian, chứ không phải bán thẳng cho ngƣời tiêu dùng”, phân biệt với hình thức bán lẻ “là bán thẳng cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng, từng cái từng ít một” 2. Theo tổ chức thƣơng mại thế giới- WTO, bán buôn là việc bán hàng hóa cho những ngƣời bán lẻ, nhà công nghiệp, nhà thƣơng mại, tổ chức hoặc những ngƣời sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác hoặc nhà bán buôn khác (“Wholesale is the sale of goods or merchandise to retailers, to industrial commercial, in stitutional, or other professional business users, or others wholesalers”3). Theo UNSTAD bán buôn đƣợc định nghĩa là việc bán lại (mà không làm thay đổi) hàng hóa mới hoặc đã qua sử dụng cho ngƣời bán lẻ, nhà công nghiệp, nhà thƣơng mại, tổ chức hoặc những ngƣời sử dụng chuyên nghiệp hoặc cho nhà bán buôn khác, hoặc hành động nhƣ một đại lý hay một môi giới trong việc mua hoặc bán hàng hóa cho những cá nhân hay công ty đó. (Wholesale is the resale (sale without transformation) of new and used goods to retailers, to industrial, commercial, institutional or professional users, or to other wholesalers, or involves acting as an agent or broker in buying merchandise for, or selling merchadise, to such persons or companies. Wholesalers frequently physically assemble, sort and grade goods in large 2 3 Trung tâm từ điển - Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006 trang 31, 32 Wikipedia..the free encyclopedia, http:// www.bls.gov/iag/ifahome.ht Nguyễn Thuỳ Linh 8 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất lots, break bulk, repack and redistribute in smaller lots” 4). Khái niệm bán buôn của UNSTAD rất rộng, bao gồm cả ngƣời đại lý và môi giới dù những ngƣời này chỉ thực hiện chức năng trung gian, giúp nhà sản xuất tìm kiếm khách hàng, có thể thay nhà sản xuất đàm phán, thƣơng lƣợng, nhƣng không sở hữu hàng hoá để thực hiện bán lại. Theo Philip Kotler- ngƣời đƣợc mệnh danh là cha đẻ của marketing hiện đại, “bán buôn bao gồm mọi hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá và dịch vụ cho những ngƣời mua để bán lại hay sử dụng vào mục đích kinh doanh. Nó loại trừ những ngƣời sản xuất, những chủ trang trại, bởi vì họ là những ngƣời đầu tiên tham gia vào quá trình sản xuất, và nó cũng loại trừ cả những ngƣời bán lẻ.”5 Nhƣ vậy, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về bán buôn, nhƣng từ những định nghĩa trên có thể thấy bán buôn là hoạt động bán những lô hàng lớn cho những ngƣời kinh doanh tức là những ngƣời mua hàng hoá với mục đích kinh doanh chứ không phải với mục đích tiêu dùng. Nhà bán lẻ có thể mua hàng từ nhà bán buôn để bán lại cho ngƣời tiêu dùng; nhà sản xuất có thể mua hàng từ nhà bán buôn để sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá. Phân biệt với nhà bán lẻ là những ngƣời bán hàng hoá cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng mua hàng hoá với mục đích tiêu dùng cá nhân. Nhà bán buôn có vị trí nằm giữa các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu và giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong chuỗi phân phối hàng hoá tiêu dùng. 4 5 Wikipedia..the free encyclopedia, http:// www.bls.gov/iag/ ifahome.ht Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê, 2003 trang 652 Nguyễn Thuỳ Linh 9 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất Nhà sản xuất nguyên vật liệu Nhà bán buôn Nhà sản xuất hàng tiêu dùng Nhà bán buôn Nguyên vật liệu sản xuất Nhà bán lẻ Ngƣời tiêu dùng Hàng tiêu dùng Quá trình lƣu thông hàng hóa Hoạt động bán buôn không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Khi nó vƣợt ra khỏi biên giới một quốc gia thì hoạt động bán buôn trở thành một hình thức của xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu có thể tiến hành kinh doanh dƣới hình thức bán buôn nếu họ xuất khẩu hàng hoá với số lƣợng lớn và bán lại cho nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất,…tại nƣớc nhập khẩu. Đa phần các hoạt động xuất khẩu thực hiện theo phƣơng thức này. Do đó hoạt động bán buôn và hoạt động xuất khẩu có một phần nội hàm trùng nhau, một số nhà bán buôn có thể là nhà xuất khẩu và đa phần nhà xuất khẩu là nhà bán buôn. 2. Đặc trƣng của hoạt động bán buôn 2.1. Mua bán hàng hoá với số lượng lớn Các nhà sản xuất có thể cung cấp một lƣợng hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu ngƣời tiêu dùng với dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, nhƣng sẽ rẻ hơn và nhanh hơn nếu họ đóng gói và vận chuyển hàng hóa theo những lô hàng lớn thay vì phục vụ theo yêu cầu của những nhà bán lẻ riêng rẽ. Nhà bán buôn đảm nhiệm việc đặt mua những lô hàng lớn từ nhà sản xuất và đóng gói lại theo những lô nhỏ hơn, phù hợp với nhu cầu của Nguyễn Thuỳ Linh 10 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất khách hàng là các nhà bán lẻ và cung cấp cho họ. Khái niệm thế nào là một lô hàng lớn phụ thuộc vào tính chất của từng ngành hàng. Tuy nhiên một đơn đặt hàng lớn của nhà bán buôn nghĩa là một đơn đặt hàng có giá trị tƣơng đƣơng với nhiều đơn đặt hàng của nhiều nhà bán lẻ, và thƣờng đủ cung cấp cho ngƣời tiêu dùng trong một khu vực tƣơng đối rộng. Với lợi thế về quy mô của các lô hàng bán cho nhà bán buôn, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian cũng nhƣ khối lƣợng công việc để tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, một số nhà sản xuất thậm chí chỉ đồng ý cung cấp hàng cho các nhà bán buôn, hoặc chỉ cung cấp cho nhà bán lẻ nếu họ đặt hàng lớn hơn một số lƣợng quy định. Những nhà bán lẻ có thể mua hàng hóa với giá rẻ hơn, trực tiếp từ nhà sản xuất nhƣng họ phải đặt hàng với khối lƣợng lớn. Việc này thƣờng đòi hỏi một thời gian dài để giải phóng hàng, đồng nghĩa với việc nhà bán lẻ phải chi trả một khoản chi phí vốn lớn hơn do vốn tồn đọng, chịu nhiều rủi ro hơn do thời gian tiêu thụ kéo dài, và phải trả các chi phí khác nữa nhƣ phí kho bãi, phí bảo quản hàng hóa, chi phí do hƣ hỏng,… Nhà bán lẻ có thể mua các lô hàng nhỏ hơn từ nhà bán buôn, thậm chí họ có thể mua nhiều loại hàng hóa khác nhau hoặc hàng hóa của nhiều nhà sản xuất khác nhau trong cùng một lô hàng. Điều đó tạo cho nhà bán lẻ tính linh hoạt và khả năng trong việc tạo “gam” hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng của họ. Nếu nhƣ các nhà bán lẻ thƣờng kinh doanh với một biểu tên mặt hàng đa dạng, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều ngƣời tiêu dùng, thì các nhà bán buôn thƣờng kinh doanh với danh mục hàng hóa khiêm tốn hơn, nhƣng với số lƣợng lớn hơn gấp nhiều lần. Do quy mô hoạt động kinh doanh khác nhau nhà bán buôn có những đặc điểm đặc trƣng rất khác nhà bán lẻ trên cả phƣơng thức kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc marketing. Nhà bán buôn thƣờng ít quan tâm đến việc khuyến mại, bầu không khí trƣng bày hàng hoá hay địa điểm,… nhƣ nhà bán lẻ. Họ thƣờng bán hàng ngay tại các kho dự trữ hàng hoá tại các vị trí thuận tiện cho vận tải mà không cần ở các vị trí thu hút Nguyễn Thuỳ Linh 11 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất tập trung đông ngƣời. Họ cũng không cần trƣng bày hàng hoá bắt mắt nhằm thu hút khách hàng nhƣ trong các tiệm bán lẻ. Việc mua bán chủ yếu thông qua danh mục hàng hoá mà ít cần phải kiểm tra từng sản phẩm hàng hoá thực tế nhƣ bán lẻ. Nhà bán buôn thƣờng yêu cầu một không gian dự trữ hàng lớn hơn, sử dụng trang thiết bị trong quá trình xếp dỡ, bảo quản hàng hoá nhiều hơn nhà bản lẻ. Tỷ lệ nhân viên kinh doanh trên khối lƣợng hàng hoá tiêu thụ và lợi suất trên một đơn vị hàng hoá mua bán của nhà bán buôn cũng thấp hơn nhà bán lẻ, việc gia tăng lợi nhuận của họ chủ yếu dựa trên lợi suất về quy mô. 2.2. Đối tượng cung cấp hàng hoá là người kinh doanh Hai khách hàng đặc trƣng nhất của nhà bán buôn là nhà sản xuất và ngƣời bán lẻ. Những ngƣời này mua hàng hoá từ nhà bán buôn không phải với mục đích tiêu dùng cá nhân mà để sử dụng hàng hoá đó trong hành vi kinh doanh. Ngƣời bán lẻ mua hàng để bán lại cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhằm thu lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá mua buôn và giá bán lẻ. Ngƣời sản xuất sử dụng hàng hoá mua về vào quá trình sản xuất một loại sản phẩm khác và thu lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí cho các nguồn lực đầu vào và doanh thu từ việc tiêu thụ các sản phẩm do họ sản xuất ra. Do đối tƣợng cung cấp hàng hoá khác nhau, nhà bán buôn có những phƣơng thức bán hàng hoàn toàn khác nhà bán lẻ nhƣ bán hàng tại kho, hợp đồng cung cấp hoặc tiêu thụ dài hạn,v.v... Quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng - khách hàng của nhà bán lẻ chủ yếu dựa trên các yếu tố văn hoá, xã hội, các yếu tố thuộc cá nhân nhƣ tuổi tác, nghề nghiệp, các yếu tố tâm lý nhƣ động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ. Trong khi đó quyết định mua hàng của các doanh ngiệp – khách hàng của nhà bán buôn lại chủ yếu dựa trên các yếu tố về môi trƣờng kinh tế nhƣ mức cầu thị trƣờng, giá trị đồng tiền, những yếu tố về chính trị luật pháp, mục tiêu chính sách của doanh nghiệp,…Do đó Nguyễn Thuỳ Linh 12 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất thay vì quan tâm đến các yếu tố văn hoá, nhân khẩu học, thay vì tác động vào nhận thức và niềm tin của ngƣời tiêu dùng thì nhà bán buôn cần quan tâm hơn đến các yếu tố nhƣ tốc độ phát triển, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hội đoái, thuế xuất nhập khẩu,... 2.3. Hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân Trong lĩnh vực bán buôn, hàng hoá chƣa đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân mà còn nằm trong lĩnh vực lƣu thông hoặc đi vào một quá trình sản xuất mới để trở về lƣu thông dƣới hình thái hàng hoá khác. Đây là đặc điểm đặc trƣng nhất phân biệt giữa bán buôn và bán lẻ. Trong chuỗi hoạt động bán buôn, hàng hóa tiêu dùng có thể từ nhà sản xuất chỉ qua một nhà bán buôn và đƣợc bán cho ngƣời bán lẻ, cũng có khi hàng hóa phải qua tay nhiều nhà bán buôn trƣớc khi đến đƣợc ngƣời bán lẻ, nhƣng khách hàng cuối cùng của chuỗi lƣu thông ấy bao giờ cũng là nhà bán lẻ mua hàng hóa với mục đích kinh doanh, (phân biệt với khách hàng của hoạt động bán lẻ là ngƣời tiêu dùng cuối cùng, mua hàng hóa với mục đích tiêu dùng). Đối với hàng hóa là nguyên vật liệu sản xuất hay máy móc, dây chuyền thiết bị, nhà bán buôn bán cho ngƣời sản xuất để sử dụng trọng quá trình sản xuất ra một sản phẩm khác, tức là giá trị của nó đƣợc chuyển hóa vào trong những sản phẩm mới trƣớc khi sản phẩm này đƣợc đƣa trở lại lƣu thông. Một số nhà bán lẻ thậm chí quảng cáo mình nhƣ một nhà bán buôn nhƣ: giá bán buôn, giá tận gốc,… nhƣng chỉ khi nào hàng hóa trong giao dịch vẫn nằm trong lĩnh vực lƣu thông thì họ mới là nhà bán buôn. 3. Phân loại hoạt động bán buôn Dựa trên nhiều căn cứ khác nhau có thể có nhiều cách thức khác nhau để phân loại hoạt động bán buôn. Nguyễn Thuỳ Linh 13 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ của hoạt động mua bán, bán buôn có thể đƣợc chia thành 2 loại: – Bán buôn trong nƣớc: là hoạt động bán buôn chỉ thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, ngƣời mua và ngƣời bán cùng ở một nƣớc và hàng hoá không qua biên giới quốc gia. – Bán buôn xuất khẩu: là hoạt động bán buôn đƣợc thực hiện trên phạm vi lãnh thổ hai hay nhiều quốc gia, hay chính là hoạt động xuất khẩu và bán lại hàng hoá cho nhà bán lẻ hoặc ngƣời sản xuất tại nƣớc nhập khẩu. Căn cứ theo mức độ tham gia của nhà bán buôn vào việc thực hiện các chức năng phân phối có thể phân chia bán buôn thành 2 loại: bán buôn phục vụ đầy đủ và bán buôn phục vụ hạn chế. – Nhà bán buôn phục vụ đầy đủ là nhà bán buôn thực hiện hầu hết các chức năng trong chuỗi phân phối hàng hoá thông thƣờng nhƣ: mua bán, lƣu kho, vận chuyển,… Họ đảm bảo những dịch vụ nhƣ bảo quản hàng dự trữ, duy trì một lƣợng bán hàng cho trả góp, giao hàng tận nơi và hỗ trợ quản lý. Những nhà bán buôn phục vụ đầy đủ bao gồm hai loại:  Những ngƣời buôn bán sỉ chủ yếu bán hàng cho những ngƣời bán lẻ và đảm bảo đầy đủ mọi hình thức dịch vụ. Họ có thể là những ngƣời bán buôn tổng hợp cùng lúc cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau nhƣ quần áo, giầy dép, mũ túi; hoặc những nhà bán buôn chủng loại chỉ cung cấp một hai chủng loại hàng hoá với chiều sâu tƣơng đối lớn ví dụ nhƣ quần áo; hoặc là những nhà bán buôn chuyên doanh chỉ cung cấp một phần của chủng loại hàng hoá nhƣ nhà bán buôn chuyên doanh quần áo trẻ em. Những ngƣời buôn bán sỉ chủ yếu là những ngƣời bán buôn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.  Ngƣời phân phối tƣ liệu sản xuất hoạt động trong lĩnh vực hàng hoá là tƣ liệu sản xuất, chỉ bán hàng cho ngƣời sản xuất, đảm bảo một số dịch vụ nhƣ bảo quản hàng dự trữ, cho trả góp, giao hàng tận nơi. Nguyễn Thuỳ Linh 14 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất – Nhà bán buôn phục vụ hạn chế là những ngƣời bán buôn chỉ đảm bảo cho những ngƣời cung ứng và khách hàng của mình một số ít dịch vụ. Một số nhà bán buôn hạn chế nhƣ:  Ngƣời bán buôn tại cửa hàng chỉ có một chủng loại hạn chế những hàng hoá bán chạy và bán hàng cho những ngƣời bán nhỏ lẻ, lấy tiền mặt và không giao hàng tận nơi.  Ngƣời bán buôn trên xe chủ yếu bán và giao hàng tận nơi, kinh doanh một chủng loại hạn chế sản phẩm.  Ngƣời bán buôn tổ chức là những ngƣời bán buôn không dự trữ và không trực tiếp nắm hàng hoá. Sau khi nhận đƣợc đặt hàng thì họ chọn ngƣời sản xuất để ngƣời này gửi hàng trực tiếp cho khách hàng. Nhƣng họ vẫn nắm quyền sở hữu hàng hoá và chịu mọi rủi ro từ khi tiếp nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao hàng. Ngƣời bán buôn tổ chức thƣờng thấy trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng không đóng thùng để vận chuyển nhƣ than đá, gỗ xẻ,…  Ngƣời bán buôn ký gửi là những ngƣời bán buôn kinh doanh theo điều kiện ký gửi vẫn giữ quyền sở hữu hàng hoá và chỉ đảm bảo những dịch vụ nhƣ vận chuyển hàng, duy trì hàng dự trữ, tài trợ. II. CHỨC NĂNG CỦA BÁN BUÔN TRONG PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1. Khái quát chung về sản xuất và quá trình sản xuất Xã hội loài ngƣời muốn tồn tại và phát triển phải có thức ăn, quần áo mặc, nhà ở và các vật phẩm tiêu dùng. Muốn có những thứ ấy, con ngƣời phải tổ chức quá trình sản xuất vật chất. Theo quan điểm phổ biến trên thế giới thì sản xuất đƣợc hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Còn theo nghĩa rộng, hoạt động sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Trong giới hạn của bài khoá luận này chỉ tiến hành phân Nguyễn Thuỳ Linh 15 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất tích dựa trên khái niệm hẹp về sản xuất tức là quá trình tạo sản phẩm hoặc dịch vụ. Về thực chất, quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm dịch vụ ở đầu ra. Quá trình sản xuất có thể đƣợc mô hình hóa nhƣ sau: ĐẦU VÀO  Nguồn nhân lực  Nguyên liệu  Công nghệ  Máy móc thiết bị  Tiền vốn  Khoa học và công nghệ quản trị,… ĐẦU RA CHUYỂN HÓA Làm biến đổi Tăng thêm giá trị  Hàng hóa  Dịch vụ Đầu vào:Các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất có thể đƣợc phân thành 3 loại chính, bao gồm: các yếu tố ngoại vi, các yếu tố thị trƣờng và các nguồn lực ban đầu. Các yếu tố ngoại vi là các thông tin đặc trƣng có xu hƣớng cung cấp cho các nhà quản trị các điều kiện bên ngoài hệ thống, nhƣng có ảnh hƣởng đến hệ thống sản xuất nhƣ:  Điều kiện kinh tế: chính sách tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, thuế,…  Điều kiện nhân khẩu, điạ lý, văn hóa, xã hội  Điều kiện chính trị, luật pháp  Khía cạnh kỹ thuật,… Các yếu tố thị trường là: các thông tin có liên quan cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, sở thích của khách hàng, và các khía cạnh khác của thị trƣờng. Các nguồn lực ban đầu là: yếu tố phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm hay dịch vụ nhƣ nguyên liệu đầu vào, nhân sự, vốn bằng tiền, vốn bằng hàng hóa, và các tiện ích khác. Nguyễn Thuỳ Linh 16 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất Chuyển hoá: Chuyển hóa là quá trình sử dụng, kết hợp tất cả các yếu tố đầu vào, làm biến đổi nguyên vật liệu đầu vào về mặt kỹ thuật để tạo sản phẩm đầu ra. Đầu ra: Yếu tố đầu ra là những sản phẩm đƣợc sản xuất từ hệ thống, thƣờng có 2 hình thức sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất này, đồng thời có thể là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác. Mặc dù mỗi nhà sản xuất, trong mỗi lĩnh vực sản xuất luôn chọn cho mình phƣơng thức hoạt động, tiêu chí hoạt động khác nhau, nhƣng mục đích cuối cùng của mỗi nhà sản xuất thông thƣờng bao giờ cũng là gia tăng lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn đã đầu tƣ, nhằm thu về một giá trị lớn nhất dựa trên giá trị đã bỏ ra. Để làm đƣợc điều đó, mỗi nhà sản xuất chỉ có một con đƣờng duy nhất là giảm chi phí đầu vào và tăng doanh thu đầu ra. 2. Chức năng của thƣơng nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất 2.1. Cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Nguồn lực ban đầu, nhƣ đã phân tích tại mục 1 ở trên, là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Đây là những nhân tố quan trọng có tính quyết định tới tính chất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm của quá trình sản xuất. Giá trị của nó đƣợc chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm sau một hoặc một vài chu kỳ kinh doanh. Thƣơng nghiệp bán buôn đảm nhiệm cung ứng cho sản xuất một số nguồn lực ban đầu bao gồm máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất. 2.1.1. Tầm quan trọng của nguyên vật liệu đầu vào, chiến lƣợc và mục tiêu của nhà sản xuất Từ hoạt động sản xuất thủ công thô sơ đến hoạt động sản xuất bằng máy móc hiện đại, bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng cần có nguyên vật liệu. Nguyễn Thuỳ Linh 17 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất Để đảm bảo sản xuất liên tục, bộ phận sản xuất luôn muốn duy trì một lƣợng tồn kho nguyên vật liệu dƣ thừa. Nguyên vật liệu từ nhà khai thác hay sản xuất ra nó, để đến đƣợc với nhà sản xuất sử dụng nó, cũng nhƣ bất kỳ một loại hàng hoá nào khác đều phải trải qua các khâu mua bán, vận chuyển và đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định Hơn nữa trong quá trình mua hàng và vận chuyển, nhà sản xuất cũng có thể gặp phải những rủi ro nhƣ hàng đến muộn, các chi tiết mua về không đầy đủ, hoặc chi tiết đƣa đến sai quy cách, v.v… gây trì trệ sản xuất. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất luôn muốn duy trì một lƣợng tồn kho dƣa thừa, tức là luôn có một lƣợng nguyên vật liệu dự trữ sẵn cho sản xuất nằm trong kho chờ có nhu cầu sử dụng. Ngƣợc lại, bộ phận tài vụ bao giờ cũng muồn tồn kho đƣợc giữ ở mức thấp nhất, bởi vì đồng tiền mắc kẹt ở tồn kho không thể chi tiêu vào mục đích khác. Việc duy trì tồn kho phải trả cho những chi phí nhƣ: chi phí liên quan việc giữ tồn kho món hàng trong một giai đoạn thời gian nhƣ chi phí cất giữ (phí nhà kho, phí bảo quản, phí bảo hiểm,…), chi phí do hƣ hỏng, mất mát; và chi phí cơ hội về vốn đầu tƣ vào nguyên vật liệu tồn kho. Để có thể giảm thiểu chi phí tồn kho, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn, mỗi nhà sản xuất đều mong muốn hoạch địch cho mình một chiến lƣợc duy trì lƣợng tồn kho hiệu quả mà một số công ty gọi là “triết lý đúng lúc”, tức là nguyên vật liệu phải đến đúng lúc khi có nhu cầu nhƣng không để hàng tồn kho nếu chƣa cần đền món hàng đó. 2.1.2 Thƣơng nghiệp bán buôn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất trong nƣớc và nguyên vật liệu nhập khẩu Căn cứ để xác định lƣợng tồn kho vừa đủ cho một xí nghiệp sản xuất là nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, khả năng cung cấp của thị trƣờng, khoảng cách từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, chi phí cho mỗi lần Nguyễn Thuỳ Linh 18 Trung 1 Khoá 42 KTNT Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất đặt hàng, v.v…Thông qua nhà bán buôn, ngƣời sản xuất có thể dễ dàng mua đƣợc nguyên vật liệu ngay khi có nhu cầu do nhà bán buôn thƣờng dự trữ một lƣợng lớn hàng hoá. Nhà bán buôn cũng có thể đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hoá, mua bảo hiểm, làm các thủ tục khác, đảm bảo giao hàng tại kho của ngƣời sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyên trở cũng nhƣ những rủi ro do chậm trễ. Ngƣời sản xuất cũng có thể mua nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau từ một nhà bán buôn thay vì mua từ nhiều nhà sản xuất sản xuất nguyên vật liệu. Nhà bán buôn thậm chí còn chủ động tìm đến nhà sản xuất để bán hàng hoá, giúp nhà sản xuất giảm các chi phí tìm nguồn hàng và các chi phí giao dịch. Hoạt động của nhiều nhà bán buôn đồng thời tạo nên một thị trƣờng đa dạng nhà cung cấp nguyên vật liệu, tính cạnh tranh cao, giá cả linh hoạt, giúp nhà sản xuất có nhiều khả năng chọn lựa, chủ động trong việc mua nguyên vật liệu, đƣợc cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, với nhiều dịch vụ bán hàng thuận tiện. Sự chuyên môn hoá của nhà bán buôn khiến họ thực hiện các công việc trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất (tìm nguồn hàng, giao dịch, vận chuyển, mua bán,…) hiệu quả hơn bản thân nhà sản xuất, tiết kiệm chi phí xã hội. Nhƣ vậy sự tham gia của nhà bán buôn vào thị trƣờng nguyên vật liệu đã làm gia tăng khả năng cung cấp của thị trƣờng, rút ngắn khoảng cách từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất và giảm thiểu chi phí giao dịch. Quá trình sản xuất diễn ra không chỉ sử dụng nguyên vật liệu trong nƣớc mà còn phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Công thƣơng, 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới 37,8 tỷ USD, nhập siêu đạt con số kỷ lục 6,4 tỷ USD. (Bảng 1) Nguyễn Thuỳ Linh 19 Trung 1 Khoá 42 KTNT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan