Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chùa linh ứng trong thực tiễn phát triển thành phố đà nẵng...

Tài liệu Chùa linh ứng trong thực tiễn phát triển thành phố đà nẵng

.PDF
91
679
78

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ CHI CHÙA LINH ỨNG TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Việt Nam học Mã số : 60 22 01 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRỌNG DƢƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Phạm Thị Chi, học viên cao học khóa VI (2015 – 2017), Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Học viên Phạm Thị Chi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................... 8 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 8 1.2 Cụm chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng ................................................................. 19 Tiểu kết chương 1: .............................................................................................. 24 Chƣơng 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CHÙA LINH ỨNG TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................. 25 2.1. Những giá trị về mặt văn hóa ....................................................................... 25 2.2. Giá trị về mặt kinh tế .................................................................................... 37 2.3. Đóng góp tích cực trong công tác An sinh xã hội........................................ 47 2.4 Đánh giá về những ảnh hưởng của cụm chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển thành phố Đà Nẵng ............................................................................. 48 Tiểu kết chương 2: .............................................................................................. 51 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA CỤM CHÙA LINH ỨNG ................................................. 52 3.1. Định hướng phát triển tại cụm chùa Linh Ứng ............................................ 52 3.2. Một số giải pháp ........................................................................................... 54 Tiểu kết chương 3: .............................................................................................. 64 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 67 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 72 DANH MỤC NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Cb Chủ biên CĐĐP Cư dân địa phương CSHT Cơ sở hạ tầng DL Du lịch KDL Khách du lịch Nxb Nhà xuất bản TP Thành phố Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin Sđd Sách đã dẫn DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Bảng số 01 Hộp số 1 02 Hộp số 2 03 Bảng 1 04 Hình ảnh 1 Tên bảng Khảo sát chương trình tham quan 4 ngày 3 đêm tại Đà Nẵng Khảo sát chương trình tham quan 3 ngày 2 đêm tại Đà Nẵng Trang 37 38 Thời gian lưu trú của khách theo vùng 44 Bản đồ vị trí chùa Linh Ứng Bà Nà 31 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Trong tình hình xã hội hiện nay, con người ngày càng bất an với cuộc sống hiện tại. Với nền kinh tế thị trường bấp bênh và nỗi lo về bệnh tật khiến cho con người có nhu cầu tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần ngày càng lớn. Nghiên cứu gần đây của nhà nghiên cứu nhân học Oscar Salemink đã chỉ ra bốn hình thức của sự bất an đòi hỏi sự giúp đỡ tâm linh: Một là, sự bất an về mặt thể chất và tinh thần (cần được chạy chữa); Hai là, bất an về kinh tế và rủi ro thị trường (với mong muốn tìm kiếm sự may mắn); Ba là, những bấp bênh hiện sinh liên quan đến người chết, như người thân mất trong chiến tranh (mong muốn được tìm và chôn cất hài cốt theo nghi lễ); Bốn là, mạo hiểm có mục đích và quản lý mạo hiểm [43]. Để giải quyết những nhu cầu về mặt tinh thần, con người thường tìm đến tôn giáo. Chính vì thế nên ngay khi có những chính sách thông thoáng hơn về mặt tôn giáo tín ngưỡng, đã có sự hồi sinh rõ nét về mặt tôn giáo tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng tại Việt Nam. Trong đó, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất với những ảnh hưởng về tư tưởng đạo đức ăn sâu bén rễ trong tâm thức người Việt, vì thế nên khi nhà nước tiến hành mở cửa và kêu gọi phát triển đời sống văn hóa thì chùa chiền liên tục được xây dựng, hệ thống tăng lữ cũng không ngừng phát triển. 1.2 Tại hội nghị Trung ương 5, Khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực vừa là mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” [64, tr 303]. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bên cạnh sự chú trọng đầu tư, mở cửa phát triển kinh tế, thành phố Đà Nẵng cũng luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với những nét văn hóa đặc trưng của người dân Đà Thành, tạo nên “Thương hiệu Đà Nẵng một thành phố đáng sống”. 1.3. Cụm chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng bao gồm hệ thống 03 ngôi chùa: Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn được phục hồi, tôn tạo và hai ngôi chùa được xây mới là chùa Linh Ứng Bà Nà và Linh Ứng Sơn Trà. Việc trùng tu và xây dựng hệ thống chùa Linh Ứng là biểu hiện cho sự phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, kết hợp với các giá trị hiện đại để hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của thành phố Đà Nẵng, đóng góp cho sự phát triển của thành phố trên nhiều mặt kinh tế - văn hóa – xã hội. 1 Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển thành phố Đà Nẵng làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Tổng quan nghiên cứu tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, việc nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau: nhân học, xã hội, văn hóa, lịch sử, văn học… với số lượng công trình đồ sộ cả trong và ngoài nước. Ở phần này tác giả chỉ tập trung hệ thống một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về tình hình tôn giáo tín ngưỡng và sự biến đổi tôn giáo tín ngưỡng tại Việt Nam: - Cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2007. Nội dung cuốn sách tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất của tôn giáo Việt Nam, vai trò của tôn giáo với đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước cần tìm ra một giải pháp đúng đắn hướng đời sống tôn giáo vào việc tìm lại giá trị của tôn giáo truyền thống, sàng lọc cái lỗi thời, bổ sung cái mới theo hướng phát huy lòng yêu nước, yêu quê hương [65]. - Cuốn sách: “Sự biến đổi của Tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay” do Lê Hồng Lý và Nguyễn Thị Phương Châm tổ chức bản thảo, Nxb Thế giới năm 2008 đã tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu về tình hình biến đổi tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với những lập luận, đánh giá, phân tích có chiều sâu những vấn đề tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay [35]. - Cuốn sách Di sản văn hóa trong xã hội Việt Nam đương đại do Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm tổ chức bản thảo, Nxb Tri Thức năm 2014 [36], đã tập hợp nhiều bài về tôn giáo tín ngưỡng như: Bảo tồn và Phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) và Văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng) của các tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hiền, Đào Thế Đức, Hoàng Cầm [36, tr 11-80] ; Lễ tế giao ở Huế: Phục dựng nghi lễ và tái tạo niềm tin của tác giả Huỳnh Thị Anh Vân [36, tr 155-193]….. - Cuốn sách Hiện đại và những động thái truyền thống của Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, tập 2 do các tác giả Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Ngô Thị Yến Tuyết biên tập. Trong đó có bài nghiên cứu Bài viết Tìm kiếm sự an toàn tinh thần trong xã hội Việt Nam đương đại của nhà nghiên cứu 2 nhân học Oscar Salemink với những đánh giá rất sắc xảo về tình hình tôn giáo tín ngưỡng nước ta hiện nay [43]. - Tổng quan nghiên cứu về Phật giáo Đà Nẵng Trong nghiên cứu Phật giáo tại Đà Nẵng, có một số công trình cụ thể như: - Tác phẩm: “Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng” của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quang Nam, Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Nxb Khoa học xã hội năm 2010 đã trình bày khái quát về lịch sử du nhập Phật giáo vào Quảng Nam – Đà Nẵng khoảng đầu thế kỷ XVI [49, tr 909 – 921]. - Đề tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Đà Nẵng – Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997 – 1999 về “Đặc điểm, xu hướng vận động của Phật giáo Miền Trung và một số kiến nghị về chính sách đối với Phật giáo hiện nay”. Đề tài trình bày quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở các tỉnh Miền Trung (bao gồm từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và 03 tỉnh phía Bắc Tây Nguyên), phân tích, dự báo một số xu hướng của nó trong thời kỳ tiếp theo, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật. - Đề tài khoa học cấp thành phố “Giải pháp nhằm tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên Phật giáo của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” của thành đoàn Đà Nẵng năm 2008, đã nêu lên được tính tất yếu khách quan của công tác đoàn kết, tập hợp, tập hợp tín đồ ở Phật giáo Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tín đồ Phật giáo ở thành phố Đà Nẵng [50]. - Luận văn thạc sĩ “Phật giáo tại Đà Nẵng - Qúa khứ, hiện tại và xu hướng vận động” của tác giả Đinh Đức Hiền, trường Đại học Đà Nẵng đã nêu lên được quá trình du nhập của Phật giáo vào thành phố Đà Nẵng, khái quát thực trạng hoạt động của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay như chức sắc, cơ sở thờ tự, tín đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy, lễ hội, hoạt động của các tổ chức hội đoàn và nhìn nhận về xu hướng phát triển của Phật giáo Đà Nẵng trong giai đoạn sắp tới [21]. - Các bài viết: “Góp phần nhìn nhận xu hướng thế tục hóa trong tôn giáo hiện nay – Vấn đề và giải pháp”; “Phật giáo Đà Nẵng với công tác từ thiện xã hội” của tác giả Đinh Đức Hiền, Tạp chí Công tác tôn giáo số 5 năm 2012 [22, tr. 15-17] và số 6 năm 2011 [23, tr. 40-41] đã tập trung nghiên cứu về Phật giáo Đà Nẵng là một đối tượng tôn giáo với những xu hướng vận động trong xã hội hiện nay. - Tổng quan tài liệu tại hệ thống chùa Linh Ứng 3 - Tác phẩm “Lược sử Phật giáo thành phố Đà Nẵng” của Huynh trưởng gia đình Phật tử, có pháp danh là Nguyên Lam Chân Tuệ Đinh, cư sỹ La Thành Tỵ, Nxb Tôn giáo Hà Nội năm 2008 đã dành 3 trang [14, tr 39-41] để giới thiệu về chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và có nhắc đến chùa ở một số hoạt động Phật giáo trong tác phẩm của mình, mang đến nguồn tư liệu quý khi nghiên cứu về chùa Linh Ứng. - Tài liệu “Phục vụ công tác hướng dẫn trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn”, do Ban quản lý khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn biên soạn, lưu hành nội bộ năm 2008, đã giới thiệu về lịch sử hình thành, các cảnh đẹp và các giá trị văn hóa có tại ngôi chùa Linh Ứng [6]. - Bài nghiên cứu “Ngũ Hành Sơn, những giá trị văn hóa tâm linh” của tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến tại Tọa đàm khoa học Ngũ Hành Sơn – Một vùng văn hóa, lịch sử, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn và tạp chí văn hóa quân sự tại Đà Nẵng tổ chức ngày 11 và 12/3/2009 đã nhắc đến chùa Linh Ứng bên cạnh những không gian Phật giáo khác tại Ngũ Hành Sơn để minh chứng cho những giá trị tâm linh tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn [59]. - Bài viết “Danh thắng Ngũ Hành Sơn qua tác phẩm Les Montagnes Des Marbre của Albert Sallet” của tác giả Trần Đức Anh Sơn đăng trên Tạp chí Non Nước số 234 (tháng 6/2017) đã cho thấy chùa Linh Ứng xuất hiện trong nghiên cứu về Ngũ Hành Sơn của vị bác sĩ quân y người Pháp này [46]. - Chuyên đề “Di sản Phật giáo Ngũ Hành Sơn”, giai phẩm Liễu Quán do Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu quán Huế phát hành, Nxb Thuận Hóa năm 2017 đã tập hợp và biên soạn nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Ngũ Hành Sơn: “Dấu tích văn hóa Chăm-pa tại Ngũ Hành Sơn”, “Về hai tấm bia thời chúa Nguyễn tại ngọn Thủy Sơn”, “Ngũ Hành Sơn lục” - một tư liệu quý về Phật giáo ở Ngũ Hành Sơn”, “Danh Tăng núi Ngũ Hành”, mang đến một cái nhìn cận cảnh hơn về chùa Linh Ứng và hệ thống chùa tại Ngũ Hành Sơn [63]. Tóm lại, những tài liệu này tuy không đề cập trực tiếp đến cụm chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển thành phố Đà Nẵng, nhưng đã góp phần định hướng và cung cấp một phần tài liệu quan trong cho đề tài nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiêên cứu - Nghiên cứu sự phục hồi và xây mới hệ thống 03 ngôi chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng trong bối cảnh chung của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, qua đó: 4 + Nhìn nhận xu hướng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tôn giáo của người dân và du khách. +Nhìn nhận, đánh giá về sự hình thành bản sắc văn hóa đặc trưng của thành phố Đà Nẵng thông qua những giá trị văn hóa Phật giáo nổi bật tại chùa Linh Ứng. + Đánh giá những ảnh hưởng của cụm chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển của thành phố Đà Nẵng ở các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội + Đưa ra những định hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị hiện có tại cụm chùa, các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên văn hóa tại chùa để phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau: - Thu thập và xử lý dữ liệu, thông tin về cụm chùa Linh Ứng từ khi xây dựng đến nay - Nhìn nhận, đánh giá vai trò của cụm chùa Linh Ứng thông qua khảo sát, điền dã, phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan - Đề xuất được các giải pháp bảo tồn, phát triển đặc biệt là tạo ra một sản phẩm du lịch văn hóa cho thành phố từ cụm chùa Linh Ứng 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống 03 ngôi chùa Linh Ứng: chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng Bà Nà, chùa Linh Ứng Sơn Trà; những ảnh hưởng của cụm chùa trong thực tiễn phát triển của thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá về hệ thống những giá trị nổi bật tại cả 03 ngôi chùa, thực trạng khai thác những tài nguyên văn hóa tại cụm chùa trong việc phát triển du lịch của thành phố, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm bảo tồn và khai thác tài nguyên văn hóa tại cụm chùa trong phát triển du lịch. - Không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian tổng thể là thành phố Đà Nẵng và không gian đơn vị là 3 ngôi Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu cụm chùa Linh Ứng từ khi hình thành tới nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài “Chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển thành phố Đà Nẵng” là một đề tài nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại, thuộc 5 chuyên ngành Việt Nam học. Các phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận Việt Nam học, lấy đất nước và con người Việt Nam làm hệ quy chiếu; phương pháp luận triết học; phương pháp luận xã hội học, phương pháp luận nhân học và nhân học tôn giáo…. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cụm chùa Linh Ứng có thể tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như tiếp cận dưới góc nhìn Dân tộc học/ Nhân học, có thể nghiên cứu sự tiếp biến giữa Phật giáo người Chăm và người Việt; Nếu tiếp cận theo hướng xã hội học, có thể nghiên cứu việc xây dựng cụm chùa Linh Ứng như một hiện tượng xã hội và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống dân cư; Nếu tiếp cận từ kinh tế học, việc phân tích cụm chùa Linh Ứng để tìm hiểu về hiệu quả kinh tế mà cụm chùa mang lại trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Chọn tiếp cận từ các góc độ văn hóa học, xã hội học và kinh tế học, chúng tôi đi sâu tìm hiểu những giá trị của cụm chùa ở các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và xã hội. Qua đó tìm hiều đánh giá về những đóng góp của cụm chùa trong việc hình thành bản sắc văn hóa và phát triển bền vững cho thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu cụm chùa Linh Ứng không thể bỏ qua việc tập hợp tài liệu có liên quan, bao gồm cả những tài liệu sách báo, tư liệu khoa học được công bố của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành khảo sát những diễn đàn trực tuyến trên facebook: Hội những người thích đi Du lịch, Checkin Việt Nam, Phượt.com, Cho trẻ ra ngoài chơi, và các diễn đàn trên Webtretho.com, toidi.com là những diễn đàn về du lịch để đánh giá sự quan tâm, mức độ và nhận xét của các đối tượng về cụm chùa Linh Ứng. Tiến hành nghiên cứu điền dã ở cả ba ngôi chùa tại những khoảng thời gian khác nhau, kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8/2017 để đánh giá số lượng khách tham quan tại chùa, quan sát đối tượng khách du lịch là người trong nước hay nước ngoài, quan sát hành vi và thái độ các đối tượng khách khác nhau. Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng ở lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: Trong lĩnh vực du lịch: Khách du lịch ở các lứa tuổi khác nhau, hướng dẫn viên du lịch và quản lý, nhân viên làm việc tại khách sạn, công ty du lịch. Cơ quan chức năng: Cán bộ Ban quản lý khu du lịch Ngũ Hành Sơn, cán bộ Sở Văn hóa thể thao Du lịch thành phố Đà Nẵng. Tại cụm chùa: Phỏng vấn sâu một số sư tăng tại chùa và người làm việc tại chùa (bảo vệ của chùa Linh Ứng Sơn Trà). 6 Người dân thành phố Đà Nẵng: Người dân tại khu tái định cư Hòa Xuân, một số tín đồ Phật tử trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu thứ cấp, và các phương tiện quay phim, chụp hình, ghi âm….nhằm mục đích cung cấp tất cả những thông tin tư liệu có liên quan đến việc bàn luận và đánh giá đối tượng nghiên cứu 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Xét về mặt lý luận, đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách cụ thể cụm chùa Linh Ứng như một hiện tượng tôn giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại, qua đó đóng góp một phần tư liệu cho việc nghiên cứu về cụm chùa Linh Ứng, đặc biệt tư liệu trong việc đáp ứng những nhu cầu về văn hóa và phát triển kinh tế tại cụm chùa. 6.2. Về mặt thực tiễn: Đề tài mang lại cái nhìn cụ thể về các giá trị của cụm chùa Linh Ứng trong yêu cầu của xã hội hiện đại, các giá trị đó đã góp phần đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và xã hội ở nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc bảo tồn các và phát huy các giá trị đã và đang có tại chùa, hình thành nên các sản phẩm du lịch - văn hóa để đáp ứng nhu cầu khai thác du lịch, góp phần phát triển kinh tế cho thành phố Đà Nẵng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 2: Những giá trị của chùa Linh Ứng trong thực tiễn phát triển thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 3: Một số đề xuất giải pháp góp phần phát huy các giá trị của chùa Linh Ứng đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Cụm chùa Linh Ứng bao gồm cả ngôi chùa có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời và những ngôi chùa mới được xây dựng trong thời gian gần đây tại thành phố Đà Nẵng. Việc tạo dựng hay trùng tu những ngôi chùa không phải là hiện tượng mới mẻ ở Đà Nẵng nói riêng hay ở Việt Nam nói chung hiện nay, trong tình hình bức tranh tôn giáo đa màu sắc và đang có xu hướng phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều đáng nói ở đây là trong rất nhiều ngôi chùa được trùng tu và xây mới ở Đà Nẵng, cụm chùa Linh Ứng lại khá nổi bật với rất nhiều giá trị được thành phố Đà Nẵng khai thác nhằm mục đích phát triển văn hóa và kinh tế, dựa trên những nét văn hóa Phật giáo đặc trưng để tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng cho thành phố. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tôn giáo Tôn giáo trong tiếng Anh là religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh hay bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người. Cho tới nay, tôn giáo là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như Dân tộc học/ Nhân học; Xã hội học; Tâm lý học; Văn hóa học; Sử học; Tôn giáo học….. Hiện có khoảng 250 định nghĩa khác nhau về tôn giáo với những phương pháp tiếp cận khác nhau [37, tr 10]. Theo định nghĩa của giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người… Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh” [26, tr 25]. Quan niệm của C. Mác (1818-1883) và Ph. Ăngghen (1820-1895) cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, được phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phương pháp xuất phát điểm. C. Mác viết: “…tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược”[9, tr 414] Ph. Ăngghen viết: “…tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống 8 hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[9, tr 329]. Tóm lại, trong phạm vi đề tài này, có thể hiểu tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, được thần thánh hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu an toàn về mặt tinh thần trước những nỗi sợ hãi trong xã hội loài người. Với niềm tin đó, con người hình thành nên một hệ thống lễ hành vi, nghi lễ và triết lý nhằm lý giải cuộc sống ở trên trần thế và cả thế giới bên kia. 1.1.2. Bản sắc văn hóa Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa là một trong những mối quan tâm hàng đầu. “Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội”[40, tr 14]. Bề dày lịch sử hàng ngàn năm và sự đa dạng dân tộc đã hình thành nên một kho tàng văn hóa Việt Nam với rất nhiều màu sắc khác nhau, hình thành nên một nét văn hóa mang bản sắc dân tộc đặc trưng. Nét đặc trưng ấy được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác, không bị mất đi kể cả khi chịu sự xâm nhập, ảnh hưởng của các luồng văn hóa ngoại lai. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VII, việc “phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” là một trong những vẫn đề quan trọng [33, tr 622-624]. Trong đó cần phát triển văn hóa dân tộc kết hợp với giao lưu văn hóa, “vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới”. “Bản sắc văn hóa”; “ Bản sắc dân tộc” hay “Bản sắc văn hóa dân tộc” là những cụm từ luôn xuất hiện trong các kỳ Đại hội tiếp theo: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 [33, tr 679]; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, năm 2001 [33, tr 849]; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, năm 2006 [33, tr 1049]. Đây là kim chỉ nam trong các chính sách phát triển văn hóa của Đảng ta. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Về xây dựng và phát triền nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”. Một số đặc trưng về bản sắc văn hóa Việt Nam được Nghị quyết chỉ ra bao gồm: (1) Lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc. 9 (2) Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động. (3) Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống….[53, tr 186]. Những đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam truyền thống này được các học giả nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, Trần Văn Giàu đã đưa ra các giá trị được coi là đặc trưng văn hóa Việt Nam gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [18]; trong cuốn “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng”, Trần Ngọc Thêm đã nêu ra hệ thống năm đặc trưng là giá trị bản sắc văn hóa Việt: tính cộng đồng làng xã, tính ưa hài hòa, tính trọng âm, tính tổng hợp và tính linh hoạt [53, tr 189]; Tuy không đưa ra một hệ thống các đặc trưng, cố giáo sư Trần Quốc Vượng cũng có những bàn luận tản mạn về bản sắc văn hóa Việt Nam: khả năng ứng biến của người Việt, sự nhìn nhận lại bản sắc văn hóa Việt Nam trong so sánh với văn hóa Trung Hoa [70]; Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong [31] cho rằng “Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng”, và những nét bản sắc này có thể được biểu hiện trên nhiều phương diện văn hóa: về tư duy, hệ tư tưởng, phong tục tập quán, lối sống, các quan niệm về đạo đức, truyền thống dân tộc hay qua các loại hình văn học, nghệ thuật, kiến trúc, các lễ hội đình làng hay đơn giản chỉ là một thói quen trong sinh hoạt đời thường. Tất cả những bàn luận, nghiên cứu trên nhằm hướng tới một mục đích là khẳng định các giá trị đặc trưng của văn hóa Việt Nam, và qua những nét đặc trưng ấy hình thành nên một bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn những bản sắc văn hóa đảm bảo cho dân tộc Việt Nam không bị hòa tan vào dòng văn hóa thế giới, khẳng định những giá trị của dân tộc và là lợi thế không nhỏ trong việc phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên văn hóa. Về bản chất, không nên xem xét bản sắc văn hóa như một hiện tượng “tĩnh”, bởi vì nó luôn chuyển động, biến đổi trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với những luồng văn hóa khác. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều lần giao lưu và tiếp biến, trong đó có những lần tự nguyện (giao lưu với văn hóa Ấn Độ), có những lần bị cưỡng bức đồng hóa (giao lưu với văn hóa Hán), tiếp xúc với những trào lưu văn hóa Châu Âu, Nga, hay hiện nay là một số nước như Nhật, Hàn, Mỹ….Rất nhiều giá trị văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành qua những lần giao lưu 10 văn hóa trên, nhưng cái quan trọng chúng ta có được là sức mạnh nội tại của nền văn hóa dân tộc. Tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trên bình diện Dân tộc học/Nhân học thì mỗi một dân tộc lại có một nét “bản sắc” rất riêng, tạo nên nét đa dạng, phong phú cho văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như người Chăm là tộc người vẫn theo chế độ mẫu hệ, hôn nhân của người Chăm hoàn toàn khác so với hôn nhân của người Việt ở chỗ, không phải người con trai cưới cô gái về nhà mình, mà người con gái phải mang sính lễ sang nhà trai để xin cưới chàng trai về làm chồng, những của cải người đàn ông trong gia đình làm ra nếu chưa lấy vợ thì thuộc về em gái, còn nếu đã có vợ thì tài sản đó thuộc về người vợ; Tục “cướp vợ” của những chàng trai Mông; Có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình bên cạnh tiếng phổ thông, điệu múa xòe hay các món ăn đặc trưng đã tạo nên bản sắc văn hóa rất độc đáo cho dân tộc Thái…. Đã từng là “quốc giáo” tại Việt Nam, Phật giáo đã ăn sâu bén rễ trong hệ tư tưởng cũng như các giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc, một số đặc trưng hình thành nên bản sắc dân tộc Việt Nam được ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo. Cụ thể: Về tư tưởng đạo đức và nhân sinh quan: Người Việt vốn hiền lành, hiếu hòa, hiếu sinh, chân thật, yêu thương đồng loại. Đạo Phật thì dạy con người biết ăn ở hiền lành, thấy rõ lẽ phải trái, bỏ ác làm lành, cải tà quy chánh trau dồi đức hạnh và thăng hoa trí tuệ, cho nên được quảng đại quần chúng chấp nhận. Ảnh hưởng của đạo Phật thường trực tới mức cùng với mái đình, chùa trở thành công trình công cộng của mỗi ngôi làng, người dân đi bất kỳ đâu lỡ độ đường đều có thể ghé vào chùa xin ăn hoặc xin nghỉ tạm qua đêm. Thành ngữ “của chùa” có nghĩa là “của công”, từ đó sinh ra các lối nói: “làm chùa”, “ăn chùa”, “học chùa” (không trả tiền). Người Việt Nam nhìn gì cũng thấy Bụt, Phật: người hiền lành thì ví là “hiền như Bụt”, chỗ trơn nhẵn thì ví là “nhẵn như đít Bụt”, một loại trái cây hiếm quý đuôi tẽ thành nhiều nhánh thì gọi là quả “Phật thủ”. Về sinh hoạt cộng đồng: Chùa làng đã từng một thời đóng vai trò trung tâm văn hóa tinh thần của cộng đồng làng xã Việt Nam, chùa không những là nơi giảng đạo cầu kinh, thờ cúng Phật mà còn là nơi hội họp, điều dưỡng tinh thần, tham quan vãn cảnh, nhiều ngôi chùa là nơi dạy học cho con em trong làng. Bởi vì, kiến trúc của chùa Việt Nam thường hòa hợp với cảnh trí thiên nhiên, tạo thành một kiến trúc hài hòa với ngoại cảnh. Khung cảnh ấy phù hợp với những giờ phút nghỉ 11 ngơi sau giờ lao động nhọc nhằn và dung dưỡng tinh thần của tuổi già. Trong xã hội phong kiến, mái chùa là một không gian tôn nghiêm gắn liền với tâm thức của mọi người dân Việt. Trong vòng đời của người Việt: Từ khi sinh ra, con cái đã được bố mẹ dạy bảo sống phải có đức, hiếu kính với ông bà cha mẹ, lớn lên lại được học chữ tại Chùa, những dịp năm hết tết đến, sẽ xúng xính trong những bộ quần áo mới cùng bố mẹ đi lễ chùa. Khi trưởng thành, chùa chiền là nơi cầu duyên, những lễ hội chùa đôi khi sẽ là nơi gặp gỡ của những đôi trái gái yêu nhau, trao nhau lời hẹn thề. Và khi chết đi, những người này lại sẽ được chư tăng tới làm lễ. Trong các loại hình nghệ thuật: Những loại hình nghệ thuật mà người Việt thưởng thức đều hàm chứa trong đó những triết lý Phật giáo như “thiện giả thiện báo”, “ác giả ác báo”, hoặc các tác phẩm nói về các sự tích hay điển tích nhà Phật được hoan nghênh nhiệt liệt như “Quan âm thị kính”, “Mục Liên Thanh Đề”, “Quan Âm Diệu Thiện”.... Ăn chay, thờ Phật, phóng sinh và bố thí là những việc mà Phật tử thực hiện trong cuộc đời của mình, việc này gần như đã ăn sâu bén rễ vào trong tư tưởng của người dân Việt Nam. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo. Vì khi đã trở về với phật pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài... Thông thường người Việt Nam, cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, ít thì ăn chay hai ngày, nhiều thì bốn năm ngày, có khi mười ngày, có người quanh năm ăn chay trường. Và các nhà khoa học đều cho rằng ăn chay rất hợp vệ sinh và không kém phần bổ dưỡng. Trên tinh thần đó, nên nguời việt nam dù không phải là Phật Tử cũng thích ăn chay, và tập tục này đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam từ xưa đến nay. Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người phật tử, người mộ đạo thờ phật đã đành, nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. Theo quan niệm của nhóm người này, Phật giáo là một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại. Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người 12 Việt thường hay mua chim, cá, rùa... để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sinh. Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảng sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá lành đùm lá rách. Trong chính trị: Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, nhưng ở Việt Nam lại gắn bó với cuộc sống. Phật giáo nhập thế tới mọi góc độ trong cuộc sống của người Việt, từ kinh tế chính trị đến văn hóa, tinh thần,nổi bật nhất là các thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong các thời này các vị cao tăng có học thức, có giới hạnh điều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan trọng của quốc gia. Có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia vào chính sự, thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi nên thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều cuộc đô hộ của ngoại bang; thứ hai: các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoài đời nên được các vua tin tưởng và thứ ba: các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vua nào đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Như vậy, nói đến bản sắc văn hóa Việt Nam là nói đến bản sắc văn hóa Phật giáo. Với những giá trị không thể tách rời giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam như trên, thì những giá trị văn hóa Phật giáo mà ông cha ta đã lưu giữ biết bao nhiều thế hệ đã hòa vào dòng chung của văn hóa Việt Nam. Tóm lại, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề lớn nhất đặt ra cho xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới là làm thế nào để “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Việc giữ gìn những bản sắc văn hóa đã trở thành “phao cứu sinh” cho mỗi người trước những cơn sóng văn hóa tràn tới. Đặc biệt ở thế hệ trẻ hiện nay, khi nhưng giá trị văn hóa được tiếp xúc chủ yếu là văn hóa du nhập, thì việc đề cao và gìn giữ bản sắc văn hóa lại càng trở nên quan trọng. Đà Nẵng trở thành vùng đất của Đại Việt qua cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị giữa Huyền trân công chúa và quốc vương Champa Chế Mân. Trong những năm gần đây, người dân chú ý tới Đà Nẵng nhiều hơn bởi sự phát triển vượt bậc về kinh tế và sự nỗ lực trong việc hình thành cho mình một bản sắc văn hóa. Rất nhiều dấu ấn văn hóa cả vật thể và phi vật thể được Đà Nẵng phát huy dựa trên giá trị truyền 13 thống hoặc sáng tạo mới hoàn toàn. Có thể kể đến như: Bảo tàng điêu khắc Champa, Bảo tàng văn hóa Phật giáo, lễ hội trình diễn pháo hoa, các công trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật (các cây cầu, biểu tượng cá chép hóa rồng, tượng Phật bà chùa Linh Ứng, trung tâm hành chính thành phố…). Bên cạnh đó là những chính sách về văn hóa được thực hiện trên quy mô toàn thành phố như: xây dựng “năm văn hóa văn minh đô thị”, làm sạch môi trường sống của thành phố qua chính sách “năm không ba có”1, “thành phố bốn an”2. Những chính sách này đã mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc tạo ra một hình ảnh về “thành phố đáng sống”. Thông qua việc khai thác các tiềm năng phát triển du lịch, thành phố Đà Nẵng đã làm rất thành công trong việc giới thiệu hình ảnh của mình đến với người dân trong nước và quốc tế, đó cũng là cách để Đà Nẵng tạo ra dấu ấn và hình thành đặc trưng cho bản sắc văn hóa của thành phố. Võ Văn Thắng trong ấn phẩm “Đà Nẵng – dấu ấn văn hóa” nhấn mạnh: “Thiếu bản sắc, hãy làm nên bản sắc, chưa có đặc trưng, phải sáng tạo đặc trưng” [11]. 1.1.3. Du lịch tâm linh Là một quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng, Việt Nam là một mảnh đất màu mỡ cho các tôn giáo du nhập và phát triển với sự có mặt của hầu hết tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành và những tôn giáo nội sinh như Hòa Hảo, Cao Đài, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương…Ở Việt Nam còn có đầy đủ các tín ngưỡng truyền thống như đồng cốt, xem bói, xóc thẻ đến những hành vi thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ. Đỉnh cao nhất là hành vi thờ cúng vua Hùng, được coi là quốc lễ, có thể thấy hầu hết người Việt Nam đều có “tâm linh tôn giáo”3. Tính đến năm 2011, nước ta có khoảng 25 triệu tín đồ, chiếm 25% dân số cả nước, trong đó Phật giáo khoảng 10 triệu người, Công giáo 6,1 triệu người, Cao đài 2,4 triệu người, Hòa Hảo 1,2 triệu người, Tin Lành khoảng 1,5 triệu người và Hội giáo 100.000 người.4 Tôn giáo tín ngưỡng góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa. Trong quá trình hình thành, du nhập và phát triển của mình, tôn giáo đã đồng hành cùng nhiều 1 Chính sách 5 không 3 có bao gồm: không hộ đói, không có người mù chứ, không có người lang thang ăn xin bán hàng rong, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có người giết người cướp của. 2 Chính sách “thành phố 4 an” bao gồm an toàn trật tự, an ninh xã hội, an toàn giao thông và an toàn thực phẩm. 3 http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2263/Tinh_hinh_ton_giao_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_vo i_cong_tac_ton_giao 4 http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2263/Tinh_hinh_ton_giao_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_vo i_cong_tac_ton_giao 14 quốc gia, dân tộc, được các quốc gia, dân tộc đó tiếp nhận và biến thành cái đặc trưng, cái riêng của họ. Chẳng hạn như khi tới Indonesia, hình ảnh được bắt gặp nhiều nhất là những chiếc khăn che mặt và cuốn kinh Coran, vì ở quốc gia này gần 90% dân số theo đạo Hồi5. Đặc trưng của văn hóa Thái Lan gắn liền với Phật giáo (đây là tôn giáo chính của đất nước) cùng với truyền thống hoàng gia. Những giá trị văn hóa được hình thành từ tôn giáo hiện diện rất nhiều ở Việt Nam, người Việt đi tới đâu, ở đó có chùa, những ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Một Cột, Chùa Bái Đính, chùa Thiên Mụ, chùa Linh Ứng, chùa Hộ Quốc, chùa Keo….với những nét kiến trúc mang đậm chất Việt. Bên cạnh đó là những giá trị nổi bật của các tôn giáo khác cũng tạo ra đặc trưng văn hóa như nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ Con Gà, những thánh thất Cao Đài, đền bà Chúa Kho, đền Trần….cùng với nhiều giá trị nghệ thuật nổi bật về ca múa nhạc, điêu khắc, lễ hội, hội họa. Nhiều giá trị tôn giáo đã hình thành nên công trình/di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam như: Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Khu di tích đền Hùng, hát Chầu văn của người Việt, hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc….Trong đó Phật giáo đóng vai trò quan trọng, không phải ai cũng là tín đồ Phật giáo nhưng mỗi người Việt Nam đều được thấm nhuần tư tưởng Phật giáo. Ngay cả người Việt Nam theo tôn giáo khác nhưng họ vẫn có những ảnh hưởng nhất định của Phật giáo. Chị Th (Đà Nẵng) là người theo Thiên chúa giáo, nhưng có những ngày rằm hoặc mùng một, chị vẫn lên chùa ăn chay, và luôn tin rằng cuộc sống có nhân quả6. Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống (lên đồng, gọi hồn) là những giá trị mà người Việt sinh sống ở nước ngoài còn bảo tồn và lưu giữ, với khoảng 600 ngôi tự viện Việt Nam trải rộng ở 30 quốc gia7. Cô An, Việt Kiều Đức trong chuyến tham quan du lịch của mình tại Việt Nam đã chia sẻ, “mình thường dậy vào lúc 5 giờ sáng cùng với gia đình để tụng kinh, và những dịp cuối tuần hoặc ngày lễ cả nhà lại cùng nhau tới chùa để sinh hoạt với các gia đình Việt tại đây”, ngôi chùa mà gia đình cô đến sinh hoạt là chùa Phật Huệ, thành phố Frankfurt, Đức. Cô An đã có chuyến hành hương về đất Phật tại Ấn Độ và Bhutan, và luôn mong muốn sẽ được quay lại lần nữa8. chương trình du lịch xuyên Việt của gia đình cô luôn có điểm dừng chân ở những ngôi chùa nổi tiếng 5 http://www.vme.org.vn/trung-bay-thuong-xuyen/tranh-kinh-indonesia/hi-giao/ Trong cuộc nói chuyện với chị Phạm Nguyễn Thị Thuyền, Đà Nẵng. 7 http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/244/0/6382/O_dau_co_nguoi_Viet_o_do_co_chua. 8 Phỏng vấn cô Lê Thị Kiều An, Việt Kiều Đức trong chuyến tham quan Đà Nẵng Nẵng 4 ngày 3 đêm, 13 – 17/3/2017 6 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan