Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ thể và đối thể trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu đơn tiếng việt (tt)...

Tài liệu Chủ thể và đối thể trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu đơn tiếng việt (tt)

.PDF
26
39
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HỒ THỊ KIM ÁNH CHỦ THỂ VÀ ĐỐI THỂ TRONG CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9. 22. 90. 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội – 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Việt Hùng Phản biện 1: GS.TS Hoàng Trọng Phiến – Trường ĐHKHXH & NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS.TS Bùi Minh Toán – Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương – Viện ngôn ngữ học Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Hồ Thị Kim Ánh: Các vai nghĩa ở sự thể hành động trong “Thoạt kỳ thủy” của Nguyễn Bình Phương (2016), Tạp chí khoa học, Trường Đại học Hải Phòng, số 19, tr 80 - 89. 2. Hồ Thị Kim Ánh: Xác định vị từ hành động, vị từ quá trình bằng vai nghĩa chủ thể, đối thể (2018), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn, Nxb Đại học Quốc gia, tr 230 237. 3. Hồ Thị Kim Ánh: Vai trò của chủ thể, đối thể trong hiện tượng nhiều nghĩa của vị từ (2018), Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học - Những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học Đà Nẵng, tr 13 - 23. 4. Hồ Thị Kim Ánh: Sự chi phối của vai nghĩa đối thể trong sự chuyển hóa vị từ “hành động” sang vị từ “tư thế” (2019), Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (290), tr 27 - 32. 5. Hồ Thị Kim Ánh: Về đặc điểm của tham thể chủ thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (2020), Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 2 (294), tr. 16 - 24 (Viết chung với Nguyễn Mạnh Tiến). MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm xem xét hoặc ở góc độ này hoặc ở góc độ khác nhưng đến nay, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghĩa biểu hiện của câu còn rất ít. Trong một số công trình nghiên cứu về cú pháp và ngữ nghĩa của câu, còn có sự nhầm lẫn nghĩa biểu hiện với nghĩa cú pháp, các tham thể (vai nghĩa) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với các thành tố cú pháp. Riêng hai tham thể đứng trước và sau vị từ là chủ thể và đối thể hầu như chưa được lấy làm đối tượng nghiên cứu trung tâm hoặc nếu có thì diện nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc xác định, thống kê những đặc điểm tiểu loại với vai trò là kiểu kết trị bắt buộc của vị từ. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài Chủ thể và đối thể trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu đơn tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình với mong muốn đưa ra những kiến giải về quan hệ tương tác ngữ pháp - ngữ nghĩa của hai tham thể chủ thể, đối thể với vị từ và với sự tình trong câu đơn tiếng Việt. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, luận án nhằm mục đích: - Miêu tả làm rõ đặc điểm của tham thể chủ thể, đối thể xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa. - Chỉ ra vai trò của tham thể chủ thể, đối thể đối với việc hiện thực hóa các loại sự tình, hiện thực hóa ý nghĩa của các vị từ trong sự tình. Với những kết quả đạt được trên đây, luận án mong muốn góp phần bổ sung, làm sáng tỏ thêm một số khía cạnh lí thuyết về nghĩa biểu hiện, tham thể chủ thể, đối thể trên cứ liệu tiếng Việt; đồng thời, cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc nghiên cứu và dạy học ngữ pháp tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án là: - Tổng thuật làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Xác lập cơ sở lí luận của đề tài qua việc làm rõ các khái niệm liên quan. - Miêu tả các đặc điểm của chủ thể và đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt. 1 - Làm rõ vai trò của chủ thể và đối thể trong việc chuyển hóa vị từ tiếng Việt từ tiểu loại này sang tiểu loại khác. - Làm rõ ảnh hưởng của chủ thể và đối thể đến các nghĩa phái sinh của vị từ nhiều nghĩa trong câu đơn tiếng Việt. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hai tham thể chủ thể, đối thể trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu đơn tiếng Việt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của luận án là đặc điểm và vai trò của chủ thể, đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt với hạt nhân ngữ nghĩa là các động từ chỉ hành động, tư thế, trạng thái, quá trình. Nguồn ngữ liệu của luận án là các sự tình xác định trong: - Từ điển tiếng Việt (2001), Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng. - Các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết in trong một số cuốn sách giáo khoa và Tuyển tập truyện. 4. Phương pháp nghiên cứu Để miêu tả đặc điểm của các vai nghĩa chủ thể, đối thể và vai trò của chúng đối với sự chuyển hóa của vị từ, luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp miêu tả với các thủ pháp nghiên cứu chủ yếu: - Thủ pháp pháp thống kê, phân loại: dùng để thống kê nguồn ngữ liệu (là các câu đơn có bối cảnh tối ưu gồm một vị từ hành động, vai nghĩa chủ thể, vai nghĩa đối thể), và phân loại nguồn ngữ liệu thu được. - Thủ pháp phân tích ngôn ngữ: dùng để phân tích đặc điểm, vai trò của tham thể chủ thể, đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. - Thủ pháp mô hình hóa: dùng để miêu tả mô hình kết trị ngữ nghĩa của các kiểu câu phù hợp với các khung vi từ. - Thủ pháp cải biến: dùng để biến đổi trật tự cú pháp của các thành phần câu làm bộc lộ các chức năng ngữ pháp - ngữ nghĩa của chúng. Phương pháp phân tích diễn ngôn: được vận dụng để phân tích: - Đặc điểm của các kiểu chủ thể, đối thể trong sự tình là một câu đơn tiếng Việt, phân biệt chúng với chủ ngữ, bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp. - Phân tích vai trò, ảnh hưởng của chủ thể, đối thể đến hiện tượng phái sinh nghĩa và sự chuyển hóa đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của vị từ hạt nhân. 5. Ý nghĩa và đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lí luận 2 - Là công trình nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về hai tham thể ngữ nghĩa chủ thể và đối thể, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm tri thức lý thuyết ngữ pháp chức năng về tham thể chủ thể, đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trên cứu liệu một ngôn ngữ đơn lập điển hình là tiếng Việt. - Việc phân tích, miêu tả đặc điểm của tham thể chủ thể, đối thể góp phần làm sáng tỏ một trong những vấn đề thú vị, phức tạp về lý thuyết là mối tương quan giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện (với các tham thể ngữ nghĩa hay các vai nghĩa) với cấu trúc cú pháp (với các thành tố cú pháp). 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu và dạy học tiếng Việt. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm của chủ thể, đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt Chương 3: Vai trò của chủ thể, đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đơn tiếng Việt CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cấu trúc nghĩa biểu hiện 1.1.1.1. Trên thế giới Theo S.C. Dik, sự phân biệt cơ bản giữa các sự tình được thể hiện trên hai đặc trưng có [+] và không [-] giữa hai chiều của sự đối lập về tính + động và + chủ động (chủ ý). Trong ngữ pháp chức năng, thuộc tính + động của thực thể được hiểu là có sự biến đổi, thuộc tính - động của thực thể được hiểu là không có sự biến đổi ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt thời gian thực thể tồn tại trong sự tình. Thuộc tính + chủ động là phạm trù bao gồm cả sự chủ ý chứ 3 không đồng nhất, cho nên, nếu như chủ ý có thể gắn với con người thì + chủ động có thể gắn với người và động vật. Nói cách khác, tính + chủ động luôn đòi hỏi phải gắn với chủ thể có tri giác. Riêng thuộc tính - chủ động là phạm trù rộng hơn, có thể gắn với người, động vật, bất động vật. Hai đôi tiêu chuẩn được chia thành ba bậc: Bậc 1: Áp dụng tiêu chuẩn [ ± động ] Các sự thể [+ động] được gọi là Biến cố. Các sự thể [- động] được gọi làTình thế. Bậc 2: Áp dụng tiêu chuẩn [ ± chủ động] [+Chủ động]: Tư Thế Tình thế [- Chủ động]: Trạng Thái [+Chủ động]: Hành động Biến cố [- Chủ động]: Quá trình Bậc 3: Áp dụng tiêu chuẩn Thành quả [+Thành quả]: Hành động đã hoàn thành Hành động [- Thành quả]: Hành động đang thực hiện [+Thành quả]: Biến đổi Quá trình [- Thành quả]: Biến động 4 Có thể tổng kết bằng lược đồ cách phân loại sự tình theo ba bậc này như sau: Sự tình [- động] Tình thế [+ chủ động] [+ động] Biến cố [- chủ động] Trạng thái [+ Chủ động] Hành động [- chủ động] Quá trình Tư thế [- Tquả] [+ Tquả] Đã hoàn thành [+ Tquả] Đang thực hiện Biến đổi [- Tquả] Biến động Khác với S.C. Dik, tác giả M. Halliday chia tất cả các sự tình vào ba thế giới (khu vực): - Các thế giới vật lý - Thế giới nội tâm con người (thế giới ý thức) - Thế giới của các quan hệ trừu tượng M. Halliday dùng thuật ngữ quá trình thay cho thuật ngữ vị từ để gọi cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu là cấu trúc quá trình - tham thể và khẳng định“một quá trình gồm ba thành phần: (i) chính quá trình (ii) các tham thể trong quá trình (iii) các chu cảnh liên quan đến quá trình Những thành phần này cung cấp khung tham chiếu để giải thích kinh nghiệm của chúng ta về những gì đang diễn ra”. Quá trình là trung tâm của sự tình. Các tham thể trong quá trình gồm: Động thể (Actor), Đương thể 5 (Carrier), Phát ngôn thể (Sayer), Cảm thể (Senser), Đích thể (Goal), Tiếp thể (Recipient),Tiếp ngôn thể (Receiver), Ngôn đich thể (Target), Đắc lợi thể (Beneficiary), Bị hại thể (Maleficiary), …. Các chu cảnh liên quan đến quá trình gồm: Khoảng cách (Distance), Thời hạn (Duration), Vị trí (Place), Thời gian (Time), Phương tiện (Means), Chất lượng (Quality), So sánh (Comparision), Nguyên nhân (Cause), Mục đích (Purpose), Điều kiện (Condition), Nhượng bộ (Concession), … . Cấu trúc quá trình - tham thể của M. Halliday bao gồm cả bốn loại sự tình Hành động, Quá trình, Tư thế, Trạng thái và được thể hiện bằng sơ đồ hình tròn sau: Thuộc tồn tại Tồn tại Xuất hiện, được tạo ra Thuộc vật chất Thuộc quan hệ Có thuộc tính Có đồng nhất Tồn tại Tạo ra, biến đổi Thế giới các quan hệ trừu tượng Biểu trưng Thế giới vật lý Làm Làm hành động Tạo nghĩa Nói Thế giới nhận thức Suy nghĩ T ạo hành vi Thuộc hành vi Nhận biết Cảm nhận Thuộc tinh thần 6 Thuộc ngôn từ 1.1.1.2. Ở Việt Nam Chủ trương theo quan niệm của M. Halliday, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng cấu trúc nghĩa biểu hiện (hay cấu trúc chuyển tác) được dùng để thực hiện chức năng biểu hiện của câu Như vậy, cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu gồm có phần chỉ sự thể (nêu đặc trưng hay quan hệ) và các vai nghĩa nằm trong phạm vi bao quát vủa sự thể ấy. Phần sự thể do vị tố thực hiện và diễn đạt đặc trưng hay quan hệ. Các vai nghĩa được chia thành Tham thể và Cảnh huống. Thừa nhận vị từ là trung tâm của cấu trúc nghĩa biểu hiện nhưng có quan niệm riêng về việc phân xuất các vai nghĩa, tác giả Nguyễn Văn Hiệp cho rằng cấu trúc nghĩa biểu hiện phản ánh sự tri nhận của con người về thế giới, có một vị từ làm cốt lõi quây quần xung quanh là những tham thể biểu thị những vai nghĩa nhất định. Kế thừa danh sách những cách sâu ngữ nghĩa của Ch. Fillmore, bổ sung thêm các cánh ngữ nghĩa theo các tác giả Chafe, Dik, Dixon, Parson và một số tác giả khác, dùng thao tác cải biến ngữ pháp để làm bộc lộ thái độ cú pháp của ngữ đoạn, tác giả đã đưa ra số lượng 22 vai nghĩa. Dựa trên lý thuyết kết trị của L. Tesnière, tác giả Nguyễn Văn Lộc, trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” khẳng định, tham gia tổ chức cấu trúc nghĩa biểu hiện là các thành tố ngữ nghĩa bao gồm hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình và các vai nghĩa, trong đó, thành tố quan trọng nhất là hạt nhân ngữ nghĩa và phân tích nghĩa biểu hiện, trước hết, phải xác định hạt nhân ngữ nghĩa. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chủ thể, đối thể 1.1.2.1. Trên thế giới Vai nghĩa chủ thể (hay còn gọi là chủ thể ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện để phân biệt với chủ ngữ trong cấu trúc cú pháp) được cả hai nhà ngữ học là M. Halliday và S.C. Dik chỉ xuất ra bằng 4 chức năng nghĩa. Với M. Halliday, trước tiên, ông phân biệt tham thể (tham thể cơ sở, diễn tố) và chu cảnh (tham thể mở rộng, chu tố). Tham thể là tất cả các chức năng nghĩa liên quan trực tiếp đến sự tình, chịu sự chi phối trực tiếp của vị từ hoặc phải được ý nghĩa ở vị từ chấp nhận. Chu cảnh là những chức năng nghĩa phụ trợ, tùy thuộc, bổ sung vào sự tình các yếu tố thuộc về hoàn cảnh và tình huống giúp cho sự tình được mở rộng, hoàn chỉnh hơn. Tiếp theo, ông phân biệt ba thứ chủ thể có mặt trong câu và nằm ở những bình diện khác nhau. Đó là: - Chủ thể ngữ pháp, thường gọi là chủ ngữ, gắn với cách tổ chức ngữ pháp của câu. 7 - Chủ thể logic gắn với cách tổ chức một mệnh đề logic nếu nó có mặt trong câu, tức là gắn với nghĩa biểu hiện của câu. - Chủ thể tâm lí gắn với ý muốn của người dùng câu trong một trường hợp cụ thể, tức là gắn với việc chọn điểm xuất phát cho câu, liên quan đến chức năng văn bản. Với S.C. Dik, chức năng nghĩa chủ thể ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện được phân định tùy thuộc vào từng ngữ cảnh sự tình. Chủ thể ngữ nghĩa gồm 4 loại. Vai nghĩa đối thể (hay còn gọi là đối thể ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện để phân biệt với bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp) biểu thị kẻ chịu tác động của hoạt động. Tham thể đối thể được cả M. Halliday và S.C.Dik gọi là Đích/Đích thể (Goal). 1.1.2.2. Ở Việt Nam Cao Xuân Hạo cho rằng: “Tham gia vào sự tình có những tham tố (Participants) của sự tình, gồm những diễn tố (Actants) và những chu tố (Circumstants) - “những kẻ đứng xung quanh”. Các diễn tố là những vai trò tất yếu được giả định sẵn trong nghĩa của vị từ”. Với Cao Xuân Hạo, chủ thể là vai nghĩa gồm 5 tiểu loại: Tác thể, Hành thể, Động thể, Nghiệm thể, Lực. Theo tác giả Diệp Quang Ban, chức năng nghĩa cụ thể của các vai nghĩa trong câu phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp của câu, có bao nhiêu hoàn cảnh thì sẽ có bấy nhiêu kiểu vai nghĩa đi kèm với vị từ trung tâm. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp cũng đưa ra quan niệm của mình. Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, vai nghĩa chủ thể được Nguyễn Văn Lộc xác định dựa vào chức năng cụ thể trong kiểu sự tình nó tham gia; vai nghĩa đối thể được phân biệt với các vai nghĩa Tiếp thể, Đích vì vai nghĩa này chỉ đảm nhiệm chức năng nghĩa trong sự tình hành động. 1.1.2.3. Một số nghiên cứu về chủ thể, đối thể trong các công trình ngữ pháp Kế thừa kết quả nghiên cứu về cấu trúc nghĩa biểu hiện, gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về chủ thể và đối thể. - Tác giả Lâm Quang Đông đã nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng trong cuốn «Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt)», 2008, Nxb Khoa học xã hội. - Luận án Tiến sĩ «Phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt», 2017 của Đỗ Thị Hiên. - Luận án Tiến sĩ «Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)», 2019 của Nguyễn Thị Hương. .... 8 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Vài nét về lí thuyết ba bình diện của câu trong ngữ pháp chức năng 1.2.1.1. Bình diện ngữ pháp Là bình diện xuất phát từ bình diện kết học của tín hiệu, nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu. Những vấn đề nghiên cứu thuộc bình diện ngữ pháp là các thành phần câu, các chức vụ cú pháp của câu, các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp. 1.2.1.2. Bình diện ngữ nghĩa Đây là bình diện xuất phát từ quan niệm nghĩa học của tín hiệu, nghiên cứu nội dung ý nghĩa của câu. Ngữ nghĩa của câu, theo cách hiểu rộng, là một hợp thể gồm hai thành tố: nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự vật, nghĩa mệnh đề, nghĩa quan niệm, nghĩa kinh nghiệm) và nghĩa tình thái (nghĩa liên nhân). Theo cách hiểu hẹp (trong ngữ pháp chức năng), ngữ nghĩa của câu chính là nghĩa biểu hiện của câu. 1.2.1.3. Bình diện ngữ dụng Là bình diện xuất phát từ bình diện dụng học của tín hiệu, nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng câu. Các vấn đề ngữ dụng câu gồm: các quy tắc hội thoại, hành vi ngôn ngữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, tiền giả định, cấu trúc thông tin cũ - mới, tiêu điểm thông tin, … 1.2.2. Một số khái niệm liên quan 1.2.2.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện Nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sự tình, nghĩa kinh nghiệm, nghĩa sâu...), theo quan niệm chung, được hiểu là loại nghĩa phản ánh sự tri nhận, kinh nghiệm của con người về thế giới; cụ thể, về các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan. Loại nghĩa này, theo M. Halliday, được xác định trong cấu trúc của cú (câu) như là sự thể hiện và bao gồm các khái niệm chính như: quá trình, tham thể, chu cảnh là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực. 1.2.2.2. Khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện Trong luận án này, khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu được hiểu tương đương với khái niệm cấu trúc ngữ nghĩa (семантическая структура/semantic structure) thường được đề cập trong nhiều công trình ngôn ngữ nước ngoài. Chẳng hạn, theo I.P. Raspopov, "trong phần lớn các công trình nghiên cứu theo chủ đề ngữ nghĩa của câu, cấu trúc ngữ nghĩa thường được hiểu là cấu trúc cơ sở có tính khái quát thống nhất một loạt cấu trúc cú pháp cụ thể khác nhau nhưng phản ánh cùng một sự tình (sự kiện, sự việc)". Đó là những lược đồ (công thức) logic trừu tượng được khái quát từ những cấu trúc khác nhau có cùng nội dung ngữ nghĩa. Cấu trúc ngữ 9 nghĩa của câu theo cách hiểu này thường được đồng nhất với cấu trúc sâu (глубинная структура/deep structure). 1.2.2.3. Khái niệm hạt nhân ngữ nghĩa Trong luận án này, khái niệm hạt nhân ngữ nghĩa được hiểu dựa chủ yếu vào ý kiến của L. Tesnière khi ông bàn về khái niệm hạt nhân (nucléus) với tư cách là trung tâm cú pháp và ngữ nghĩa của câu. 1.2.2.4. Khái niệm tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa) Không đi sâu vào việc tranh luận về vấn đề vừa nêu, trong luận án này, dựa chủ yếu vào ý kiến của S.C. Dik, chúng tôi hiểu tham thể ngữ nghĩa là thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu được biểu hiện bởi thực từ, đảm nhiệm các chức năng ngữ nghĩa nhất định xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa (cũng được biểu hiện bởi thực từ, chủ yếu là động từ, tính từ). 1.2.2.5. Khái niệm chủ thể - Là tham thể ngữ nghĩa cơ sở trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đặc trưng cho động từ - thực từ chỉ các loại sự tình: hành động (actions), tư thế (positions), trạng thái (states), quá trình (processes). - Ở dạng cơ bản, được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) không được dẫn nối bởi quan hệ từ phụ thuộc chiếm vị trí trước động từ hạt nhân. - Chỉ kẻ hoạt động thực tế hay chủ thể logic của hoạt động. 1.2.2.6. Khái niệm đối thể - Là tham thể ngữ nghĩa cơ sở trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu đặc trưng cho động từ - thực từ chỉ loại sự tình hành động (actions) có ngoại động và tính tác động. - Ở dạng cơ bản, được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) chiếm vị trí sau động từ hạt nhân (là thực từ). - Chỉ kẻ chịu tác động của hành động (chỉ đối thể logic của hành động). Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ THỂ, ĐỐI THỂ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT 2.1. Dẫn nhập Chương này xem xét đặc điểm nội dung, hình thức của chủ thể, đối thể, xác định các khung vị từ với hai tham thể chủ thể đối thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Bên cạnh đó, sự tương ứng giữa chủ thể, đối thể 10 với chủ ngữ, bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp của câu cũng là vấn đề được chỉ ra trong nội dung chương này. 2.2. Đặc điểm của chủ thể 2.2.1. Đặc điểm chung của chủ thể 2.2.1.1. Đặc điểm về nội dung Sự xuất hiện của chủ thể là do nghĩa của động từ - hạt nhân đòi hỏi. Ý nghĩa của chủ thể luôn phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ - hạt nhân. Chủ thể có sự gắn bó chặt chẽ với hạt nhân và cũng là vai nghĩa có tính phổ biến cao nhất trong số các tham thể. Ý nghĩa đặc trưng của chủ thể là chỉ kẻ hoạt động hay chủ thể logic (chủ thể thực tế) của hoạt động. 2.2.1.2. Đặc điểm về hình thức a) Dạng cơ bản của chủ thể Ở dạng cơ bản, chủ thể được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) không được dẫn nối bởi quan hệ từ chiếm vị trí trước hạt nhân (là động từ - thực từ). b) Dạng không cơ bản của chủ thể Ở dạng không cơ bản, chủ thể có thể chiếm các vị trí: sau hạt nhân ngữ nghĩa; giữa hạt nhân cú pháp (là động từ - bán thực từ) và hạt nhân ngữ nghĩa (là thực từ); giữa chủ ngữ - đối thể và hạt nhân cú pháp - ngữ nghĩa; sau hạt nhân ngữ nghĩa và được dẫn nối bởi quan hệ từ bởi. 2.2.2. Các diện đối lập cơ bản trong phạm trù chủ thể 2.2.2.1. Nguyên tắc phân loại Vì ý nghĩa quan hệ của chủ thể luôn bị quy định bởi ý nghĩa của hạt nhân nên để xác định, miêu tả các kiểu chủ thể xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa, về nguyên tắc, cần dựa vào ý nghĩa của vị từ hạt nhân. Trong một số trường hợp, cần tính đến cả mối quan hệ tương tác giữa chủ thể với đối thể và các tham thể ngữ nghĩa cơ sở khác có thể có bên hạt nhân. 2.2.2.2. Các kiểu chủ thể xét theo ý nghĩa quan hệ 1) Chủ thể hành động (kẻ hành động) Chủ thể hành động đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ sự tình hành động. Các kiểu nhỏ trong phạm trù chủ thể hành động: - Chủ thể vô tác: 11 Kiểu chủ thể này đặc trưng cho các động từ không tác động (động từ vô tác), tức là động từ chỉ hành động xuất phát từ chủ thể nhưng không tác động vào đối thể (đi, chạy, nhảy, bơi, bò, lăn, khóc, cười…). Phù hợp với ý nghĩa không tác động, các động từ vô tác không đỏi hỏi (chi phối) đối thể. Như vậy, chủ thể vô tác là kiểu tham thể cơ sở duy nhất có mặt bên động từ vô tác giữ vai trò hạt nhân, tức là kiểu tham thể không tương ứng với đối thể (Nó trong Nó đi. Nó chạy. Nó cười). - Chủ thể tác động (tác thể) Tác thể đặc trưng cho động từ tác động (động từ chuyển tác), tức là động từ chỉ hành động xuất phát từ chủ thể tác động vào đối thể (ăn, đọc, viết, đánh, đập, đốt, phá, cắn, xé…). Phù hợp với ý nghĩa chỉ ra trên đây, động từ tác động luôn đòi hỏi (chi phối) đối thể - vật chịu tác động. Điều này có nghĩa là tác thể luôn có sự tương ứng với đối thể. Đây là nét khác biệt quan trọng giữa tác thể với chủ thể vô tác. Chính vì luôn tồn tại tương ứng với đối thể nên tác thể có mối quan hệ ngữ nghĩa phức tạp hơn so với chủ thể vô tác. Các tiểu phạm trù trong tác thể: + Tác thể - kẻ tạo ra đối thể (kẻ tạo tác). Tác thể - kẻ tạo ra đối thể (sẽ gọi gọn là kẻ tạo tác) đặc trưng các các động từ tạo tác, tức là động từ chỉ hành động tạo ra đối thể (viết, vẽ, đào, đắp, nặn, đào tạo, sáng tác, soạn thảo, xây, xây dựng…). (52) Nó vẽ bức tranh này. + Tác thể - kẻ hủy diệt hoặc làm biến dạng sự vật nêu ở đối thể (53) Chúng đốt cháy hàng trăm tấn lúa gạo. + Tác thể kẻ ban phát (kẻ chuyển giao sở hữu vật nêu ở đối thể) Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động ban phát (cho, biếu, nhường, gửi, trao, tặng..). (57) Cụ lớn bà cho chị năm đồng một tháng. + Tác thể - kẻ thu nhận vật nêu ở đối thể Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động thu nhận (nhận. mượn, cướp, giật, thu, tịch thu, vay..). (59) Tôi mượn chiếc xuồng của bà con Xẻo Đước. + Tác thể - kẻ thực hiện hành động cầu khiến 12 Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động cầu khiến (bắt, cấm, mời, nhờ, khuyên, rủ, sai, yêu cầu …). (61) Bà chủ sai con đi gánh nước. + Tác thể - kẻ hành động chuyển dời đối thể Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ chỉ hành động chuyển dời đối thể (đặt, giắt, giúi, ném, quăng, tra, trút, xâu, xỏ…). (65) Trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng. + Tác thể - kẻ hành động tạo ra sự hòa hợp, nối kết giữa các đối thể. Kiểu tác thể này đặc trưng cho các động từ hòa kết hai đối thể (hòa, trộn, gắn, gắn bó, ghép, gán ghép, kết nối …) (68) Tôi đã gắn bó cả cuộc đời với mảnh đất này. 2) Kẻ mang tư thế Kẻ mang tư thế đặc trưng cho các động từ chỉ sự tình tư thế (positions) mà tiêu biểu là: đứng, ngồi, nằm, thức, ngủ… (72) Nam đứng giữa sân trường. 3) Kẻ mang trạng thái Kẻ mang trạng thái đặc trưng cho các động từ chỉ sự tình trạng thái (states) với hai nét nghĩa chính là - động và - chủ ý. Các động từ này có số lượng không lớn lắm. Tiêu biểu cho động từ trạng thái là động từ còn (trong ý nghĩa tồn tại). Cũng thuộc nhóm động từ trạng thái là một số động từ vốn chỉ hành động nhưng được chuyển sang ý nghĩa trạng thái (như là kết quả của hành động: treo, đóng, mở, khóa). (77) Tiền còn. 4) Kẻ trải qua quá trình Kẻ trải qua quá trình (processer) là kiểu chủ thể đặc trưng cho hạt nhân là các động từ chỉ sự tình quá trình (processes). (83) Nó ngã. 2.2.2.3. Các kiểu chủ thể xét theo ý nghĩa tự thân (nghĩa từ vựng) a. Chủ thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể + người (97) Liên đi vào núi Hột. b. Chủ thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể - người Với nghĩa từ vựng không chỉ con người, chủ thể - người có thể có ý nghĩa từ vựng chỉ động vật, thực vật, hiện tượng thuộc về tự nhiên (thiên nhiên, thời tiết), vật thể nhân tạo (phương tiện giao thông, vũ khí, đồ vật) … 13 (105) Chó sủa rộ. c. Chủ thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể thuộc phạm trù tinh thần (120) Những đêm tình mùa xuân đã tới. 2.3. Đặc điểm của đối thể 2.3.1. Đặc điểm chung của đối thể 2.3.1.1. Đặc điểm về nội dung Sự xuất hiện của đối thể là do nghĩa của động từ - hạt nhân đòi hỏi. Ý nghĩa của đối thể luôn phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ - hạt nhân. Cũng như chủ thể, đối thể là tham thể cơ sở, tức là có tính bắt buộc trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Ý nghĩa chung đặc trưng cho đối thể là chỉ người hay vật chịu tác động của hành động nêu ở hạt nhân ngữ nghĩa. 2.3.1.2. Đặc điểm về hình thức a) Dạng cơ bản của đối thể Ở dạng cơ bản, đối thể được biểu hiện bằng thể từ (danh từ, cụm danh từ, đại từ) chiếm vị trí sau hạt nhân là động từ - thực từ có tính ngoại động và tính tác động (ăn, đọc, viết, đánh, đập, đốt, phá, trao, tặng, mời, khuyên, ném, đặt, hòa trộn, ghép…). Ví dụ: "Nam đọc sách.", "Nam viết thư.", "Bộ đội đánh giặc.". b) Dạng không cơ bản của đối thể Ở dạng không cơ bản, đối thể có vị trí trước hạt nhân ngữ nghĩa nhờ phép cải biến vị trí của bổ ngữ - đối thể và nhờ phép cải biến bị động. 2.3.2. Các diện đối lập cơ bản trong phạm trù đối thể 2.3.2.1. Nguyên tắc phân loại Vì ý nghĩa quan hệ của đối thể luôn bị quy định bởi ý nghĩa của hạt nhân nên để xác định, miêu tả các kiểu đối thể xét trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa, về nguyên tắc, cần dựa vào ý nghĩa của vị từ hạt nhân. Trong một số trường hợp, cần tính đến cả mối quan hệ giữa đối thể với chủ thể và các tham thể ngữ nghĩa cơ cở khác có thể có bên hạt nhân. 2.3.2.2. Các kiểu đối thể xét theo ý nghĩa quan hệ 1) Đối thể - vật được ra bởi hành động tạo tác (tạo thể) Tạo thể đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động tạo tác (đào, đắp, nặn, viết, vẽ, xây, sáng tác, soạn thảo... ) (133) Họ đào mương. 2) Đối thể - vật bị hủy diệt 14 Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động hủy diệt (đốt, phá, thiêu, hủy, giết, tiêu diệt, phá hủy, xóa bỏ... ). (139a) Chiều, Tính giết sạch một tổ kiến dưới gốc sung. 3) Đối thể - vật bị biến đổi về trạng thái, tính chất Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động tác động làm biến đối trạng thái, tính chất của đối thể (cắn, cắt, chặt, cày, cuốc, cưa, lau, đập, san, xé .. ). (141a) Cô Diệu xé áo Hếnh. 4) Đối thể - kẻ được bình xét, đánh giá Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động bình xét, đánh giá về đối thể (bầu, chọn, cử, coi, gọi, suy tôn... ). (142) Ông ta coi tiền như phạm nhân. 5) Đối thể - vật được chuyển giao sở hữu Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động ban phát (cho, cung cấp, biếu, nhường, gửi, phát, trao, tặng... ) và thu nhận (mượn, lấy, nhận, cướp, giật, tịch thu, vay…) (147) Cha tôi cho mỗi người trong nhà 4m vải lính. 6) Đối thể cầu khiến Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động cầu khiến (bắt, bảo, cấm, mời, khuyên, rủ, yêu cầu, ra lệnh, sai... ). (152) Bà Phán mời tất cả anh em ăn bữa cơm chiều. 7) Đối thể - vật bị dời chuyển vị trí Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động làm chuyển dời vật trong không gian (ném, quăng, đặt, treo, tra, trút, xâu, xỏ... ). (156) Mấy đứa trẻ tinh nghịch ném đất về phía chúng tôi. 8) Đối thể - vật được kết nối, hòa trộn Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động hòa trộn hoặc kết nối hai sự vật (hòa, trộn, nhào, ghép, gán ghép, kết nối, gắn bó...). (161) Nó hòa muối với nước. 9) Đối thể - vật so sánh, đối chiếu Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động so sánh, đối chiếu (đối chiếu, so sánh, đối lập, đánh đồng... ). 15 (163) Bài viết đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh. 10) Đối thể đối - phạm vi của hoạt động nhận thức Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động nhận thức về sự vật, hiện tượng (bàn, bàn bạc, bình phẩm, nghiên cứu, thảo luận, trao đổi, tìm hiểu... ). (165) Cuộc họp thảo luận về vấn đề môi trường. 11) Đối thể - hướng đích của hành động Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hoạt động có tính tâm lí (quan tâm, chú ý, lưu ý, lưu tâm, để ý…). (168a) Hắn có vẻ không chú ý đến câu chuyện lắm. 12) Đối thể - vật được thụ cảm Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động thụ cảm (nghe, nhìn, xem,... ). (170) Hắn nhìn mặt chị Dậu. 13) Đối thể của hành động điều khiển bằng trí não Kiểu đối thể này đặc trưng cho hạt nhân là động từ chỉ hành động điều khiển của chủ thể hướng tới đối thể là bộ phận bất khả li (lắc, gật, nhắm, nháy, chớp, trừng, há, nghển, kiễng... ). (174) Anh Ba Hoành trừng mắt lên. 2.3.2.2. Các kiểu đối thể xét theo ý nghĩa tự thân (ý nghĩa từ vựng) a. Đối thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể + người (bộ phận bất khả li của con người) (177) Tính hỏi ông Điện. b. Đối thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể - người (183) Tôi cầm con ve trên tay. c. Đối thể có ý nghĩa từ vựng chỉ thực thể thuộc phạm trù tinh thần (194) Và anh chợt hiểu cái dè dặt, ý tứ của Lựu hôm đầu. 2.4. Khung vị từ với hai tham thể chủ thể đối thể 2.4.1. Vài nét về khái niệm khung vị từ Trong luận án này, tiếp thu (có điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa cách hiểu khung vị từ của S.C. Dik), chúng tôi xác định: khung vị từ là mô hình cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu tiếng Việt bao gồm vị từ hạt nhân (là thực từ) và các tham thể ngữ nghĩa cơ sở do hạt nhân ngữ nghĩa quy định. 2.4.2. Một số khung vị từ phổ biến với hai tham thể chủ thể, đối thể 16 Hai tham thể chủ thể, đối thể có thể xuất hiện trong khung vị từ với hạt nhân là vị từ hành động, vị từ tư thế, vị từ trạng thái, vị từ quá trình. 2.5. Sự tương ứng giữa chủ thể, đối thể với chủ ngữ, bổ ngữ 2.5.1. Trường hợp trùng nhau giữa chủ thể, đối thể với chủ ngữ, bổ ngữ (222) Thằng nhỏ để chậu nước vào. 2.5.2. Trường hợp không trùng nhau giữa chủ thể, đối thể với chủ ngữ, bổ ngữ (230a) Ban tổ chức trao tiền thưởng cho đội trưởng. Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CHỦ THỂ, ĐỐI THỂ TRONG CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN CỦA CÂU ĐƠN TIẾNG VIỆT 3.1. Dẫn nhập Bản chất của sự tình được xác định bởi vị từ hạt nhân và vai trò hạt nhân của vị từ quyết định sự có mặt của các tham thể và nội dung sự tình đó. Tuy nhiên, vị từ có thể có nhiều nghĩa hoặc được dùng với những nghĩa chuyển mới. Khi đó, việc xác định nghĩa của vị từ được hiện thực hóa trong cấu trúc vị từ tham thể sẽ được dựa vào bản chất ngữ nghĩa của các tham thể. Sự thay đổi về đặc trưng từ vựng - ngữ pháp của vị từ là sự thay đổi nội tại của vị từ và điều đó kéo theo sự xuất hiện các tham thể khác nhau do vị từ chi phối. Trái lại, bản chất ngữ nghĩa của các tham thể cũng có vai trò không nhỏ đối với việc xác định sự tình và khi miêu tả, phân loại sự tình không thể không tính đến đặc trưng ngữ nghĩa của các tham thể. 3.2. Vai trò cụ thể hóa nghĩa phái sinh cho vị từ hạt nhân 3.2.1. Vai trò cụ thể hóa một nghĩa phái sinh cho vị từ hạt nhân Các vị từ được cụ thể hóa thêm một nghĩa phái sinh nhờ vai trò của tham thể chủ thể, đối thể như: áp, ấn, bắn, bới, bơm, cán, cày, căng, co, cuốn, cướp, chùi, đắp, gầm, giằng, hắt, hòa, hú, húc, in, khêu, lái, lấp, moi, mút, nếm, nhắm, ngoi, nghiến, phóng, reo, sà, sang, siết, tạc, táp, tiến, tuốt, thòng, trao, trồng, úp, xộc, …. Sự tình có vị từ hạt nhân áp: (247) Một cô gái chừng hai mươi tuổi áp tay vào má. (248) Khu tập thể áp mặt đường lớn. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan