Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người...

Tài liệu Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người

.PDF
98
198
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THANH VÂN CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THANH VÂN CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Chuyên ngành : Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung Hà nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thanh Vân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ 1 MỤC LỤC .................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 6 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................ 7 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 6. Những điểm mới của luận văn ...................................................................... 8 7. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 9 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 9 Chương I – SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI ...................................................................................................... 11 1.1 Lịch sử ra đời và các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiến pháp .............. 11 1.1.1. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiến pháp ............................................... 11 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiến pháp .................................... 16 1.2. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người ................... 24 1.2.1. Khái quát chung về quyền con người .................................................... 24 1.2.2. Bảo vệ quyền con người là yêu cầu của chủ nghĩa Hiến pháp và nội dung của nó ................................................................................................ 32 Chương 2 – CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM ................................................... 36 2.1. Sự hình thành chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam ...................................... 36 2.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam trước khi Hiến pháp 1946 ra đời ................................................................................................. 36 2.1.2. Chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam từ sau hiến pháp 1946 đến nay ....... 41 2.2. Chủ nghĩa Hiến pháp trong vấn đề bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. .................................................................................................................... 48 2.2.1. Quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và quan điểm của nhà nước Việt Nam về quyền con người .......................................................... 48 2.2.2. Tinh thần của chủ nghĩa hiến pháp đối với vấn đề bảo về quyền con người ở Việt Nam hiện nay ........................................................................ 58 2.3. Những đặc điểm của chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người hiện nay. ......................................................................... 64 2.4. Nhận xét chung về việc xây dựng chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay ............................... 68 Chương 3 – CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI .................................................................................................................... 71 3.1. Sự cần thiết cũng như những yêu cầu của việc vận dụng chủ nghĩa hiến pháp phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội ở Việt Nam. ....................... 71 3.2. Một số các giải pháp để tăng cường chủ nghĩa Hiến pháp ở Việt Nam để bảo vệ quyền con người ............................................................................. 74 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần bảo vệ nhân quyền của Hiến pháp 2013 .......................................................................................... 74 3.2.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quyền con người ............................................................................... 85 3.2.3. Xây dựng cơ chế bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam ............................ 87 KẾT LUẬN ............................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 94 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trước sự xâm lược của người pháp, đánh đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới. Nhà nước dân chủ ra đời và phát triển mạnh ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành những thắng lợi to lớn để giữ vững độc lập, chủ quyền và thống nhất nhất đất nước. Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa với nhiều mục tiêu: mở rộng hội nhập, mở rộng tính dân chủ, nhân quyền, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đưa đất nước ta trở thành một quốc gia phát triển, công bằng, dân chủ và văn minh. Quyền con người là một vấn đề lớn đối với cả thế giới hiện nay. Mọi quốc gia dân chủ đều đặt mục tiêu bảo vệ quyền con người lên hàng đầu. Quyền con người là những quyền tự nhiên, sinh ra là con người thì phải được hưởng và các nhà nước đều phải thừa nhận quyền tự nhiên này của con người và phải thể chế hóa pháp luật để các quyền đó được thực thi. Bảo vệ quyền con người cũng chính là tinh thần của Đảng và nhà nước Việt Nam. Cụ thể, mục tiêu của Đảng và nhà nước hướng tới chính là xây dựng nhà nước công bằng, dân chủ, văn minh để bảo vệ quyền con người. Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định tư tưởng của Đảng và nhà nước về một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, quyền lực thuộc về nhân dân. Có thể nói mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền con người là những mục tiêu cơ bản của nhà nước Việt Nam hiện nay. Để xây dựng được nhà nước pháp quyền, thì một trong những yêu cầu hàng đầu đặt ra là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và là cơ sở cao 4 nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng chung. Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp nằm ở vị trí tối thượng. Hiến pháp được coi là văn bản gốc là cơ sở nền tảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật ở các quốc gia. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở để xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội; Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Tổ chức bộ máy nhà nước. Thông qua các quy định thể chế trong hiến pháp, các quyền hợp pháp của con người của công dân được bảo. Theo học thuyết xuất hiện từ quốc quốc gia phương tây, khái niệm chủ nghĩa hiến pháp được hiểu là một xã hội có Hiến pháp và Hiến pháp đó nằm ở vị trí thượng tôn, là cơ sở để mọi cơ quan chính quyền nhất nhất tuân thủ. Những quy định trong hiến pháp gắn liền với việc định rõ nhiệm vụ quyền hạn của tất cả các cơ quan, cán bộ trong bộ máy nhà nước, từ đó dẫn đến hạn chế quyền lực của các cơ quan công quyền, đẩy lùi sự lạm quyền, chuyên quyền. Tư tưởng về chủ nghĩa hiến pháp tương đồng với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền và nền pháp chế ở Việt Nam. Và mục đích cơ bản của chủ nghĩa hiến pháp cũng là bảo vệ các quyền con người. Trong giai đoạn hiện nay, việc hội nhập quốc tế dẫn đến yêu cầu Việt Nam phải là một quốc gia dân chủ rộng rãi, hội nhập và phát triển. Pháp luật Việt Nam phải có sự phù hợp chung với pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, nghiên cứu vận dụng những giá trị của thế giới vào Việt Nam một cách phù hợp với tình hình xã hội là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra. Chính vì vậy, luận văn “chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người” được lựa chọn nghiên cứu với mong muốn chỉ ra những đặc điểm, cũng như những ưu điểm của chủ nghĩa hiến pháp ở phương Tây, nghiên cứu sự tồn tại của chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam hiện nay qua đó đánh giá những ưu điểm của chủ nghĩa hiến pháp, những mặt tích cực phù hợp của chủ nghĩa hiến 5 pháp đối với nhà nước Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp, kiến nghị để tiếp thu vận dụng những mặt ưu điểm của chủ nghĩa hiến pháp vào Việt Nam nhằm tăng cường hoạt động bảo vệ quyền con người cũng như góp phần vào nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chủ nghĩa hiến pháp là một vấn đề mới ở nước ta. Hiện nay, chưa có pháp luật của nhà nước quy định về vấn đề chủ nghĩa hiến pháp. Đây là các giá trị pháp luật từ phương Tây du nhập vào Việt Nam cho nên không có nhiều tác phẩm về vấn đề này. Quyền con người là một trong những vấn đề cơ bản được thể chế hóa trong Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tuy nhiên chưa có tác phẩm nào đi sâu vào làm rõ sự tương tác giữa hai vấn đề này ở Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người không nhiều, chủ yếu được nêu ra trên sách báo, tạp chí (Tạp chí dân chủ và pháp luật, tạp chí luật học, tạp chí Toà án nhân dân), tuy nhiên các bài viết trên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thảo luận chung mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề áp dụng để đảm bảo giá trị của chủ nghĩa hiến pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt nam hiện nay nhằm đảm bảo phát huy các giá trị về quyền con người Trong các tài liệu giảng dạy, và sách chuyên khảo có một số tác phẩm cơ bản như “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” của nhiều tác giả do Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn; “Hạn chế quyền lực nhà nước” của GS.TSKH Nguyễn Đăng Dung v.v.. Tuy nhiên đây là các tác phẩm phục vụ việc giảng dạy, đi vào phân tích các vấn đề đa chiều về chủ nghĩa hiến pháp, chưa tập trung vào giải quyết vấn đề chủ nghĩa hiến pháp trong bảo vệ quyền 6 con người ở nước ta. Bên cạnh đó một số đề tài nghiên cứu khoa học trước đó ở bậc thạc sỹ liên quan đến vấn đề chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề quyền con người như “Xây dựng các cơ chế nhà nước bảo vệ hiến pháp ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trịnh Phương Thảo; v.v... Nhưng các đề tài đó hoặc tập trung nghiên cứu về vấn đề quyền con người, hoặc nghiên cứu về sự hạn chế quyền lực nhà nước, về nhà nước pháp quyền chứ chưa có luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người. Với tình hình nghiên cứu trên có thể khẳng định đề tài “Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người” là đề tài nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá về tinh thần chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam cũng như vấn đề bảo vệ quyền con người trên tinh thần chủ nghĩa hiến pháp, luận văn góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm của chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề quyền con người, thực trạng chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam hiện với mục đích chỉ ra những cơ sở lý luận, đồng thời đưa ra một số ý kiến đánh giá và đóng góp xây dựng và đưa ra một số giải pháp mới. 3.2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận về chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái niệm, đặc điểm của chủ nghĩa hiến pháp; khái niệm, đặc 7 điểm về quyền con người; vai trò của chủ nghĩa hiến pháp đối với quyền con người, những quy định của Hiến pháp Việt Nam về quyền con người, các giá trị của chủ nghĩa hiến pháp trong hiến pháp Việt Nam cũng như thực trạng chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam. Thông qua đó, luận văn có thể đưa ra những giải pháp, đóng góp khoa học để sử dụng những giá trị tinh hoa của chủ nghĩa hiến pháp vào đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: chủ nghĩa hiến pháp, vấn đề quyền con người, và thực trạng chủ nghĩa pháp ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu. Qua đó tôi nghiên cứu rút ra những đánh giá, kết luận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp để áp dụng các giá trị của chủ nghĩa hiến pháp vào Việt Nam hiện nay để bảo vệ quyền con người. 6. Những điểm mới của luận văn Đề tài chúng tôi chọn là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu về sự vận dụng của chủ nghĩa hiến pháp vào Việt Nam nhằm đề cao vấn đề bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Luận văn sẽ đưa ra được những điểm mới sau đây: - Phân tích được các giá trị của chủ nghĩa hiến pháp đối với quyền con người ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra những đặc điểm của chủ nghĩa hiến pháp và sự phù hợp đối đặc thù nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8 - Đưa ra được những kiến nghị, giải pháp để sử dụng các giá trị tinh hoa của chủ nghĩa hiến pháp vào đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao hoạt động bảo vệ quyền con người. 7. Cơ sở khoa học của đề tài 7.1. Cơ sở lý luận Phương pháp luận và phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 7.2. Cơ sở thực tiễn Thực trạng Hiến pháp Việt Nam hiện hành. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn sẽ được thực hiện với một khối lượng phù hợp với yêu cầu trên cơ sở mục đích, phạm vi, nhiệm vụ và mức độ nghiên cứu của vấn đề. Trên cơ sở yêu cầu trên, luận văn được chia làm 3 phần gồm lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. - Phần mở đầu là lập luận về sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và các luận điểm mang tính chất đặt vấn đề. - Phần nội dung đi sâu vào phân tích những vấn đề nghiên cứu chính của đề tài đồng thời đưa ra bình luận và giải pháp. - Phần kết luận tổng kết những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn vấn đề mà đề tài nêu ra. * Cụ thể luật văn sẽ có kết cấu như sau: Chương 1: Sự ra đời của chủ nghĩa hiến pháp và mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người Chương 2: Thực tiễn chủ nghĩa Hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con 9 người ở Việt Nam Chương 3: Các giải pháp vận dụng chủ nghĩa hiến pháp ở Việt Nam hiện nay để bảo vệ quyền con người 10 Chương I – SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA HIẾN PHÁP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1 Lịch sử ra đời và các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiến pháp 1.1.1. Lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiến pháp Sự ra đời của chủ nghĩa Hiến pháp gắn liền với sự phát triển của Hiến pháp ở mỗi nhà nước nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới. Hiến pháp ra đời muộn hơn các ngành luật khác. Trên thức tế, Hiến pháp không ra đời được ở các nhà nước chiếm hữu nô lệ hoặc phong kiến, ở đó quyền lực của các vị vua hay nữ hoàng là tối cao, cao hơn mọi thứ pháp luật khác. Cho nên khi nhà nước dân chủ (bao gồm dân chủ tư bản chủ nghĩa và dân chủ xã hội chủ nghĩa) ra đời thì đồng thời Hiến pháp cũng ra đời. Hiến pháp ra đời được coi như một giao kết cơ bản giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội về việc phân chia quyền lực trong nhà nước. Thông qua Hiến pháp, người dân trong xã hội sẽ có những quyền cơ bản nhất định để bảo vệ mình qua đó hạn chế được các quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Ở chiều ngược lại, hiến pháp cũng quy định rõ về địa vị, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ đó hạn chế sự lạm quyền, vượt quyền của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp quy định thể chế nhà nước, mục tiêu của hiến pháp là bảo vệ quyền con người, đem lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nhưng với tư cách là công cụ duy nhất để gìn giữ trật tự công cộng, Hiến pháp không tránh khỏi sự chuyên chế? Vậy làm cách nào để không sa vào việc lạm dụng quyền lực nhà nước mà vẫn đảm bảo ấn định đủ quyền lực cho người cầm quyền? Giải pháp này chính là thuyết Hiến pháp trị hay còn gọi là chủ nghĩa Hiến pháp. 11 Các lý thuyết chính trị tiến bộ hiện đại đã thể hiện trên thực tế qua quá trình đấu tranh cho chủ nghĩa hiến pháp. Thắng lợi sớm nhất và vẻ vang nhất là thắng lợi đạt được tại nước Anh. Giai cấp thương nhân ngày càng lớn mạnh, trước kia ủng hộ chế độ quân chủ Todor 13 trong thế kỷ 16, đã lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng trong thế kỷ 17 và được quyền thiết lập tối cao của Quốc hội và sau đó là quyền tối cao của Hạ nghị viên. Đặc điểm của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại không xuất phát từ cuộc đấu tranh đó, không phải là việc đòi hỏi nhà vua cũng phải tuân theo pháp luật. Tuy quan điểm này là một đặc tính cốt yếu của chủ nghĩa hợp hiến nhưng thực ra nó đã được hình thành rõ rệt từ thời kỳ trung cổ. Điểm độc đáo của chế độ này là việc thiết lập các phương tiện kiểm soát chính trị hữu hiệu để thi hành chế độ chính trị. Chủ nghĩa hiến pháp hiện đại được khai sinh với đòi hỏi là đại diện chính quyền phải lệ thuộc vào nhân dân. Hơn thế nữa, chủ nghĩa hiến pháp hiện đại liên quan mật thiết với kinh tế và chủ thể của nguồn tài chính, tức là người đóng thuế để nuôi chính quyền phải được hiện diện trong chính quyền đó. Nguyên tắc nguồn cung cấp kinh tế phải gắn liền với việc sửa sai các điều khiếu nại là điều cốt yếu trong chủ nghĩa hợp hiến hiện đại. Sự suy giảm nguồn thu của vua trong chế độ phong kiến, sự gia tăng tinh thần đoàn kết dân tộc – thay vì là sự thần phục có tính chất tương trưng đối với nhà vua và triều đình – đã khiến cho việc giới hạn quyền lực nhà vua trở thành hiện thực và hiện hữu. Tuy nhiên, như ta đã thấy qua các điều khoản của đạo luật về quyền năm 1689 (Bill of Right, 1689), cuộc cách mạng ở Anh đã được diễn ra không chỉ bảo vệ quyền sở hữu tài sản mà còn thiết lập các quyền tự do mà những người tiến bộ cho là có giá trị tinh thần thiết yếu cho phẩm cách và giá trị con người. Có thể nói, chủ nghĩa hiến pháp ra đời là kết quả của một sự đấu tranh lâu dài. Cuộc cách mạng tại nước Anh có thể coi là thắng lợi đầu tiên, đã 12 được diễn ra không chỉ để bảo vệ quyền sở hữu tài sản, mà còn thiết lập các quyền tự do mà những người tiến bộ cho là có giá trị tinh thân thiết yếu cho phẩm cách của con người. “Các quyền con người” được nêu ra trong đạo luật về quyền của nước Anh dần được phát triển phổ biến ra ngoài biên giới, nhất là trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp năm 1789. Thế kỷ 18, chủ nghĩa hợp hiến xuất hiện tại Mỹ và Pháp và sau đó đến thế kỷ 19 thì lan tới Đức, Ý, các nước Tây Âu. Trật tự chủ nghĩa hiến pháp của xã hội Mỹ đặt cơ sở trên sự ưng thuận của mọi người có lương trị, nam cũng như nữ. Sự ưng thuận này được biểu hiện bởi một khế ước xã hội ấn định việc ủy thác để thực hiện một mục đích có giới hạn. Các lý thuyết về “khế ước xã hội” được thịnh hành nhiều nhất từ thế kỷ 17 và 18 tại Châu Âu, thường gắn liền với tên tuổi của các triết gia người anh như Thomas Hobbes và John Locke, và triết gia người Pháp Jean Jacques Rousseau. Các nhà tư tưởng này cho rằng, vì lợi ích riêng của mình và vì lẽ phải, cá nhân có những nghĩa vụ chính trị đối lập tập thể. Các nhà tư tưởng đó nhận thức được các ưu điểm của một xã hội dân sự trong đó đòi hỏi các cá nhân vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ, so với các khuyết điểm của một “nhà nước tự nhiên” là tình trạng giả định trong đó không có một thẩm quyền nào cai trị cả. Ý tưởng “khế ước xã hội” phản ánh nhận thức của một tập thế sinh động – chứ không phải là một chính quyền – phải được thành lập thì mới có được một chính thể tự do trong đó con người mới được bảo vệ và chống lại sự tấn công của các ý tưởng mê muội gây ra sự hỗn loạn, nạn chuyên chế và tình trạng nổi loạn chống lại trật tự hợp lý của con người. Trong luận cương liên bang số 2, John Jay nhận xét rằng, cá nhân phải nhường một số quyền tự nhiên của họ cho xã hội thì chính quyền mới có quyền lực cần thiết để hành động nhằm bảo vệ lợi ích chung. Do đó, sự tham gia của công dân vào một nên dân chủ theo Hiến pháp cũng đòi hỏi người công dân phải có trách nhiệm 13 tôn trọng luật và các quyết định của tập thể trong các quyết định công cộng, ngay cả khi cá nhân hoàn toàn không đồng ý với các đạo luật và quyết định đó. Những đối tượng vô chính phủ, tự coi mình là thần thánh, những kẻ có khuynh hướng độc tài, toàn quyền thao túng pháp luật cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Hobbles, Locke và các bậc khai sáng nước Mỹ cũng ảnh hưởng công việc đó. Đó là điều kiện cốt yếu của một xã hội dân sự, không có nó thì xã hội không thể tồn tại. Các luật lệ và chính sách của một chính quyền theo hiến pháp không những chỉ có tầm mức giới hạn và căn cứ vào sự thỏa thuận mà còn phải có nhiệm vụ phục vụ cho sự an sinh của mọi người trong xã hội và còn cho từng cá nhân trong xã hội đó. Các chính khách Mỹ - từ những nhà cách mạng đến những người soạn hiến pháp đều coi đó là di sản của lịch sử Hoa Kỳ. Di sản đó bắt đầu xuất hiện từ tuyên ngôn độc lập 1976, qua các điều khoản của liên bang (1781) tới khi kết thúc cuộc chiến tranh cách mạng (1787) Revolutionary War (1783), lúc hình thành hiến pháp 1787 và việc phê chuẩn bộ luật về quyền (1791) (Bill off Right) (1791). Các cuộc đấu tranh cho tự do và chế độ hiến pháp tại Mỹ thể hiện ở các điểm: - Chủ quyền thuộc về nhân dân, trong phần dẫn Hiến pháp của nước Mỹ khẳng định: “Chúng tôi Nhân dân… quy định và lập ra Hiến pháp này”, điều đó khẳng định, nhà nước Hoa Kỳ do nhân dân làm chủ. Các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã soạn thảo và đệ trình cho nhân dân phê chuẩn một văn kiện dùng để cai trị, dựa trên quan niệm là chính quyền chính trị tối cao phải thuộc về nhân dân. Chế độ pháp trị. - Chế độ pháp trị là chế độ cơ bản trong nhà nước Mỹ. Các nhà lập quốc Mỹ tin rằng chế độ pháp trị là dòng máu nuôi sống trật tự xã hội Mỹ với các quyền tự do, cơ bản của con người. Cai trị theo pháp luật bao hàm ý phải 14 hướng tới một nền công lý và pháp luật ở mức cao hơn ở mức bình thường của con người hay pháp luật mà các nhà chính trị gia nhất thời ban hành. Khi không cho cả cá nhân lẫn nhà nước vượt qua luật tối cao của đất nước, các nhà lập pháp tạo ra được lớp chắn bảo vệ cho quyền và tự do cá nhân. - Phân chia quyền lực và hệ thống kiểm soát cân bằng: Bằng cách chia việc cai trị thành ba quyền lập pháp – hành pháp và tư pháp, các nhà soạn thảo Hiến pháp Mỹ muốn giữ cho các quyền lực cơ bản không bị độc quyền. - Thể chế liên bang: Theo Hiến pháp Mỹ, quyền lực trong nhà nước được chia sẻ giữa một bên là chính quyền toàn quốc và nhiều chính quyền tiểu bang. Chính quyền toàn quốc có quyền tối cao trong một số lĩnh vực nhưng tiểu bang không chỉ thuần túy là các đơn vị hành chính của chính quyền trung ương. Quyền của các bang được bảo vệ bằng nhiều cách khác nhau. - Công cuộc đấu tranh cho quyền cá nhân: Trong soạn thảo Hiến pháp 1787, quyền cá nhân chưa được đề cập nhiều. Năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Mỹ đã chấp thuận 10 tu chính đầu tiên của Hiến pháp. Năm 1791, Bộ luật về quyền, gồm 10 điều tu chính này đã được đủ số tiểu bang phê chuẩn. Bộ luật về quyền giới hạn khả năng chính quyền xâm phạm vào các quyền tự do các nhân. Kiềm chế khả năng nhà nước xâm phạm quyền tự do của công dân là đề tài của các tu chính án số 13 (1865), 14 (1868), 15 (1870), được mệnh danh là các tu chính án kiến thiết. Những phát triển đó, đi kèm theo các phong trào phản đối và bất tuân theo pháp luật của quần chúng, phản ánh những thay đổi và cảm nhận của con người và tập tục xã hội hoa kỳ trong 200 năm qua. Bản hiến pháp năm 1787 tại Hoa Kỳ là một cơ sở quan trọng của việc xuất hiện chủ nghĩa Hiến pháp tại Hòa Kỳ và có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Sau đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hiến pháp của quốc gia 15 mình, và kèm theo đó là chủ nghĩa Hiến pháp ra đời trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sau hai cuộc thể chiến thế giới kết thúc, tiếp theo là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã tạo nên tật tự thế giới như hiện nay. Tư tưởng chủ nghĩa hiến pháp ngày càng phát triển và lan rộng là cơ sở cho việc đảm bảo xã hội dân chủ, hạn chế quyền lực nhà nước thông qua đó bảo vệ quyền con người. 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiến pháp Mặc dù chủ nghĩa Hiến pháp đã hình thành tương đối lâu ở các nước phát triển, tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ và phát triển hầu hết ở các quốc gia trên thế giới tuy nhiên để đưa ra một khái niệm chung nhất, rõ ràng nhất về chủ nghĩa hiến pháp thì hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể được thừa nhận rộng rãi về chủ nghĩa Hiến pháp. Chủ nghĩa Hiến pháp trong từ gốc tiếng anh là Constitutionalims, có thể dịch là chủ nghĩa hợp hiến hoặc chủ nghĩa Hiến pháp. Trong nhiều tài liệu khác nhau, có thể có cách sử dụng thuật ngữ khác nhau về quan điểm của các tác giả. Khi dịch sang nghĩa tiếng Việt, mặc dù cách sử dụng giữa chủ nghĩa Hiến pháp và chủ nghĩa hợp hiến có những nét khác nhau, tuy nhiên về mặt bản chất có thể đồng nhất các khái niệm này và gọi thống nhất là chủ nghĩa Hiến pháp. Có nhiều quan điểm khác nhau về chủ nghĩa Hiến pháp: Giovanni Sartoro định nghĩa về chủ nghĩa Hiến pháp được hiểu cấu tạo bởi những yếu tố: phải có một hệ thống pháp luật tối cao có sự giám sát pháp lý; có cơ quan tư pháp độc lập bao gồm các thẩm phán độc lập chuyên về lý luận lập pháp; có thủ tục liên kết để tạo thiếp lập phương pháp tạo luật và được xem như cái phanh hãm hiệu quả trong việc hình thành luật pháp bằng lý trí. [26] 16 Trong từ điển Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ của Jay M. Shafritz định nghĩa: “Chủ nghĩa Hiến pháp là sự phát triển của tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Trong khi lý luận cổ điển về hiến pháp thường phải quay về với những tư tưởng của Aristotle, thì lý luận của Hiến pháp hiện đại lại xuất hiện từ những tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ XVII. Những biểu hiện đặc trưng của Hiến Pháp là khái niệm về Chính Phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối hậu của nó luôn phải tuân thủ lợi ích của người cai trị. [16] Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về chủ nghĩa Hiến Pháp. Trong từ điển Bách Khoa của Việt Nam có đưa ra khái niệm chủ nghĩa là học thuyết hay hệ thống lý luận về chính trị, triết học kinh tế, văn hóa, nghệ thuật thể hiện bằng quan điểm, quan niệm, lập trường, khuynh hướng, phương pháp luận, phương pháp sáng tác… do một người hoặc một tập thể các nhóm người đề xướng [15], Trên cơ sở đó có thể hiểu: Chủ nghĩa hiến pháp là một học thuyết, một hệ thống lý luận về một chế độ, tổ chức nhà nước có những đặc điểm: Thứ nhất, Hiến pháp và pháp luật có tính tối cao. Pháp luật là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai. Mọi đường lối, chính sách đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật. Nghĩa là mọi hoạt động của tổ chức nhà nước đều phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, như phân cấp, phân quyền. Trong xã hội tồn tại nhiều những quy phạm điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, Pháp luật là công cụ hàng đầu để điều chỉnh hành vi con người. Thông qua hệ thống pháp luật, nhất là Hiến pháp, hành vi của con người được diều chỉnh theo một mẫu chung, thông nhất và được đảm bảo bằng các chế tài, chính vì vậy đảm bảo được thực hiện trong đời sống cũng như sự tuân thủ. Đối với nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp, người quản lý nhà nước chỉ là người được trao quyền, thực hiện quyền trên cơ sở của pháp luật chứ không được lạm dụng pháp luật là công cụ riêng. Bản chất 17 họ cũng chỉ là người tuân thủ và thực hiện pháp luật trong xã hội. Khác với pháp luật trong nhà nước pháp trị, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải có mục tiêu bảo vệ con người. Con người được phép làm tất cả những gì mà mình không bị pháp luật cấm. Trong đặc điểm này, cần đảm bảo vị trí tối thượng của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật gốc, là luật cơ bản. Các văn bản luật trong hệ thống phải mang tính chất đồng bộ không được trái với các quy định của Hiến pháp. Thứ hai, Nhà nước bị hạn chế quyền lực. Một đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền là quyền lực của nhà nước bị hạn chế. Sự hạn chế quyền lực của nhà nước như đã phân tích trên được thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trung tâm là hiến pháp. Hạn chế quyền lực nhà nước mục đích để bảo vệ nhân quyền, quyền cá nhân. Một trong những đối tượng điều chỉnh cơ bản của Hiến pháp là chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước. Trên cơ sở chế độ chính trị của Nhà nước sẽ phát sinh tương ứng với bộ máy nhà nước. Hạn chế quyền lực nhà nước ở đây là hạn chế về chế độ chính trị, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật từ trong những cơ quan trong bộ máy nhà nước. Về nguyên tắc, hiến pháp không thể quy định cụ thể từng cơ quan trong bộ máy nhà nước mà chỉ tập trung vào những cơ quan trong bộ máy nhà nước ở trung ương, sự phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở các quốc gia tư bản chủ nghĩa theo chế độ tam quyền phân lập, quyền lực được phân chia rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Còn đối với Việt Nam cũng có sự phân nhiệm giữa các hoạt động nói trên. Chính vì vậy, sự phân chia này dẫn tới việc một cơ quan này sẽ không thể hoạt động lấn sang cơ quan kia. Ở đặc điểm này, sự phân chia quyền lực một cách khoa học và phù hợp sẽ là cơ sở để đảm bảo cho việc hạn chế quyền lực. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan