Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam...

Tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn luận văn thạc sỹ. quản trị kinh doanh 60.34.01.02

.PDF
108
26
110

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Kim Thị Dung NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi. Bắc Ninh, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ánh Hồng i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn”. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Tài chính, khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Kim Thị Dung – Người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ánh Hồng ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2 1.4.1 Phạm vi về nội dung ................................................................................................ 2 1.4.2 Phạm vi không gian ................................................................................................. 3 1.4.3 Phạm vi về thời gian ................................................................................................ 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm liên quan...................................................................................... 4 2.1.2 Vai trò và đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân ............................................. 6 2.1.3 Quy trình cho vay KHCN ........................................................................................ 9 2.1.4 Các hình thức cho vay KHCN ............................................................................... 14 2.1.5. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cho vay KHCN của NHTM .......................... 19 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................. 26 2.2.1 Kinh nghiệm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng trên thế giới ....................................................................................................... 26 2.2.2 Kinh nghiệm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng ở Việt Nam ....................................................................................................... 28 iii 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra về cho vay KHCN đối với Ngân hàng Công Thương – KCN Tiên Sơn ................................................................................ 33 Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 35 3.1 Đặc điểm của ngân hàng tmcp công thương Việt Nam– CN KCN Tiên Sơn .......... 35 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 35 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 36 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................. 36 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 40 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 40 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................... 41 3.2.3 Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích ................................................................... 42 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 46 4.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại VIETINBANK chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn ....................................................................................... 46 4.1.1 Những sản phẩm cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn ......................... 46 4.1.2. Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ................... 49 4.1.3 Quy trình cho vay KHCN ...................................................................................... 51 4.1.4 Kết quả cho vay ..................................................................................................... 55 4.2 Đánh giá cho vay khcn của ngân hàng TMCP công thương – khu công nghiệp Tiên Sơn ..........64 4.2.1 Kết quả đạt được .................................................................................................... 64 4.2.2 Những mặt còn hạn chế ......................................................................................... 67 4.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................... 69 4.3 Giải pháp tăng cường cho vay KHCN tại VIETINBANK KCN Tiên Sơn ............. 74 4.3.1 Định hướng cho vay KHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn đến năm 2020 ........ 74 4.3.2 Giải pháp tăng cường cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn .................. 75 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 90 5.2 Kiến nghị................................................................................................................... 91 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93 Phụ lục .......................................................................................................................... 95 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ANZ Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Việt Nam) ATM Máy rút tiền tự động BIDV Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CVKHCN Cho vay khách hàng cá nhân HSBC Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam) KHCN Khách hàng cá nhân NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại VIETCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIETINBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam VIETINBANK- CN Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn KCN TIÊN SƠN v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình vốn huy động 2013-2015 ............................................................. 37 Bảng 3.2 Dư nợ tín dụng .............................................................................................. 38 Bảng 3.3 Cơ cấu thu dịch vụ theo dòng sản phẩm ....................................................... 39 Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 ............................................ 40 Bảng 4.1 Một số sản phẩm CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn ....................... 47 Bảng 4.2 Sản phẩm CVKHCN của một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..... 48 Bảng 4.3 Lãi suất cho vay KHCN tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 51 Bảng 4.4 Số lượt và số lượng KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn .......................... 55 Bảng 4.5 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân ......................................................... 56 Bảng 4.6 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ......................................... 57 Bảng 4.7 Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm .......................................................... 58 Bảng 4.8 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ....................................... 59 Bảng 4.9 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo tài sản đảm bảo ............................ 60 Bảng 4.10 Dư nợ CVKHCN của một số NHTM trên địa bàn Bắc Ninh ....................... 61 Bảng 4.11 Doanh số và tỷ lệ thu nợ cho vay khách hàng cá nhân ................................. 62 Bảng 4.12 Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân ...................................................... 63 Bảng 4.13 Thu lãi từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ........................................ 64 Bảng 4.14 Ý kiến của KHCN về cơ sở hạ tầng và thái độ phục vụ của cán bộ ................. 66 Bảng 4.15 Ý kiến đánh giá của KHCN về lãi suất vay vốn tại Ngân hàng .................... 67 Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá của KHCN về sản phẩm vay của Ngân hàng ..................... 68 Bảng 4.17 Ý kiến đánh giá của KHCN về mức vốn vay tại Ngân hàng ........................ 72 Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá của KHCN về thủ tục vay vốn, thời gian xử lý vay vốn của Ngân hàng .............................................................................................. 73 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình cho vay KHCN ............................................................................... 10 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới giao dịch của chi nhánh ................................... 36 Sơ đồ 4.1 Sản phẩm CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn .................................... 46 Sơ đồ 4.2 Quy trình cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn .............................. 52 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng Tên đề tài: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tiên Sơn” Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp Mã số: 60.34.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu đề tài: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay KHCN của Ngân hàng thương mại - Phản ánh và đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cho vay KHCN cho Vietinban KCN Tiên Sơn trong những năm tới Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh Kết quả chính và kết luận Thời gian gần đây, những thay đổi tích cực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học công nghệ đã làm thay đổi quan điểm của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với hoạt động ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân. Các NHTM đã chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL). Phát triển hoạt động bán lẻ là một trong 10 mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) đến năm 2020. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn (Vietinbank KCN Tiên Sơn) là chi nhánh cấp I của Vietinbank, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, xã hội và con người, đã có những thành công nhất định trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân (CVKHCN) nói riêng. Trong thời gian tới, Vietinbank KCN Tiên Sơn cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cương hoạt động CVKHCN, phục vụ mục tiêu chiến lược của Vietinbank, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của tỉnh Bắc Ninh. Luận văn “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh khu công nghiệp Tiên Sơn” với mục tiêu khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn (trong khoảng thời gian 2013- 2015), từ viii đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm tăng cường hoạt động CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn trong thời gian tới (định hướng đến 2020 theo định hướng mục tiêu chiến lược của Vietinbank). Luận văn giải quyết được những nội dung chính về lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, luận văn trình bày những cơ sở lý luận chung về hoạt động CVKHCN của NHTM. Để trình bày nội dung này một cách hệ thống, luận văn đã bắt đầu với việc trình bày các khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại, tín dụng, cho vay.., sau đó đi sâu phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động CVKHCN… Đồng thời khảo sát thực tiễn CVKHCN của một số ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng ở Việt Nam để đúc rút kinh nghiệm cho hoạt động CVKHCN ở Vietinbank KCN Tiên Sơn. Thứ hai, luận văn khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn trên cơ sở phân tích các báo cáo tài chính trong giai đoạn 2013-2015 và những vấn đề liên quan như cơ cấu tổ chức, định hướng phát triển… để từ đó đánh giá được những ưu điểm, những mặt còn hạn chế trong hoạt động CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn. Đây chính là những cơ sở để đúc rút và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động CVKHCN – một nội dung quan trọng của luận văn. Thứ ba, luận văn đề đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động CVKHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của Vietinbank đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Bắc Ninh. Các giải pháp đề xuất đối với Vietinbank KCN Tiên Sơn về hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướng đến thị trường và khách hàng nhằm mục đích tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của Vietinbank trong thời gian tới. Song song với việc đề xuất giải pháp, những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đối với Vietinbank đưa ra nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Thi Anh Hong Thesis title: “Personal customer loans at the Vietinbank- Tien Son industrial zone” Major: Business management Code: 60.34.01.02 Educational organization: VietNam National University Agriculture Recently, the positive change of economic life, politics, society and science and technology has changed the view of commercial banks for personal banking activities. The commercial banks have focused more on the development of retail banking activities. Development of retail activity is one of 10 priority objectives of the strategic development Vietinbank until 2020. Vietinbank - Branch Tien Son Industrial Zone is a level 1branch of Vietinbank, activity in Bac Ninh province with the peculiarities of natural conditions, social and human, has made certain achievements in the general banking activities and individual customers in particular. In the future, it is necessary forVietinbank Tien Son Industrial Zone to implement synchronous measures to develop the personal activities, serving the strategic objectives of Vietinbank, also contributing to the economic development and political stability for Bac Ninh province. Thesis "Personal customer loans at the Vietinbank- Tien Son industrial zone" with the aim of surveying the status of Vietinbank personal loan activities of Vietinbank- Tien Son industrial zone (in the period 2013- 2015) , which proposed reasonable solutions to enhance the activity of Vietinbank- Tien Son industrial zone in the near future (until 2020). The main content of the thesis as follows: First, the thesis showed the theoretical basis for the operations of the activities for personal loans. To display this content in a systematic way, essays began with the presentation of the basics of commercial banking, credit, loans .., then drill down analysis concepts, characteristics the role of activities ... also survey experience about personal loans activities of some banks. Second, the thesis survey the situation at Vietinbank Tien Son Industrial Zone on the basis of the analysis of financial statements in the period 2013-2015, and related x matters such as organizational structure, orientation ... so that assessment of the advantages and the limited of personal loans activities at Vietinbank Tien Son Industrial Zone. This is the basis to draw and to propose measures to enhance personal loans activities - an important part of the thesis. Third, the thesis propose measures to enhance personal loans activities at Vietinbank Tien Son Industrial Zone in the near future. The proposed solutions associated with the development strategy of Vietinbank 2020, on the basis of the actual situation and specific conditions in Bac Ninh province. The proposed solutions for Vietinbank Tien Son Industrial Zone is credit policy mechanisms, diversify loan products, building a strong staffs, improving the system of information technology, improving effective credit risk controls, and coordinated solutions to market orientation, and client aims to create a comprehensive development, and sustainability of Vietinbank in the future xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Ở Việt Nam hiện nay, với quy mô dân số trên 80 triệu người, thị trường khách hàng cá nhân là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng để các NHTM khai thác, đặc biệt khi mà nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân càng lớn. Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Không chỉ những NHTMCP Việt Nam lâu nay mặn mà với dịch vụ tín dụng và cho vay cá nhân mà các Ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB... hay các Cty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng, điều này làm cho mức độ cạnh tranh trong khu vực này hiện nay trở nên gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, các NHTM nói chung cũng như NHTMCP Công Thương Việt Nam (VIETINBANK) luôn chú trọng đến việc phát triển hoạt động cho vay với mục đích ổn định và phát triển ngân hàng, mặt khác đảm bảo cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh. Vietinbank đã định hướng hoạt động cho vay KHCN là một trong mười mục tiêu chiến lược phát triển đến năm 2020. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn (VIETINBANK – KCN TIÊN SƠN) luôn bám sát định hướng phát triển của Vietinbank, qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bắc Ninh, nâng cao vị thế, uy tín của Vietinbank. Trong những năm qua, hoạt động cho CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn đã được đầu tư phát triển và đã đạt được những thành quả tốt. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì hoạt động CVKHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn còn tồn tại một số hạn chế cần được bổ sung hoàn thiện để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của 1 hoạt động CVKHCN đối với đời sống kinh tế, chính trị tỉnh Bắc Ninh và đối với chính Vietinbank KCN Tiên Sơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu Công Nghiệp Tiên Sơn” 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn trong những năm tới 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cho vay KHCN của Ngân hàng Thương mại. - Phản ánh và đánh giá thực trạng cho vay KHCN tại Vietinbank – KCN Tiên Sơn trong những năm qua. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cho vay KHCN cho Vietinbank KCN Tiên Sơn trong những năm tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề liên quan đến việc cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về nội dung Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KHCN của NHTM, cụ thể tập trung vào nguyên tắc, quy trình cho vay, các hình thức cho vay. Khảo sát thực tiễn CVKHCN của các ngân hàng trong và ngoài nước để đúc rút kinh nghiệm cũng là một phần trong nội dung này Thứ hai, nghiên cứu thực trạng cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn trong những năm qua, cụ thể chính sách tín dụng, quy trình cho vay và kết quả cho vay của Vietinbank KCN Tiên Sơn. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường cho vay KHCN tại Vietinbank KCN Tiên Sơn, tập trung vào các giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ 2 vững mạnh, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng. 1.4.2. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu tại ngân hàng Vietinbank KCN Tiên Sơn 1.4.3. Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu thực hiện từ năm 2015-2016. Số liệu thứ cấp được thực hiện trên cơ sở báo cáo kinh doanh của Vietinbank KCN Tiên Sơn các năm 2013, 2014, 2015; giải pháp tăng cường hoạt động cho vay KHCN của Vietinbank KCN Tiên Sơn được đề xuất đến năm 2020 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM là tổ chức thu hút tiền gửi tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội hầu hết đều gửi tiền tại ngân hàng. NHTM cũng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà Nước ( thành phố, tỉnh ,...). Ngoài việc hoạt động với vai trò là tổ chức nhận tiền gửi và cho vay, các NHTM có thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính khác như cung cấp các dịch vụ và phương tiện thanh toán ( séc, uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán, ...), các dịch vụ tư vấn tài chính,... Trên cơ sở các hoạt động cơ bản của NHTM, hiện tại có nhiều khái niệm về NHTM đang được sử dụng. Theo Đạo luật của ngân hàng Cộng hòa Pháp năm 1941 đã định nghĩa: “NHTM là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo luật số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997, ngân hàng được định nghĩa “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó hoạt động ngân hàng được định nghĩa trong Luật Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và DVNH với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Quốc Hội, 1997) Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng khi nó đảm bảo cho hệ tuần hoàn (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và từ đó, góp phần bôi trơn cho các hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn mới hình thành và bước đầu phát triển. 4 2.1.1.2. Khái niệm về cho vay của Ngân hàng Thương mại Căn cứ theo Khoản 01 Điều 03 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và các văn bản sửa đổi bổ sung) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. (Thống đốc NHNN, 2001) Như vậy, cho vay là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của các NHTM, không chỉ vậy, trong các báo cáo tài chính của các NHTM, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn. Vì cho vay là một hình thức của tín dụng, nên có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, và tương ứng có nhiều hình thức cho vay khác nhau của NHTM như: Phân loại theo thời hạn khoản vay, phân loại theo phương thức cho vay, phân loại theo hình thức đảm bảo, phân loại theo đối tượng khách hàng… Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, ở đây quan tâm đến cách phân loại theo đối tượng khách hàng. Theo cách phân loại này thì cho vay bao gồm cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cánhân. Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh. Những khách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn và có thể là rất lớn. Hình thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp rất đa dạng như cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,… Khách hàng tổ chức tài chính bao gồm: các ngân hàng khác, hợp tác xã tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,…Thường cho vay NHTM nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của các ngân hàng này và các giao dịch thường diễn ra trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Khách hàng cá nhân: là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. Đối tượng vay vốn là những khách hàng có nhu cầu vốn để mua nhà, sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ô tô, mua các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêu cầu khác. Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố 5 bằng sổ tiết kiệm, cho vay theo hạn mức,… 2.1.1.3. Khái niệm về cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức cấp tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể (Phan Thị Thu Hà, 2007) CVKHCN đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng là một khái niệm chưa được phát triển rộng rãi ở thị trường Việt Nam. Hiện nay xu hướng tiêu dùng tăng cao để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn. Chính vì thế, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng được khách hàng rất quan tâm. Đây là cơ sở để các ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này. 2.1.2. Vai trò và đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân 2.1.2.1. Vai trò của CVKHCN a. Đối với chủ thể đi vay Hoạt động cho vay KHCN mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân bằng cách thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu trước mắt của họ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua các sản phẩm cho vay cá nhân, Ngân hàng thương mại đã mở ra cơ hội cho các cá nhân, hộ gia đình khả năng đáp ứng những nhu cầu chi tiêu mang tính cấp bách, như chi tiêu cho giáo dục và y tế, cải thiện cuộc sống,..ở hiện tại trước khi họ tích lũy đủ nguồn tài chính trong tương lai Cho vay KHCN được các NHTM nghiên cứu đưa ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu chi tiêu với hình thức trả nợ linh hoạt là một trong những biện pháp tạo điều kiện về vốn và chia sẻ áp lực đối với việc trả nợ vay, tăng thêm nhiều sự lựa chọn cho các cá nhân vay vốn Cho vay KHCN góp phần tăng thu nhập cho cá nhân đi vay với sản phẩm tài trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cá nhân, hộ gia đình có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện một phương án sản xuất kinh doanh mới mà không cần phải đi vay từ những người thân, bạn bè mất nhiều thời gian mà thậm chí không vay đủ số vốn họ cần. (Trần Thị Lan Phương, 2014) 6 b. Đối với Ngân hàng Cho vay KHCN giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động tiền gửi cho Ngân hàng, tạo nguồn vốn huy động dân cư lớn Tạo điều kiện cho NHTM đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tiếp xúc nhiều với đối tượng khách hàng khác nhau, nâng cao được thu nhập và phân tán rủi ro. Ngoài ra, CVKHCN góp phần quảng bá hình ảnh hiệu quả do khách hàng cá nhân đông CVKHCN góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. (Trần Thị Lan Phương, 2014) c. Đối với nền kinh tế CVKHCN có vai trò quan trọng trong việc kích cầu từ đó tạo yếu tố kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. CVKHCN cung cấp nguồn tài chính, trang trải các nhu cầu chi tiêu của người dân, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy các thành phần xã hội cùng tham gia tiêu dùng, từ đó gia tăng cầu trong nước trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội CVKHCN tạo cơ hội giảm chi phí giao dịch, trao đổi mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và phân công lao động xã hội, giảm thiểu nạn cho vay nặng lãi. Thông qua hoạt động CVKHCN sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiêu dùng thu hồi vốn, tăng vòng quay vốn và kích thích sản xuất tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng. Nếu nhà nước có chính sách, chiến lược đúng đắn trong định hướng cho các NHTM phát triển cho vay với các tầng lớp dân cư sẽ góp phần vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho việc phát triển, tăng sản lượng tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần đảm bảo sự an sinh cho xã hội. (Trần Thị Lan Phương, 2014) 7 2.1.2.2. Đặc điểm cho vay KHCN a. Đối tượng đi vay Là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho những mục đích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, KHCN thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn đa dạng nhưng không thường xuyên và chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quá, thói quen tiêu dùng của dân cư b. Thời gian vay vốn Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của KHCN có thời hạn: ngắn hạn, trung hay dài hạn Đối với vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân hộ gia đình, do đó thời hạn vay ngắn hạn Đối với vay phuc vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, thời hạn cho vay thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt đối với các khoản vay mua nhà thời hạn cho vay có thể kéo dài tới 30 năm c. Quy mô và số lượng các khoản vay Thông thường quy mô của mỗi khoản vay của KHCN thường nhỏ hơn khoản vay của KHDN nhưng số lượng các khoản vay KHCN thường lớn. Do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, nên quy mô một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, nhưng số lượng khoản vay lớn do đối tượng cho vay là các cá nhân và hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu đa dạng d. Chi phí cho vay Do các khoản vay KHCN thường có quy mô nhỏ, số lượng các khoản vay này thường rất lớn nên các ngân hàng thường phải bỏ ra nhiều chi phí (cả nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, thẩm định, xét duyệt và quản lý 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất