Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách tôn giáo của các chúa nguyễn ở đàng trong (thế kỉ xvii xviii)...

Tài liệu Chính sách tôn giáo của các chúa nguyễn ở đàng trong (thế kỉ xvii xviii)

.PDF
292
122
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ BÁ VƯƠNG CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỈ XVII - XVIII) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ` Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ BÁ VƯƠNG CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỈ XVII - XVIII) Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 6220313 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và sử liệu trích dẫn, sử dụng trong luận án là trung thực, được chú thích nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................... 7 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản dùng trong luận án ............................... 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................ 16 1.3. Nhiệm vụ và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu........................................ 32 1.3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 32 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục làm rõ ...................................................... 33 1.3.3. Những vấn đề mới luận án đặt ra và giải quyết........................................ 35 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 38 Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỈ XVII - XVIII) ..................................................................................... 39 2.1. Bối cảnh Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII) ................................................... 39 2.1.1. Các chúa Nguyễn dựng nghiệp ở Đàng Trong ......................................... 39 2.1.2. Tổ chức chính quyền Đàng Trong ............................................................ 49 2.1.3. Kinh tế – xã hội Đàng Trong .................................................................... 51 2.1.4. Bức tranh văn hóa, tôn giáo Đàng Trong ................................................. 55 2.2. Nhận thức của các chúa Nguyễn về vai trò của tôn giáo ................................. 67 2.2.1. Trong mục tiêu xây dựng nền chính trị và thiết chế xã hội ...................... 67 2.2.2. Trong mục tiêu thu phục nhân tâm, ổn định xã hội.................................. 73 2.2.3. Trong việc tạo dựng nền văn hóa mới ...................................................... 79 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 82 Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÔN GIÁO CỤ THỂ Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỈ XVII - XVIII)................................................................................... 83 3.1. Nội dung và phương thức ban hành chính sách ............................................... 83 3.1.1. Nội dung chính sách ................................................................................. 83 3.1.2. Phương thức ban hành .............................................................................. 85 3.2. Chính sách đối với từng tôn giáo cụ thể .......................................................... 87 3.2.1. Đối với Nho giáo ...................................................................................... 87 3.2.2. Đối với Phật giáo .................................................................................... 100 3.2.3. Đối với Đạo giáo .................................................................................... 116 3.2.4. Đối với Thiên Chúa giáo ........................................................................ 123 3.2.5. Đối với Islam và Ba-la-mon giáo ........................................................... 135 Chương 4 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG (THẾ KỈ XVII - XVIII) ................................................................................... 142 4.1. Đặc điểm trong chính sách tôn giáo của chúa Nguyễn.................................. 142 4.1.1. Chú trọng phát triển dòng Nho giáo bình dân ........................................ 142 4.1.2. Chính sách của các chúa Nguyễn thể hiện tinh thần viên dung tôn giáo .................................................................................................. 149 4.1.3.Chú trọng phát triển Tam giáo của người Việt trên lãnh thổ Champa và Chân Lạp ........................................................................................... 159 4.1.4. Linh hoạt và thực dụng trong đối sách với Thiên Chúa giáo ................. 163 4.2. Hệ quả từ chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn .................................... 168 4.2.1. Tác động tích cực ............................................................................... 168 4.2.2. Tác động tiêu cực ............................................................................... 174 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 183 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 193 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................ 208 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng nước ngoài STT Ký hiệu 1 AMEP Archives des Missions Étrangères de Paris Tiếng Việt Trung tâm lưu trữ của Hội Truyền giáo nước ngoài Paris 2 ARSI Archumum Romanum Societatis Iesu Thư viện – Trung tâm lưu trữ của dòng Tên 3 BEFEO Bulletin de l'École française d'Extrême - Bản tin của Trường Orient 4 B.A.V.H Bulletin des Amis du Vieux Hué Viễn Đông của Pháp Tập san Hội Những người bạn Cố đô Huế 5 Cb Chủ biên 6 HN Hà Nội 7 HCM 8 KHXH Hồ Chí Minh Khoa học xã hội và nhân văn &NV 9 MEP La Société des Missions Étrangères de Paris Hội Truyền giáo nước ngoài Paris 10 Nxb Nhà xuất bản 11 Tk Thế kỉ 12 Tp Thành phố 13 TT Thị trấn 14 Tx Thị xã 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Về lý luận Tôn giáo là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc có tác động đến hầu như mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chi phối trực tiếp tình cảm, tư tưởng con người. Tôn giáo được coi như một thực thể khách quan gắn liền với đời sống văn hóa – xã hội, thể chế chính trị trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Là một thành tố tạo dựng ra nền văn hóa dân tộc, tôn giáo từ xưa đến nay luôn gắn liền và thể hiện đậm nét trong đời sống tâm linh, phong tục, tập quán của nhiều người. Tìm hiểu hoặc theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào đó đã và đang là nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam hiện nay. Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn suy vong, hậu quả kéo theo là những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến dẫn đến cục diện Nam – Bắc triều, tiếp đó là Trịnh – Nguyễn phân tranh (chưa kể các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên). Cuộc khủng hoảng, suy thoái diễn ra trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa – xã hội đúng vào lúc Đại Việt đối diện với làn sóng văn minh từ phương Tây tràn sang. Những cơ sở tồn tại cho chế độ quân chủ đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tìm kiếm hướng phát triển mới cho dân tộc trở thành một đòi hỏi bức thiết. Một trong những hướng đi đó là phát triển lãnh thổ về phương nam. Thực tế trong thời kỳ này đã có những cuộc thiên di của người Việt tới khai phá vùng đất mới, mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía nam. Đồng thời với quá trình này, lịch sử dân tộc cũng chứng kiến những tôn giáo mới du nhập vào Việt Nam trong khi một số tôn giáo truyền thống có sự biến đổi mạnh mẽ. Tất cả các tôn giáo ấy đều tác động tới tình hình chính trị và văn hóa – xã hội Đàng Trong. Việc tiếp nhận tôn giáo mới hoặc duy trì các tôn giáo truyền thống ở vùng đất phương Nam một phần phụ thuộc vào những chính sách của chính quyền các chúa Nguyễn. Vì vậy, nghiên cứu về các tôn giáo ở Đàng Trong thế kỉ XVII - XVIII là một việc làm có ý nghĩa trong việc dựng lại bức tranh lịch sử trong tiến trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, đồng thời có thể cung cấp những kiến thức đầy đủ hơn cho những ai đang và sẽ 2 quan tâm tìm hiểu về các tôn giáo ở Việt Nam nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Bên cạnh đó, thế kỷ XVII - XVIII là một giai đoạn lịch sử mà cho đến nay vẫn còn những nhận định chưa thống nhất, chưa đầy đủ. Trong đánh giá và nhận định về các chúa Nguyễn vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Nghiên cứu các chính sách tôn giáo của chính quyền Đàng Trong sẽ góp thêm các luận cứ, phương diện giúp cho việc nhận thức một cách khách quan và toàn diện hơn về thời kỳ lịch sử này. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học đáng tin cậy để kiến giải, ghi nhận những cống hiến tích cực của các chúa Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. 1.2. Về thực tiễn Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, các cuộc chiến tranh và khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục làm cho đời sống chính trị Đại Việt biến động phức tạp, chi phối các mặt khác của đời sống xã hội. Điều này làm cho nhân tố chính trị nổi lên và thu hút sự chú ý nhiều hơn của các nhà nghiên cứu. Những thông tin về văn hóa, tôn giáo, tư tưởng bị rút gọn hoặc mất mát, để lại những “khoảng trống” trong việc khôi phục bức tranh quá khứ của lịch sử dân tộc. Đề tài này tập trung tìm hiểu chính sách của các chúa Nguyễn đối với tôn giáo ở Đàng Trong. Tiếp cận theo hướng nghiên cứu này là việc làm cần thiết giúp chúng ta có thêm một cơ sở khoa học để nhận thức toàn diện hơn về lịch sử dân tộc nói chung và sự nghiệp của dòng họ Nguyễn nói riêng ở thế kỉ XVII - XVIII. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ thêm được một mảnh ghép góp phần lấp đầy khoảng trống của lịch sử Việt Nam giai đoạn nhiều biến động này. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, công tác nghiên cứu về tôn giáo và văn hóa – tư tưởng được coi là một trong những nội dung quan trọng của khoa học lịch sử. Với nhiệm vụ và mục tiêu tìm hiểu về quá khứ để trả lời hiện tại, dự báo cho tương lai, nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chính sách tôn giáo Đàng Trong, từ đó đề xuất một số giải pháp là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó góp phần vào hoạt động bảo vệ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, góp phần bảo đảm ổn định xã hội, an ninh chính trị quốc gia. Nghiên cứu về chính sách tôn giáo thế kỉ XVII - XVIII thông qua những chính sách cụ thể được chính quyền các chúa Nguyễn đã thực thi ở Đàng Trong sẽ có ý nghĩa thực tiễn giúp nhìn nhận về sự 3 biến đổi của các tôn giáo nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung trong lịch sử trên cả phương diện tích cực và tiêu cực của nó. Nghiên cứu, đánh giá về cách thức điều hành chính sự của các nhà quản lý trong lịch sử, hậu thế sẽ có thêm nhận thức khoa học về các yếu tố truyền thống và hiện đại trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn của đất nước. Bài học lịch sử rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những luận chứng khoa học đủ tính thuyết phục, giúp các nhà quản lý thông qua những tham chiếu từ quá khứ để hoạch định các chính sách phù hợp với tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII)” làm luận án nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tác giả luận án nghiên cứu chính sách của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII) nhằm hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về chính sách cai trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, góp phần vào việc nhận thức đúng đắn về một thời kỳ đầy biến động trong lịch sử dân tộc – thời khai phá và tạo dựng vùng đất mới Đàng Trong. Trên cơ sở đó, có những nhận định, đánh giá một cách thỏa đáng đối với các chúa Nguyễn đồng thời rút ra một số bài học lịch sử làm cơ sở khoa học cho việc tham khảo, hoạch định chính sách tôn giáo và dân tộc hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối đượng nghiên cứu của luận án là những chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII. Chính sách tôn giáo của chính quyền Đàng Trong bao gồm những quan điểm, chủ trương, đường lối tôn giáo của các chúa Nguyễn. Đây đồng thời là thái độ ứng xử của những người đứng đầu phủ chúa đối với tôn giáo, thể hiện qua các chiếu, lệnh, sắc,… do các chúa Nguyễn đã ban hành và thực thi. Theo hướng tiếp cận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về các chính sách của những người đứng đầu chính quyền Đàng Trong đối với Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Islam và Ba-la-mon giáo. 4 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi thời gian Thuật ngữ Đàng Trong và Đàng Ngoài (hai bên lấy sông Gianh làm mốc giới nên một số tài liệu còn gọi là Nam Hà và Bắc Hà) được dùng để chỉ hai chính quyền tồn tại bởi cục diện chính trị Đại Việt giai đoạn từ sau khi cuộc chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn (1627 - 1672) không phân thắng bại đưa đến hệ quả là từ năm 1672 đất nước bị chia làm hai phần lãnh thổ gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó các chúa Nguyễn thống trị vùng Đàng Trong. Chính quyền của các chúa Nguyễn tồn tại đến hết thế kỉ XVIII. Truy nhiên, để làm rõ những luận điểm mà luận án đặt ra, tác giả xác định phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài từ giữa thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. 4.2. Phạm vi không gian Tác giả giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là Đàng Trong thuộc không gian địa lý do các chúa Nguyễn đã quản lý và xác lập chủ quyền từ sông Gianh của tỉnh Quảng Bình trở vào hết vùng đất Nam Bộ ngày nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Tác giả đứng trên lập trường, quan điểm, cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu. Cụ thể, tác giả dựa chủ yếu vào lý thuyết về hình thái ý thức xã hội, hình thái kinh tế – xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm cơ sở lý luận trong việc tiếp cận, nhận diện các vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử và tôn giáo cũng trang bị cơ sở lý luận cho tác giả giải quyết các vấn đề khoa học đặt ra trong luận án. Hệ thống lý luận này sẽ giúp người nghiên cứu có phương pháp luận khoa học, khách quan, có quan điểm đúng đắn, toàn diện trong việc nhìn nhận, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong mối quan hệ biện chứng của nó mà cụ thể ở luận án này là những chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn cũng như tác động và ảnh hưởng qua lại giữa những chính sách đó đối với Đàng Trong nói riêng, tiến trình lịch sử dân tộc nói chung. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Phương pháp lịch sử sẽ giúp tác giả tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng lịch sử, chính sách của các chúa Nguyễn theo chiều lịch đại cũng như đồng đại. Bên cạch đó, phương pháp logic được kết hợp sử dụng để nhìn nhận sự liên hệ giữa các chính sách, sự kiện, hiện tượng lịch sử ở Đàng Trong thời kỳ này nhằm đưa ra được một số nhận định, đánh giá về hệ thống các chính sách của những người đứng đầu phủ chúa Nguyễn trong mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, từ đó có thể tìm ra quy luật vận động của lịch sử và bài học kinh nghiệm. Đồng thời với hai phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê, điền dã dân tộc học, khảo sát thực địa, v.v… để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và trình bày luận án. 6. Nguồn tài liệu nghiên cứu Để hoàn thành luận án này chúng tôi dựa vào hệ thống sắc, lệnh, chỉ,… của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Các bi kí, minh chung,… dù là hiếm hoi và ít thông tin nhưng cũng được tác giả khai thác để phục vụ luận án. Bên cạnh đó, những bộ sử của triều Lê – Trịnh và triều Nguyễn viết về thời kỳ này cũng được tác giả chú ý tham chiếu. Các công trình nghiên cứu, tham luận từ các hội thảo khoa học liên quan về đến đề tài này sẽ được sử dụng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận án. Ngoài ra, các bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu tôn giáo, Xưa & Nay, Hán Nôm, Khoa học xã hội, Triết học và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, v.v… đề cập hoặc liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu chính để phục vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong luận án. 7. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ khuyết một số khoảng trống của sử học Việt Nam về lịch sử Đàng Trong nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung ở thế kỉ XVII - XVIII. Mặt khác, trên phương diện tôn giáo, từ việc đi sâu nghiên cứu về những chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn, tác giả luận án sẽ nêu ra đặc 6 điểm, quy luật vận động và phát triển của lịch sử tôn giáo nói riêng, lịch sử Đàng Trong nói chung qua giai đoạn đầy biến động này. Bài học lịch sử sẽ được nêu ra từ kết quả nghiên cứu của luận án với những luận chứng khoa học đủ tính thuyết phục có thể giúp hậu thế thêm những tham chiếu từ quá khứ trong việc hoạch định các chính sách phù hợp với tình hình tôn giáo Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, kết quả nghiên của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy và bổ ích cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề tôn giáo trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi còn sưu tầm được những tài liệu gốc có giá trị, đồng thời hệ thống hóa các nguồn tài liệu, lập nên một thư mục và phụ lục khá phong phú có thể phục vụ cho các công trình nghiên cứu có liên quan. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được bố cục trong 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2. Cở sở hình thành chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII) Chương 3. Chính sách của các chúa Nguyễn đối với một số tôn giáo cụ thể ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII) Chương 4. Một số nhận định và đánh giá về chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (thế kỉ XVII - XVIII) 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản dùng trong luận án Đàng Trong Vùng đất do các chúa Nguyễn cai trị được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Người Phương Tây khi qua lại truyền đạo buôn bán với vùng đất này thường gọi với nhiều tên như: Cochinchine, Cochinchina, Cauchy China, Quảng Nam quốc, An Nam Quốc, Cảng Khẩu quốc,... để chỉ vùng đất này. Chúa Nguyễn trong các văn bản ngoại giao thương xưng là Quốc vương An Nam hoặc lấy tước hiệu của vua Lê phong (Đô nguyên soái, Quốc công). Các sử gia thường dùng thuật ngữ Đàng Trong để chỉ vùng đất thuộc quản lí của các chúa Nguyễn nhằm phân biệt với vùng đất Đàng Ngoài do vua Lê – chúa Trịnh cai quản trong giai đoạn từ khi bắt đầu cuộc chiến Trịnh – Nguyễn diễn ra, vùng đất của các chúa Nguyễn quản lý trở thành một thực thể độc lập, đến khi chính quyền của các chúa Nguyễn chạy khỏi kinh đo Phú Xuân (1627 - 1775). Thực tế từ năm 1558, họ Nguyễn đã vào đất Thuận – Quảng dựng nghiệp. Mặt khác, mặc dù sau năm 1775 họ Nguyễn bị đánh khỏi kinh đô Phú Xuân, Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương) phải chạy vào Gia Định và chưa bị sụp đổ hoàn toàn. Đến năm 1776, Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương (Tân Chính Vương) thì chính quyền Đàng Trong vẫn còn tồn tại. Sau khi Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương đều bị quân Tây Sơn bắt giết (1777), Nguyễn Phúc Ánh tiếp tục duy trì sự nghiệp, dùng ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh trấn chi bảo” để hiệu triệu lực lượng kháng cự lại Tây Sơn. Cuối thế kỉ XVIII, Nguyễn Phúc Ánh từ vùng Nam Bộ ngày nay từng bước củng cố lực lượng, tiến ra Bắc lật đổ triều đại Cảnh Thịnh và lập nên vương triều Nguyễn vào năm 1802. Vua Gia Long đã kế thừa và tiếp nối chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn trước đó. Vì vậy, trong luận án này tác giả dùng thuật ngữ “Đàng Trong” với chủ ý nhằm nhấn mạnh phạm vi thời gian chủ yếu ở giai đoạn lịch sử từ khi họ Nguyễn tách khỏi chính quyền Lê – Trịnh, thống trị vùng đất từ sông Gianh trở vào phía nam cho đến khi chính quyền của họ Nguyễn chạy khỏi kinh đô Phú Xuân. 8 Tôn giáo Cho đến nay có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo, phụ thuộc vào quan niệm của từng quốc gia, từng vùng, từng cộng đồng người cụ thể về các hoạt động tôn giáo. Theo nghĩa hẹp, nhiều người thường hiểu tôn giáo là sự sùng bái của con người với các đấng thần linh, là hệ thống niềm tin với thánh thần, Chúa (God) và những lời răn dạy của các đấng linh thiêng. Dựa trên thế giới quan duy vật biện chứng, trong bài Góp phần phê phán triết học của Hê-ghen, C. Mác và PH. Ăng-ghen (2004) nhấn mạnh về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo như sau: Con người làm ra tôn giáo chứ tôn giáo không làm ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và tự cảm giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc đã lại đánh mất mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, từ thế giới quan lộn ngược vì bản thân chúng là thế giới quan lộn ngược. Tôn giáo là lý luận của thế giới ấy, cương yếu bách khoa của nó, là logic dưới hình thức phổ cập của nó, là point d’honneur duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo. Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân (tr. 569-570). Ở Việt Nam nhiều người thường dùng chữ “đạo” để chỉ một tôn giáo hoặc một tập đoàn người có cùng một tín ngưỡng, tôn giáo. Theo Lê Thanh Bình – Đỗ Thanh Hải (2012), “tôn giáo là một hệ thống những niềm tin, nghi lễ và biểu tượng dẫn dắt lời nói, suy nghĩ và hành động của những cá nhân chấp nhận giáo lý của tôn giáo” (tr.16). 9 Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2004 công nhận một tổ chức tôn giáo khi có đủ 5 điều kiện sau: a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp; đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 18/11/2016 định nghĩa: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2017). Theo một số quan điểm và định nghĩa nêu trên, khi được coi là một tôn giáo ít nhất nó phải hội tụ 3 yếu tố cơ bản: Thứ nhất, có ý thức tôn giáo (gồm tâm lý, tình cảm, niềm tin và hệ tư tưởng tôn giáo). Đây là yếu tố quan trọng nhất của một tôn giáo; Thứ hai, có giáo thuyết (tức hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ,…); Thứ ba, có tổ chức giáo hội, tăng đoàn và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm Tôn giáo theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 để làm phương tiện và công cụ nghiên cứu về các chính sách tôn giáo của chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Chính sách tôn giáo Chính sách tôn giáo bao gồm những quy chế, quy phạm pháp luật, quan điểm, chủ trương, đường lối tôn giáo của tổ chức nhà nước, của những người đứng đầu nhà nước đề ra trong việc quản lý và điều hành quốc gia. Khái niệm “Chính sách tôn giáo” trong luận án này được dùng để chỉ những quy định của nhà nước đối với 10 tôn giáo nhằm điều chỉnh, hướng dẫn các hành vi, hoạt động tôn giáo của tổ chức hoặc cá nhân diễn ra theo quy định của chính quyền nhà nước. Chính sách tôn giáo của các chúa Nguyễn là những quan điểm, chủ trương, đường lối, quy định về tôn giáo của từng vị chúa trên cương vị nắm quyền của mình nhằm điều chỉnh, hướng dẫn các hành vi, hoạt động tôn giáo của tổ chức hoặc cá nhân diễn ra theo quy định của phủ chúa Nguyễn. Chính sách tôn giáo của chính quyền Đàng Trong được thể hiện chủ yếu thông qua các chiếu, chỉ, lệnh, sắc,… do các chúa Nguyễn ban hành và thực thi, biểu hiện thái độ ứng xử của các chúa Nguyễn đối với các tôn giáo. Ba-la-mon giáo Ba-la-mon giáo được hình thành ở Ấn Độ thời cổ đại. Ba-la-mon là từ phiên âm theo tiếng Phạn của thuật ngữ Brahma. Ba-la-mon giáo được hình thành trên cơ sở của Veda giáo. Kinh điển của Ba-la-mon giáo chủ yếu được thể hiện trong các bộ kinh Veda (gồm Rig Veda, Yajur Veda, Atharva Veda), Brahmanas (kinh Ba-lamon), Upannishad,... Đạo Ba-la-mon thờ 3 vị thần tối thượng: Brahma là thần sáng tạo, được gọi là Đấng Tối Cao, linh hồn của vũ trụ; Vishnu là thần bảo tồn; Shiva là thần hủy diệt, tranh đấu. Bên cạnh đó, Ba-la-mon giáo còn thờ các vị thần khác như thần Sấm (Indra), thần Mặt Trời (Surya), thần Mặt Trăng (Mosa), thần Lửa (Agni), thần Gió (Vayu), thần Không Trung (Varuna),… Theo lịch sử phát triển, Ba-la-mon giáo phân thành nhiều chi phái, trong đó có những phái lớn như Vishnu giáo, Shiva giáo, Vedanta giáo, Yoga giáo. Ở Việt Nam, người Champa tiếp thu chủ yếu là Shiva giáo. Đạo giáo Đạo giáo còn được gọi là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão hay Đạo Lão Trang, ra đời từ thời cổ đại ở Trung Quốc. Hiểu theo chiết tự, chữ Đạo là một danh từ triết học nguyên nghĩa là “con đường”. Nhưng khi ở trong Đạo giáo nó được mang nghĩa là “phương tiện”, “nguyên lí”. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ. Đạo giáo là tôn giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo chủ, coi ông là hóa thân của “Đạo”. Đạo giáo là tôn giáo đa thần, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, kế đến 11 là Thái Thượng Lão Quân và một hệ thống thần tiên nhiều ít tùy theo quy định của từng hệ phái khác nhau. Mục đích chủ yếu của tôn giáo giáo này hướng tới “vô vi”, tìm cách để trường sinh, diệt tà ma. Kinh sách của Đạo giáo cơ bản gồm Đạo Đức kinh của Lão Tử và Nam Hoa kinh của Trang Tử. Đạo giáo có hệ thống Đạo pháp chỉ tất cả các pháp thuật, thường khái quát thành 3 lĩnh vực gồm các phương thuật luyện dưỡng, tịch cốc, thủ quyết để đạt đến trường sinh bất tử, thành tiên; các phương thuật trừ tà ma, phù chú chữa bệnh; các phương thuật chiêm nghiệm dự trắc như tướng địa, tướng trạch,... Nơi hành lễ của Lão giáo gọi là Thiên đình đạo giáo hoặc Đạo quán. Trong hệ thống tổ chức có các chức danh như nguyên sĩ, cao sĩ, cư sĩ, ẩn sĩ,... Người theo Đạo giáo thường tự xưng là đạo sĩ, cư sĩ, chân nhân, đạo nhân. Những tín đồ Đạo giáo thường dùng danh xưng Thiên Tôn để biểu thị sự uy linh tối thượng. Các vị Thiên Tôn trong Đạo giáo ở Việt Nam như Ngọc Hoàng Thiên Tôn Cao Thượng Đế, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Lão Tử),… Các vị tiên thánh của Đạo giáo như Quan Đế, Huyền Đế, Văn Xương Đế Quân,… được đông đảo nhân dân thờ cúng. Bên cạnh đó, nhiều vị thần ảnh hưởng từ Đạo giáo như Long Vương, Thần Lửa, Thổ Địa, Thần Tài, Thành Hoàng,... cũng được tín thờ trong các đền quán. Có khi các vị tiên thánh cũng được phối thờ trong các đình, đền, chùa. Đạo giáo du nhập vào Việt Nam với cả hai hệ phái Thần tiên và Phù thủy. Thực tế cho thấy, Đạo giáo phù thủy dần dần bị đồng hóa vào hệ thống tín ngưỡng dân gian, đậm nét nhất ở tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam phủ và Tứ phủ). Đặc biệt, Đạo giáo này khi du nhập vào Việt Nam đã sớm được kết hợp với Phật giáo và Nho giáo thành “Tam giáo đồng nguyên”, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Nho giáo Nho giáo còn được gọi là Khổng giáo. Ra đời và phát triển ở Trung Quốc thời cổ đại, sau đó Nho giáo được truyền sang nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, hàn Quốc Việt Nam,… Thuật ngữ Nho giáo có hai nghĩa cơ bản: 12 Thứ nhất, Nho giáo có nghĩa là đem Nho học để giáo hóa con người. Với quan niệm này, Nho giáo được coi là một hệ thống đạo đức, triết lý giáo dục và triết lý chính trị do Khổng Tử để xướng. Những người thực hành theo Nho giáo được gọi là các nhà nho, nho sĩ, nho sinh hoặc sĩ phu. Cơ sở tư tưởng, lý luận của Nho giáo được hình thành trước thời Xuân Thu. Khổng Tử đã hệ thống hóa những tư tưởng và tri thức trước đó thành học thuyết. Hệ thống kinh sách, giáo lý của Nho giáo cơ bản gồm có Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu) và Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử). Ở Việt Nam thời các chúa Nguyễn, tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử của Nho giáo có thêm Bắc sử (sử Trung Quốc), Cương mục (sử Việt Nam) và tình hình Đàng Ngoài. Thứ hai, Nho giáo là một tôn giáo cùng với Phật giáo, Đạo giáo hợp thành Tam giáo. Trên phương diện này, Nho giáo chứa đựng tính tôn giáo của nó gồm hệ thống nghi lễ từ trung ương đến địa phương gắn liền với những đền thờ Khổng Tử như Văn miếu, Văn chỉ mà ở đó các nhà nho được coi là những tín đồ của Nho giáo. Đặng Nghiêm Vạn (2003) cho rằng, “Nho giáo, với những nghi lễ từ trung ương đến địa phương, với những đền thờ Khổng Tử, có đủ tiêu chuẩn là một tôn giáo, mặc nhiên các nhà nho được coi là những tín đồ” (tr. 16). Nguyễn Đức Sự (2003) cũng khẳng định “khía cạnh tôn giáo của Nho giáo ở Việt Nam trước hết biểu hiện ở quan điểm thần học về Trời của các nhà nho và những người cầm quyền tin theo đạo Nho” (tr. 39). Không thể phủ nhận tính tôn giáo của Nho giáo ở Việt Nam. Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được kết hợp với Phật giáo và Đạo giáo thành “Tam giáo đồng nguyên”. Khía cạnh tôn giáo của Nho giáo biểu hiện rõ nhất ở quan điểm về Trời, mệnh Trời. Niềm tin vào sức mạnh của Thượng Đế, quỷ thần,… Các hình thức bói toán trong nhân dân đã có từ trước khi Nho giáo thâm nhập, nhưng nó đã được Nho giáo bổ sung thêm lý thuyết thần học và những hình thức nghi lễ. Đặc biệt, Nho giáo không những thâm nhập vào việc thờ trời, tế thần mà còn thâm nhập sâu vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt rất đa dạng, phong phú về hình thức. Mặc dù vậy, Nho giáo vẫn không hội đủ các yếu tố để được coi là một tôn 13 giáo. Trong luận án này, tác giả quan niệm Nho giáo là một học thuyết chính trị – xã hội, đạo đức mang tính tôn giáo. Phật giáo Phật giáo là tôn giáo vô thần do Siddhattha (Tất Đạt Đa) họ Gautama (Cồ Đàm) thuộc bộ tộc Sakyiya sáng lập vào thế kỉ VI trước Công Nguyên. Ông xưng là Sakiyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Người Việt Nam thường gọi là Phật Như Lai hay Phật, Phật Đà hay Bụt (Buddha) nghĩa là tự giác, giác tha, giác hạnh, giác ngộ, sáng suốt. Kinh điển, giáo lý của Phật giáo cơ bản nằm trong Tam Tạng kinh: Tạng kinh (Sutra pitaka – những cuốn kinh nói về giáo lý của đạo Phật), Tạng luật (Vinaya pitaka – những cuốn sách đề cấp về luật lệ của Phật giáo) và Tạng luận (Abhidharma pitaka – những sách dùng để giải thích nội dung những lời dạy của Phật tổ và giáo lý của đạo Phật). Quá trình phân phái của Phật giáo diễn ra bắt đầu từ khi Phật tổ nhập diệt, kéo dài qua nhiều thế kỉ, đã hình thành nên các bộ phái: Sthaviravada (Thượng tọa bộ) còn gọi là phái Hinayana (Tiểu thừa) và Mahasamghikah (Đại chúng bộ) còn gọi là phái Đại thừa (Mahayana). Từ sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ tư (đầu thế kỉ II), hai phái bộ này phân liệt thành nhiều phái khác nhau. Phái Tiểu thừa (Therevada) vì chủ yếu truyền đến các nước phía Nam nên còn gọi là Phật giáo Nam tông, kinh điển dùng trong phái này hiện nay chủ yếu được viết bằng chữ Pali nên còn được gọi là Phật giáo Pali. (Nguyễn Thanh Xuân, 2007) cho rằng, “trong nhiều trường hợp Phật giáo Tiểu thừa tự xưng là Phật giáo Nguyên thủy (tr. 68). Từ Phật giáo Therevada hình thành một số tông phái như Câu xá tông, Thành thực tông, Luật tông,… Phái Đại thừa (Mahayana) còn được gọi là Phật giáo Bắc tông. Kinh tạng chủ yếu được viết bằng văn tự Sanskrit. Từ Phật giáo Bắc tông du nhập vào Việt Nam đã hình thành một số tông phái như Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh độ tông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử, Tào Động,… Islam Islam là tôn giáo độc thần thờ Allah ra đời vào thế kỉ thứ VII ở bán đảo Ả Rập. Tín đồ Islam cho rằng danh từ Islam được Thánh Allah dùng để gọi tôn giáo mà Ngài ban xuống. Vì vậy họ đã lấy tên Islam để gọi tên tôn giáo của mình. 14 Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “vâng mệnh, tuân phục ý muốn của thánh Allah”. Danh từ “Hồi giáo” xuất xứ từ việc chỉ tôn giáo của dân tộc Hồi Hột truyền bá vào Trung Quốc. Đời Minh (1368 - 1644), cụm từ “người Hồi Hồi” dần dần đổi nghĩa để chỉ tín đồ Islam. Ở Việt Nam, nhiều người dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam ở Việt Nam hiện nay vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen dùng danh từ này một cách tôn kính. “Hồi Hột” là tên tộc người, không phải dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam. Do đó, trong luận án này tác giả hạn chế dùng danh từ Hồi giáo hay đạo Hồi. Những kinh sách quan trọng nhất của Islam gồm: Kinh Qur’an, sách Sunna và sách Hadith. Người theo Islam được gọi theo tiếng Arap là Muslim. Các tín đồ của Islam thừa nhận Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah phái xuống trần gian qua Thiên thần Jibrael. Năm tôn chỉ mà tín đồ Islam phải thực tâm thi hành và coi đây là nghĩa vụ thiêng liêng gồm: Tin và biểu lộ đức tin về Thánh Allah, đồng thời tin vào sứ mạng của giáo chủ Muhammad; Hành lễ mỗi ngày 5 lần; Ăn chay ở tháng Ramadan; Bố thí giúp đỡ 1/10 lợi tức hằng năm cho người nghèo; Ði hành hương đến thánh địa Macca nếu có thể. Thiên Chúa giáo Thiên Chúa giáo là tên gọi của tất cả các tôn giáo thờ Chúa Jesus Christo ra đời vào thế kỉ I ở vùng Galilee thuộc Jerusalem. Thuật ngữ Chritianisme được dùng theo hai cách hiểu: thứ nhất, tên tôn giáo gọi theo danh xưng của giáo tổ Jesus – Yesu – Yehoshua – Yeshua – Giêsu – Giêu hoặc Giatô ghĩa là Đấng Cứu Độ; thứ hai, là tên tôn giáo gọi theo biệt hiệu của Jesus Christo. Christos phiên âm theo tiếng Hy Lạp là Masia, tức là người mà Thiên Chúa phái xuống để cứu độ. Christos phiên âm theo tiếng Latinh là Jilisitu hoặc Kilisitu, phiên âm Hán – Việt thành Cơ Lợi Tứ Đốc, gọi tắt thành Cơ đốc. Biệt hiệu Christos còn được phiên âm thành Khirixitô hay Kirixitô gọi tắt là Kitô. Do đó, đạo Kitô, đạo Gia tô hoặc Cơ đốc giáo, Công giáo đều chỉ Thiên Chúa giáo. Ở Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, các giáo sĩ còn phiên âm sang Việt ngữ từ Thiên Chúa thành Chúa Trời hoặc Chúa Blời.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan