Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chí...

Tài liệu Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính ( nghiên cứu trường hợp quận thanh xuân, hà nội)

.PDF
130
630
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ MẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI ) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ MẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ( NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI ) LUậN VĂN THạC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số: 60340412 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Phạm Xuân Hằng, Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, khoa Quản lý Khoa học và Công nghệ và các thầy cô trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học cao học và luận văn này! Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại UBND quận và UBND của 11 phường trong quận Thanh Xuân, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, phòng CNTT UBND quận Tây Hồ, đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ . Tác giả luận văn Phan Thị Mận DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU Ý NGHĨA UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân CNTT Công nghệ thông tin CCHC Cải cách hành chính CCTTHC Cải cách thủ tục hành chính CNTT-TT Công nghệ thông tin và tryền thông CSDL Cơ sở dữ liệu LAN Mạng nội bộ WAN Mạng diện rộng TST Mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng, Nhà nước TT-TT Thông tin – truyền thông KTXH Kinh tế xã hội TTCN Thông tin công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ XHCN Xã hội chủ nghĩa QPPL Quy phạm pháp luật TTHC Thủ tục hành chính TTHS Thủ tục hình sự TTDS Thủ tục dân sự CBCC-VC Cán bộ công chức – viên chức QLNN Quản lý nhà nước ANCT An ninh chính trị ATXH An toàn xã hội HCNN Hành chính nhà nước CPĐT Chính phủ điện tử CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BCĐ Ban chỉ đạo HSHC Hồ sơ hành chính DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.2. Các cơ quan đơn vị thuộc Quận Thanh Xuân .......................................... 41 Bảng 2.3. Danh sách các Phường thuộc Quận ......................................................... 42 Bảng 2.4. Thực trạng Hạ tầng mạng WAN quận Thanh Xuân ................................ 47 Bảng 2.5. Thực trạng Hạ tầng mạng LAN quận Thanh Xuân................................. 48 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp các đơn vị có kết nối mạng LAN ................................... 49 Bảng 2.7. Hệ thống máy chủ của Quận Thanh Xuân ............................................... 51 Bảng 2.8. Bảng hiện trạng thiết bị CNTT tại Quận .................................................. 53 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp trang bị phần mềm diệt virus bản quyền ......................... 56 Bảng 2.10. Các phần mềm chuyên ngành đang được sử dụng ................................. 60 Bảng 3.1. Chuẩn thiết bị bộ phận “Một cửa” cấp phường ....................................... 87 Hình 3.1: Lộ trình phát triển chính quyền điện tử Quận Thanh Xuân ..................... 43 Hình 3.2: Mô hình thành phần chi tiết chính quyền điện tử cấp Quận ...............................79 Hình 3.3 : Sơ đồ tổng quát mạng của Quận Thanh Xuân ................................................... 82 Hình 3.4: Sơ đồ tổng quát mạng của các Phường ................................................................. 83 Hình 3.5: Sơ đồ tổng quát mạng WAN của Quận Thanh Xuân ..........................................84 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 10 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 11 5. Mẫu khảo sát ....................................................................................................... 11 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 11 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 12 9. Kết cấu của Luận văn` ....................................................................................... 13 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ........................................................ 14 1.1. Công nghệ thông tin và cải cách hành chính ............................................. 14 1.1.1. Công nghệ thông tin................................................................................. 14 1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính ................................................................. 17 1.2. Chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính tại thành phố Hà Nội ........................................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm chính sách............................................................................... 20 1.2.2. Mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính ..... 22 1.3. Một số kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và địa phƣơng ở nƣớc ta trong việc thúc đấy ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhà nƣớc ............................................................................................................... 26 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới .................................................. 26 1.3.2. Kinh nghiệm từ một số tỉnh, thành trong cả nước ................................... 31 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Quận Thanh Xuân trong cải cách thủ tục hành chính.......................................................................................................... 36 Tiểu Kết Chƣơng I .................................................................................................. 38 1 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI QUẬN THANH XUÂN .......................................................................................... 39 2.1. Tổng quan về bộ máy quản lý hành chính quận Thanh Xuân ...................... 39 2.2. Thực trạng Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính tại quận Thanh Xuân ............................................................. 42 2.2.1. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ..................................... 43 2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ....................................... 45 2.2.3. Các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý Nhà nước .......................... 57 2.2.4. Cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp ....................... 62 2.2.5 Hiện trạng đội ngũ cán bộ công chức về công nghệ thông tin của Quận Thanh Xuân ........................................................................................................ 62 2.3. Tác động của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính đến phƣơng thức quản lý hành chính trong quận Thanh Xuân .................................................................................... 66 2.3.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính Nhà nước.................................................................................................... 66 2.3.2. Một số tồn tại từ thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính tại Quận Thanh Xuân ...................................................................... 68 2.3.3. Tác động của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính đến quận Thanh Xuân .......................................... 72 Tiểu kết Chƣơng II ................................................................................................. 77 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI QUẬN THANH XUÂN .......................................................................................................... 78 3.1. Hoàn thiện tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành công nghệ thông tin ............ 78 3.2. Xây dựng bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin ........................ 80 3.3. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cho chính quyền điện tử cấp Quận và 11 Phƣờng ............................................................................................. 81 3.4. Nâng cấp cổng giao tiếp điện tử cấp Quận ............................................... 89 2 3.5. Đẩy mạnh các ứng dụng nội bộ trên cơ sở một hạ tầng công nghệ thông tin thống nhất....................................................................................................... 90 3.6. Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức 3 ......................................... 92 3.7. Đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin .......... 92 3.8. Tăng cƣờng hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính ................................................................................................... 94 Tiểu kết Chƣơng III ............................................................................................... 97 KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 102 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 112 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại hôm nay đang tiến vào thiên niên kỷ thứ ba dựa trên nền tảng của KH&CN. Sự phát triển như vũ bão của KH&CN trở thành một trong những đặc điểm lớn nhất, bao trùm nhất của thời đại ngày nay. Các tiến bộ thành tựu KH&CN đang giúp con người khám phá và khai thác tự nhiên hiệu quả hơn; đưa con người trở thành chủ thể trong mối quan hệ với tự nhiên; quyết định tốc độ phát triển của mỗi quốc gia; làm thay đổi căn bản tính chất nền sản xuất xã hội; từng bước giải phóng con người ra khỏi nền sản xuất trực tiếp; làm biến đổi sâu sắc đời sống sinh hoạt văn hoá tinh thần của con người. Những biến đổi đó không dừng ở sự bùng nổ về số lượng, đa dạng về quan hệ mà chứa đựng tính vượt cấp về chất lượng, hình thành nhiều thói quen mới, nhiều cách thức, kỹ năng sống và làm việc mới mang đặc trưng của thời đại. Hơn nữa nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã tạo động lực và cơ hội thúc đẩy nền KH&CN phát triển. Việc ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động CCHC nhà nước, hướng đến xây dựng một chính phủ hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền các cấp. Hiện nay, mô hình Chính phủ điện tử (e – government) đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tại Việt Nam, mô hình “ chính phủ điện tử „ đã được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện bộ máy quản lý hành chính, giúp giới doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách của Đảng và nhà nước một cách nhanh và hiệu quả nhất. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai phát triển và ứng dụng CNTT trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công tác quản lý và điều hành Nhà nước như: Chỉ thị số 58/CT- TW của Bộ Chính trị BCH TW khoá 8, Quyết định 112/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước”, Bộ Thông tin và 4 Truyền thông – Bộ Nội vụ đã ban hành Chương trình phối hợp số 2782/CTPH-BTTTT-BNV về việc thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC, ngày 16/10/2012. Chương trình 04 – Ctr/TU của Thành uỷ, Đề án “Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước” của UBND Thành phố- nhằm tạo dựng môi trường trao đổi thông tin trong nội bộ các đơn vị chức năng của Thành phố, giữa các đơn vị chức năng với các cơ quan bên ngoài. Thông qua môi trường này, hệ thống sẽ trợ giúp và quản lý các công việc thường ngày của các đơn vị và để làm được điều đó thì CNTT là phương tiện hữu hiệu nhất để CCTTHC, rà soát, tra cứu văn bản pháp quy phạm pháp luật, là phương tiện để cung cấp, cập nhật, xử lý thông tin từ Trung ương, Thành phố, Quận, Phường và ngược lại, tiến tới nhằm xây dựng một CPĐT trong tương lai. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, quận Thanh Xuân đã có những bước phát triển nhằm từng bước đưa CNTT vào trong công tác CCHC, nhằm xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho công tác quản lý hành chính trên địa bàn Quận. Từ thực tiễn trên, nghiên cứu để có những hiểu biết toàn diện, sâu sắc đánh giá được tác động của việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CCHC của nước ta là một vấn đề cấp thiết hiện nay cả trên phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn. Xuất phát yêu cầu đó tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính (Nghiên cứu trường hợp quận Thanh Xuân)”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mô hình CCHC có ứng dụng CNTT ở các nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành quả nhất định, đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý hành chính, góp phần nâng cao hiệu suất giải quyết TTHC. Thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CCTTHC là một chủ đề được quan tâm trong những năm gần đây, vì vậy có rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này như: 5 Quận Thanh Xuân: - Đề tài xây dựng cổng thông tin điện tử: Đề tài được chia làm 3 giai đoạn thực hiện với mục tiêu xây dựng 1 cổng chính Cổng thông tin điện tử từ UBND Quận đến 11 phường và triển khai dịch vụ công trực tuyến. Về ưu điểm: Cổng thông tin điện tử tại UBND Quận được đưa vào vận hành, sử dụng nhằm mục tiêu góp phần nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào trong QLHC của Quận, là công cụ chỉ đạo và điều hành của người lãnh đạo và là kênh thông tin cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách, về hoạt động của lãnh đạo thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền. Về hạn chế: Việc xây dựng nhiều cổng thành phần với mỗi cổng do một cơ quan quản lý sẽ khó tra cứu thông tin do người dân khó nhớ tên các cổng và không biết chọn cổng nào để tra cứu thông tin; việc cung cấp thông tin khó kiểm tra, giám sát; thông tin khó nhất quán và thông tin của cơ quan nào thì cơ quan đó quan tâm. - Đề án cổng điện tử một cửa: Được triển khai với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết công việc; từng bước đơn giản hóa các TTHC, đồng thời qua đó đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức các phòng chuyên môn, nhất là các cán bộ, công chức trực làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; đồng thời tăng cường sự giám sát của lãnh đạo cơ quan hành chính, doanh nghiệp, công dân đối với việc thực hiện chương trình CCHC mà trọng tâm là CCTTHC và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Về ưu điểm: hồ sơ được tiếp nhận và giao trả tại một cửa, giảm thời gian chờ đợi, sắp xếp thứ tự tiếp nhận hồ sơ. Về hạn chế: chỉ liên thông trong nội bộ đơn vị ( giữa các bộ phận với nhau ); nếu hồ sơ liên quan đến nhiều cơ quan thì người dân vẫn phải mang 6 hồ sơ đến từng cơ quan để giải quyết; chưa lồng ghép tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2008 vào phần mềm để hỗ trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Nguyễn Lệ Thu “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và ứng dụng chính phủ điện tử thế hệ mới tại Việt Nam”, Cục Ứng dụng CNTT, đã chỉ ra mức độ phát triển CPĐT dựa trên ba nền tảng chính đó là: Mức độ trực tuyến, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối đầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lực Chính phủ. Đề tài này tác giả nghiên cứu trong phạm vi diện rộng thực hiện chung cho cả nước để hướng mô hình CPĐT trong tương lai. - Phạm Hồng Quảng (2010) “Một số kết quả và định hướng trong ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí: Tập san Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam 2010. Trong công trình này, tác giả đi sâu trình bày và phân tích các kết quả đạt được trong thời gian 10 năm ứng dụng CNTT trong CCHC tại tỉnh Quảng Nam, trong đó nổi lên tỷ lệ 30% hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng qua mạng; phổ cập tin học cho 100% cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Huy Tài ( 2009 ), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010, http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/DispForm.aspx?ID=17 568. Ngày đăng 21/4/2009 4:00PM (trang web của Tổng cục Hải Quan). Tác giả của bài báo chủ yếu phân tích một cách tổng quan những khả năng và điều kiện thực hiện Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010. Chương trình đã đưa ra Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 gồm 5 nội dung là: Xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020, trong đó nêu rõ các nội 7 dung ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN xây dựng quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; Xây dựng Dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức”; Triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC; Tổ chức các buổi làm việc nhằm đôn đốc, kiểm tra công tác gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC tại các Bộ, ngành, địa phương. - Kae Xieng Tern (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính tại UBND Quận Thanh Xuân: Học viện hành chính Quốc gia: http:www//khotailieu.com/luan-van-doan-bao-cao/kinh-te/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-ung-dung-cong-nghe-thongtin-trong-cong-tac-quan-ly-hanh-chinh-tai-ubnd-quan-thanh-xuan.html. Đề tài đề xuất 6 giải pháp: Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT; Đẩy mạnh CCHC để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả; Đổi mới mô hình tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại UBND Quận Thanh Xuân; Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức, thường xuyên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT ; Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT; Đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT và nâng cao việc ứng dụng CNTT trong UBND Quận. Về ưu điểm: Đề tài đã nhận dạng và đánh giá hiện trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý tại UBND Quận Thanh Xuân; đề xuất các giải pháp. Về hạn chế: Đề tài chưa tập trung giải quyết các tồn tại, yếu kém trong việc ứng dụng CNTT; việc xem CNTT là trọng tâm dẫn đến các giải pháp khó sát với thực tế và thiếu tính khả thi bởi vì CNTT chỉ là công cụ, tuỳ thuộc vào điện kiện thực tế mà chúng ta ứng dụng CNTT như thế nào để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. - Đề án ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Quảng Bình đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010: Bao gồm các Dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT; Xây dựng Trung tâm CNTT; Tin học hóa quản lý Nhà nước; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho CNTT; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cấp 8 tỉnh; ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế- xã hội; ứng dụng CNTT nâng cao đời sống và dân trí. Về ưu điểm: Đây là đề án lớn bao gồm nhiều dự án mang tính toàn tỉnh. Mục tiêu là triển khai các giải pháp: Nâng cao nhận thức về CNTT; Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT trên địa bàn tỉnh; Xây dựng và ban hành các quy định về sử dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước; Xây dựng và ban hành các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế ứng dụng và phát triển CNTT; Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về xây dựng hệ thống thông tin bao gồm kết cấu hạ tầng, phần mềm ứng dụng, cung cấp dịch vụ nhằm nhất thể hóa các mạng máy tính trên địa bàn tỉnh; Xây dựng quy chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các dự án về CNTT; ưu tiên kinh phí cho ứng dụng và phát triển CNTT; Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT; Phối hợp chặt chẽ giữa việc triển khai Đề án CNTT của tỉnh với Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước của Chính phủ; Lồng ghép các nội dung của Đề án CNTT với các nội dung trong chương trình cải cách hành chính của tỉnh. Về hạn chế: Do có quá nhiều mục tiêu, nhiều giải pháp nhưng chưa xác định đâu là giải pháp trọng tâm cần phải tiến hành ngay nên sẽ tiêu tốn nhiều chi phí và việc triển khai thực hiện cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Đề án 112 Tin học hóa Quản lý hành chính Nhà nước: Đề án 112 được xây dựng với mục tiêu đến cuối 2005 đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động, bám sát mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước, thúc đẩy hiện đại hóa công nghệ hành chính, thực hiện tin học hóa qui trình cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và cho doanh nghiệp, đào tạo tin học cho cán bộ công chức nhà nước. Về hạn chế: Đề án tập trung triển khai thiết bị máy tính, đào tạo nguồn nhân lực sử dụng CNTT nhưng lại không quan tâm đến nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT; chưa có định hướng rõ ràng về ứng dụng CNTT. 9 - Đề án “Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005”: Mục tiêu là xây dựng được hạ tầng kỹ thuật CNTT; ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; đào tạo nguồn nhân lực CNNT. Về hạn chế: Đề án tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT; đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý Nhà nước; đào tạo nguồn nhân lực CNTT nhưng chưa xác định đâu là mục tiêu quan trọng nhất hiện nay. Việc triển khai ứng dụng CNTT vẫn còn mang tính cục bộ, chưa có sự liên thông. Tóm lại: Các đề tài nêu trên đều có các điểm nghiên cứu chung sau: Xây dựng các giải pháp về: con người, chính sách, phương tiện, công cụ; Chú trọng đầu tư, triển khai: hệ thống kết cấu hạ tầng mạng CNTT, các thiết bị phần cứng, các phần mềm phục vụ, đào tạo nguồn nhân lực, các tổ chức chuyên trách về CNTT; Chỉ quan tâm cách tạo ra thông tin; chưa làm rõ thông tin được sử dụng như thế nào là hiệu quả, thông tin nào là cần thiết, ai cần thông tin, mối liên hệ giữa các đối tượng với thông tin và thông tin sẽ luân chuyển như thế nào giữa các đối tượng nghiên cứu; Chưa nghiên cứu về hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan hành chính và giữa cơ quan hành chính với người dân. - Qua một số công trình nghiên cứu nêu trên chúng ta thấy được những cái nhìn khách quan về việc ứng dụng CNTT vào cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chưa công trình nghiên cứu nào đặt đến vấn đề “ Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính”. 3. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng công tác triển khai chính sách ứng dụng CNTT trong CCTTHC tại quận Thanh Xuân. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CCTTHC tại quận Thanh Xuân. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT, chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT và CCTTHC. 10 - Đánh giá thực trạng chính sách sử dụng CNTT cải cách thủ tục hành chính tại quận Thanh Xuân. - Giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cải CCTTHC cho quận Thanh Xuân. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: + Chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC. + Đánh giá tác động của việc thúc đẩy CNTT vào CCTTHC trong Quận Thanh Xuân. - Phạm vi thời gian: từ năm 2010 – 2014 - Phạm vi không gian: Quận Thanh Xuân. 5. Mẫu khảo sát Khảo sát hệ thống CNTT trong quản lý hành chính tại Quận Thanh Xuân. 6. Câu hỏi nghiên cứu 1) Câu hỏi chủ đạo của đề tài: Chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CCTTHC tại quận Thanh Xuân được thực hiện như thế nào? 2) Các câu hỏi cụ thể: - Quận Thanh Xuân đã có những chính sách gì để góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại Quận? - Đánh giá tác động của chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại Quận Thanh Xuân? - Hình thành một số giải pháp chủ yếu nào để khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại Quận Thanh Xuân? 7. Giả thuyết nghiên cứu 1) Giả thuyết chủ đạo: Chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại Quận Thanh Xuân được thực hiện bằng cách hướng đến xây dựng các Đề án như: Thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình Chính quyền điện 11 tử Quận Thanh Xuân” để làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác CCTTHC, nâng cao năng lực quản lý điều hành của Quận và phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp. 2) Các luận điểm cụ thể - UBND Quận Thanh Xuân xây dựng đề án “Mô hình Chính quyền điện tử Quận Thanh Xuân giai đoạn 2013 - 2015” . - Quận Thanh Xuân đã xây dựng và từng bước đầu tư và xây dựng các ứng dụng CNTT trong công tác CCTTHC Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển CNTT của quận Thanh Xuân còn chưa đồng bộ, nhân lực chuyên trách quản lý CNTT còn hạn chế, chưa gắn được ứng dụng CNTT hỗ trợ cho CCHC, các ứng dụng CNTT còn phân tán, nhỏ lẻ không liên thông giữa các đơn vị. Điều đó làm cho việc ứng dụng CNTT ở Quận chưa có nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững. - Hình thành một số giải pháp cho chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại Quận Thanh Xuân: + Hoàn thiện tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành CNTT của Quận. + Xây dựng bộ phận chuyên trách về CNTT. + Hoàn thiện hạ tầng CNTT cho chính quyền điện tử cấp Quận và 11 Phường. + Nâng cấp cổng giao tiếp điện tử cấp Quận. + Đẩy mạnh các ứng dụng nội bộ trên cơ sở một hạ tầng CNTT thống nhất. + Xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức 3. + Đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng sử dụng CNTT. + Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận; tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong CCTTHC tại Quận Thanh Xuân. 12 Phương pháp nghiên cứu chính sách: được sử dụng để xem xét đánh giá và định hướng việc ứng dụng CNTT hiện nay của Quận. Phương pháp quan sát thực tế: dựa trên thực tế triển khai ứng dụng CNTT của Quận như cổng thông tin điện tử, hộp thư điện tử, một cửa điện tử để từ đó phân tích hiện trạng, làm luận cứ để đề xuất các giải pháp. 9. Kết cấu của Luận văn` Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính và chính sách Chương 2. Đánh giá tác động của chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT vào cải cách thủ tục hành chính tại quận Thanh Xuân. Chương 3. Hình thành một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT vào cải cách thủ tục hành chính chính tại quận Thanh Xuân. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Công nghệ thông tin và cải cách hành chính 1.1.1. Công nghệ thông tin CNTT ( Tiếng Anh: Information Technology ) hay là IT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. - Theo UNESCO1, CNTT bao gồm việc sử dụng các ứng dụng máy tính, công nghệ viễn thông và tin học trong việc truy cập và cung cấp thông tin riêng và chung. Nó cho phép mọi người giao tiếp và trao đổi thông tin giới hạn trong không gian số (cyberspace), làm việc tại văn phòng áo và thiết lập một xã hội tri thức. - Theo Hiệp hội CNTT của Mỹ (ITAA)2, CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai thực hiện, hỗ trợ hoặc quản lý các hệ thống thông tin điện tử, chủ yếu là các phần mềm máy tính và phần cứng máy tính, CNTT bao hàm việc sử dụng các máy tính điện tử và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và nhận thông tin an toàn. - Theo GS. Phan Đình Diệu, CNTT là ngành công nghệ về xử lý thông tin bằng các phương tiện điện tử, trong đó nội dung xử lý thông tin bao gồm các khâu cơ bản như thu thập, lưu trữ, chế biến và truyền nhận thông tin.[10,tr.17] - Theo Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan tới thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp 1 IDC site, IDC Finds More of the World’s Population Conecting to the Internet in New Ways and Embracing Web 2.0 Activities, http://www.idc.com/getdoc.jsp?Container Id=pr US21303808 2 Information Technology Association of America (ITAA), Information Technology Definition, http://www.itaa.org/es/docs/Information%20Technology%20Definitions.pdf 14 khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu, nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa…của con người.[1] - Theo Luật CNTT (2007), CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.[7, tr.2] Nhìn chung các quan điểm đều cho rằng CNTT là ngành nghiên cứu, sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính, đồng thời cũng là nghành KH&CN về thông tin và xử lý thông tin, sử dụng công cụ, phương tiện chủ yếu là máy tính điện tử. Riêng khái niệm về CNTT của Luật CNTT cần sử dụng “thông tin” thay cho “thông tin số”. Bởi lẽ, thông tin số là chỉ một dạng biểu diễn thông tin được xử lý và lưu trữ bằng các phương pháp số, hay còn gọi là dữ liệu (data). Trong một quy trình xử lý thông tin của CNTT bao gồm: đầu vào là thông tin, xử lý thông tin (số) và đầu ra là thông tin hoặc tri thức. Có thể nói rằng khái niệm CNTT của Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị đưa ra là hoàn chỉnh và phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn. Vì vậy, thuật ngữ CNTT trong Luận văn sẽ được hiểu theo quan điểm này. CNTT ra đời đã có những chuyển dịch đáng kể về công nghệ. Những chuyển dịch này làm cho việc xử lý thông tin tự động hiệu quả hơn, việc sử dụng các thiết bị tin học dễ dàng hơn, năng lực xử lý thông tin mạnh hơn và tin học, CNTT được ứng dụng rộng rãi hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những chuyển dịch đó chủ yếu là: từ kĩ thuật tương tự sang kĩ thuật số; từ công nghệ bán dẫn truyền thống sang công nghệ vi xử lý; từ kiểu tính toán máy chủ sang mô hình có cấu trúc khách hàng – dịch vụ; từ các kiểu truyên thông dải rộng sang các siêu xa lộ thông tin; từ lập trình thủ công sang lập trình hướng đối tượng; từ giao diện đồ họa sang giao diện đa phương tiện.. - Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính nhà nước 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan