Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án fdi vào việt nam...

Tài liệu Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án fdi vào việt nam

.PDF
105
62
76

Mô tả:

. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- BẠCH THỊ QUẾ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- BẠCH THỊ QUẾ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công tác chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Quản lý Đào tạo Khoa sau Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Hoàng Văn Cƣơng công tác Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quan trọng và nhiều sự đóng góp bỏ ích để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tƣ đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................. iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA DỰ ÁN FDI ........................................................................................... 4 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua Dự án FDI ................................................................... 4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 7 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu .................................... 12 1.2. Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI .................................................................................................. 12 1.2.1. FDI và chuyển giao công nghệ qua FDI .................................... 12 1.2.2. Tác động của chuyển giao công nghệ ......................................... 18 1.2.3. Chính sách chuyển giao công nghệ : .......................................... 21 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI. ................................................. 26 1.3.1. Môi trường chính trị - Xã hội...................................................... 26 1.3.2. Môi trường đầu tư ....................................................................... 28 1.4. Kinh nghiệm thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua dự án FDI của một số nƣớc ...................................................................................................... 35 1.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ .............................................................. 35 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 36 1.4.3. Kinh nghiệm của Malaixia .......................................................... 38 1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ....................................... 40 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 42 2.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 42 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 43 2.3 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .................................................................. 44 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2014 ........................................................................................... 46 3.1. Tổng quan về chuyển giao công nghệ qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam .............................................................................................. 46 3.1.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua FDI .............................. 46 3.1.2 Thành tựu đổi mới và tồn tại trong chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI ................................................................................ 52 3.2. Thực trạng chính sách khuyến khích FDI chuyển giao công nghệ.... 58 3.2.1. Các chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua FDI ........ 58 3.2.2. Đánh giá chung về chính sách chuyển giao công nghệ qua FDI73 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA FDI ............................. 79 4.1. Bối cảnh mới đối với sự phát triển khoa học – công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam ...................................................................... 80 4.1.1. Bối cảnh quốc tế.......................................................................... 80 4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................... 81 4.1.3. Quan điểm định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới ............................................ 81 4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ để thu hút FDI đến năm 2020 .................................................................. 83 4.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua FDI ....................................................................... 83 4.2.2.Giải pháp hoàn thiện về chính sách bảo vệ tài sản hữu hình, vô hình của nhà đầu tư nước ngoài. .......................................................... 86 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn lực......... 87 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện các chính sách thuế và các chính sách kinh tế ............................................................................................................... 88 4.2.5. Giải pháp giải pháp hoàn thiện chính sách thông tin, tuyên truyền , đào tạo và một số chính sách khác lien quan. ......................... 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 ESCAP 3 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 4 R&D Nghiên cứu và phát triển 5 UNCTAD 6 JETRO Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dƣơng Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản i DANH MỤC BẢNG Stt Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Nội dung Số hợp đồng CGCN của Việt Nam giai đoạn 1993- 2014 Các lĩnh vực của hợp đồng CGCN qua các dự án FDI Ƣu đãi cho CGCN Trang 48 50 67 ii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Stt Hình, sơ đồ 1. Hình 2.1 2. Sơ đồ 3.1 Nội dung Quy trình nghiên cứu Xếp hạng về mức độ CGCN các nƣớc Đông Nam Á iii Trang 42 46 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đã làm rút ngắn tuổi thọ của công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm, tạo nên sự tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Không có quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó cần cân nhắc giữa mua và làm. Chuyển giao công nghệ (CGCN) đƣợc coi nhƣ một tất yếu khách quan và là quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, hoạt động CGCN ngày càng trở lên phong phú và đa dạng hơn. Việt Nam là một quốc gia có điểm xuất phát thấp về khoa học công nghệ và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, việc nhập công nghệ từ các nƣớc phát triển để tận dụng ƣu thế, tiếp cận ngay đƣợc với những công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đất nƣớc là điều tất yếu. Vì vậy, một trong các mục tiêu quan trọng của thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI. Tuy nhiên, tỷ lệ các dự án FDI thực hiện CGCN cho Việt Nam so với tổng dự án FDI đƣợc phê duyệt trong thời gian qua là rất thấp. Các công nghệ đƣợc chuyển giao chỉ ở mức trung bình so với thế giới, vẫn còn nhiều dự án gây ô nhiễm môi trƣờng, công nghệ lạc hậu,…. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cách hệ thống, cả lý luận lẫn thực tiễn, đánh giá thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI của nƣớc ngoài vào Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế từ khía cạnh chính sách. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm 1 tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài “Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam, đánh giá những thành tựu, những hạn chế của các chính sách, xác định nguyên nhân, tồn tại tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI, từ đó đề một số biện pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra: 1. Cơ sở khoa học về công tác chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI? 2. Thực trạng chính sách tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI? 3. Biện pháp hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, các chính sách và thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chính sách của Việt Nam về thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI, tập trung chủ yếu vào chính sách phát triển đổi mới công nghệ quốc gia, Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, Chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách thuế. - Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Việt Nam. 2 - Về thời gian: Giai đoạn từ 1993 nhà nƣớc đã có ban hành, chỉnh sửa một số các chính sách liên quan đến hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ, để thuận lợi và có cái nhìn tổng quan tác giả xin nghiên cứu các chính sách thúc đẩy CGCN các năm từ 1993 đến 2014. 5. Đóng góp của đề tài - Về măṭ lý luận : Tổ ng kế t kế t quả nghiên cƣ́u lý luâ ̣n về chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI, chính sách thúc đẩy CGCN tại Việt Nam trong thời gian qua. - Về măṭ thực tiễn: Phân tích thực trạng CGCN qua các dự án FDI, các chính sách nhằm thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI. Tổ ng kế t và rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động CGCN qua các dự án FDI, những ƣu điểm hạn chế của các chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI, qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng, biểu, hình, luận văn đƣợc kết cấu làm 04 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua FDI và tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2014. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua FDI 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA DỰ ÁN FDI 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua Dự án FDI 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động chuyển giao công nghệ trên thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ đề cập tới chính sách phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ, hầu nhƣ rất ít công trình chuyên nghiên cứu chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài. Đáng chú ý nhất trong số các công trình đã đƣợc công bố (có dịch sang Tiếng Việt) là cuốn “Phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Châu Á” (Nhà xuất bản Bunshindo, Nhật bản) của tác giả Lâm Trác Sử. Các tác giả chủ yếu phân tích các mô hình và chính sách phát triển công nghệ nói chung của một số các quốc gia Đông Á, điển hình nhất là mô hình Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JETRO (2003) “Nghiên cứu về chiến lƣợc xúc tiến FDI tại nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã nghiên cứu về môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam với cách tiếp cận kinh tế có vốn FDI là một tổ chức kinh tế dƣới dạng các doanh nghiệp có vốn FDI, JETRO đã nghiên cứu xu hƣớng vân động của dòng FDI trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Báo cáo đã tập trung nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trên cơ sở xem xét một số chính sách đối với một số ngành công nghiệp cụ thể và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của những chính sách xúc tiến đầu tƣ. 4 Nghiên cứu của Nick J.Freemman (2007) “20 năm đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam: Một chăng đƣờng nhìn lại”, Là một chuyên gia tƣ vấn đầu tƣ cao cấp của công ty Vietnam Holding Asset Management Ltd. về hoạt động thu hút của Việt Nam sau 20 năm ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài. J.Freemman đã phân tích các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong suốt 20 năm để tạo dựng nên một môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh, bình đẳng và hấp dẫn. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề bất cập của chính sách đối với khu vực kinh tế này cần phải giải quyết, để có thế hoạt động thu hút FDI ngày càng hiệu quả hơn. Nghiên cứu của UNCTAD (2008) với “Báo cáo đánh giá chính sách đầu tƣ tại Việt Nam” tại hội nghị Geneve. Từ cách tiếp cận FDI là nguồn lực đầu tƣ phát triển, phân tích các xu hƣớng trƣớc đây về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tác động của nó đối với nền kinh tế của Việt Nam, một số chính sách nhằm tách biệt một cách rõ rệt giữa sở hữu nhà nƣớc và các chức năng điều tiết của nhà nƣớc, cùng với việc hợp lý hoá và đơn giản hoá về lợi ích khuyến khích tài chính đối với các loại thuế doanh nghiệp. Báo cáo đƣa ra các phân tích xu thế của đầu tƣ nƣớc ngoài, khuôn khổ chính sách đầu tƣ tại Việt Nam, đồng thời có các khuyến nghị nhằm cải thiện chính sách, môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam nhƣ cải cách hệ thống luật, tháo gỡ các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đảm bảo môi trƣờng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực thi các thay đổi về công tác quản lý. Công trình nghiên cứu “Technological Independence–The Asian Experence” của United Nations University, Nhật Bản chủ yếu nghiên cứu về chính sách công nghệ các quốc gia Châu Á trong các thời kỳ các nƣớc tiếp nhận công nghệ của Hoa kỳ và Châu Âu. Nghiên cứu cũng không đề cập đến chính sách thúc đẩy CGCN qua đầu tƣ nƣớc ngoài. 5 “Vai trò của Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong chuyển giao công nghệ quốc tế” của Amy Jocelyn Glass và Kamal Saggi đề cập đến tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ quốc tế (ITT) trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia, trọng tâm của khuôn khổ này là thông qua kênh đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Theo đó, một quốc gia tiếp cận với các thông tin kỹ thuật công nghệ của bên nƣớc ngoài và hấp thụ và sử dụng nó vào quá trình sản xuất.Bên cạnh đó rào cản trong việc áp dụng công nghệ nƣớc ngoài của nƣớc tiếp nhận công nghệ vào quá trình sản xuất trong nƣớc còn nhiều hạn chế đối nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Rào cản này bao gồm một thể chế các quy định mà các doanh nghiệp phải vƣợt qua và thêm vào đó là mức độ nguồn nhân lực trình độ thấp. Để thu hẹp khoảng cách đó, các nƣớc đang phát triển phải chấp nhận công nghệ mới. Để hoàn thành nhiệm vụ vƣợt trội này thì cả hai yếu tố lực lƣợng thị trƣờng và chính sách của chính phủ đóng vai trò quan trọng. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thƣơng mại và phát triển năm 2010 tổ chức tại Anh đƣợc ghi lại bởi ban thƣ ký UNCTAD về “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chuyển giao và phổ biến công nghệ, và phát triển bền vững” đặc biệt nhấn mạnh việc lan tỏa công nghệ và chuyển giao công nghệ của TNCs thông qua FDI đòi hỏi nƣớc chủ nhà phải có một chính sách hỗ trợ tích cực. Để sử dụng hiệu quả FDI nhƣ một phƣơng tiện để đạt đƣợc sự phổ biến và chuyển giao công nghệ thì các nƣớc đang phát triển cần phải thiết lập môt hệ thống đổi mới (NIS), Hỗ trợ sự phát triển năng lực hấp thụ của doanh nghiệp trong nƣớc và cung cấp một khuôn khổ pháp lý, sự liên kết giữa khung chính sách về FDI và các chính sách có liên quan đến khoa học và công nghệ là vấn đề quan trọng, và các chính sách hỗ trợ của đất nƣớc và sự tham gia của quốc tế. Nhìn chung, các công trình đã công bố trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách phát triển công nghệ các nƣớc nhằm mục đích tăng 6 trƣởng, trong đó đƣa ra các mô hình thành công trong chính sách công nghệ nhƣ “Đàn nhạn bay” của Nhật Bản, … 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài ở Việt Nam”, của PGS.TS Mai Ngọc Cƣờng làm chủ biên xuất bản năm 2000. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những chính sách trong nƣớc có tác động mạnh đến quá trình thu hút FDI, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp tổ chức thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện phân cấp việc cấp phép đầu tƣ, giải quyết những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, những ƣu đãi và khuyến khích về tài chính, về chínhsách tiền lƣơng của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tuy nhiên những đề xuất này đã đƣợc giải quyết phần lớn trong Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2000, Luật Đất Đai năm 2003,... Hơn nữa việc nghiên cứu của tác giả tập trung cho cả nƣớc và phạm vi nghiên cứu mới chỉ đến năm 1999. Nghiên cứu của Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2006) về: “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam”, từ cách tiếp cận kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tƣ cách là hình thức đầu tƣ quốc tế, cho thấy đây là một trong số ít cuốn sách chuyên khảo đã phân tích một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDI ở Việt Nam, trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc. Từ đó đƣa ra một số giải pháp xử lý thích hợp nhằm tăng tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những giải pháp về chính sách mà tác giả đƣa ra không bao hàm chính sách điều tiết đối với khu vực FDI, cũng nhƣ không đề cập đến những vấn đề phát sinh sau khi Việt Nam gia nhập WTOmà chính sách cần can thiệp nhƣ môi trƣờng, quyền 7 của ngƣời lao động…Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ đúc rút kinh nghiệm tù Trung Quốc nên chƣa đủ để có tính đại diện, so sánh. Nghiên cứu: “Về chính sách khuyến khích đầu tƣ ở Việt Nam: của tác giả Trần Minh Châu chủ biên (2007) đã có cái nhìn bao hàm tổng thể chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc ở phạm vi cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có những nghiên cứu chuyên biệt về chính sách khuyến khích đầu tƣ đối với FDI. Nghiên cứu đã phân tích, làm rõ thực trạng chính sách khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc ta hiện nay, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tƣ trong thời gian tới. Nhƣng nghiên cứu cũng chƣa đƣa ra vấn đề chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình đã công bố nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ ở Việt Nam nhƣ tác giả Hoàng Trọng Cừ với đề tài “Nghiên cứu vấn đề thuế trong hoạt động khoa học và công nghệ” (Đề tài NCKH của Viện Nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách khoa học công nghệ); tác giả Nghiêm Thị Minh Hòa “Đầu tƣ tài chính cho khoa học công nghệ ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” (Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam”, 2000), v.v... Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ Thƣơng mại do Nguyễn Văn Hoàn làm chủ nhiệm với đề tài “Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, mã số 2002-78-018. Đề tài nghiệm thu năm 2002 và đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nhập khẩu công nghệ của Việt Nam trong chiến lƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả đề tài này 8 chƣa phân tích đƣợc chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam và cũng chỉ dừng lại xem xét tình hình nhập khẩu công nghệ nói chung vào Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 2001 và chính sách nhập khẩu công nghệ dƣới góc độ chính sách thƣơng mại. Trong nghiên cứu “ Điều chỉnh chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Phùng Xuân Nhạ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Trƣớc thực trạng có nhiều ý kiến, quan điểm đánh giá trái chiều về tác động điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích, đánh giá những thay đổi của từng chính sách qua mỗi lần điều chỉnh cho thấy các chính sách FDI hợp lý hơn, tiến hành gần với thông lệ quốc tế. Trong phần trình độ chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI, tác giả cũng có nhận định về mặt chính sách trong việc điều chỉnh nhằm cải thiện trình độ công nghệ của khu vực FDI. Tuy nhiên, hiệu quả chƣa cao nhƣ mong đợi do quy định không rõ ràng trong việc lựa chọn công nghệ đƣa vào sử dụng đối với các dự án đầu tƣ cũng nhƣ chƣa đặt vấn đề nghien cứu về chính sách thúc đẩy CGCN qua FDI. Một nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Bùi Quang Tuyến về “Ảnh hƣởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013”. Nhóm tác giả sử dụng mô hình ARDL để đánh giá ảnh hƣởng của FDI và GDP có độ trễ 1 năm, có thể giải thích doanh nghiệp đầu tƣ vào Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, khia thác nhanh tiềm năng thị trƣờng. Nghiên cứu này cũng đƣa ra hàm ý rất rõ ràng muốn tăng trƣởng kinh tế không thể gạt bỏ FDI, tuy nhiên lựa chọn đối tác đầu tƣ nhƣ thê nào, chính sách giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả FDI nhƣ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tƣ, sửa đổi chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo hƣớng nhất quán công khai, minh bạch, chính sáchnhằm khuyến khích nhà đầu tƣ 9 nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh cực kết cấu hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ cho thấy hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam vân chƣa tạo ra đƣợc nhiều công nghệ mang tính đột phá hƣớng nghiên cứu còn dàn trải và ít gắn kết với các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể; các chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới công nghệ thời gian qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đào tạo nhân lực; hợp tác trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua các hình thức song phƣơng, chƣa có các chính sách khuyến khích đủ mạnh để thu hút chuyên gia giỏi nƣớc ngoài, trí thức Việt kiều trực tiếp làm việc tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong nƣớc; chƣa có chính sách thu hút các công ty có công nghệ cao hàng đầu thế giới vào ứng dụng và triển khai ở nƣớc ta. Có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp tƣ nhân và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rất khó tận dụng đƣợc các chƣơng trình này một phần do thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp, không rõ ràng trong việc tiếp cận vốn, phần khác do các cơ quan nhà nƣớc có xu hƣớng tránh rủi ro. Các chƣơng trình cụ thể hiện tại để thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu kém. Mặc dù môi trƣờng pháp lý của Việt Nam dƣờng nhƣ rất tích cực thúc đẩy đầu tƣ và chuyển giao công nghệ, trên thực tế các doanh nghiệp khó tiếp cận. “Cách nào để các tập đoàn đa quốc gia chuyển giao công nghệ cho Việt Nam” ngày 12 tháng 9 năm 2014 trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Ông Nguyễn Xuân Phong – một chuyên gia đã giữ vị trị quản lý và đầu tƣ cấp cao tại công ty đa quốc gia nhƣ Philips, Shell, Cargill, Samsung C&T corporation và Tập đoàn Eurowindow Holding cho rằng: “Việt nam chưa có tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cũng chưa có sách lược cụ thể để ràng buộc các doanh nghiệp nước ngoài 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất