Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ...

Tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải gây ô nhiễm môi trường ( nghiên cứu trường hợp khu du lịch nước khoáng nóng thanh thủy phú thọ)

.PDF
75
63
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THIỀU THỊ THU THẢO CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU DU LỊCH NƯỚC KHOÁNG NÓNG THANH THỦY - PHÚ THỌ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Ngọc Dinh Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- THIỀU THỊ THU THẢO CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU DU LỊCH NƯỚC KHOÁNG NÓNG THANH THỦY - PHÚ THỌ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Ngọc Dinh Hà Nội, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Đặng Ngọc Dinh – thầy giáo đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Sau Đại học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại các cơ quan trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Thiều Thị Thu Thảo 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.......................................... 5 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 1. Tên đề tài ............................................................................................................... 6 2. Lý do nghiên cứu ................................................................................................... 6 3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................ 8 4. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 9 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 9 6. Mẫu khảo sát ............................................................................................................ 7. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 10 8. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 10 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11 10. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 11 Kết luận và Khuyến nghị ............................................................................................ 11 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 12 1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 12 1.1.1 Chính sách ......................................................................................... 12 1.1.2 Chính sách tài chính .......................................................................... 13 1.1.3 Công nghệ .......................................................................................... 15 1.1.4 Công nghệ xanh và các khái niệm liên quan ..................................... 17 1.1.5. Nước thải gây ô nhiễm môi trường ................................................... 24 1.1.6 Tương quan giữa công nghệ, công nghệ xanh và vấn đề xử lý nước thải gây ô nhiễm .......................................................................................... 25 1.1.7 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và hoạt động ứng dụng công nghệ xanh ......................................................................................................................... 27 Kết luận Chƣơng I ................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH HIỆN NAY .................................................... 29 2 2.1 Hệ thống các văn bản, các chính sách tài chính cho hoạt động ứng dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta hiện nay .................................................................................. 29 2.1.1 Các chiến lược phát triển công nghệ thân thiện với môi trường của Chính phủ .................................................................................................... 29 2.1.2 Chính sách ưu tiên phát triển công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường trong các văn bản thuộc lĩnh vực KH&CN .............. 31 2.1.3 Văn bản về các chính sách tài chính, thuế liên quan đến việc công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường ....................................... 33 2.2 Các chính sách tài chính, các chính sách ƣu tiên cho việc ứng dụng công nghệ xanh ở nƣớc ta hiện nay .................................................................................. 35 2.2.1 Các chính sách đầu tư ....................................................................... 35 2.2.2 Các chính sách ưu đãi về thuế ........................................................... 36 2.2.3 Chính sách ưu đãi về tín dụng ........................................................... 37 2.2.4 Ưu đãi từ các nguồn đầu tư nước ngoài và từ các Quỹ trong nước . 38 2.3 Nhận diện về khó khăn, rào cản trong đầu tƣ tài chính cho phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại ...................................................... 38 2.3.1 Nhận diện về những khó khăn trong cơ chế, chính sách ................... 38 2.3.2 Những khó khăn khác ........................................................................ 41 2.3.3 Phát triển công nghệ xanh trong tương quan của giới truyền thông và các nhà khoa học.................................................................................... 43 Kết luận Chƣơng II .................................................................................................. 47 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI GÂY Ô NHIỄM, TẠI KHU DU LỊCH NƢỚC KHOÁNG NÓNG THANH THỦY – PHÚ THỌ ....... 48 3.1 Tổng quan về Khu du lịch Nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy - Phú Thọ ............ 48 3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 48 3.1.2 Đặc điểm của khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy ............... 48 3.1.3 Đặc điểm xã hội ................................................................................. 49 3.1.4 Những khó khăn gặp phải và các vấn đề cần giải quyết ................... 50 3.2 Vai trò của việc ứng dụng công nghệ xanh ở các khu du lịch sinh thái nói chung và khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ nói riêng ............. 54 3.2.1 Vai trò của công nghệ xanh ở các khu du lịch sinh thái ................... 54 3.2.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nước thải tại khu nước khoáng nóng Thanh Thủy ........................................................... 56 3 3.3 Giải pháp ứng dụng công nghệ xanh ở khu vực trên ......................................... 57 3.4 Đề xuất các giải pháp về tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nƣớc thải tại khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ ............. 61 3.4.1 Giải pháp tài chính chung ................................................................. 61 Chính sách thuế........................................................................................... 61 Chính sách tín dụng .................................................................................... 62 Chính sách đầu tư và tăng cường vốn ngân sách Nhà nước ...................... 63 Phát triển các Quỹ môi trường, Quỹ KH&CN Quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ và các Quỹ KH&CN địa phương .............................................. 63 3.4.2 Một số giải pháp cụ thể về chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh cho Khu du lịch Suối nước khoáng nóng Thanh Thủy, Phú Thọ ....................................................................................................... 64 Kết luận Chƣơng III ................................................................................................. 68 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 69 1. Kết luận ................................................................................................................ 69 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 69 2.1 Các nhà làm công tác xã hội, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển công nghệ cần quan tâm hơn đến các chính sách hỗ trợ, phát triển công nghệ xanh .................................................................................................... 69 2.2 Việc đưa ra các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghệ xanh cần được tiến hành tuần tự và theo trình tự hợp lý, phù hợp với xã hội................................................................................................................ 70 2.3 Cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của ngành KH&CN, các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học và tiếng nói của các nhà khoa học đầu ngành trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh. ........................ 70 2.4 Cần có chính sách ưu tiên đặc biệt của Tỉnh nhằm đẩy mạnh các chính sách tài chính và thu hút nguồn vốn đầu tư ứng dụng công nghệ xanh trong khu du lịch trên. ........................................................................ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 72 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hoá KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh ĐH Đại học UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc ESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng Liên Hiệp Quốc MOFS Metal Organic Frameworks - là nhóm vật liệu đƣợc sản xuất từ kim loại và các hợp chất hữu cơ 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ô nhiễm môi trƣờng là vấn đề nhức nhối hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hƣớng tới phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế bền vững là định hƣớng chiến lƣợc của nhiều quốc gia. Theo TS Đặng Văn Lợi, Tổng cục Môi trƣờng cho biết: hiện nƣớc thải các loại chƣa đƣợc xử lý trên cả nƣớc đã lên tới 1,5 tỷ mét khối mỗi năm. Trên thực tế, hiện việc dùng các công nghệ xử lý nƣớc thải bằng hóa chất độc hại đôi khi còn gây ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng. Bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhập khẩu các công nghệ tiên tiến và tích cực ứng dụng các công nghệ sạch, thì việc xử lý nƣớc thải bằng công nghệ xanh đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt quan tâm, điển hình là Hà Lan, Đức, Mỹ, Hàn Quốc… Ứng dụng các công nghệ xanh để xử lý nguồn chất thải một cách tự nhiên, bền vững với tiêu chí cân bằng sinh thái là những ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển công nghệ của các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên việc phát triển và ứng dụng công nghệ xanh thƣờng gặp nhiều khó khăn. Không nhanh gọn, rẻ và nhìn thấy ngay cái lợi trƣớc mắt nhƣ trong trƣờng hợp sử dụng các công nghệ xử lý nƣớc dùng hóa chất. Ứng dụng công nghệ xanh cần sự hiểu biết, kiên trì và cái nhìn dài dạn của các nhà khoa học. Khu du lịch và nghỉ dƣỡng suối nƣớc nóng Thanh Thủy nằm trong khu quy hoạch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy đã đƣợc UBND tỉnh Phú Thọ công bố quy hoạch với diện tích 4.770 ha. Việc chọn nghiên cứu trƣờng hợp tại khu du lịch khoáng nóng Thanh Thủy – Phú Thọ vì đây là nơi hiện có nguồn nƣớc thải sinh hoạt lớn, thải trực tiếp ra môi trƣờng. Là khu du lịch sinh thái mới hình thành, sự đồng bộ trong việc phát triển và bảo vệ môi trƣờng còn nhiều hạn chế. Tác hại trƣớc mắt là việc làm giảm và hỏng chất lƣợng tầng nƣớc ngầm, hiện là tài nguyên nƣớc khoáng làm nên chất lƣợng du lịch riêng của Thanh Thủy. Là địa bàn có sông Đà bao quanh, vị trí thuận 6 lợi để đổ toàn bộ nƣớc thải ra sông, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm ra nhiều địa phƣơng ở hạ lƣu sông. Hơn nữa đây là khu du lịch nghỉ dƣỡng, do vậy chất lƣợng về nguồn nƣớc và môi trƣờng là yếu tố đầu tiên phải chú trọng. Việc ứng dụng công nghệ xanh ở đây là rất phù hợp, có thể thí điểm để tiếp tục nhân rộng các mô hình với nhiều khu nghỉ dƣỡng sinh thái trong cả nƣớc. Có thể nói phát triển công nghệ xanh đã trở thành xu thế lựa chọn tối ƣu cho các khu nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái lớn trên thế giới hiện nay. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ xanh về bản chất không khó, cái khó chính là ở nhận thức của xã hội, của con ngƣời và cơ chế chính sách ƣu đãi và tạo điều kiện cho nó phát triển. “Công nghệ xanh” là một khái niệm mới, chƣa đƣợc định nghĩa và cụ thể hóa bằng Luật. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây thì khái niệm “xanh” nhƣ Kinh tế xanh, tăng trƣởng xanh, công nghiệp xanh, công nghiệp xanh, cũng nhƣ các khái niệm có liên quan nhƣ Công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện với môi trƣờng… ngày càng xuất hiện rộng rãi. Trong các vấn đề về môi trƣờng hiện nay, ô nhiễm nguồn nƣớc là vấn đề nghiêm trọng và cần sự quan tâm đặc biệt của tất cả các nƣớc trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nƣớc sông, suối, kênh, rạch… nhất là các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp gần nhƣ bị ô nhiễm nặng. Đổi mới công nghệ là cụm từ không chỉ đƣợc nhắc đến với vai trò làm tăng năng xuất chất lƣợng sản phẩm, tăng lợi nhuận… mà còn cần đáp ứng một yếu tố quan trọng là giảm thiểu ô nhiễm ra môi trƣờng. Theo nhận xét của một số chuyên gia thì kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển theo hƣớng nền kinh tế “nâu”, nghĩa là “ô nhiễm trƣớc và xử lý sau”. Đó là tình trạng chung của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vậy đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ để không gây ô nhiễm hoặc xử lý ô nhiễm một cách bền vững chính là điều mà tác giả muốn đề xuất đến trong việc “ứng dụng công nghệ xanh”. Công nghệ xanh có thể nói là một công nghệ của tƣơng lai, công nghệ mà xã hội đang hƣớng đến. Công nghệ xanh là khái niệm rộng, sẽ đƣợc tác giả đề cập trong chƣơng II của Luận văn. 7 Trong đề tài nghiên cứu của mình, bên cạnh việc bóc tách, phân tích nội hàm các khái niệm liên quan đến công nghệ có gắn các yếu tố “xanh, sạch và thân thiện với môi trƣờng” đang xuất hiện rộng rãi hiện nay, tác giả còn nghiên cứu về các chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh và những giải pháp cụ thể để có thể ứng dụng thành công công nghệ xanh trong xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng. 2. Lịch sử nghiên cứu Trên thực tế hiện có rất nhiều các công trình khoa học trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu trực tiếp về vấn đề sử dụng Công nghệ xanh trong xử lý nguồn nƣớc thải. Công nghệ trên đã thành công ở nhiều nƣớc trên thế giới và bƣớc đầu thành công trong một số mô hình nhỏ ở Việt Nam. - Đề tài “Nghiên cứu kiểm soát ô nhiễm nguồ n nước hồ công viên 29-3 (Đà Nẵng) bằ ng mô hình đấ t ướt ” của nhóm tác giả Lê Văn Sơn , Phan Thi ̣ Kim Ngà , Phạm Phú Lâm , Trịnh Vũ Long, trƣờng ĐH Bách kh oa Đà Nẵng (2010). - Đề tài “ Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ Verter và Lục bình bằng mô hình đất ngập nước” của tác giả Trần Ngọc Nam, trƣờng Đại học kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. - Bài viết “Đất hiếm và công nghệ xanh”, đăng trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số tháng 7/2009 của tác giả Nguyễn Xuân Chánh. - “Tăng trưởng xanh và vai trò đổi mới công nghệ tại các nước đang phát triển” của PGS.TS Phan Minh Tân, PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng đăng trên Tạp chí Chính sách và quản lý KH&CN, 4/2013. Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu đều thuộc lĩnh vực Môi trƣờng, sinh học hay hóa học thực tế. Trong đề tài của mình, tác giả không đi sâu vào việc công nghệ xanh đó là gì, các tính chất sinh hóa và hiệu quả của từng công nghệ nhƣ thế nào? Mục đích ở đây là tác giả đi vào việc phân tích và làm rõ khái niệm “Công nghệ xanh” đang hiện hữu ở nhiều nƣớc trên 8 thế giới, đang trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc công nghệ quốc gia mà nhiều nƣớc đang ấp ủ, nhƣng ở Việt Nam, nó chỉ hiện diện rất ít qua một số bài báo gợi mở, phân tích của các nhà khoa học đầu ngành. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra những giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy những định hƣớng phát triển công nghệ xanh nói chung và công nghệ xanh trong việc giải quyết và ngăn chặn ô nhiễm nƣớc nói riêng. Trên cơ sở đó các nhà làm công tác quản lý KH&CN sẽ có những cái nhìn bao quát, cụ thể và những đánh giá xác đáng, góp phần vào việc phát triển nền công nghệ nƣớc nhà. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích, đánh giá xu thế phát triển của công nghệ xanh ở Việt Nam hiện nay đƣợc thể hiện trong góc nhìn của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Đề xuất các chính sách tài chính thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ xanh phù hợp trong xử lý nguồn nƣớc thải gây ô nhiễm môi trƣờng hiện nay ở Việt nam. Nghiên cứu trƣờng hợp tại khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy – Phú Thọ, nhằm đề xuất phƣơng án nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ xanh trong tất cả các khu du lịch sinh thái trong cả nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng du lịch. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả tập trung vào các vấn đề sau: + Chính sách khuyến khích về tài chính để ứng dụng công nghệ xanh với môi trƣờng trên trong xử lý nƣớc thải; + Thực trạng và giải pháp xử lý nƣớc thải của Khu du lịch khoáng nóng Thanh Thủy – Phú Thọ; Phạm vi thời gian: 9 + 10 năm về trƣớc tính đến thời điểm năm 2014. Vì đây là khu du lịch mới khai thác nƣớc khoáng phục vụ du lịch khoảng 10 năm trở lại đây, lúc đầu tồn tại dƣới dạng hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đến nay là các khu du lịch lớn. Ô nhiễm nguồn nƣớc xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ các hộ gia đình, khai thác và không có phƣơng pháp xử lý nƣớc thải phù hợp dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc và giảm chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực. Phạm vi không gian khảo sát: + Tài liệu thống kê, bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín; + Khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy – Phú Thọ. 5. Câu hỏi nghiên cứu 1. Câu hỏi chủ đạo của đề tài: Chính sách tài chính đƣợc thiết kế nhƣ thế nào để thúc đẩy việc việc ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm hiện nay? 2. Câu hỏi cụ thể: - Tại sao phải nghiên cứu và lựa chọn công nghệ xanh trong xử lý nguồn nƣớc thải ở địa bàn Thanh Thủy – Phú Thọ mà không sử dụng các công nghệ xử lý nƣớc thải bằng hóa chất đang phổ biến trên thị trƣờng? - Để khuyến khích sử dụng công nghệ xanh xử lý nƣớc thải khu du lịch Thanh Thủy-Phú Thọ cần những giải pháp chính sách tài chính đặc thù gì? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết chủ đạo: Cần phải thiết kế hệ thống chính sách tài chính theo hình thức ƣu tiên giảm thuế, miễn thuế, ƣu đãi vay tín dụng… để khuyến khích các công ty, doanh nghiệp và tổ chức ƣu tiên sử dụng công nghệ xanh trong xử lý nƣơc thải sinh hoạt. 10 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp Nghiên cứu tài liệu: Khảo sát, nghiên cứu các thông tin liên quan trong các tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế, trên mạng Internet, hội nghị, hội thảo…, phân tích, chọn lọc những dữ liệu cần thiết. Nghiên cứu các tài liệu, chính sách của tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy - Phú Thọ, cũng nhƣ các vấn đề về ô nhiễm hiện nay trên địa bàn. 8. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chƣơng 2: Tổng quan cơ chế chính sách, giải pháp tài chính phát triển công nghệ xanh hiện nay Chƣơng 3: Giải pháp chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong xử lý nƣớc thải gây ô nhiễm tại khu du lịch nƣớc khoáng nóng Thanh Thủy - Phú Thọ Kết luận và Khuyến nghị 11 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1 Chính sách Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2004 thì “chính sách” là “sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Mỗi góc tiếp cận giúp ta nhìn nhận chính sách theo một hƣớng cụ thể để có thể đƣa ra các quyết định cũng nhƣ quyết sách hợp theo hƣớng tƣ duy. Chính sách có thể đƣợc tiếp cận theo các hƣớng: Tiếp cận chính trị học; tiếp cận xã hội học; tiếp cận tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học; tiếp cận hệ thống, tiếp cận lý thuyết trò chơi, tiếp cận khoa học pháp lý và tiếp cận tổng hợp…Ví dụ với tiếp cận xã hội học, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhóm xã hội, giảm lợi thế của một nhóm xã hội hoặc một số nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới. Dƣới góc độ Tâm lý học thì chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ưu đãi đối với một nhóm xã hội, nhằm kích thích hoạt động của nhóm này hướng theo việc thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chủ thể quyền lực. Còn dƣới cách tiếp cận tổng hợp thì Giáo sƣ Vũ Cao Đàm đã đƣa ra khái niệm sau “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Chính sách trên thực tế là một thiết chế rất phức tạp. Chính sách đúng đắn hay sai lệch sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của một kế hoạch 12 nhất định. Chính sách đƣợc tồn tại dƣới dạng các văn bản, các quy định, các thông tƣ, nghị định, quyết định… Và các vật mang chính sách đó chính là các văn bản quy phạm pháp luật. Chính sách đƣợc thể chế hóa dƣới các văn bản, các quy định để thực hiện mục đích của một chủ thể áp dụng lên một, một nhóm đối tƣợng, một bộ phận xã hội… nào đó. Có những chính sách mang tầm quốc gia, hay còn gọi là chính sách vĩ mô, ví dụ: chính sách đối nội, chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách công nghiệp hóa. Có những chính sách mang tính vi mô là các chính sách của các đơn vị cơ sở, ví dụ: chính sách khuyến mại của một doanh nghiệp, chính sách ƣu đãi thuế, chính sách ƣu tiên ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ xanh của một huyện, tỉnh, thành phố … Nhƣ vậy hiểu một cách bản chất nhất thì chính sách chính là những biện pháp, quyết sách mà chủ thể quyền lực hay chủ thể quản lý đƣa ra. Nó đƣợc tồn tại dƣới hình thức nhƣ một cơ sở pháp lý. Và căn cứ vào đó, chủ thể quản lý đó mong muốn sẽ đạt đƣợc những điều đã đề ra. Trên thực tế, một chính sách đúng đắn sẽ dẫn đến thành công của những mong muốn đó. 1.1.2 Chính sách tài chính Tƣơng tự nhiều chính sách mang tầm vĩ mô và chiến lƣợc khác, chính sách tài chính rất đa dạng. Khi nói đến chính sách tài chính, có thể nhắc đến từ chính sách đầu tƣ, chính sách tín dụng, chính sách tiền tệ đến các chính sách cụ thể, chi tiết nhƣ chính sách thuế, chính sách giá. Theo khái niệm chung nhất về chính sách, là tập hợp biện pháp thể chế hóa mà chủ thể quyền lực, chủ thể quản lý đưa ra, thì chính sách tài chính ở đây có thể gọi là chính sách công cụ đặc thù nhằm phục vụ sự phát triển của một lĩnh vực (mục tiêu) nào đó. Ví dụ: chính sách công nghiệp, chính sách nông nghiệp hay chính sách môi trƣờng, chính sách khoa học và công nghệ. Chính sách tài chính có mục tiêu chung, phục vụ và vì mục đích chung. Vì trên thực tế, khó có chính sách tài chính nào có mục tiêu tự thân của nó. Ví dụ chính sách 13 ƣu đãi tín dụng, không có nghĩa là muốn ƣu đãi nhiều đƣợc nhiều, ƣu đãi ít đƣợc ít. Ví dụ: Trong chính sách ƣu đãi về vay tín dụng, ngƣời vay thì muốn ƣu đãi thật nhiều, phần trăm lãi xuất càng thấp càng tốt, còn các tổ chức tín dụng thì muốn ngƣợc lại. Do vậy, không thể ƣu đãi với phần trăm lãi xuất thật cao nhƣ bản thân cá nhân mong muốn mà nó còn phải phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, vào sự cân bằng mà mục tiêu là ƣu đãi để tạo động lực cho một sự phát triển nhất định nào đó. Trong Kinh tế học vĩ mô, chính sách tài khóa (fiscal policy) là một bộ phận quan trọng của chính sách tài chính, đƣợc định nghĩa một cách khái quát đó là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế (http://vi.wikipedia.org/wik/Chính_ sách _tài _chính). Ví dụ: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nƣớc có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tƣ công cộng) để kích thích tiêu dùng. Chính sách tài chính nhƣ vậy gọi là chính sách tài khóa nới lỏng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tƣợng nóng, thì nhà nƣớc có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa nhƣ thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt. Chính sách tài chính có thể bao gồm các chính sách ƣu đãi vốn cho khoa học và công nghệ, chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp KH&CN, chính sách ƣu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng trong xử lý chất thải, chính sách trọng dụng nhân lực KH&CN chất lƣợng cao, v...v. Tùy vào các loại hoạt động, hình thức hoạt động để đƣa ra các chính sách thành phần trong chính sách tài chính nói chung. Theo một số tác giả thì trong lĩnh vực KH&CN, chính sách tài chính quan trọng chính là chính sách vốn và thuế. Nhƣ vậy có thể nói, chính sách tài chính là chính sách kinh tế mang tính vĩ mô nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Tƣơng tự các chính sách 14 nói chung, chính sách tài chính cũng đƣợc thể chế hóa dƣới hình thức cơ sở pháp lý thông qua các văn bản quy phạp pháp luật nhƣ Luật, Nghị định, Thông tƣ… 1.1.3 Công nghệ Theo Luật KH&CN năm 2013 thì công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Trên thực tế có rất nhiều khái niệm về công nghệ, và đến nay thì các khái niệm này vẫn chƣa thể thống nhất, có lẽ bởi mỗi khái niệm nhìn nhận công nghệ theo một phƣơng diện, một góc nhìn khác nhau. Khái niệm về công nghệ trong Luật KH&CN năm 2013 đƣợc sử dụng khái niệm công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006. Theo một số tác giả, bản chất của khái niệm công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ chỉ là những công nghệ có thể đƣợc chuyển giao, còn công nghệ nói chung (bao gồm cả các công nghệ có thể chuyển giao và không thể chuyển giao) thì chƣa đƣợc thể hiện. Trong lịch sử, có nhiều tác giả cũng đã nêu các khái niệm về công nghệ khác nhau nhƣ: Theo tác giả R.Jones, năm 1970: công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực đƣợc chuyển thành hàng hóa. Theo tác giả J.R Dunning, năm 1982, công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức đƣợc áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng cho những sản phẩm và dịch vụ và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới. Với khái niệm của tác giả J.R Dunning, năm 1982 gần giống với tác giả giả R.Jones khi mà mục tiêu vẫn xoay quanh sản phẩm và dịch vụ mà công nghệ đó tạo ra. Theo công cụ tìm kiếm Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/cong-nghe) thì Công nghệ còn đƣợc định nghĩa là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phƣơng pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một 15 giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ cũng có thể là tập hợp những công cụ bao gồm máy móc, sự sắp xếp, hay những quy trình. Công nghệ ảnh hƣởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con ngƣời cũng nhƣ của những động vật khác vào môi trƣờng tự nhiên của mình. Thuật ngữ có thể đƣợc dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ nhƣ "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin”. Theo quan điểm của UNIDO: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phƣơng pháp. Theo quan điểm của ESCAP: Công nghệ là hệ thống kiến trúc, quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Theo tác giả Trần Ngọc Ca, năm 1987 đã đƣa ra một khái niệm nhiều tính áp dụng về công nghệ nhƣ sau: Công nghệ có thể đƣợc hiểu nhƣ mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phƣơng pháp (gọi là phần mềm) đƣợc lƣu giữ dƣới các dạng khác nhau (con ngƣời, ghi chép…) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ…) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ. Nhƣ vậy có rất nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra khi định nghĩa về công nghệ. Với tác giả R.Jones, năm 1970 hay Theo tác giả J.R Dunning, năm 1982 khái niệm về công nghệ đƣợc các tác giả đƣa ra từ những năm 70,80. Tuy nhiên có lẽ với thời điểm hiện tại khi mà bao quanh công nghệ còn rất nhiều yếu tố khác ngoài mục tiêu “hàng hóa” thì khái niệm trên có lẽ chƣa thực sự đầy đủ. Còn với quan điểm của tổ chức UNIDO, ESCAP hay của tác giả Trần Ngọc Ca, theo tác giả thì công nghệ đƣợc đƣa ra khá chi tiết và đẩy đủ. Trên cơ sở tổng hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ, ta có thể thấy 16 công nghệ là các kiến thức, phƣơng pháp, kỹ năng...(gọi là phần công nghệ không thể chuyển giao) và các giải pháp, kỹ thuật, quy trình, thiết bị máy móc... (gọi là phần công nghệ có thể chuyển giao) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. 1.1.4 Công nghệ xanh và các khái niệm liên quan - Theo một trang web http://ktrungthuy.wordpress.com/, tập hợp các bài viết về Vật liệu MOFS có định nghĩa: “Công nghệ xanh là một khái niệm mới của con ngƣời trƣớc nguy cơ ô nhiễm toàn cầu. Đây là các loại hình công nghệ do các nhà khoa học đề xuất nhằm mục đích cổ suý việc tạo dựng và tiêu dùng năng lƣợng qua chiều hƣớng phát thải phế thải không độc hại hay ít độc hại hạn chế đƣợc vấn nạn hâm nóng toàn cầu hiện tại. Từ suy nghĩ đó, các phƣơng cách, quy trình mới, sáng tạo đƣợc đề xuất cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh để bảo vệ môi trƣờng chung cho thế giới”. Trong bài viết “Đất hiếm và công nghệ xanh” đăng trên báo Khoa học và Tổ quốc tháng 7/2009, tác giả Nguyễn Xuân Chánh định nghĩa: Công nghệ xanh (Greentech), công nghệ sạch (Cleantech) hoặc công nghệ môi trƣờng (Envirotech) có nghĩa gần nhƣ nhau, đó là một khái niệm mới của con ngƣời trƣớc nguy cơ ô nhiễm toàn cầu. Khái niệm này do các nhà khoa học chân chính đƣa ra nhằm cổ vũ cho việc tạo ra và sử dụng năng lƣợng theo chiều hƣớng tiết kiệm, phát thải phế thải không độc hại hoặc ít gây độc hại nhằm hạn chế hâm nóng toàn cầu đang xảy ra ngày càng trầm trọng. Từ đó các nhà khoa học nghĩ ra phƣơng pháp mới hoặc cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh để bảo vệ tốt môi trƣờng. Khái niệm công nghệ xanh rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực, có thể liệt kê những lĩnh vực chính nhƣ sau: + Phát triển bền vững bằng công nghệ thân thiện với môi trƣờng, không làm ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay gây nguy hại đến những thế hệ tƣơng lai. 17 + Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất nghĩa là phế thải của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một chu trình sản xuất khác. + Giảm thiểu tối đa khí thải độc hại và tăng cƣờng khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới. + Sử dụng năng lƣợng hợp lý, giảm thiểu tiêu hao năng lƣợng để bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên. - Trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh, phần các thuật ngữ kèm theo quyết định trên, công nghệ xanh đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Công nghệ xanh là công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống đƣợc dùng để bảo tồn môi trƣờng và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con ngƣời” Những công nghệ xanh chủ yếu là: + Công nghệ năng lƣợng xanh (tiết kiệm năng lƣợng hóa thạch, tái tuần hoàn năng lƣợng trong sản xuất công nghiệp, giảm phát thải, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng thủy triều, hệ thống quản lý điện thông minh...). + Công nghệ cơ khí giao thông vận tải với động cơ sử dụng năng lƣợng mới, ít phát thải, hệ thống điều hành giao thông thông minh, v v... + Công nghệ nông, lâm, sinh học (giống cây trồng, canh tác và chế biến nông lâm thủy sản) không tác động ô nhiễm môi trƣờng. + Công nghệ hóa học xanh (sản xuất chất dẻo tổng hợp từ nguyên liệu thực vật dễ tiêu hủy, sản xuất từ nguyên liệu tái sinh, xử lý chất thải độc hại, sản xuất ít hoặc không có phụ phẩm và chất thải, sản xuất tiêu thụ ít nƣớc và các hóa chất khác,..) + Công nghệ xử lý chất thải (tái chế chất thải, phòng ngừa và tiêu hủy chất thải độc hại). 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan