Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵn...

Tài liệu Chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng .

.PDF
97
144
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI CÔNG KHANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, Năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI CÔNG KHANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ TỐ QUYÊN HÀ NỘI, Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Công Khanh LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - TS. Hoàng Thị Tố Quyên, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài, đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận văn. Cô đã có những góp ý cụ thể cho luận văn này và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giảng viên khoa Chính sách công, các thầy cô phòng đào tạo sau đại học - Học viện Khoa học xã hội Đà Nẵng và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Công Khanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................. 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở .......................... 11 1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH, TRIỂN KHAI,THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN ........ 26 2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn ..................................................................................................................................... 26 2.2. Thực trạng triển khai, thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở ở quận Hải Châu............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH, TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN ............................................. 59 3.1. Đánh giá về quá trình xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn ........................................................................... 59 3.2. Giải pháp .............................................................................................................. 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT : Chỉ thị HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NQ : Nghị quyết NSTP : Ngân sách Thành phố NSĐP : Ngân sách địa phương NXB : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó Giáo sư. Tiến sĩ QĐ : Quyết định TTg : Thủ tướng TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Tr : Trang TW : Trung ương UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân VHTT : Văn hóa - Thông tin XDNSVH-VMĐT : Xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đô thị XHH : Xã hội hóa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang Tổng hợp kết quả thực hiện phong trào 2.1. “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 44 2010-2017 2.2. Ghi nhận các mô hình trong Đề án “XDNSVH-VMĐT” từ năm 2012-2018 46 Tổng hợp Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho các Thiết chế văn 2.3. hóa trên địa bàn quận Hải Châu từ các nguồn ngân sách giai đoạn 2019-2022 51 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, văn hóa đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của các quốc gia trên thế giới. Nó được coi là một nhân tố có tính quyết định sự bền vững của một quốc gia, dân tộc. Việt Nam đang bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách, việc quan tâm, chăm lo xây dựng văn hóa, đặc biệt là văn hóa ở cơ sở ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng trong việc quan tâm xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, “đảm bảo mỗi nhà máy, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, ấp đều có đời sống văn hóa” [10, tr.102], nhằm tạo lập môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, huy động mọi tiềm lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong tiến trình xây dựng nền văn hóa mới và con người mới. Với mục tiêu phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 của Đảng đã nêu “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đang được xác định là một trong 4 giải pháp lớn mà Nghị quyết TW5 (khóa VIII) đã đề ra "Phải đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện đều có đời sống văn hóa” [3, tr.9] Hải Châu là một quận trung tâm, trọng điểm của Thành phố Đà Nẵng, có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với thành phố. Trong những năm qua, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cùng với những thành tích trong việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, quận Hải Châu đã tích cực triển khai các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại các phường, các cộng đồng dân cư và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở đây cũng bộc lộ nhiều mặt bất cập, những thiếu sót, khuyết điểm làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn quận. Mặt khác, trong những năm gần đây, mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng trên địa bàn quận. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những bất cập của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của 1 một quận mà thành phần dân cư đa dạng và nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở, trước những mục tiêu, nhiệm vụ mới mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, là cán bộ đang công tác tại UBND quận Hải Châu, tôi nhận thấy đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, cần được nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống để tìm ra giải pháp nhằm phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu. Do đó, tôi đã mạnh dạn chọn “Chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” làm Luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nhận thấy vấn đề chính sách văn hoá nói chung và chính sách văn hóa cơ sở nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. 2.1. Các nghiên cứu về chính sách phát triển văn hoá trên thế giới Sau hàng loạt những khủng hoảng về lối sống, về giá trị, về mô hình phát triển của xã hội đô thị nhiều quốc gia, nửa đầu thế kỷ XX, nhân loại chú trọng hơn tới văn hóa. Chính sách phát triển văn hoá (chính sách văn hoá) - khái niệm cốt lõi của khoa học quản lý văn hóa đã trở thành một mối quan tâm của giới nghiên cứu và lãnh đạo, quản lý vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Năm 1967, Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc (viết tắt là UNESCO) đã tổ chức một hội nghị bàn tròn chuyên gia để bàn luận về chủ đề chính sách văn hóa. Sau rất nhiều tranh luận, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra một quan niệm về chính sách văn hóa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các thực tiễn xã hội, có ý thức và có suy nghĩ, những can thiệp và không can thiệp nhằm mục đích thoả mãn một số nhu cầu văn hóa bằng cách sử dụng tối ưu tất cả các nguồn vật chất và nhân lực mà một xã hội nào đó sắp đặt vào thời điểm được cân nhắc kỹ” [65, 23]. Đến năm 1998, tại hội nghị ở Stockhom, trong chương trình hành động của mình, UNESCO một lần nữa lại khẳng định muốn phát triển bền vững nền văn hóa các quốc gia phải hoàn thiện chính sách văn hóa của mình. Cũng với tinh thần đó, một vài công trình được xuất bản ở châu Âu và Mỹ (United States of America) đã đề cập tới chính sách văn hóa với tư cách là một điều kiện khung của quản lý văn hóa và là một phương diện của chính sách xã hội, như cuốn Quản lý văn hóa của Thomas Heinz [59]. 2 Nhằm phục vụ cho việc soạn thảo các dự án luật và những chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin, Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam cũng đã lựa chọn dịch và giới thiệu chính sách văn hóa của một số quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi và Bắc Mỹ trong cuốn Tổng thuật chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới [28]. Tuy chính sách văn hóa của mỗi nước có sự khác nhau do chịu sự qui định của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi nước nhưng về cơ bản, có thể thấy chính sách văn hóa của các quốc gia được giới thiệu trong các tài liệu trên nhằm hướng tới các mục tiêu sau: (1) Sưu tầm, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa nghệ thuật các dân tộc hoặc đa dân tộc; (2) Xây dựng nền văn hóa vừa dân tộc, vừa hiện đại, làm nổi bật được bản sắc dân tộc; (3) Sáng tạo được nhiều giá trị và thành tựu văn hóa, nghệ thuật có chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao; (4) Xây dựng được một hệ thống bảo quản, phân phối và tiêu dùng những sản phẩm văn hóa nghệ thuật một cách hợp lý, có hiệu quả; (5) Đảm bảo cho đông đảo nhân dân đều được sáng tạo, hưởng thụ và hoạt động văn hóa nghệ thuật, tiến tới công bằng xã hội trên lĩnh vực này; (6) Tạo được một phong trào văn hóa xã hội rộng lớn, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo và hoạt động văn hóa nghệ thuật theo định hướng xây dựng đời sống văn hóa tươi vui, lành mạnh; (7) Xây dựng được một đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật đồng bộ (cán bộ quản lý, nghiên cứu, nghiệp vụ, kỹ thuật trên các lĩnh vực hoạt động), có kiến thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, tư cách đạo đức, nhiệt tình; (8) Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà trọng tâm là các thiết chế văn hóa với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các phương tiện truyền thông đại chúng; (9) Tăng cường sự hợp tác và giao lưu văn hóa quốc tế vừa làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân mỗi nước, vừa tiếp thu những tinh hoa và thành tựu văn hóa thế giới. [28] 2.2. Các nghiên cứu về chính sách phát triển văn hóa ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về phạm trù văn hóa nói chung từ trước đến nay có rất nhiều công trình, tuy nhiên nghiên cứu riêng biệt về khía cạnh Chính sách văn hóa, đặc biệt là Chính sách văn hóa cơ sở thì còn khá hạn chế. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau: Trong công trình Phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Những vấn đề phương pháp luận, nhà nghiên cứu Phạm Duy Đức đã bàn đến các vấn đề phương pháp luận nghiên cứu, thực trạng và giải pháp để phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 căn cứ từ Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 của nước ta với những định hướng và nhiệm vụ được xác định cụ thể.[7] 3 Cuốn Chính sách văn hoá (Giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng các trường văn hoá - nghệ thuật) do Nguyễn Hữu Thức biên soạn và giữ bản quyền đã giới thiệu các khái niệm, đặc tính, vai trò CSVH của một số nước trên thế giới và những vấn đề cốt yếu trong CSVH Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn xây dựng phần cơ sở lý luận của đề tài. [59] Tổng kết 15 năm thực hiện NQ TW V Khóa VIII, tác giả Nguyễn Tri Nguyên đã có bài viết: Đổi mới và hoàn thiện chính sách văn hoá. [41] Ở công trình này, tác giả khẳng định vai trò của chính sách văn hóa. Ông viết: “Chính sách văn hóa hiện thực hóa được những tư tưởng cơ bản trong các nghị quyết của Đảng ta về văn hóa, thực chất là ý chí, quan điểm và định hướng, tạo điều kiện cơ bản để quản lý văn hóa của đất nước với tư cách là phương tiện hiệu quả để thiết lập cuộc sống tốt đẹp đồng thời với việc phát triển một nền sản xuất và thị trường văn hóa lành mạnh”. [41] Năm 2000, tác giả Lê Như Hoa công bố cuốn sách Quản lý văn hóa đô thị trong điều kiện CNH - HĐH đất nước, trong đó đã bàn về những vấn đề quản lý văn hóa đô thị ở nước ta trong bối cảnh chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. Rõ ràng điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách phát triển văn hóa và quản lý văn hóa tại các khu đô thị. [24] Ngoài ra, trên các tạp chí khoa học như Tạp chí Cộng Sản, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Xây dựng & đô thị, Tạp chí Tia sáng,… thường xuyên có đăng tải các bài viết tìm hiểu về chính sách văn hóa ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị cũng như những vấn đề tồn tại trong đời sống văn hoá ở nước ta. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như bài viết “Về khái niệm hành chính công và chính sách văn hóa” của Nguyễn Quang Long [32]; “Đô thị hoá và xây dựng văn hoá đô thị Việt Nam hiện đại” của tác giả Trần Minh Tơn [53]; “Đô thị hoá và sự biến đổi nhu cầu văn hoá của cư dân đô thị nước ta” của Lê Trung Kiên[29],… Vấn đề cơ bản của văn hoá được các tác giả đề cập tới là chính sách phát triển văn hoá trong các lĩnh vực như: Phong trào toàn dân đoàn kết; Xây dựng Nếp sống văn minh đô thị, thiết chế văn hoá và các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, hoạt động vui chơi giải trí, bảo vệ môi trường cảnh quan trong đời sống, v.v... Vấn đề chính sách văn hóa cũng được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý quan tâm. Một số cuộc Hội thảo khoa học xung quanh chủ đề này đã được tổ chức. Năm 2003, Uỷ ban Văn hóa, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo bàn về chính sách văn hóa, và năm 2006 Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện 4 CTQG Hồ Chí Minh) cũng tổ chức Hội thảo Chính sách văn hóa cấp bách hiện nay. Các cuộc Hội thảo này đã đặt vấn đề nghiêm túc xem xét, đánh giá chính sách văn hóa ở nước ta ở nhiều góc độ, từ góc độ quản lý vĩ mô đến góc độ quản lý vi mô. Thậm chí, có ý kiến đặt ra là nước ta đã có chính sách văn hóa hay chưa? Tất nhiên, trong khuôn khổ của các cuộc Hội thảo, những tham luận, ý kiến đó không phải là chân lý cuối cùng nhưng nó cũng là những gợi mở đáng lưu ý trong quá trình nghiên cứu về chính sách phát triển văn hoá. Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức SIDA (Thụy Điển) và Bộ Văn hóa Thông tin (Việt Nam), một Dự án nghiên cứu về chính sách văn hóa đã được triển khai và giao cho Viện Văn hóa Thông tin (nay là Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) là đơn vị chủ trì. Dự án này đã hoàn thành giai đoạn 1 là điều tra về thực trạng văn hóa thông tin của Việt Nam. Dự án được tiến hành với một quy mô lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề chính sách văn hóa, trong đó có chính sách phát triển văn hoá vẫn còn đang cần được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ. Hy vọng kết quả của dự án sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra còn có một số công trình khác cũng đề cập đến vấn đề chính sách văn hóa ở khía cạnh này hay khía cạnh khác. Chẳng hạn, trong vấn đề xây dựng chính sách văn hóa mới, chúng ta không thể không kế thừa di sản của nhân loại, mà trong đó, một phần quan trọng là di sản của ông cha trong lịch sử dân tộc. Các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây trong quá trình dựng nước và giữ nước cũng quan tâm đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau và đã thể hiện vai trò cầm quyền của mình thông qua một số chính sách văn hóa cơ bản. Có thể nói, đây là một loại di sản văn hóa chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, có giá trị đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa mới. “Ôn cố tri tân” không chỉ là một truyền thống của đạo lý mà còn là một thao tác tất yếu của nghiên cứu khoa học để rút ra những bài học kinh nghiệm vì các chiến lược phát triển hiện đại. Tinh thần ấy được thể hiện trong công trình “Chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến Việt Nam” của Hoàng Vinh. Tài liệu này nằm trong khuôn khổ của Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX 06. [64] Nguyễn Tri Nguyên trong một số công trình nghiên cứu của mình cũng đã bàn đến khái niệm chính sách văn hóa và các công cụ của chính sách văn hóa. Năm 2004, vấn đề chính sách văn hóa được đặt ra trong cuốn Quản lý văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng nhìn chung, tác giả này mới 5 chỉ dừng lại ở việc lược thuật, giới thiệu quan niệm về chính sách văn hóa và cách thức triển khai chính sách văn hóa trong thực tiễn của một số nước phương Tây, đặc biệt là Đức và Mỹ. [42] 2.3. Các nghiên cứu về chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn quận Hải Châu Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về đời sống văn hóa cơ sở ở quận Hải Châu một cách riêng biệt, toàn diện và có hệ thống. Hiện nay, chỉ có một số bài viết đăng trên các Tạp chí, các Tập san, Chuyên trang có nghiên cứu, đề cập đến vấn đề phát triển văn hóa trên địa bàn quận Hải Châu trong tổng thể phát triển văn hóa ở thành phố Đà Nẵng nói chung, như: Lê Hữu Ái trong công trình “Đô thị hoá và các hiệu ứng văn hoá cho sự phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” đã chỉ ra những nét khác biệt trong lối sống của cư dân Đà Nẵng so với các vùng miền khác, chịu tác động của quá trình ĐTH, nhưng lối tư duy tiểu nông (tính tuỳ tiện, tính vô tổ chức...) của người dân Đà Nẵng, cũng như của những người nhập cư trong nước khó có thể nhanh chóng thay đổi để phù hợp với lối sống đô thị văn minh, hiện đại; đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại trên.[2, tr.5356]. Năm 2012, Viện Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người dân về thực trạng và nhu cầu sử dụng đối với hệ thống thiết chế văn hoá thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ năm 2002-2012, tại 3 phường thuộc quận Hải Châu (Hoà Cường Bắc, Bình Hiên và Thuận Phước). Trên cơ sở này Huỳnh Năm và Đàm Thị Vân Dung đã căn cứ để nhận định vấn đề trên với bài viết Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở tại thành phố Đà Nẵng, thực trạng và nhu cầu qua ý kiến của người dân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [40, tr. 6-10] Năm 2014, Đỗ Thanh Tân trong bài viết Xu hướng vận động văn hoá trong bối cảnh đô thị hoá ở Đà Nẵng hiện nay đã có những đóng góp khi chỉ ra: Đà Nẵng trong bối cảnh ĐTH diễn ra trên diện rộng, văn hoá thành phố đang ở vào giai đoạn đặc biệt, không ngừng tiếp biến, văn hoá phát triển trong thời cơ và thánh thức mới (văn hoá và lối sống đô thị, sự biến đổi của văn hoá gia đình…). [51, tr.19-22]. Năm 2017, Luận văn “Vấn đề chính sách phát triển văn hoá từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” được Trần Thị Hồng Hạnh bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đưa ra một cái nhìn đầy đủ về quá trình phát triển văn hóa của 6 thành phố Đà Nẵng, nêu được thực trạng trong thời gian qua, các bất cập, hạn chế và mạnh dạn đề xuất các vấn đề chính sách nhằm sửa đổi, bổ sung những CHÍNH SÁCH VĂN HÓA không còn phù hợp, kịp thời đề ra những CHÍNH SÁCH VĂN HÓA mới đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của sự phát triển bền vững [26]. Ngoài ra, còn có một số bản báo cáo tổng kết có liên quan đến khía cạnh này, như: Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Hải Châu, biểu dương thành tích xây dựng các danh hiệu văn hóa tiêu biểu xuất sắc của BCĐ quận và phường. Từ thực tiễn 15 năm thực hiện phong trào, báo cáo đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào trong giai đoạn mới (2016-2020); Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 4180/KH-UBND của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW. Báo cáo đã thể hiện rõ những nỗ lực của Ngành Văn hóa và Thông tin quận Hải Châu nhằm hoàn thành các mục tiêu của Quận ủy đề ra, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao hướng về cơ sở; Phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư; Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao quận và cơ sở; Phát huy năng lực hoạt động của bộ máy ngành VHTT quận và phòng; Nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch hoạt động của ngành,… Nhìn chung, trên thế giới, nghiên cứu chính sách văn hóa đã được tiến hành nửa thế kỷ nay, tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi thể chế chính trị khác nhau mà chính sách văn hóa có những thay đổi phù hợp. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở đã bắt đầu được quan tâm; được triển khai thực hiện, với những thành quả bước đầu. Những công trình nghiên cứu này là cơ sở, là tài liệu khoa học quan trọng cho tác giả luận văn xây dựng phần mở đầu và triển khai nội dung luận văn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây vẫn đang là một khoảng trống cần được lấp đầy, một sự thiếu hụt cần được bổ sung và là cơ sở cho phép tôi triển khai thực hiện, hoàn thành đề tài luận văn cao học về quản lý văn hóa của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên 7 địa bàn bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về văn hóa và văn hóa cơ sở, nêu được những chủ trương, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chính sách phát triển văn hóa và việc phát triển văn hóa ở cơ sở ở nước ta; - Nghiên cứu làm rõ thực trạng quá trình xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện các chính sách phát triển văn hóa cơ sở ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (từ khi thành lập tới nay); - Phân tích, đánh giá chi ra những thành tựu và hạn chế (của quá trình trên); tìm ra nguyên nhân (của những thành tựu và hạn chế đó), đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở (ở quận Hải Châu, thành phố Đà Năng nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung). 5. Đối tượng và phạm vi nội dung nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quá trình xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu. Cụ thể hơn, đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các phương diện, như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và ban hành các văn bản; công tác tuyên truyền, cổ động về vai trò, tầm quan trọng xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết chế văn hóa; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội,... của nhân dân trên địa bàn quận. 5.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu 5.2.1. Phạm vi không gian Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu việc xây dựng, ban hành chính sách phát triển văn hóa cơ sở ở UBND quận Hải Châu, UBMTTQVN quận, Phòng Văn hóa và Thông tin quận (nhưng có quan tâm tới quá trình xây dựng, ban hành chính sách văn hóa cơ sở ở Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng và 13 phường trực thuộc quận, trong các mức độ nhất định); việc triển khai và thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở ở UBND quận Hải Châu, UBMTTQVN quận, Phòng Văn hóa và Thông tin quận và UBND 13 phường thuộc quận (Chủ yếu tập trung ở các phường: Thạch Thang, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Phước Ninh, Nam Dương, Hải Châu I, Hải Châu II). 5.2.2. Phạm vi thời gian Luận văn đi sâu nghiên cứu việc xây dựng, ban hành và triển khai, thực hiện 8 chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến thời điểm hiện nay (2019). 5.2.3. Phạm vi vấn đề Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu quá trình xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Văn hóa là một khái niệm rất rộng (xem phần trình bày khái niệm văn hóa ở Chương 1), nhưng do hạn chế về thời gian và dung lượng, nên luận văn chỉ đi vào nghiên cứu cụ thể việc xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện các chính sách sau: (1) Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; (2) Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”; (3) Phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; (4) Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa và Khôi phục các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc và địa phương. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Thông qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi tập hợp, sắp xếp, phân tích, tổng quan để đánh giá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn quận Hải Châu. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: Phương pháp nghiên cứu này giúp học viên tìm hiểu thực trạng xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện các chính sách văn hóa cơ sở, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này qua khảo sát thực tiễn (Chúng tôi lấy ý kiến của một số người dân và cán bộ quản lý văn hóa trên địa bàn bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp để làm rõ hơn về công tác xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện các chính sách phát triển văn hóa hiện nay ở quận Hải Châu) Ngoài ra, trong luận văn học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác như tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu... nhằm làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được tổ chức thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở và địa bàn nghiên cứu 9 Chương 2: Thực trạng xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình xây dựng, ban hành; triển khai, thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn 10 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển văn hóa ở cơ sở 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Văn hóa và văn hóa cơ sở a/ Khái niệm “văn hoá” Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tùy theo mỗi ngành khoa học, mỗi trường phái nghiên cứu có nhãn quan và chiêm nghiệm khác nhau thì có định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong bài Khái luận về văn hóa, Trần Ngọc Thêm viết: “Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… là văn hóa; cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hóa… Từ “văn hóa” biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau” [58,tr.4]. Như vậy, văn hóa là một khái niệm rộng và có nội hàm phong phú nên trên thế giới cũng như trong nước, hiện tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, trên thực tế những ai nghiên cứu văn hóa đều dựa vào một định nghĩa đã có hoặc đưa ra định nghĩa về khái niệm này làm công cụ nhận thức nhằm đảm bảo tính nhất quán và là cơ sở để nghiên cứu. Chính vì vậy, định nghĩa về văn hóa không ngừng gia tăng. Con người có khả năng sáng tạo văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội; con người cũng chính là chủ thể tiếp thu văn hóa, bảo tồn cũng như truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một nền văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. Việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá thay đổi theo thời gian. Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), cuốn sách này sau đó được tái bản lại năm 2018. Trong đó tác giả đã đưa ra khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp. [30] Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm 11 lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [50, tr.13]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví định nghĩa này mang tính “Bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [21, tr.22]. Theo định nghĩa trên thì văn hóa là tất cả những gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng, tình cảm đến ý thứcvà sức đề kháng của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương, xuất bản đầu tiên năm 1938, Ðào Duy Anh quan niệm nghiên cứu chuyển biến sinh hoạt của một dân tộc trên các phương diện kinh tế, xã hội, trí thức chính là nghiên cứu lịch sử văn hóa của dân tộc ấy, nên ông cho rằng: “Văn hóa là cách sinh hoạt của con nguời”[1, tr.10-11]. Cùng với quan niệm ấy, Nguyễn Hồng Phong cũng định nghĩa: “Văn hóa là cái do con nguời sáng tạo ra, là nhân hóa” [45]. Riêng Phan Ngọc lại có quan niệm khác: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Ðiều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc nguời khác” [43, tr.19-20]. Ta thấy, mặc dù tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất, văn hóa chính là sản phẩm của một cộng đồng người cùng tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử. Mỗi một dân tộc, mỗi cộng đồng người đều có nền văn hóa riêng, biểu hiện ở lối sống, nếp sống phù hợp với điều kiện tự nhiên mà họ cư trú. Ðồng thời, cũng chính vì mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng nên muốn tìm hiểu bản sắc của một dân tộc nào đó thì không thể không khảo sát bộ mặt văn hóa của dân tộc đó. 12 Tóm lại, có thể hiểu định nghĩa Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành, lưu truyền và phát triển qua quá trình sáng tạo của con người trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa là sự thống nhất hữu cơ giữa giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần. Cùng với sự ra đời và hình thành các dân tộc, văn hóa phát triển dưới các hình thức dân tộc. Nội dung của văn hóa cũng rất phong phú, nhưng chung quy có thể xác định trong bốn mặt: các thành tựu thuộc văn hóa vật chất, các thành tựu của văn hóa nhận thức (nhân sinh quan, thế giới quan, triết học, mỹ học, văn học, nghệ thuật…), các thành tựu của văn hóa ứng xử (bao gồm các thang giá trị trong cách ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với con người, với gia đình, với xã hội…), các thành tựu của văn hóa tổ chức đời sống (bao gồm các thang giá trị trong cách tổ chức đời sống gia dình, cộng đồng, xã hội…). Nội dung đó dã xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm văn hóa. b/ Khái niệm “văn hoá cơ sở” Cụm từ “cơ sở” hàm chứa nhiều nghĩa, nhưng nó được dùng ít nhất trên ba phương diện ngữ nghĩa sau: - Cơ sở được quan niệm như những gì căn bản, làm nền, làm gốc, làm căn cứ chính cho một lĩnh vực hoạt động, hay một tri thức nào đó. Ví dụ: Cơ sở lý luận, cơ sở văn hóa, cơ sở vật chất… - Cơ sở được quan niệm như một địa điểm, địa chỉ, tụ điểm trung tâm… diễn ra một loại hình hoạt động nào đó về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội như: Cơ sở hoạt động cách mạng, cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, v.v... - Cơ sở được quan niệm như một địa bàn, một đơn vị hành chính, một tổ chức… có cơ cấu hoàn chỉnh ở cấp cuối cùng của một hệ thống. Ví dụ, trong hệ thống chính trị có Đảng bộ cơ sở, Đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở hay đơn vị hành chính cấp cơ sở… Ở nước ta, bộ máy tổ chức quản lý nói chung đều tổ chức theo 4 cấp: (1) Trung ương – (2) Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương – 2 đô thị loại đặc biệt và 3 số đô thị cấp I) – (3) Huyện (thành phố trực thuộc tỉnh/quận (của thành phố trực thuộc trung ương)/ huyện) và(4) Xã (phường, thị trấn). Đơn vị “cơ sở” là hình thức tổ chức cơ bản của văn hóa. Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày của nhân dân [54, tr.269]. Lâu nay, ngành VHTT thường tập trung chú ý nhiều đến việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn cơ sở (theo phân cấp hành chính), cho nên lý luận phương pháp công tác cũng chỉ mới nói đến việc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan