Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước chdcnd lào...

Tài liệu Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước chdcnd lào

.PDF
175
186
81

Mô tả:

Bé gi¸o gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------ ------ MAI YAYONGYIA CHÝNH S¸CH NHµ N¦íC Hç TRî XUÊT KHÈU HµNG HO¸ CñA N¦íC CéNG HOµ D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Hµ néi - 2016 Bé gi¸o gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------ ------ MAI YAYONGYIA CHÝNH S¸CH NHµ N¦íC Hç TRî XUÊT KHÈU HµNG HO¸ CñA N¦íC CéNG HOµ D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO Chuyªn ngµnh : KINH TÕ Vµ QU¶N Lý TH¦¥NG M¹I M· sè : 62 34 0121 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Phan Tè Uyªn TS. NguyÔn ViÖt C−êng Hµ néi - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận án năm 2016 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA................. 10 1.1Những vấn đề cơ bản về chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia .................................................................................................................. 10 1.1.1Khái niệm, căncứhình thành chính sách và sự cần thiết khách quancủa chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia .................................... 10 1.1.2Cơ sở lựa chọn chính sách ................................................................................ 20 1.1.3Vai trò của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ............................ 25 1.2Các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia ............ 28 1.2.1Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ................................................ 28 1.2.2Chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ...................................................... 31 1.2.3 Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩuhànghóa32 1.2.4Chính sách thương nhân hỗ trợ xuất khẩuhàng hóa .......................................... 34 1.2.5Chính sách đầu tư hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ................................................... 36 1.2.6Chính sách ruộng đất hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa .............................................. 37 1.2.7Chính sách mặt hàng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa .............................................. 38 1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốcgia ............................................................................................................ 40 1.3.1 Nhân tố về chính trị .......................................................................................... 40 1.3.2 Nhân tố về kinh tế ............................................................................................ 41 1.3.3 Nhân tố về xã hội ............................................................................................. 42 1.3.4 Nhân tố bối cảnh kinh tế quốc tế và thị trường xuất khẩu ............................... 43 1.4Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào .................................. 44 1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa . 44 1.4.2Kinh nghiệm của Việt Nam............................................................................... 46 1.4.3Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................... 49 1.4.4Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc ......................................................... 52 1.4.5Bài học rút ra cho nước CHDCND Lào ............................................................ 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 56 iii CHƯƠNG2:THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨUHÀNG HÓA CỦA NƯỚC CHDCNDLÀO ................................................... 57 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào .......................... 57 2.1.1Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của nước CHDCND Lào ................................ 57 2.1.2Đặc điểm kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào ......................................... 58 2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ................................ 60 2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ................................. 60 2.2.2Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ....................................................................... 64 2.2.3Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào ........................ 69 2.3 Phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào .................................................................................................... 75 2.3.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào ....... 75 2.3.2Chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ............. 79 2.3.3Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào .................................................................................... 82 2.3.4Chính sách thương nhân hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 90 2.3.5Chính sách đầu tư hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào .......... 93 2.3.6Chính sách ruộng đất hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ..... 95 2.3.7 Chính sách mặt hàng hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào .... 97 2.4Phân tích kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ........................................................ 100 2.4.1Kích thước mẫu điều tra .................................................................................. 101 2.4.2Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 101 2.5Những kết luận đánh giá qua phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào ........................................................ 103 2.5.1Kết quả đạt được của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào .......................................................................................................... 103 2.5.2 Những hạn chế của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCNDLào .......................................................................................................... 106 2.5.3Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 113 CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCHNHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC CHDCND LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THANH VIÊNCỦATỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)......................................................................... 114 3.1Những quy định của WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và những cam kết của CHDCND Lào với WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ................................ 114 iv 3.1.1Những quy định của WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa .............................. 114 3.1.2 Những cam kết của nước CHDCND Lào với WTO về hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ........................................................................................................................... 115 3.2Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đến năm 2025 .................................................. 119 3.2.1Quan điểm hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên củaWTO ................................. 119 3.2.2Định hướng hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của WTO ................................ 121 3.3Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào tầm nhìn đến năm 2025 ......................................................... 124 3.3.1Xây dựng và triển khai hiệu quả các chính sách tín dụng xuất khẩu phù hợp .... 124 3.3.2Hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phù hợp với những cam kết của WTO ........................................................................................................... 126 3.3.3Xây dựng chương trình nhận dạng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu của Lào trên thị trường thế giới thông quaxúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa 127 3.3.4Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và xây dựng chính sách bán hàng ................................................................................................ 131 3.3.5Hoàn thiện chính sách quản lý xuất khẩu hàng hóa phù hợp với điều kiện hội nhập và cam kết của WTO ...................................................................................... 134 3.3.6Xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xác định đúng đắn các mặt hàng xuất khẩu chiến lược qua từng thời kỳ ........................................................... 136 3.4Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào............................ 140 3.4.1Một số điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào .........................................................140 3.4.2Một số khuyến nghị với các doanh nghiệp .....................................................144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 148 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Asia-Pacific Thái Bình Dương CEPT ASEAN Free Trade Area Economic Cooperation Biểu thuế quan ưu đãi hiệu lực Common Effective chung preferential Taxes CHDCND Lào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lao PDR CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Socialist Republics CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Industrialization – Modernization CSTMQT Chính sách thương mại quốc tế International Trade Policy ĐNDCM Lào Đảng Nhân dân cách mạng Lào Lao Peoples’ Revolutionary Party EHP Chương trình thu hoạch sớm Early Harvest Program EIF Dự án hội nhập quốc tế về thương The Enhance Integrated mại giai đoạn cải thiện Framework EU Liên minh Châu Âu European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FOB Hình thức bán giao hàng Free On Board GATT Hiệp định chung về thuế quan và General Agreement on Tariff mậu dịch and Trade GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Production GNP Tổng sản phẩm quốc gia Gross National Production GTAP Dự án phân tích thương mại toàn cầu Global Project Trade Analysis GTAP Dự án phân tích thương mại toàn cầu Global Project Trade Analysis GTGT Giá trị gia tăng Value added Tax HTX Hợp tác xã Cooperative HS Hệ thống Hài hòa Harmonized System IF Dự án hội nhập quốc tế về thương Intergrated Framework mại IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Money Fund vi ISO Hiệp hội Tiêu chuẩn quốc tế International Organization Standard ITC Trung tâm thương mại quốc tế International trade Center KH&CN Khoa học công nghệ Science and Technology KTQT Kinh tế quốc tế International Economy KT - XH Kinh tế - Xã hội Socio – Economics L/C Thanh toán tín dụng thư Letter of Credit LDC Quốc gia kém phát triển Low development country MFN Quy chế tối huệ quốc Most Favored Nation MUTRAP Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Multilateral Trade Assistance Project NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Agreement NTR Quy chế thương mại bình thường Normal Trade Relations ODA Viện trợ phát triển chính thức Official Assistance Development RCA Lợi thế so sánh hiện hữu Revealed Comparative Advantage SCM Supply Chain Management Trợ cấp và các biện pháp đối kháng TBT Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong Technical Barriers to trade thương mại TMQT Thương mại quốc tế International Trade TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt Special Consumption Tax TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư Trade – Related Investment liên quan đến thương mại UNCTD Measures Tổ chức Liên Hiệp quốc về thương United Nations Conference mại và phát triển on Trade and Development USD Đô la Mỹ United Dollar VAT Thuế giá trị gia tăng Value added tax WB Ngân hàng thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization XNK Xuất nhập khẩu Im port – Export vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG LÀO DỊCH SANG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Tiếng Lào Tiếng Việt Tiếng Anh ¡¤ Bộ Tài chính Ministry of Finance -¦-²-§ Quốc Hội National Assembly of Lao -¦-¯ -¯ 쾸 Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lao People’s Democratic Republic ߨ Thủ tướng Chính phủ Prime Minister -ê-¹ì Ngân hàng nhà nước Lào Bank of Lao ì® Chính phủ Government º-£ Bộ Công thương Ministry of Commerce and Industry £-²ß Thương mại trong nước Domestic Trade ¡-¢-º Xuất – nhập khẩu Export – Import viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu và tốc độ tănggiai đoạn 2001-2014 của nước CHDCND Lào ...................................................................................................... 61 Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực của Làogiai đoạn từ 2002 đến 2014 ...............................................................................................................................64 Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước CHDCND Lào giai đoạn 2005 - 2014 ....... 71 Biểu đồ 2.l: Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm .............................................. 66 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê của CHDCND Làogiai đoạn 2006-2014 ........ 67 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Lúa gạo của CHDCND Làogiai đoạn 2006-2014 ...... 69 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận án Quá trình quốc tế hóa tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới: trong sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính, các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa... Thông qua các hoạt động trên các nước xích lại với nhau hơn, gắn bó với nhau nhiều hơn.Chính điều đó làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là bộ phận không tách rời và tùy thuộc vào nhau.Sự biến động xảy ra ở bất kỳ nước nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự tác động tới các quốc gia khác trên thế giới. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu tất yếu là mỗi quốc gia cần phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại để có được một khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển. Từ một nền kinh tế “tự cung, tự cấp”, đến nay nền kinh tế CHDCND Lào đã có những bước phát triển vượt bậc, trong năm năm trở lại đây, Lào là một trong số ít các quốc gia liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao(hơn 7% một năm). Trong năm 2013 với tốc độ phát triển kinh tế đạt được 7,9%/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm 3,6%, công nghiệp 13,7%, dịch vụ 7,8%. Bên cạnh đó tổng sản phẩm quốc nội đầu người năm 2013 – 2014 đạt 1.628 USD/năm, cơ cấu kinh tế có sự phát triển vượt bậc, trong năm 2014 ngành nông – lâm chiếm 23,5% của GDP, ngành công nghiệp chiếm 33,2% của GDP, ngành dịch vụ chiếm 37,4% của GDP, và kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt3.433.709.669 USD và năm 2015 là 3.426.070.504 USD. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng đã có sự thay đổi đáng kể, trong đó các mặt hàng xuất khẩu truyền thống trước kia như lương thực, thực phẩm thô chưa qua chế biến, đồ hút, đồ uống, nguyên liệu thô và khoáng sản có sức cạnh tranh kém và ngày càng mất giá nay đã giảm dần tỷ trọng, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Cà phê, hàng nông sản, điện, khoáng sản, sản phẩm gỗ, dệt may và mặt hàng khác. Để hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có thể phát huy hết nội lực thì các công cụ chính sách của nhà nước là vô cùng cần thiết và đặc biệt là các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, có thể thấy rằng mục tiêu các chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển của nước CHDCND Lào ngày càng dần được hoàn thiện phù hợp với 2 sự phát triển của đất nước và với thông lệ quốc tế. Hiện nay, nhiều chính sách đưa ra từ khi đất nước đi vào đổi mới đã bộc lộ nhiều hạn chế chưa thực sự phù hợp với sự phát triển không ngừng của thế giới, và các chính sách đòi hỏi phải cần được bổ sung và điều chỉnh để thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Trong khi kinh tế trong nước và thế giới luôn luôn biến động không ngừng, thì không thể duy trì mãi một chính sách, mỗi thời kì hay giai đoạn nhất định thì đất nước lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu yêu cầu có những chính sách phù hợp hơn. Đặc biệt trong bối cảnh CHDCND Lào đã trở thành thành viên của WTO; nhận thức được vấn đề này, CHDCND Lào đã hình thành một hệ thống chính sách và chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phù hợp với hoàn cảnh đất nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, hiệu quả cao là công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức và nhiều người cùng tham gia với sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước. Những khía cạnh này có ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế và xã hội, có ý nghĩa lớn với các hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào là một vấn đề cấp bách hiện nay. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã và đang là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu trở thành mục tiêu sống còn của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ xuất khẩu là nhu cầu tất yếu. Nếu không có sự hỗ trợ, định hướng và khuyến khích của nhà nước thì các doanh nghiệp, đặc biệt của các nước đang phát triển khó có thể thành công trên thị trường thế giới. Nhưng chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các quốc gia, một mặt vừa phải đáp ứng mục tiêu quốc gia trong việc định hướng thị trường và mặt hàng, vừa không được trái với các cam kết và thông lệ quốc tế. Đối với nước CHDCND Lào, là một nước đi sau mới gia nhập WTO, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng lại có nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Lào càng trở nên khó khăn. Do đó, đề tài nghiên cứu luận án có ý nghĩa cấp bách vả về lý luận và thực tiễn Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào” làm nghiên cứucho luận án tiến sỹ của mình. 3 2 Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài 2.1 Các công trình trên thế giới Phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa và những chính sách của nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đã được nhiều công trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu liên quan đề cập tới các mức độ và nội dung khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn. “The key issues of the improvement of export promotion policy at the macroand micro levels “ của tác giả Karen Grigoryan (năm 2008 Armenian State University of Economics, Yerevan, Armenia). Đề tài nghiên cứu chính sách hỗ trợ xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở cấp vĩ mô và vi mô. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xúc tiến thương mại của chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ của hoạt động xuất khẩu. Tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên nghiên cứu không tiếp tục đưa ra những kiến nghị về mặt giải pháp để hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế“ (2003) của GS.TS Chu Văn Cấp (chủ biên), đã nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, chè, cà phê, thủy sản cho đến năm 1999 dựa trên các tiêu chí về chi phí sản xuất, giá xuất khẩu, chất lượng và uy tín sản phẩm, thị trường tiêu thụ v.v.. Cuốn sách “ phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng của Việt Nam trong điều kiện hiện nay “ của PGS.TS Võ Văn Đức – nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004. Phân tích lợi thế của Việt Nam và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết về lợi thế so sánh, như lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết H-O và một số lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại, phân tích những lợi thế tuyệt đối của Việt Nam trong xuất khẩu. Kết quả của hoạt động xuất khẩu và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” luận án tiến sỹ của TS. Mai Thế Cường (2006); luận án đã trình bày khái quát những cải cách về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ Việt Nam. Luận án đã đề cập đến chính sách thương mại quốc tế nói chung của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, còn đi nghiên cứu sâu về chính sách thúc đẩy sang một thị trường cụ thể trong bối cảnh hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới thì luận án chưa đề cập tới. Luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào 4 WTO”. Trong đó, đã nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chính sách thức đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU. Luận án tiến sĩ của TS. Lê Thanh Bình (2010) “Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Luận án làm rõ thực trạng quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Luận án đã chỉ ra được mô hình công nghiệp hóa của Thái Lan từ một nước nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh và hướng vào xuất khẩu và nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 1998 “Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu cho các hợp tác xã và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam”,Tác giả Vũ Lưu. Đề tài đã khái quát thực trạng hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Cơ sở khoa học về chiến lược hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện thành công chiến lược hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác đã nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua như: “Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận án tiến sỹ của PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai. “Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới – hướng xuất khẩu” của TS. Nguyễn Trung Văn; “Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới” của TS. Nguyễn Tiến Mạnh; “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển” của TS. Nguyễn Hữu Khai; “Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010”, của Bộ Công thương v.v.. 2.2 Các công trình trong nước Trong nhiều năm trở lại đây đã có nhiều đề tài, dự án của các Bộ, ngành, viện nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề thuộc về chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa trên những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong đó trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển thương mại trong giải đoạn 2001-2005, 2010 – 2020 với chiến lược đẩy mạn xuất khẩu và hợp tác quốc 5 tế CHDCND Lào, chiến lược thương mại biên giới, chiến lược dịch vụ tạm nhập, tái xuất. Luận án tiến sỹ: “Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020”(2011) của tác giả TS. Phongtisouk Siphomthaviboun. Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Lào trong điều kiện hội nhập KTQT, và đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Lào, luận án thực hiện hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong đó chú trọng xây dựng một khung phân tích thống nhất; nghiên cứu thực trạng hoàn thiện chính sách TMQT của Lào; xem xét kinh nghiệm hoàn thiện chính sách này của một số quốc gia. Luận án tiến sỹ “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào đến năm 2020” (2011) của tác giả TS. Phoxay Sitthisonh. Từ việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào những năm gần đây luận án đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập trong phát triển thị trường xuất khẩu hiện nay của Lào. Luận án đã đề ra bốn nhóm giải pháp có tỉnh bản lề nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Lào. Luận án tiến sỹ “Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào” (2012) của tác giả TS. Khamphet Vongdala. Luận án đã nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược vừa qua, để rút ra các bài học mà của Lào có thể nghiên cứu và áp dụng, phân tích thực trạng việc tổ chức và thực thi chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào giai đoạn vừa qua (2006 – 2010), các kết quả đạt được, những tồn tại và yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém cần khắc phục và đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và thực thị chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào trong giai đoạn tới (2011 – 2020). Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu chưa đề cập đầy đủ, một cách toàn diện về vấn đề chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở chính sách thương mại, hay chính sách xuất khẩu hàng hóa. Một số luận án đi sâu vào phân tích chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể, đơn lẻ, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy lợi thế 6 cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, hoàn thiện chính sách thương mại, chính sách hướng vào xuất khẩu. Do đó cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, thông qua hệ thống hóa lý luận, lựa chọn mô hình để phân tích các chính sách và hướng tác động của các chính sách nhà nước hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào, phân tích rõ thực trạng việc thực hiện các chính sách này từ đó đề xuất được những giải pháp cơ bản có tính khả thi, bộ chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHDCND Lào đến năm 2025. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, luận án đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia. Đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và rút ra bài học cho nước CHDCND Lào. - Phân tích thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và ước lượng cảm tính qua điều tra những chính sách hỗ trợ đối với xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. - Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận vàthực tiễn về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu chính sách nhà nước hỗ trợ xuất 7 khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong thời gian 10 năm từ 2001 đến 2014. - Phạm vi thời gian: Chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào từ 2001-2014. Để phù hợp với tình hình thực tế khi Lào đã gia nhập WTO vào tháng 2 năm 2013, luận án phân tích theo hai giai đoạn từ 2001-2013 là giai đoạn trước khi Lào gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và giai đoạn từ 2013 trở đi sau khi Lào gia nhập WTO.Đồng thời luận án đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đến năm 2025. 5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để luận giải thực tiễn. Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tíchthựctrạnghoạt động xuất khẩu hàng hóa, thực trạng áp dụng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước. Phương pháp phân tích, Tổng hợp: trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về toàn bộ chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước và hiệu quả của nó cũng như những hạn chế còn tồn tại. Luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh để tập hợp và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tác động và ảnh hưởng của các chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để làm sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. Luận án sử dụng các số liệu thống kê phù hợp trong quá trình phân tích và tổng hợp thực tiễn vận dụng để khuyến nghị về hoàn thiện chính sách nhà nước trong việc hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, phân tích và tổng hợp kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Luận án tổng hợp lý luận về chính sách và chiến lược xuất khẩu trong điều kiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHDCND Lào. Phương pháp điều tra nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá mức độ hỗ trợ của các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào thông qua thiết kế bảng hỏi lấy ý kiến của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại Lào, và cán bộ quản lý sau đó sử dụng phần mềm 8 SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu. Nguồn dữ liệu: Nguồn thứ cấp: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của các bộ ngành như: Báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Lâm nghiệp, Bộ Tài Chính. Nguồn dữ liệu thu thập từ các nguồn báo chí, internet, … Nguồn sơ cấp: Tiến hành điều tra khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại Lào hiện nay sử dụng bảng hỏi cấu trúc câu. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên 6 chính sách được đưa ra nghiên cứu về mức độ hỗ trợ của các chính sách đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào hiện nay. Phương pháp định lượng nhằm lượng hóa mức độ tác động của từng chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. 6 Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa một cách khoa học những cơ sở lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Từ kết quả nghiên cứu lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào, luận án đã khẳng định, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là kết quả của các giải pháp về cơ chế, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa tầm vĩ mô. Đồng thời luận án đã hệ thống được nhân tố có ảnh hưởng tới chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia và hướng tác động của từng nhân tố đó. Luận án đã chỉ ra rằng, việc xây dựng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập toàn cầu cần phải được thực hiện nhất quán, trên nhiều phương diện. 7 Những đóng góp mới của luận án 7.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Từ lý luận về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, Luận án đã phân tích làm sáng tỏ những tác động to lớn của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia nói chung và đối với CHDCND Lào nói riêng cụ thể là : (1) Chỉ ra sự cần thiết của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và những tác động của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia, làm nổi bật, vai trò và tầm quan trọng của chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển như CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). (2) Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và trong nước, Luận án đã chỉ rõ chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa phải theo kịp quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu 9 với sự gia tăng các yếu tố tri thức trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó việc xây dựng triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển xuất khẩu trên thực tế của CHDCND Lào còn chậm trễ dẫn đến bị động, lúng túng trong việc xây dựng quy trình chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu của Lào. (3) Luận án đã chỉ rõ những điểm hợp lý trong việc hoàn thiện và thực thi chính sách của Lào đã được điều chỉnh từng bước và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hoạch định chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu của Lào có tính rõ ràng, minh bạch không cao. Việc xây dựng triển khai quy hoạch, và thực thi chưa gắn kết chặt chẽ. 7.2 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Luận án xác định cần đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký kết Hiệp định thương mại Lào với các nước để tận dụng ưu đãi chính sách nhập khẩu của các nước xuất khẩu tới trong việc giảm và xóa bỏ rào cản thuế quan với một số mặt hàng chủ lực của Lào như dệt may, nông sản, thủ công mỹ nghệ… khi xuất khẩu sang các nước. Đây là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện và đổi mới chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào trong thời gian tới. (2) Luận án cho rằng, việc hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của Lào cần phải tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương trong xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. (3) Giám sát chặt chẽ và tạo sự phối hợp giữa xây dựng chính sách và thực thi chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa theo hướng tuân thủ các nguyên tắc thị trường, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 8 Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 3 chương như sau: Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia. Chương 2:Thực trạng chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào trong điều kiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA 1.1 Những vấn đề cơ bản về chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia 1.1.1 Khái niệm, căncứhình thành chính sách và sự cần thiết khách quancủa chính sách Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia Trên thế giới hiện nay, tình hình kinh tế của một số nước phát triển rất cao, đó là những nước đã phát triển như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia, Canada v.v.. Nhiều nước đang phát triển như: Thái Lan, Singapore, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan v.v.. Kết quả của sự thành công đó một phần quan trọng là sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, trong đó, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhập ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, phát huy thương mại quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Vậy, chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa là chính sách gì, được khái niệm như thế nào. Việc đề ra chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu các mặt hàng trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội có tầm quan trọng và cần thiết như thế nào. Ta có thể hiểu chính sách nói chung và chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa như sau. a. Khái niệm chính sách nhà nước hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa. Thuật ngữ “chính sách”được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội. Mọi chủ thể kinh tế- xã hội đều có những chính sách của mình. “Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại”, (theo Richard C.Remy trong cuốn United States Government-democracy in actio. Glencoe Mcgră-Hill,2000). Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Cũng theo ông “chính sách công là một hành động nào đó mà Nhà Nước lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất