Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi

.PDF
107
439
141

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI THÁI NGUYÊN TRUNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI THÁI NGUYÊN TRUNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VĂN TẤT THU HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô của Học viện Khoa học Xã hội, những người đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Văn Tất Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường Trung cấp nghề Đức Phổ, các bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Thái Nguyên Trung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .............................................................8 1.1. Lý luận chung về chính sách đào tạo nghề .........................................................8 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ..................................................................................................................32 1.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về đào tạo nghề ........................35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................39 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình lao động của tỉnh Quảng Ngãi tác động đến chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............................................39 2.2. Thực trạng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi ..........................................................................................................................42 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................................................................49 2.4. Đánh giá chung về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................................................................60 CHƢƠNG 3.PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ...................................................................................................................................63 3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 63 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn..... 64 3.3. Các kiến nghị, đề xuất .......................................................................................76 KẾT LUẬN .............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hoá DN : Doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội LĐNT : Lao động nông thôn LĐTB & XH : Lao động - Thương binh và Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBN D : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1. Dân số tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2015 41 2.2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính 42 và phân theo thành thị, nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010- 2015 2.3. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 45 1/7 hàng năm phân theo nghề nghiệp và phân theo vị thế việc làm tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010- 2015 2.4. Kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao 48 động nông thôn năm 2016 tại Quảng Ngãi 2.5. Kết quả thực hiện lao động cho nông thôn từ năm 2010- 51 2015 2.6. Kinh phí thực hiện lao động cho nông thôn từ năm 2010- 55 2015 tại trường Trung cấp nghề Đức Phổ 2.7. Kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông 55 thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2015 2.8. Kinh phí thực hiện lao động cho nông thôn từ năm 2010- 56 2015 tại tỉnh Quảng Ngãi 2.9. Dự toán Kinh phí thực hiện lao động cho nông thôn cho cán bộ. Công chức cấp xã từ năm 2017-2020 tại tỉnh Quảng Ngãi 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề nói chung , đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Đào tạo nghề phải gắn với việc làm là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của mỗi quốc gia để hướng tới phát triển bền vững. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối về chính sách đào tạo nghề, nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu học nghề và việc làm của từng gia đình và của toàn xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định rõ: “…Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề, ban hành chính sách về ưu đãi đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hổ trợ cơ sở hạ tầng, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội …nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học gắn với nhu cầu thực tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. …’’. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án:”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đế năm 2020” tại quyết định số 1956/QĐ-TTg (gọi tắt là đề án 1956) [24]. Đối tượng của Đề án này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150 thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thuộc diện có đất thu hồi…Và Luật Giáo d c nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo d c nói chung, giáo d c nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương 1 Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo d c nghề nghiệp ở Việt Nam. Mặc dù kinh tế tăng trưởng bền vững và quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn vào nên kinh tế toàn cầu đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thanh niên, người lao động đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tới việc làm bền vững và có hiệu quả. Trong số những người thất nghiệp, khoảng 48 là thanh niên và tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm cao gấp 3 lần so với người lớn tuổi hơn (Tổng c c thống kê quý I/2017). Đặc biệt, thanh niên, người lao động chưa qua đào tạo nghề thường chịu nhiều rủi ro hơn về thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc phải chấp nhận những việc làm thu nhập thấp với điều kiện làm việc nghèo nàn.Thêm vào đó một số khu vực ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cơ sở dạy nghề ít, quy mô nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của đông đảo lao động khu vực này; một số ít giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề dẫn đến chất lượng không đáp ứng thị trường lao động. Trong những năm qua tại tỉnh Quảng Ngãi cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế tỉnh trên đà phát triển và chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đang được quan tâm.Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế hiện nay công tác, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi đôi với tạo việc làm việc làm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ cấu ngành đào tạo chưa thật sự phù hợp với thị trường lao động, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên nhiều thanh niên, người lao động nói chung được đào tạo nghề những vẫn khó tìm được việc làm; nhiều thanh niên phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn thanh niên, một số người lao động tại địa phương chưa hiểu đúng và lực chọn nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp còn khá cao…một số trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề còn coi trọng số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, chương trình đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn còn thiếu về số lượng, 2 chưa đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và trang thiết bị ph c v dạy học chưa đáp ứng nhu cầu của một số cơ sở dạy nghề… Thực trạng triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua trong cả nước nói chung, tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng cho thấy chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn bên cạnh các ưu điểm còn bộc lộ các hạn chế bất cập. Các hạn chế bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến m c tiêu chính sách. Các hạn chế bất cập này cần phải khắc ph c. Vì vậy tôi chon đề tài “Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công với mong muốn đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) được ban hành cuối năm 2009, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và có nhiều phương tiện truyền thông nêu lên vấn đề này và đã giúp chúng ta hiểu rõ một cách khái quát nhất. Về đào tạo nghề nói chung trong cả nước và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, có các công trình nghiên cứu, cùng với các bài viết sau: “Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn thực trạng và giải pháp” Nguyễn Văn Đại (Năm 2010). “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của NCS Nguyễn Văn Đại (Năm 2012). “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay: Vấn đề cần quan tâm” của ThS. Hoàng Văn Phai, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2011. “Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Th.S Nguyễn Văn Hưởng (Trung tâm khuyến nông Quốc gia). “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” của Phan Văn Bình (luận văn Th.S năm 2012). “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” của Cao Nguyễn Minh Hiền 3 ( luận văn Th.s năm 2014). Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả luận văn một cách nhìn khái quát về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các vấn đề tồn tại, thực trạng và các giải pháp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Đào tạo chỉ khoảng 75 kế hoạch đề ra dẫn đến một bộ phận người lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng không có đất “d ng võ”, các lớp được mở ra, lao động học xong thì địa phương cũng không có nhiều doanh nghiệp để tiếp nhận lao động, học nghề xong vẫn không có việc làm. Để đào tạo nghề lao động nông thôn thật sự hiệu quả, các cơ quan truyền thông, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương phổ biến sâu rộng nhằm giúp các cấp, ngành và toàn xã hội hiểu đúng bản chất từ đó thực hiện đúng các quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo nghề; LĐNT học nghề xong chưa có cơ chế hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, hành nghề đã được học. Đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh, thị trường tiêu th sản phẩm chưa ổn định...Công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian qua để có những đề xuất cải tiến hoạt động đào tạo nghề trong giai đoạn tới chưa được chú trọng. LĐNT thuộc đối tượng hộ nghèo tham gia học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp, lực lượng này sau khi được đào tạo gặp khó khăn về vốn và điều kiện cần thiết để mở rộng sản xuất. Các giải pháp như phát triển kinh tế - xã hội nhiều thành phần, để giải quyết mọi nguồn nhân lực; khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khôi ph c ngành nghề truyền thống; cơ cấu lực lượng lao động theo hướng giảm dần lao động nông lâm thủy sản; phát triển hệ thống đào tạo nghề và cơ sở vật chất đào tạo nghề và đội ngũ giáo viên đào tạo nghề; phối hợp các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn với cơ sở sản xuất, cơ sở sử d ng lao động,…và hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng đưa vào thực tế cuộc sống cần sự vào cuộc tham gia của hệ thống chính trị của địa phương, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội – văn của từng địa phương và chú trọng ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống; giải quyết đầu ra về con người sau đào tạo và đầu ra sản xuất… 4 Bản thân chọn đề tài : “Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu luận văn, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện, các giải pháp, công c chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước hay tại từng địa phương, c thể Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để có cơ sở khoa học phân tích đánh giá thực trạng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được m c đích nêu trên, luận văn có tập trung cần tập trung giải quyết các nhiệm v c thể sau: Một là, nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hai là, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách về thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của các hạn chế bất cập. Ba là, đề xuất phương hương và các giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 5 Luận văn tập trung về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2016 và đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhân lực giai đoạn 2017-2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận d ng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện m c đích và nhiệm v mà đề tài đặt ra, luận văn vận d ng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi, phương pháp phân tích đánh giá chính sách... nhằm làm sáng tỏ vấn đề và trình bày khóa luận một cách khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Các kết luận, kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị và có ý nghĩa thiết thực góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách công, nội dung chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết luận, các giải pháp, kiến nghị, đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu của đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực góp phần bổ sung hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong cả nước nói chung, ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, giúp triển khai thực hiện m c tiêu và cac giải pháp chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Ngãi có hiệu quả hơn. Ngoài ra luận văn còn 6 có thể sử d ng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy về chính sách công nói chung, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, m c l c, ph l c và danh m c tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2. Thực trạng chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Lý luận chung về chính sách đào tạo nghề 1.1.1. Các khái niệm: nghề, đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm nghề Có khá nhiềm diễn đạt khái niệm về nghề. Nghề đồng nghĩa với nghề nghiệp. Công việc hằng ngày làm để sinh nhai (theo từ điển mở: Wiktionary). Có tác giả khái niệm nghề là một dạng hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc thiết bị, d ng c tương ứng như nhau tạo ra sản phẩm thuộc cùng một dạng. Cũng có khái niệm khác về nghề: “nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là lĩnh vực lao động sản xuất hẹp, mà ở đó con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công c lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề Đào tạo nghề: Theo Các Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một là: giáo d c trí tuệ; Hai là: giáo d c thể lực như trong các trường Thể d c Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự; Ba là: dạy kí thuật nhăm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử d ng các công c sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển 8 tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198). Theo Điều 5, Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 năm 2006 thì Đào tạo nghề được khái niệm: “ Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức ,kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cho người học nghề để có thể tìm việc làm sau khi khóa học” [11, tr.1]. Theo luật giáo d c nghề nghiệp số 74/2014/QH13 : “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức ,kĩ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp (Điều 3). Đào tạo nghề gồm hai quá trình có quan hệ với nhau đó là dạy nghề và học nghề [24]. Vì vậy trong nhiều trường hợp dạy nghề và đào tạo nghề được đồng nhất với nhau trong các diễn đạt của văn bản. Dạy nghề hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng thể các hoạt động truyền nghề đến người học nghề. Học nghề được hiểu như là khái niệm chỉ việc học có tính bài bản, có cơ sở dạy nghề, giáo viên, giáo c , theo một chương trình và phương pháp căn bản, có dạy lý thuyết và thực hành nghề. Nó còn khác với tập nghề, tập nghề thường là chỉ việc thực hành là chủ yếu chứ chỉ lướt qua lý thuyết thôi. Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định” [11, tr.1]. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Là quá trình kết hợp giữa đào tạo (dạy) nghề và học nghề, đó là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành th c nhất định, có thái độ về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn. Nói cách khác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp hay tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần thiết của lao động nông thôn để họ có thể kiệc làm hoặc kiếm được hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ, nghề nghiệp. Trong đó lao động nông thôn: “là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn trong độ tuổi 9 lao động theo quy định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động, đang có việc làm và những người thất nghiệp đang có nhu cầu tìm việc làm”. M c tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Bình quân hàng năm đào tạo được nghề cho người lao động nông thôn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, ph c v sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,… 1.1.1.3. Khái niệm chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau của Nhà nước với m c tiêu, giải pháp công c c thể nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội theo ý chí của Đảng cầm quyền. Với nghĩa rộng: chính sách là chính sách của Nhà nước, là kết quả của việc c thể hoá chủ trương đường lối của Đảng cầm quyền thành quyết định, tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với m c tiêu giải pháp công c c thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm v của Nhà nước hay duy trì sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội và ph c v người dân. Từ quan niệm chung về chính sách công có thể đưa ra khái niệm chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quan điểm, là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với m c tiêu, giải pháp, công c c thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn dadp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đó là m c tiêu chung, m c tiêu tổng quát của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để đạt đươc m c tiêu chung đó chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn phải đạt được m c tiêu c thể được xác định trong quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trong quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc sửa đổi bổ sung quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Đề án: Đào tạo nghề cho lao 10 động nông thôn” c thể đối với giai đoạn 2016 – 2020: “ Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp). Sau đó đào tạo ít nhất 80 người học có việc làm mới hoặc tiếp t c làm nghề cũ nhưng có năng suất thu nhập cao hơn; Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lược cán bộ công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Như vậy cả m c tiêu chung, m c tiêu tổng quát lẫn m c tiêu c thể của chính sách rất lớn, rất khó khăn. Để đạt được các m c tiêu này phải sử d ng các giải pháp, công c chính sách đồng bộ, đủ mạnh và hợp lý. Nếu không chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn chỉ là những mong muốn những quyết tâm chính trị chung chung mà thôi. 1.1.2. Vấn đề chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thực hiện chủ trương CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trở thành một trong các nhiệm v , giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự trở thành vấn đề chính sách quan trọng, cấp thiết Nhà nước cần phải tập trung giải quyết với các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, do vị trí vai trò đặc biệt quan trọng của lao động nông thôn trong CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn ở nước ta cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở, là lực lượng quan trọng để phát triển xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, Quốc phòng ; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Chủ thể của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là nông dân, là người lao động ở nông thôn (lao động nông thôn). Không có lực lượng lao động nông thôn hùng hậu, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại, sức khoẻ và quyết tâm chính trị cao khó có thể thực hiện thành 11 công sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Lao động nông thôn thực sự có vai trò đặt biệt quan trọng, quyết định sự thành bại CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, do ý nghĩa (vai trò) tầm quan trọng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn. M c tiêu của đào tạo nghề cho lao động nông thôn là tạo ra nhân lực trực tiếp sản xuất, kinh doanh và dịch v có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khoẻ, có trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo bảo đảm nâng cao năng suất lao động, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng tự tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy nếu lao động nông thôn không được đào tạo nghề, không có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết, không có đủ trình độ năng lực, khả năng sáng tạo, tư duy và tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại khó có thể thực hiện được các yêu cầu, nhiệm v của CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Không phải ngẫu nhiên Đảng, Nhà nước ta xác định: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn”. Thứ ba, đào tạo nghề là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thực hiện xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đói nghèo nguyên nhân sâu xa do thất học, do người lao động nông thôn không được đào tạo, không được học hành. Thất học dẫn đến thất nghiệp, dẫn đến không có việc làm. Thất nghiệp, không có việc làm sẽ dẫn đến đói nghèo; đói nghèo sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ và các căn bệnh xã hội khác. Do đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn để họ có việc làm là giải pháp căn cơ trong xoá đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của hệ thống chính trị, của toàn dân, nhưng chủ thể chính xây dựng nông thôn mới là người dân nông thôn, là lao động nông thôn mới cần có người dân nông thôn mới, người lao đông nông thôn mới. Người lao động nông thôn mới đòi hỏi phải có trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng 12 yêu cầu nhiệm v xây dựng nông thôn mới. Không có người lao động nông thôn mới khó có thể xây dựng nông thôn mới. Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ nặng nè, khó khăn, phức tạp và cấp bách đặt ra hiện nay ở nước ta. Do vấn đề sau: Quy mô số lượng người lao động nông thộn ở nước ta quá lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ – TB và XH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước có khoảng 25 triệu người lao động làm việc nông nghiệp chiếm khoảng 55,7 lao động cả nước và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến độ tuổi lao động. Trình độ, chất lượng lao động của nông thôn ở nước ta quá thấp, đa số chưa đào tạo nghề nghiệp, lao động nông thôn chủ yếu là lao động giản đơn. Lao động nông thôn ở nước ta phân bố ở các vùng miền khác nhau, có trình độ văn hoá, điều kiện sống và làm việc rất khác nhau nhìn chung là rất khó khăn. Thêm vào nữa lao động nông thôn ở nước ta đang trong quá trình phân hoá, thay đổi và phát triển rất nhanh do kinh tế thị trường phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh, cơ cấu kinh tế,cơ cấu ngành nghề lao động có sự thay đổi, chuyển dịch mạnh mẽ cũng làm tăng thêm lao động chưa được đào tạo nghề. Dẫn đến nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn rất lớn, trung bình mỗi năm khoảng 2 triệu lao động nông thôn cần được đào tạo nghề để chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp. Ngoài ra quá trình toàn cầu hoá, kinh tế, khoa học và công nghệ, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 cũng đặt ra vấn đề đào tạo nghề cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng là nhiệm v nặng nề, khó khăn, phức tạp và cần thiết. Thứ năm, đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng trong chức năng xã hội của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013 có nhiệm v : “bảo đảm và pháp huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân; thực hiện m c tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”. Để thực hiện quyền công dân “ quyền được đảm bảo an sinh xã hội”, “quyền làm viêc”, quyền “có việc làm”. Nhà 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan