Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách của mỹ đối với đài loan từ 1949 đến 1972 ...

Tài liệu Chính sách của mỹ đối với đài loan từ 1949 đến 1972

.PDF
200
673
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HẠNH LỢI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HẠNH LỢI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62.22.03.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM NGỌC TÂN PGS. TS VĂN NGỌC THÀNH NGHỆ AN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Nghiên cứu sinh Trần Thị Hạnh Lợi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5 6. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ............................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan .................................................................................................................. 7 1.2. Các công trình có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan .......... 19 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................................................................ 24 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ........................................................... 24 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết .............................................. 26 Chƣơng 2. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN (1949 - 1972) ................. 28 2.1. Cơ sở hoạch định chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ................................. 28 2.1.1. Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ........................................................................................ 28 2.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vị trí của Đài Loan trong chính sách đó ........................................................... 29 2.1.3. Chính sách của Mỹ đối với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc trước năm 1949 ................................................................................................. 33 2.1.4. Chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa ....................................... 39 2.2. Những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ............... 43 2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương ....................... 43 2.2.2. Áp lực chính trị trong nước Mỹ .............................................................. 47 2.2.3. Vai trò cá nhân ........................................................................................ 49 2.2.4. Nhân tố CHND Trung Hoa ..................................................................... 52 2.2.5. Quan hệ Mỹ - Xô ..................................................................................... 55 2.2.6. Tình hình kinh tế - chính trị và chính sách đối ngoại của Đài Loan từ sau năm 1949 ...................................................................................... 56 2.2.7. Quan hệ Trung - Xô ................................................................................ 58 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 60 Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN VÀ DIỄN TRÌNH THỰC HIỆN (1949 - 1972) ..................................................................................... 62 3.1. Giai đoạn 1949 - 1950: Chính sách không can thiệp ...................................... 62 3.1.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 62 3.1.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 65 3.2. Giai đoạn 1950 - 1953: Chính sách trung lập hóa eo biển Đài Loan ............. 67 3.2.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 67 3.2.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 70 3.3. Giai đoạn 1953 - 1968: Chính sách bảo vệ và ủng hộ Đài Loan .................... 81 3.3.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 81 3.3.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 92 3.4. Giai đoạn 1969 - 1972: Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan và tìm cách xích lại gần CHND Trung Hoa ......................................................................................... 103 3.4.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ........................................................... 103 3.4.2. Quá trình thực hiện chính sách .............................................................. 105 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 112 Chương 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 ............................................................................................... 114 4.1. Hệ quả từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ........................................... 114 4.1.1. Về an ninh, quân sự, chính trị - ngoại giao ........................................... 114 4.1.2. Về kinh tế .............................................................................................. 116 4.2. Đặc điểm chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ........................................... 119 4.2.1. Tính linh hoạt và thực dụng .................................................................. 119 4.2.2. Thể hiện mối quan hệ liên minh đặc biệt .............................................. 120 4.2.3. Sự tương tác giữa chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa ........................................................ 123 4.2.4. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là một bộ phận trong chính sách chống cộng sản của Mỹ trên toàn thế giới ............................................ 125 4.3. Một số tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan............................. 127 4.3.1. Đối với Mỹ ............................................................................................ 127 4.3.2. Đối với quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa ............................................. 131 4.3.3. Đối với quan hệ Đài Loan - CHND Trung Hoa .................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 141 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC I. PHỤ LỤC VĂN BẢN II. PHỤ LỤC BẢNG BIỂU III. PHỤ LỤC ẢNH BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TT Viết tắt 1 ANZUS Tiếng Anh Tiếng Việt Australia, New Zealand, United Khối hiệp ước An ninh quân sự States Security Úc - New Zealand - Mỹ 2 Cb Chủ biên 3 CNCS Chủ nghĩa cộng sản 4 CHND Cộng hòa nhân dân 5 CNTB Chủ nghĩa tư bản 6 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 7 CNXH Chủ nghĩa xã hội 8 ĐCS Đảng Cộng sản GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia 9 JCS Joint Chiefs of Staff Tham mưu trưởng liên quân 10 IBRD International Bank for Ngân hàng Quốc tế Tái thiết Reconstruction and và Phát triển Development 11 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 12 MAAG Military Assistance Advisory Phái bộ cố vấn quân sự Group MDA Mutual Defense Assistance Hỗ trợ quốc phòng lẫn nhau MSA Mutual Security Agency Cơ quan hỗ trợ an ninh 13 NSC National Security Council Hội đồng An ninh Quốc gia 14 NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Organization Dương 15 Nxb Nhà xuất bản 16 R.O.C Republic of China Cộng hòa Trung Quốc 17 SEATO Southeast Asia Treaty Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Organization 18 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam 19 TBCN Tư bản chủ nghĩa 20 U.S United States Mỹ 21 USD Đôla Mỹ 22 XHCN Xã hội chủ nghĩa 23 WB World Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Tỷ lệ các hạng mục viện trợ kinh tế ....................................................... 72 Bảng 3.2. Viện trợ của Mỹ cho Đài Loan trong giai đoạn 1951 - 1953 ................. 73 Bảng 3.3. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1952 (thực tế) ...... 76 Bảng 3.4. Viện trợ của Mỹ cho Đài Loan trong giai đoạn 1953 - 1965 ................. 93 Bảng 3.5. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1956 (dự kiến)....... 96 Bảng 3.6. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1955 (thực tế) ...... 96 Bảng 3.7. Viện trợ quân sự trong những năm 1960 - 1968 .................................... 97 Bảng 4.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan giai đoạn 1952 - 1972 ........ 118 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào, chính sách đối ngoại luôn giữ một vị trí quan trọng. Quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia sẽ thể hiện vai trò của quốc gia đó trong việc thực hiện những mục tiêu cơ bản của đất nước cũng như trong các mối quan hệ với các quốc gia, các tổ chức khác trên thế giới. Cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đối ngoại được Chính phủ Mỹ hết sức coi trọng. Bởi, sau khi thành lập năm 1776, Mỹ đã phát triển nhanh chóng, sớm trở thành một cường quốc trên thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ không ngừng khẳng định vị thế của mình bằng chiến lược toàn cầu. Suốt trong thời gian đó đến cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Mỹ luôn giữ vị trí là siêu cường số một của thế giới… Vì vậy, tuy là một quốc gia trẻ nhưng Mỹ đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các vấn đề quốc tế. Thông qua hoạt động đối ngoại, Chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ tối đa lợi ích của đất nước, đồng thời khẳng định hơn nữa vị trí của nước Mỹ trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ góp phần giúp chúng ta hình dung một cách toàn diện quá trình phát triển của lịch sử nước Mỹ, hiểu hơn về tầm quan trọng của đối ngoại trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1.2. Đài Loan là một vùng lãnh thổ có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự có mặt của nhiều quốc gia khác nhau như Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vùng đất này được đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Năm 1949, khi mất quyền kiểm soát Trung Quốc Đại lục, Quốc dân Đảng đã rút đến Đài Loan và xây dựng chính quyền tại đó. Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, cùng với sự hỗ trợ của Mỹ, kinh tế Đài Loan đã từng bước phục hồi và phát triển. Đến cuối thế kỷ XX, Đài Loan đã vươn lên một cách nhanh chóng với một nền kinh tế bền vững và năng động, trở thành một trong bốn con rồng châu Á. Cho đến nay, có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu về sự phát triển của Đài Loan cũng như nguyên nhân dẫn đến việc Đài Loan từ một vùng lãnh thổ kinh tế suy thoái đã vươn lên mạnh mẽ với nền công nghiệp phát triển. Trong những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu đề cập đến, có sự viện trợ của Mỹ cho Đài Loan. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chúng tôi sẽ chứng minh được vai trò của yếu tố Mỹ trong sự phát triển kinh tế Đài Loan nói riêng, sự lớn mạnh của Đài Loan nói chung. Đồng thời, chúng tôi sẽ giải thích được lí do vì sao Mỹ quan tâm đến việc bảo vệ Đài Loan trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX. 2 1.3 Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là chính sách của một quốc gia lớn cả về diện tích, tiềm lực và vị thế với một vùng lãnh thổ có diện tích nhỏ nhưng sở hữu vị trí chiến lược. Xét về mặt vị trí và sức mạnh kinh tế, giữa Đài Loan và Mỹ không có sự tương đồng. Tuy nhiên, do Đài Loan có vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương kể từ Chiến tranh Triều Tiên nên Đài Loan đã trở thành vấn đề được quan tâm trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ. Chính vì thế, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan sẽ làm sáng rõ hơn tính đa chiều trong quan hệ đối ngoại của Mỹ. Đồng thời, giải thích rõ hơn vì sao Mỹ lại quan tâm nhiều đến chính quyền Trung Hoa Dân quốc khi mà họ chỉ còn chiếm giữ được một phần nhỏ lãnh thổ vốn có so với trước. Điều quan trọng hơn, luận án sẽ góp phần lý giải thực chất chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là gì? Phải chăng chính sách đó gắn liền với chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa? Từ đó, luận án sẽ giải thích được nguyên nhân vì sao Đài Loan không những không bị cô lập mà ngược lại, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có nền quốc phòng mạnh, kinh tế phát triển… Đồng thời, luận án sẽ làm sáng tỏ lí do Đài Loan vẫn đứng vững trước CHND Trung Hoa, thậm chí có những thời điểm còn có chủ trương tiến vào giải phóng Đại lục. 1.4. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan được thực thi ngay sau khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc dời đến Đài Loan. Tuy nhiên từ trước 1949, khi Trung Hoa Dân quốc đang ở Đại lục, Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền này. Trong Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ ba cũng như trong các vấn đề quốc tế trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ luôn ủng hộ chính quyền Trung Hoa Dân quốc với tư cách là đại diện hợp pháp của Trung Quốc. Sự ủng hộ của Mỹ đã tạo thêm cho chính quyền này niềm tin vào sức mạnh của mình trong cuộc đối đầu với ĐCS Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Nội chiến lần thứ ba kết thúc với thất bại của chính quyền Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch đã rút chạy ra Đài Loan và xây dựng chính quyền tại đây. Chính sách của Mỹ đối với chính quyền Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan từ cuối năm 1949 có nhiều thay đổi dưới tác động của tình hình thế giới nói chung, quan hệ Trung - Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối chính sách của Mỹ về cơ bản vẫn nhằm xây dựng Đài Loan thành một vị trí vững chắc, đủ sức mạnh để kiềm chế CHND Trung Hoa. Do đó, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan có liên quan chặt chẽ đến chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa. Việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ năm 1949 đến năm 1972 sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về sự phức tạp trong mối quan hệ Mỹ - Trung nói riêng, cuộc Chiến tranh lạnh, về chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Như vậy, quá trình hoạch định và thực hiện những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan là một vấn đề quan trọng trong chính sách 3 của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ đối với châu Á nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà còn tác động trở lại chính sách đối nội của Mỹ và là tác nhân quan trọng trong tiến trình phát triển của Đài Loan trong thời kỳ từ năm 1949 đến năm 1972 cũng như cả thời kỳ sau này. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu được cơ sở của việc thực thi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và CHND Trung Hoa trong giai đoạn sau năm 1972 cũng như trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, từ phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó tới Đài Loan, chúng tôi sẽ rút ra những đặc điểm quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972. 1.5. Đây là một vấn đề phức tạp của quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh nói chung và là một trong các vấn đề an ninh nổi bật của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Cùng với Trung Quốc, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lịch sử của vấn đề này cũng như đặc điểm và tác động của nó là cơ sở lịch sử cần thiết để chúng ta có được những bài học hữu ích, đồng thời đưa ra những dự báo và khuyến nghị cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như đóng góp cho quá trình hội nhập kinh tế của nước ta trong bối cảnh hiện nay. Cho đến nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu một cách tổng thể về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn chưa được quan tâm đúng mức so với tầm quan trọng của nó. Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này, Luận án sẽ là công trình tham khảo hữu ích cho quá trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói riêng, quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh nói chung. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972" làm Luận án Tiến sĩ sử học của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ năm 1949 đến năm 1972, trong đó chủ thể của vấn đề là chính sách đối ngoại của Mỹ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan giai đoạn 1949 - 1972. Mốc mở đầu chúng tôi chọn là năm 1949 vì sau khi Nội chiến lần thứ ba ở Trung Quốc kết thúc, chính quyền Quốc dân Đảng rút chạy ra Đài Loan, xây dựng một thể chế chính trị riêng, tách khỏi Trung Quốc Đại lục. Cũng từ thời điểm này, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan mang những nét riêng biệt. Từ năm 1949 đến năm 1972, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan có sự thay đổi cùng với những biến động của khu vực và tình hình thế giới. Đến năm 1972, tại 4 Thượng Hải, sau hơn 20 năm đối đầu căng thẳng, cuộc gặp gỡ cấp cao Mỹ - CHND Trung Hoa đã mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung. Từ đây, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan có sự thay đổi căn bản. Vì lí do đó mà chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của luận án là năm 1972. - Về không gian: Luận án đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong mối quan hệ song phương. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách và quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong những năm 1949 - 1972. Trong đó, luận án chú trọng nghiên cứu sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan qua các giai đoạn. Trên cơ sở đó rút ra hệ quả, đặc điểm và tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Để có cái nhìn khách quan và toàn diện, luận án cũng phân tích cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động tới chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan được thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhưng do các điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - an ninh quân sự, kinh tế và đối ngoại. Trong lĩnh vực kinh tế, chúng tôi nghiên cứu sâu vào chính sách và quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, do đó chỉ tập trung giai đoạn 1949 1965. Từ 1965 đến 1972, hai bên chuyển sang quan hệ hợp tác kinh tế bình đẳng, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, do đó chúng tôi không đề cập đến trong luận án. Bên cạnh việc đề cập đến mối quan hệ song phương Mỹ - Đài Loan, để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, chúng tôi còn đề cập đến Trung Quốc Đại lục và mối quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa. Từ đó, luận án sẽ làm rõ mối liên quan phức tạp giữa Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan trong quá trình Mỹ thực thi chính sách đối với hòn đảo này. Ngoài phạm vi về thời gian và nội dung trên, những vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích rõ chính sách mà Mỹ thực hiện đối với Đài Loan trong thời kỳ từ năm 1949 đến năm 1972, từ đó rút ra hệ quả, đặc điểm và những tác động của chính sách tới một số mối quan hệ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu: - Làm rõ những cơ sở hoạch định và nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong những năm 1949 - 1972. - Nhận diện quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trên các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế, an ninh quân sự và đối ngoại. Trong đó, chúng tôi 5 tập trung làm rõ quá trình viện trợ kinh tế, quân sự và những hoạt động nhằm bảo vệ vị trí của Trung Hoa Dân quốc tại Liên Hợp Quốc của Mỹ. - Trên cơ sở phân tích những chính sách Mỹ đã thực thi đối với Đài Loan, chúng tôi sẽ rút ra hệ quả, đặc điểm cơ bản của chính sách này. Đồng thời luận án cũng phân tích những tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, đến Mỹ, quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa và quan hệ Đài Loan - CHND Trung Hoa. 4. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án Luận án sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu gồm: - Các tư liệu gốc cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho nội dung luận án. Tài liệu gốc bao gồm: + Các hiệp ước đã ký giữa Chính phủ Mỹ và chính quyền Trung Hoa Dân quốc. + Các sắc lệnh, nghị định của Mỹ, Đài Loan có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Công hàm, thông điệp hàng năm, thư từ trao đổi của ngoại trưởng và những người đứng đầu… của Chính phủ Mỹ và Đài Loan. + Các bản báo cáo hàng năm của các đại sứ, các bộ, ngành, các tổ chức có liên quan... ở cả Mỹ và Đài Loan. Các nguồn tư liệu này chủ yếu được chúng tôi chọn lọc trong bộ tài liệu tập hợp văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ. + Hồi ký, sách của một số nhân vật, chính khách tham gia hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại của Mỹ như Harry S. Truman, Henry Kissinger, Dwight D. Eisenhower, Richard Nixon... - Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết, luận án... có giá trị tham khảo về thông tin, về quan điểm, phương pháp nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến luận án của các tác giả trong và ngoài nước. - Các trang web chính thống có độ tin cậy. Các nguồn tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Trung của các tác giả trong và ngoài nước. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Về mặt phương pháp luận, luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối đối ngoại của ĐCS Việt Nam. Trong chính sách đối ngoại của mình, Chính phủ Việt Nam chỉ công nhận một Trung Quốc và CHND Trung Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra tác giả còn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, nghiên cứu quan hệ quốc tế, tổng hợp, so sánh, thống kê... để giải quyết vấn đề mà luận án đặt ra. 6 - Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ chủ nghĩa hiện thực lịch sử để làm rõ những chính sách Mỹ thực hiện đối với Đài Loan; tiếp cận theo hệ thống cấu trúc để phân tích sâu vấn đề. Ngoài ra, đây là đề tài chính sách nên chúng tôi còn sử dụng một số lý thuyết về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế để làm rõ sự vận động trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. 6. Đóng góp của luận án Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, luận án có những đóng góp sau: - Từ sự phân tích những cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động, luận án trình bày có hệ thống chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972 dưới góc nhìn của một tác giả Việt Nam. - Luận án cung cấp cho người đọc những nội dung cốt lõi về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đồng thời luận án còn trình bày và phân tích mục tiêu và lợi ích của chính sách mà Mỹ triển khai với Đài Loan trong từng giai đoạn cụ thể. Qua đó, giúp người đọc hiểu sâu hơn về chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và lí giải nguyên nhân tại sao hòn đảo này có thể đứng vững được trong bối cảnh đối đầu Đông - Tây thời kỳ Chiến tranh lạnh. Luận án cũng giúp người đọc hiểu thêm về chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa và quan hệ Mỹ - Trung cũng như tính chất phức tạp của Chiến tranh lạnh. Từ đó, góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu ở Việt Nam về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan với tư cách là một tác nhân quan trọng trong chính sách đối với CHND Trung Hoa thập niên 50, 60 của thế kỷ XX. - Trên cơ sở trình bày nội dung chính sách, tác giả rút ra hệ quả, đặc điểm, phân tích những tác động của chính sách này đến Mỹ và một số mối quan hệ chủ yếu. - Luận án là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ Chiến tranh lạnh. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan (1949 - 1972) Chương 3: Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và diễn trình thực hiện (1949 - 1972) Chương 4: Nhận xét về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan Cho đến nay, vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu ở một số lĩnh vực, trong một số giai đoạn nhất định, nhưng chủ yếu trong mối quan hệ với CHND Trung Hoa. Đáng chú ý có cuốn ―Ideology in U.S. Foreign Policy: Case Studies in U.S. China Policy‖ của Jie Chen, xuất bản năm 1992 [77]. Trong công trình này tác giả đã tập trung phân tích về hệ tư tưởng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, lấy chính sách đối với Trung Quốc làm ví dụ. Trong đó, vấn đề Đài Loan là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Á. Là người Trung Quốc nhưng học tập và làm việc tại Mỹ, từng là nhà phân tích chính sách trong Hội đồng Nhà nước, nước CHND Trung Hoa từ năm 1982 đến năm 1985, nên Jie Chen đã đánh giá vấn đề từ quan điểm của cả hai phía. Điều này ít nhiều sẽ khiến cho quan điểm về Đài Loan của tác giả sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các học giả Trung Quốc khác. Công trình thứ hai đề cập sâu hơn về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là cuốn ―U.S. China policy and the problem of Taiwan‖, của tác giả William M. Bueler [73]. Trong công trình, tác giả W. Bueler đã đi vào phân tích nhiều vấn đề liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan như: vị trí của Đài Loan, nhân tố Trung Quốc trong chính sách của Mỹ đối Đài Loan và quan hệ Mỹ - Đài Loan… Theo tác giả, kể từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Đài Loan chiếm vị trí quan trọng trong chính sách của Mỹ tại châu Á, bởi Đài Loan liên quan chặt chẽ đến chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa. Ngược lại, một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan chính là việc Mỹ không có thiện cảm đối với chính quyền Bắc Kinh. Do vậy, trong khi chính quyền Bắc Kinh và chính quyền Đài Bắc đụng đầu tại eo biển Đài Loan, Mỹ đã có những chính sách nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị của mình. Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến việc hoạch định và chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Theo W. Bueler, trong vấn đề Đài Loan Mỹ có thể có sự lựa chọn như: Tiếp tục công nhận chế độ Quốc dân Đảng là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc; cho phép Bắc Kinh tiếp nhận hòn đảo này; hoặc hướng tới giải pháp sẽ công nhận Chính phủ Bắc Kinh là của Trung Quốc Đại lục, Đài Loan do người Đài Loan nắm giữ [73; tr.2]. Suốt từ năm 1949 đến 1972, liên quan đến vấn đề Đài Loan, Chính phủ Mỹ liên tục có những thay đổi chính sách đối với Trung Quốc nhằm phục vụ tối đa lợi 8 ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong công trình nghiên cứu của mình, W. Bueler cũng đã đề cập đến những lí do ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách của các Tổng thống Mỹ đối với Đài Loan như vấn đề áp lực trong nước, vấn đề chính sách đối với chính quyền Bắc Kinh, hay vấn đề các đảo Kim Môn1 và Mã Tổ2... Tác giả cho rằng ―Những áp lực mà John F. Kennedy phải đối mặt sẽ khiến ông gặp khó khăn trong việc áp dụng một chính sách mới đối với Trung Quốc và Đài Loan ngay cả khi lí trí ông tin chắc rằng sự thay đổi trong chính sách của Mỹ là điều cần thiết‖… [73; tr.54]. Một nội dung khác cũng được W. Bueler khai thác và trình bày trong phần cuối của công trình này, đó là thái độ của Trung Quốc đối với chính sách của Mỹ tại Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định quan điểm: Đài Loan là của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan là vấn đề nội bộ Trung Quốc… Do vậy, Trung Quốc hoàn toàn không chấp nhận việc Mỹ coi Quốc dân Đảng là chính quyền hợp pháp đại diện cho Trung Quốc. Tác giả cho rằng đây cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Cũng đề cập đến chính sách của Mỹ tại Đài Loan, nhà nghiên cứu Øystein Tunsjø trong cuốn ―US Taiwan Policy: Constructing the Triangle‖ [112] đã phân tích chính sách của Mỹ ở Đài Loan trong tam giác quan hệ Mỹ - Đài Loan - CHND Trung Hoa. Trong công trình này, tác giả cuốn sách đã cố gắng giúp độc giả hiểu rõ căn nguyên, nguồn gốc của vấn đề Đài Loan trong chính sách của Mỹ và trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là vấn đề rất phức tạp bởi vốn dĩ ―Đài Loan vẫn luôn xem mình là một quốc gia độc lập, trong khi Trung Quốc lại xem Đài Loan chỉ là một tỉnh li khai của họ. Vì vậy, Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Loan phát triển theo hướng độc lập chính thức‖ [112; tr.1]. Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu khác, tác giả đã phân tích vấn đề Đài Loan trong chính sách của Mỹ với một quan điểm khá khách quan. Theo đó, Øystein Tunsjø tiếp tục xác nhận sự tồn tại của Đài Loan dưới 4 trạng thái kể từ năm 1949, gồm: Đài Loan là đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan tồn tại 1 2 Kim Môn (phương Tây gọi là Quemoy) là một quần đảo bao gồm các đảo: đảo chính Kim Môn (Đại Kim Môn), Liệt tự (Tiểu Kim Môn), Đại Đảm, Nhị Đảm, Sư tự, Mãnh Hổ tự, Thảo tự, Hậu tự, Đông Đĩnh, Phục Hưng và 12 đảo lớn nhỏ khác, tổng diện tích là 151,656 km². Quần đảo Kim Môn nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Về mặt hành chính, các đảo này hợp thành huyện Kim Môn của tỉnh Phúc Kiến (Đài Loan). Kim Môn nằm ở ngoài cửa sông Cửu Long (Trung Quốc), trông ra cửa vịnh Hạ Môn, chỉ cách Giác tự do Trung Quốc Đại lục kiểm soát gần 1,8 km, cách đảo Đài Loan 210 km. Quần đảo Mã Tổ (phương Tây gọi là Matsu) là một quần đảo nhỏ gồm 19 hòn đảo nằm gần vùng duyên hải tỉnh Phúc Kiến, và thuộc phía bắc của eo biển Đài Loan được tổ chức về mặt hành chính như là huyện Liên Giangthuộc tỉnh Phúc Kiến (Đài Loan). Quần đảo Mã Tổ nằm cách đảo Đài Loan 114 hải lý, cách Kim Môn 152 hải lý, cách cửa sông Mân khoảng 54 hải lý, cách duyên hải Phúc Kiến khoảng hơn 10 hải lý. Diện tích đất liền của quần đảo là 29,52 km². CHND Trung Hoa quy thuộc quần đảo Mã Tổ thành hương Mã Tổ của huyện Liên Giang, song trên thực tế chưa từng kiểm soát các đảo này. 9 trong tình trạng ―không xác định‖; Đài Loan độc lập và Đài Loan ―xác định‖. Từ nhận thức này, ông đã cố gắng đi sâu phân tích những vấn đề xoay quanh việc Mỹ thay đổi chính sách đối với Đài Loan kể từ Chiến tranh Triều Tiên (chương 2). Trong đó, Øystein Tunsjø đã có những đánh giá cụ thể về chính sách sử dụng quân sự để bảo vệ Đài Loan của Tổng thống H. Truman kể từ tháng 6/1950. Đặc biệt, trong công trình này, Øystein Tunsjø đã đề cập đến việc trung lập hóa eo biển Đài Loan dưới thời kỳ Tổng thống Truman. Tác giả đã lí giải nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đột ngột trong chính sách của Mỹ kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nhất là lí do vì sao Tổng thống Truman có thể tìm kiếm được sự đồng thuận từ Bộ Ngoại giao trong việc trung lập hóa eo biển Đài Loan [112; tr.20]. Từ đó, ông đã nhấn mạnh những lợi ích mà Mỹ sẽ có được trong việc chuyển hướng chính sách ở Đài Loan. Ngoài sự chuyển hướng chính sách vào năm 1950, Mỹ cũng có một bước ngoặt lớn nữa trong chính sách đối với Đài Loan được Øystein Tunsjø đề cập đến trong công trình này là sự thay đổi của chính quyền R. Nixon kể từ năm 1969. Với những tính toán lợi ích mới, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống R. Nixon đã có những động thái trong việc cải thiện mối quan hệ với CHND Trung Hoa. Tác giả cho rằng sự thay đổi này mang tính chiến lược vì nó có thể ảnh hướng đến lợi ích của nước Mỹ nhưng về lâu dài thì đây là xu hướng không thể tránh được. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Trung có bước cải thiện lại khiến cho nó mâu thuẫn với chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhất là khi Mỹ tỏ ra tuân thủ với nguyên tắc ―Một Trung Quốc‖ trong những năm 1971-1972. Tác giả đã luận giải về vấn đề này trong chương 4 của công trình nghiên cứu. Trong đó, ông thể hiện rõ quan điểm của Tổng thống Nixon về vấn đề Đài Loan: Mỹ sẽ rút quân khỏi Đài Loan; Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc [112 ; tr. 71]. Một công trình khác đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan giai đoạn 1950 - 1955, cuốn: Criss and Commitment: United States Policy Toward Taiwan, 1950-1955 [64] của Robert Accinelli, Giáo sư Sử học Trường Đại học Toronto- Canada. Cuốn sách đã phân tích về các cam kết chính trị, quân sự giữa Mỹ và Đài Loan cũng như chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong nửa đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Những vấn đề mà Giáo sư đã đề cập bao gồm: Thứ nhất, kể từ khi Quốc dân Đảng dời đến Đài Loan, giữa Đài Loan và Trung Quốc đã xảy ra những xung đột. Trong tình hình đó, Mỹ luôn đóng vai trò trung tâm trong việc tìm ra giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột hai bên và tìm ra giải pháp cho vấn đề Đài Loan. R. Accinelli đã khéo léo làm rõ được cách mà nước Mỹ thực hiện để giúp Đài Loan chống lại sự tấn công của Trung Quốc trong nửa đầu những năm 50. Cũng theo Giáo sư, mối quan hệ Mỹ - Trung bị chia rẽ 10 trước hết chính là vì mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan và sau đó là vì một loạt các sự kiện diễn ra ở châu Á trong thời gian trên. Thứ hai, Mỹ đã không sẵn sàng cho việc phòng ngự ở Đài Loan trong khi Tham mưu trưởng liên quân đã công nhận tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan đối với an ninh của Mỹ ở châu Á. Thậm chí Mỹ ―sẵn sàng để hỗ trợ việc can thiệp vũ trang nhằm giữ cho Đài Loan khỏi sự can thiệp của cộng sản‖ [64; tr.8]. Chính phủ Mỹ không muốn thực hiện một cam kết đầy đủ đối với chính quyền Quốc dân Đảng ở Đài Loan. Tuy nhiên khi một loạt các cuộc khủng hoảng phát sinh trong những năm 1950 - 1955 thì chính quyền Tổng thống H. Truman và Tổng thống D. Eisenhower đã quan tâm hơn đến việc bảo vệ Đài Loan. Theo R. Accinelli, việc quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 là nguyên nhân chính dẫn đến sự can thiệp của Mỹ tại eo biển Đài Loan và hơn hết chính là thời cơ để tạo dựng trở lại mối quan hệ Mỹ -Trung Hoa Dân quốc. Mỹ đã phản ứng trước sự bùng nổ của Chiến tranh Triều Tiên bằng hành động đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Ngoài ra, Mỹ đã phải thắt chặt mối quan hệ với Đài Loan và chính quyền Quốc dân Đảng vì nhiều lý do khi mà cuộc Chiến tranh Triều Tiên ngày càng leo thang. Đến cuối nhiệm kỳ của chính quyền H. Truman, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã có sự thay đổi đáng kể. Từ chỗ không phải là đối tượng được quan tâm, Đài Loan nhanh chóng trở thành vị trí thiết yếu đối với an ninh quốc gia Mỹ. Đài Loan được coi là vị trí quan trọng ―đối với khả năng phòng thủ của Mỹ ở Viễn Đông; như là một mối đe dọa đầy tiềm năng ở vùng biển phía Nam và Đông Nam Trung Quốc; là cách thức gây sức ép với Trung Quốc từ việc tiêu diệt Liên Xô‖ [64; tr.108]. Thứ ba, R. Accinelli cũng nêu rõ rằng, Tổng thống D. Eisenhower và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã không tin tưởng hay có cảm tình với Tưởng Giới Thạch cũng như khả năng lãnh đạo của ông ta. Nhưng D. Eisenhower buộc phải có cam kết sâu hơn vì sự tồn vong của các hòn đảo ngoài khơi Đài Loan là Kim Môn, Mã Tổ và Đại Trần. Khi Trung Quốc tấn công đảo Đại Trần, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Mỹ. Do đó, viện trợ của Mỹ đã gia tăng đều đặn và lên đến đỉnh điểm vào năm 1955, sau khi Mỹ - Đài ký kết một hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ Đài Loan. Ngoài các công trình sách trên, chúng tôi còn tiếp cận được một số bài viết của các học giả Trung Quốc về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Điển hình có bài ―Sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ năm 1945 đến năm 1954‖(1945 年至 1954 年间美国对台湾政策的变化) [174] của Lý Thế An đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc. Theo tác giả, trước tháng 6/1950, Mỹ coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, Chính phủ Mỹ sẽ không 11 can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, việc viện trợ cho chính quyền Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan lúc này là hành động ―không khôn ngoan‖ [174; tr.183]. Vì vậy, Mỹ sẽ không ngăn cản việc quân giải phóng Trung Quốc tiến công Đài Loan và Mỹ sẽ không giúp Quốc dân Đảng bảo vệ Đài Loan [169; tr.185]. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã thay đổi để phù hợp với chiến lược của Mỹ. Đó là khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Mỹ tuyên bố ―Đài Loan không phải là lãnh thổ của Trung Quốc‖ [174; tr.190]. Từ đó, Mỹ chuyển sang ―trung lập‖ Đài Loan và thực hiện chính sách hai Trung Quốc với một ―Trung Quốc Đại lục‖ và một ―Trung Quốc hải đảo‖[174; tr.191]. Như vậy, Lý Thế An đã đề cập đến một sự chuyển biến quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Cùng với chuyển biến này, tác giả cũng đã lí giải những lợi ích mà Mỹ có được khi thay đổi chính sách với Đài Loan trong giai đoạn 1945 - 1954. Tác giả Tan Xiao Shu trong bài ―Diễn biến và đặc điểm chính sách của Mỹ đối với Đài Loan‖ (美国对台湾政策的演变及其特点) [175] cũng có những quan điểm tương tự Lý Thế An. Trong bài viết này, Tan Xiao Shu cũng đã đề cập đến sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trước và sau tháng 6/1950. Theo đó, tác giả cho rằng, trước khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Chính phủ Mỹ đã giữ thái độ im lặng trong vấn đề Đài Loan. Người Mỹ muốn để mọi chuyện lắng lại sau những sóng gió của cuộc Nội chiến Trung Quốc. Nhưng Chiến tranh Triều Tiên đã thay đổi chính sách của người Mỹ. Họ không thể ngồi yên để cộng sản Liên Xô và Trung Quốc Đại lục chiếm lĩnh châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, Chính phủ Mỹ quyết định bảo vệ Đài Loan, không để Đài Loan rơi vào tay cộng sản [175; tr.97]. Bên cạnh việc trình bày sự thay đổi trong chính sách của Mỹ, tác giả bài viết còn nêu ra hai đặc điểm trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Đặc điểm thứ nhất: chính sách của Mỹ đối với Đài Loan nhằm phục vụ lợi ích của nước Mỹ. Theo tác giả, việc Mỹ bảo vệ Đài Loan kể từ tháng 6/1950 nhằm sử dụng Đài Loan để ngăn chặn Liên Xô và kiềm chế CHND Trung Hoa [175; tr.99]. Điều này giải thích lí do vì sao Mỹ lại có sự thay đổi chính sách trong từng giai đoạn nhất định. Đặc điểm thứ hai: Mỹ theo đuổi chính sách hai mặt và tạo sự cân bằng giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Mục đích của Mỹ trong chính sách này nhằm tạo nên sự ổn định cho eo biển Đài Loan, từ đó giúp Mỹ có được lợi ích tốt nhất ở châu Á [175; tr.100]. Cùng với những nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, quan hệ Mỹ - Đài Loan là một mối quan hệ khá đặc biệt. Trong khi Mỹ là một siêu cường của thế giới, Đài Loan lại là một vùng lãnh thổ nằm trong phạm vi CHND Trung Hoa tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Đài Loan vẫn được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập tới. Một số công trình nghiên cứu về mối quan 12 hệ này có đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Đầu tiên phải kể đến là cuốn ―A Review of U.S.- R.O.C. Relations 19491978‖, của John C. Kuan, xuất bản tại Đài Bắc năm 1992 [98]. Có thể nói, đây là công trình mang tính tổng hợp về quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan từ năm 1949 đến năm 1978. Với 6 nội dung lớn, trong đó có đề cập tới chính sách Trung Quốc của Mỹ trong khoảng thời gian từ 1949-1971, tác giả đã phân tích và khái quát những chuyển biến của chính sách Trung Quốc trải qua các đời Tổng thống Mỹ: H. Truman, D. Eisenhower, J. Kennerdy - Lyndon B. Jonhson và R. Nixon. Theo tác giả, ban đầu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là ―tiếp tục công nhận chính quyền Trung Hoa Dân quốc sau khi di chuyển ra Đài Loan nhưng mọi sự viện trợ quân sự bị từ chối. Kể cả khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc có khả năng tấn công Đài Loan thì Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng sự biến mất của Đài Loan sẽ không ảnh hưởng lắm tới an ninh của Mỹ‖ [98; tr.3]. John C. Kuan lí giải lí do dẫn đến chính sách này là vì Mỹ muốn tạo nên một mối quan hệ tốt với CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và Trung Quốc đưa quân Chí nguyện vào Bắc Triều Tiên dưới khẩu hiệu ―kháng Mỹ viện Triều‖ thì ảo tưởng của Mỹ đối với chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã bị dập tắt. Mỹ từ chỗ trung lập trong cuộc đối đầu giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại lục chuyển sang ―Xây dựng lại quan hệ đồng minh với Trung Hoa Dân quốc để chống lại chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Hỗ trợ chính quyền Trung Hoa Dân quốc để trở thành đối trọng với Cộng sản Trung Quốc về sau trở thành chính sách chủ yếu của Mỹ đối với Đài Loan‖ [98; tr.10]. Bên cạnh đó, John C. Kuan còn có những xem xét và dự báo về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc; trình bày quan điểm về Cộng sản Trung Quốc của người Mỹ.... Cuối cùng, tác giả khái quát lại những gì mà người Mỹ có thể làm trong vấn đề Trung Quốc. Mặc dù, cuốn sách không đi sâu vào những việc làm cụ thể của Mỹ đối với Đài Loan hay CHND Trung Hoa và chỉ cung cấp những vấn đề mang tính lí luận về chính sách của Mỹ trong vấn đề Đài Loan cũng như mối quan hệ phức tạp giữa bộ ba Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan, nhưng, qua đó độc giả có thể có cái nhìn tổng quan nhất về một giai đoạn lịch sử quan trọng trong quan hệ ngoại giao Mỹ - Đài Loan. Một công trình khác là ―The United States and the Republic of China, 1949 1978: Suspicious Allies‖ [89] của Steven M. Goldstein lại đề cập đến mối quan hệ Mỹ - Đài với một đặc trưng nổi bật, đó là một mối liên minh không rõ ràng. Theo tác giả, liên minh Mỹ - Đài chính thức bắt đầu từ Hiệp ước quốc phòng Mỹ - Đài (1954). Tuy nhiên, từ năm 1950 liên minh này đã từng bước hình thành với việc Mỹ thi hành chính sách bảo vệ Đài Loan. Trong suốt quá trình duy trì mối quan hệ này, Mỹ luôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan