Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách của chính quyền sài gòn đối với người hoa ở miền nam việt nam giai đo...

Tài liệu Chính sách của chính quyền sài gòn đối với người hoa ở miền nam việt nam giai đoạn 1955 1975

.PDF
274
146
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- TRỊNH THỊ MAI LINH CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÕN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ HUỲNH HOA 2. PGS. TS. PHAN AN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong luận án do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tƣ liệu xác thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự này. Tác giả Trịnh Thị Mai Linh MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 6. Nguồn tài liệu, tƣ liệu của luận án .................................................................................... 6 7. Đóng góp của luận án ........................................................................................................ 7 8. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HOA VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ............9 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 9 1.1.1.Cơ sở lí luận...................................................................................................................................9 1.1.2.Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 16 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGƢỜI HOA Ở VIỆT NAM ....................................... 18 1.2.1.Trên phƣơng diện nghiên cứu lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Hoa, chính sách của các chính quyền Việt Nam đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam ........................................................ 19 1.2.2.Trên phƣơng diện nghiên cứu hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Việt Nam .................... 22 1.2.3.Trên phƣơng diện nghiên cứu hoạt động văn hóa – xã hội của ngƣời Hoa ở Việt Nam ... 24 1.3. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HOA VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ................................................................................................. 28 1.3.1.Khái quát về cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam trƣớc năm 1955........................................ 28 1.3.2.Khái quát về sự ra đời của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam ........................... 38 Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÕN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975................................................. 44 2.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 . 44 2.1.1.Chính sách về quốc tịch của một số chính quyền Đông Nam Á đối với ngƣời Hoa ở Đông Nam Á......................................................................................................................................... 44 2.1.2.Tình hình quốc tịch của ngƣời Hoa ở Việt Nam trƣớc năm 1955 ........................................ 46 2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ........................... 48 2.2.1.Về việc xác định quốc tịch cho ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam..................................... 48 2.2.2.Về việc nhập tịch cho ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam .................................................... 53 2.2.3.Vấn đề hồi hƣơng và trục xuất ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam...................................... 63 2.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ QUỐC TỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ................... 67 2.3.1.Đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 .................. 67 2.3.2.Đối với chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 ................... 78 Chƣơng 3 CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÕN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ............................................. 87 3.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ........... 87 3.1.1.Chính sách về kinh tế của một số chính quyền Đông Nam Á đối với ngƣời Hoa ở Đông Nam Á......................................................................................................................................... 87 3.1.2.Tình hình hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Việt Nam trƣớc năm 1955 .......................... 89 3.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ........................... 93 3.2.1.Đối với tổ chức kinh tế của ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam ........................................... 93 3.2.2.Đối với hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam....................................... 96 3.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ................................ 102 3.3.1.Đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 ................ 102 3.3.2.Chính quyền Sài Gòn đối phó với những phản ứng từ chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam................................................. 114 Chƣơng 4: CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÕN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 .................... 122 4.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975........ 122 4.1.1.Chính sách về tổ chức xã hội của các chính quyền Đông Nam Á đối với ngƣời Hoa ở Đông Nam Á ............................................................................................................................ 122 4.1.2.Tình hình tổ chức xã hội của ngƣời Hoa ở Việt Nam trƣớc năm 1955 ............................. 124 4.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 ......... 129 4.2.1.Dƣới hình thức xã hội .............................................................................................................. 129 4.2.2.Dƣới hình thức văn hóa ........................................................................................................... 135 4.3. TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH VỀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐỐI VỚI NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 – 1975 143 4.3.1.Hoạt động dƣới hình thức xã hội, văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975.................................................................................................... 143 4.3.2.Chính quyền Sài Gòn đối phó với phản ứng đối với chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam................................................. 154 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 164 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................... 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 173 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 192 1 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BQT: Ban Quản trị 2. CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 3. CHND: Cộng hòa Nhân dân 4. HĐQNCM: Hội đồng Quân nhân Cách mạng 5. LSH: Lí Sự Hội 6. LSHQTH: Lí sự Hội quán Trung Hoa 7. LST: Lí Sự trƣởng 8. MTDTGP: Mặt trận Dân tộc Giải phóng 9. PTT – ĐI: Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa 10. PTT – ĐII: Phông Phủ Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa 11. PTTg: Phông Phủ Thủ tƣớng Việt Nam Cộng hòa 12. PTMHK: Phòng Thƣơng mại Hoa Kiều 13. QGVN: Quốc gia Việt Nam 14. Đài Loan: Trung Hoa Dân quốc 15. THLSTH: Trung Hoa Lí Sự Tổng Hội 16. THSV: Trung Hoa Sự vụ 17. TTII: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II 18. TTIII: Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III 19. VNCH: Việt Nam Cộng hòa 20. VNDCCH: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 21. UBHPTƢ: Ủy Ban Hành pháp Trung ƣơng 22. UBLĐQG: Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia 23. UBQT: Ủy Ban Quản trị 24. UBQTTS: Ủy Ban Quản trị tài sản 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngƣời Hoa ở Việt Nam là một tộc ngƣời có tỉ lệ khá đông so với những tộc ngƣời khác, ngoài tộc ngƣời Kinh. Lịch sử hình thành cộng đồng của ngƣời Hoa ở Việt Nam cũng có những thăng trầm gắn liền với bối cảnh của từng chính quyền thống trị trong lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, những đóng góp ở nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam góp phần làm đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Do vậy, tộc ngƣời Hoa ở Việt Nam đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Ở khu vực Đông Nam Á đều có dấu ấn đặc biệt của ngƣời Hoa, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) và đặc biệt sau Hiệp định Genève (1954) đặt các nƣớc có đông ngƣời Hoa sinh sống phải đƣa ra những quyết định nhằm quản lí hoàn toàn và chặt chẽ ngƣời Hoa trong khu vực. Các quốc gia này vừa giành đƣợc độc lập về chính trị và cố gắng giành độc lập về kinh tế trong bối cảnh phải thoát khỏi ảnh hƣởng kinh tế của “yếu tố ngoại kiều”, mà chủ yếu là Hoa kiều. So với các nƣớc ở Đông Nam Á, sau năm 1954, vấn đề ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam phức tạp hơn. Ở miền Nam Việt Nam hoàn cảnh lịch sử có những thay đổi và tác động lớn trên nhiều phƣơng diện. Chính quyền Sài Gòn, với sự hậu thuẫn của Mỹ đƣợc thành lập ở miền Nam Việt Nam năm 1955 đã bắt tay ngay vào việc giải quyết “vấn đề Hoa kiều”. Chính quyền Sài Gòn đã hoạch định và áp dụng một chính sách nhằm Việt Nam hóa Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam trên các phƣơng diện: quốc tịch, kinh tế, văn hóa – xã hội và chính sách này đã tác động đến mọi sinh hoạt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 không chỉ góp phần hoàn chỉnh nghiên cứu về chính sách đối với ngƣời Hoa tại Việt Nam mà còn cung cấp cho chúng ta những nét đặc thù của việc giải quyết “vấn 3 đề Hoa kiều” ở Việt Nam so với những giai đoạn trƣớc và so với các nƣớc trong khu vực ở cùng giai đoạn. Trong bối cảnh vấn đề tộc ngƣời, xung đột tộc ngƣời/dân tộc, chia rẽ cộng đồng tộc ngƣời trong cùng một dân tộc diễn ra khá phổ biến ở các nơi trên thế giới; và mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển, việc nghiên cứu về các tộc ngƣời cấu thành nên dân tộc Việt Nam là việc cần thiết. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu chính sách của những chính quyền trƣớc đây đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam có cơ sở khoa học hoạch định một chính sách đối với tộc ngƣời Hoa phù hợp với lợi ích chung của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đáp ứng đƣợc nguyện vọng, phù hợp với thực tiễn của cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu về cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 còn cung cấp những cứ liệu trong việc quản lí vấn đề cƣ trú, hoạt động, đóng góp của cộng đồng dân cƣ có yếu tố nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu nhiều khía cạnh liên quan đến cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 nhƣng đến nay, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam cùng tác động nhiều mặt, cũng nhƣ lý giải nguyên nhân vì sao ra đời chính sách. Từ ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: “Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975” làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam; mã số 62 22 03 13. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập và xử lí nguồn tƣ liệu lƣu trữ, điền dã về nội dung các biện pháp do chính quyền Sài Gòn ban hành và áp dụng đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Khôi phục bức tranh tổng thể, có hệ thống về các biện pháp mà chính quyền Sài Gòn áp dụng với cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 4 Đồng thời, phục dựng đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 dƣới ảnh hƣởng của chính sách mà chính quyền Sài Gòn áp dụng đối với họ. Qua đó, đánh giá đa chiều, trên nhiều phƣơng diện về chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 với những tác động trên nhiều phƣơng diện của chính sách đến cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975. 3. Mục đích nghiên cứu Góp phần xác định một số khái niệm và thuật ngữ trong hệ thống đề tài nghiên cứu; phân loại các biện pháp trong chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975 và nêu đặc điểm, bản chất của chính sách này. Góp phần xác định đúng vai trò, vị trí kinh tế - xã hội của ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Qua đó, giúp ngƣời đọc phân định đƣợc rõ sự khác nhau cũng nhƣ sự thống nhất giữa chính sách của các nhà cầm quyền Việt Nam đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả luận án có điều kiện để tiếp tục phát triển đề tài trong việc tìm hiểu chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam đối với ngƣời Hoa. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối trượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoàn cảnh ra đời, nội dung chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam cùng những tác động của chính sách trên các phƣơng diện: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội đối với ngƣời Hoa và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Trong luận án này, khái niệm Người Hoa đƣợc dùng để chỉ những ngƣời Hoa gắn với bối cảnh lịch sử giai đoạn 1955 – 1975, khái niệm Người Hoa dùng trong luận án này bao gồm ngƣời Hoa sinh tại Việt Nam và Hoa kiều từ nƣớc khác đến Việt Nam sinh sống. Tên gọi Chính quyền Sài Gòn dùng chỉ chính quyền 5 VNCH ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Ở miền Nam Việt Nam, bao gồm: 35 tỉnh và Đô thành Sài Gòn năm 1956 cho đến năm 1975 là 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn, theo địa giới hành chính của VNCH. Về thời gian: Từ ngày 26 tháng 10 năm 1955 - Ngày ra đời Hiến ƣớc tạm thời quyết định: “Việt Nam là một nƣớc Cộng hòa”, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 - Ngày Chính quyền Sài Gòn đầu hàng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phƣơng pháp cơ bản của sử học Mác-xít là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic: Phƣơng pháp lịch sử dùng để xem xét và trình bày quá trình ra đời, thi hành, kết quả của chính sách đối với ngƣời Hoa của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975 theo một trình tự liên tục và trên nhiều phƣơng diện. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa thể hiện sự nối tiếp về chính sách của các chính quyền sở tại trong lịch sử Việt Nam đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam. Tác giả luận án chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn 1955 – 1963 và giai đoạn 1963 – 1975. Trong từng giai đoạn, phƣơng pháp lịch sử làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của từng sự kiện, làm sáng tỏ mối liên hệ đa dạng của từng sự kiện. Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng khi rút ra đặc điểm, bản chất của chính sách đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn. Từ đó, góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa chính sách đối với ngƣời Hoa trong tổng thể chính sách của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, làm cơ sở để đánh giá bản chất chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Sài Gòn. 6 Phƣơng pháp điều tra dân tộc học: Trải qua những biến cố quan trọng trên nhiều phƣơng diện thì những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo của cộng đồng ngƣời Hoa vẫn còn đƣợc lƣu giữ trong các gia đình, ở từ đƣờng, hội quán, trƣờng học, bệnh viện, nghĩa trang… của ngƣời Hoa. Sử dụng phƣơng pháp này để xem xét quá trình vận động của cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: là phƣơng pháp đƣợc vận dụng để so sánh, đối chiếu chính sách của chính quyền sở tại đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam ở trƣớc và sau giai đoạn 1955 – 1975. Trong cùng giai đoạn, luận án thực hiện so sánh, đối chiếu giữa các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á trong việc giải quyết “vấn đề ngƣời Hoa”. Từ đó thấy đƣợc sự khác biệt, phân tích tính kế thừa, tính sáng tạo trong chính sách của các chính quyền Việt Nam đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra các biện pháp kĩ thuật nhƣ: chụp ảnh, ghi âm, quay phim, scan… cũng đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Nguồn tài liệu, tƣ liệu của luận án Nguồn tài liệu quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận án là tài liệu lƣu trữ từ các Phông Lƣu trữ hiện đƣợc bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia II (TPHCM) gồm các phông: - Phông Phủ Thủ tƣớng Quốc gia Việt Nam (1949 – 1954) - Phông Phủ Thủ Hiến Nam Việt (1949 – 1954) - Phông Phủ Thủ Hiến Trung Việt (1949 – 1954) - Phông Phủ Thủ tƣớng VNCH (1954 – 1975) - Phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng (1963 – 1965) - Phông Ủy Ban Lãnh đạo Quốc gia (1965 – 1967) - Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1955 – 1963) - Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975) Các phông hồ sơ lƣu trữ này gồm các văn bản Luật, Nghị định, Sắc lệnh, các Báo cáo, Tờ trình, Phúc trình về vấn đề quản lí ngƣời Hoa, thi hành chính sách 7 đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam. Trong đó, có nhiều tài liệu đƣợc chính quyền Sài Gòn, xếp vào loại: “Tối mật”, “Mật”, “Thƣợng khẩn”, “Khẩn”... Một nguồn tƣ liệu khác dùng để nghiên cứu đề tài luận án đƣợc khai thác từ Phông Lƣu trữ thuộc Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III (Hà Nội) gồm: - Phông Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (1945 – 1955) - Phông Phông Phủ Thủ tƣớng (1945 – 1985) - Phông Bộ Nội vụ (1945 – 1970) Những phông này cung cấp tƣ liệu của Chính phủ VNDCCH cùng thời điểm với những tƣ liệu của phía VNCH về vấn đề ngƣời Hoa ở Việt Nam, để tác giả luận án tập hợp những quan điểm; Cách nhìn nhận nhiều chiều, đa phƣơng diện về vấn đề ngƣời Hoa ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Tài liệu về chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc VNDCCH, Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam qua Văn kiện Đảng toàn tập về công tác đối với cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn tham khảo các công trình nghiên cứu là các Luận văn Cao học của Học viện Hành chánh Quốc gia Sài Gòn nghiên cứu về vấn đề Hoa kiều ở VNCH giai đoạn 1955 – 1975. Hiện nay, các chuyên khảo này đƣợc bảo quản tại Phòng Hạn chế Thƣ viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn có các tác phẩm, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc có liên quan trực tiếp đến đề tài, hiện lƣu giữ tại Thƣ viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thƣ viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh… 7. Đóng góp của luận án - Tập hợp tƣ liệu và hệ thống hoá một lƣợng lớn tƣ liệu đáng tin cậy của chủ đề nghiên cứu chính sách về quốc tịch, kinh tế và tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. - Luận án hệ thống chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Trong đó, luận án tập trung tìm hiểu nội dung chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam trên các phƣơng diện: Quốc tịch, kinh tế, tổ chức xã hội, giáo dục, báo chí 8 cùng những tác động nhiều mặt của chính sách đến cộng đồng ngƣời Hoa và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. - Luận án tổng kết một bƣớc có hệ thống nội dung, đặc điểm, tính chất chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975, làm cơ sở khoa học khi nghiên cứu chính sách của các chính quyền Việt Nam đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam có tính liên tục, kế thừa và phát triển. - Luận án góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách phát triển bền vững cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam hiện nay. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách của các chính quyền trong lịch sử đối với ngƣời Hoa, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam có cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách đối với tộc ngƣời Hoa ở Việt Nam. 8. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1 Cơ sở lí luận, cách tiếp cận vấn đề, tình hình nghiên cứu, tổng quan về ngƣời Hoa và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Chƣơng 2 Chính sách về quốc tịch của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Chƣơng 3 Chính sách về kinh tế của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. Chƣơng 4 Chính sách về tổ chức xã hội của chính quyền Sài Gòn đối với ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HOA VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến người Hoa ở Việt Nam Người Hoa Khái niệm “Ngƣời Hoa” dùng để chỉ những ngƣời có nguồn gốc Trung Hoa, nhƣng sống ở hải ngoại. “Ngƣời Hoa” còn đƣợc gọi là ngƣời Trung Quốc, ngƣời Trung Hoa, ngƣời Hán, ngƣời Đƣờng, ngƣời Tống, ngƣời Minh, ngƣời Thanh, ngƣời Hoa, ngƣời gốc Hoa, ngƣời Hoa kiều, ngƣời Tàu… Ở Việt Nam, khái niệm “Ngƣời Hoa” đƣợc hình thành khá sớm, cùng với cộng cƣ của ngƣời Hoa ở Việt Nam. Danh xƣng “Ngƣời Hoa” dùng để chỉ một nhóm ngƣời của đất nƣớc Trung Hoa di cƣ đến Việt Nam, sinh sống và định cƣ nhiều đời trên đất nƣớc Việt Nam. Cùng với lịch sử hình thành cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam là tên gọi “Ngƣời Hoa” ra đời và phát triển. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Việt Nam đều đề cập đến vấn đề tên gọi của ngƣời Hoa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của các công trình mà tên gọi ngƣời Hoa đƣợc bàn đến với nội hàm và ngoại diên của khái niệm hƣớng vào việc phục vụ hƣớng nghiên cứu của đề tài cụ thể. Đáng kể nhất là những nhận định về tên gọi “Ngƣời Hoa” của các nhà nghiên cứu sau: Ngƣời Trung Quốc cƣ trú ở nƣớc ngoài đƣợc gọi là “Overseas Chinese” trong các tài liệu tiếng Anh hay “Resident Chinois” hoặc “Ressortissants Chinois” trong các tài liệu tiếng Pháp. Còn các học giả Trung Quốc thƣờng sử dụng thuật ngữ “Hoa kiều” để gọi ngƣời Trung Quốc đang cƣ trú ở hải ngoại, dù đã nhập hay chƣa gia nhập quốc tịch nƣớc sở tại. Theo Châu Hải thì cách gọi này “thể hiện rõ quan điểm, lập trƣờng của Trung Quốc luôn luôn coi những kiều dân Trung Hoa cƣ trú ở 10 nƣớc ngoài là bộ phận cƣ dân của họ và mãi mãi chỉ là kiều cƣ, chứ không thể trở thành cƣ dân nƣớc họ tới cƣ trú” [85, tr.28]. Tác giả Châu Hải cho rằng: “Thuật ngữ ngƣời Hoa hoàn toàn không mang ý nghĩa tộc ngƣời mà chỉ có ý nghĩa đại diện cho một nền văn hóa hay văn minh. Và mặc dù mang tính thông lệ, thuật ngữ ngƣời Hoa do nhân dân sở tại gọi họ khác với từ Hoa mà họ tự gọi mình” [85, tr.31]. Trên cơ sở đó, Châu Hải nêu khái niệm “Ngƣời Hoa bao gồm tất cả những ngƣời di cƣ từ đất nƣớc Trung Hoa (kể cả Trung Hoa hải đảo), và khái niệm đó thuộc phạm trù biến đổi chứ không phải phạm trù ổn định. Cùng với nó, những hình thức liên kết cộng đồng cũng biến đổi theo và mang ý nghĩa của một thực thể chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội” [85, tr.33]. Tác giả Trần Khánh trong công trình Người Hoa trong Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc và dưới Chế độ Sài Gòn nêu nội dung khái niệm “Ngƣời Hoa” rất đáng lƣu ý: “Ngƣời Hoa là những ngƣời gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tƣơng đối ổn định, thƣờng xuyên tại các quốc gia Đông Nam Á, đã nhập tịch nƣớc sở tại, còn giữ đƣợc những nét đặc trƣng của nền văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là ngƣời Hoa. Họ là những cộng đồng dân nhập cƣ có nguồn gốc Trung Hoa ít hoặc chƣa bị đồng hóa, là những nhóm tộc ngƣời đang trong quá trình liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân cƣ, dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, đang từng bƣớc điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế - xã hội chính trị và văn hóa của từng quốc gia – dân tộc, khu vực và quốc tế…” [120, tr.35]. Tác giả Mạc Đƣờng nêu cụm từ tộc danh Hoa khi nói về ngƣời Hoa ở Việt Nam. Theo tác giả, tên gọi “Ngƣời Hoa” đã trở thành tộc danh tự chọn và là niềm tự hào dân tộc khi gọi tộc danh này [83, tr.15]. Do đó, Mạc Đƣờng khẳng định “chỉ có tên gọi Người Hoa là tên gọi đƣợc thừa nhận về mặt tự giác dân tộc cũng nhƣ về mặt công pháp hiện nay” [83, tr.15]. Ngoài ra, ở vấn đề tên gọi của ngƣời Hoa, tác giả Mạc Đƣờng đã đề cập đến cụm từ “Ngƣời Việt gốc Hoa” mà chính quyền Sài Gòn đã dùng để nhằm chỉ nhóm ngƣời Hoa đã nhập Việt tịch ở giai đoạn 1955 – 1975. Tác giả Mạc Đƣờng cho rằng “gọi tên một dân tộc khác theo cách gán ghép là xúc phạm đến tình cảm dân tộc, phủ nhận tộc danh tự gọi là biểu hiện ý thức xem 11 thƣờng dân tộc khác” của chính quyền Sài Gòn. Theo tác giả luận án, cụm từ Người Việt gốc Hoa đƣợc chính quyền Sài Gòn dùng để chỉ những ngƣời Hoa sinh tại Việt Nam hoặc sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam đã nhập Việt tịch theo tinh thần Dụ số 10 và Dụ số 48. Cụm từ này đƣợc chính quyền Sài Gòn dùng từ năm 1958. Khi chính quyền Sài Gòn đề nghị các tỉnh tiến hành soạn thảo Địa phƣơng chí, trong phần thống kê dân số, có mục thống kê dân số Người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên, theo sự điều tra của chúng tôi từ Địa phƣơng chí các Tỉnh tiến hành biên soạn từ năm 1958, do sự chỉ đạo chƣa quyết liệt của chính quyền Sài Gòn cùng với tâm lý của ngƣời Hoa không chịu nhận khai mình là Người Việt gốc Hoa, nên có tỉnh tiến hành thu thập đƣợc số liệu về dân số Người Việt gốc Hoa, có tỉnh thì ở mục kê khai này để trống. Do vậy, cho đến nay, việc thống kê chính xác từ các tỉnh về dân số Người Việt gốc Hoa gặp khó khăn. Năm 1960, khi vấn đề ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam dần đi vào ổn định, trong các công văn của Nha THSV có dùng các danh xƣng nhƣ: công dân Việt Nam gốc Hoa kiều để chỉ nhóm ngƣời Hoa sinh tại Việt Nam đã nhập Việt tịch. Từ năm 1965 trở đi, trong tất cả các văn bản của chính quyền Sài Gòn đều sử dụng cụm từ Người Việt gốc Hoa một cách phổ biến. Còn với Huỳnh Ngọc Đáng, khi nghiên cứu chính sách của các vƣơng triều phong kiến Việt Nam đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam đã khu biệt khái niệm ngƣời Hoa trong nghiên cứu của mình nhƣ sau: “1. Những ngƣời có gốc Hán (hoặc đã Hán hóa); đến từ Trung Quốc và từ các cộng đồng ngƣời Hoa hải ngoại hoặc sinh đẻ tại Việt Nam; sống ổn định và thƣờng xuyên ở Việt Nam, đã đƣợc ghi tên vào sổ bộ nhân khẩu Việt Nam hay sổ bộ của các Bang, là thần dân hay chƣa là thần dân của các vƣơng triều Việt Nam nhƣng có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định do chính quyền sở tại quy định; về cơ bản vẫn còn giữ văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là ngƣời Hoa; 2. Những ngƣời sống ở Việt Nam có tên là Minh Hƣơng và những ngƣời có nguồn gốc Hoa trong các đơn vị hành chính, tổ chức có tên Minh Hƣơng, Thanh Hà, Đại Minh khách phố của Việt Nam trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến giữa cuối thế kỷ XIX; 3. Bao gồm cả những nhóm ngƣời Hoa vì nhiều 12 lý do chạy sang Việt Nam hoạt động nhƣ những toán thổ phỉ ở vùng thƣợng du miền Bắc; cả những khách thƣơng ngƣời Hoa do công việc làm ăn buôn bán phải thƣờng xuyên trú ngụ dài ngày ở Việt Nam; những ngƣời Hoa đi biển gặp nạn, phải lên bờ và sống dài ngày hay ngắn ngày, thậm chí ở lại, sống lâu dài ở Việt Nam...”. Khái niệm “Ngƣời Hoa” đƣợc đề cập trong Chỉ thị 62-CT/TW ngày 8-111995 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã xác định: “Ngƣời Hoa bao gồm những ngƣời có gốc Hán và những ngƣời thuộc dân tộc ít ngƣời của Trung Quốc đã Hán hóa di cƣ sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhƣng vẫn còn giữ những đặc trƣng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là ngƣời Hoa”. Trong luận án Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975, khái niệm Người Hoa dùng để chỉ những ngƣời Hoa ở miền Nam Việt Nam, gắn với bối cảnh xã hội của miền Nam Việt Nam, với thực thể thống trị là Chính quyền Sài Gòn (Chính quyền VNCH) chứ không phải là ngƣời Hoa hiện nay hay ngƣời Hoa chung chung của bất cứ thời đại nào, ở bất cứ quốc gia, khu vực nào trên thế giới. Do vậy, tham khảo và vận dụng các định nghĩa khái niệm ngƣời Hoa của các tác giả đi trƣớc, luận án không đề ra nội dung khái niệm mới mà đi vào cơ cấu thành phần, đối tƣợng của nội dung khái niệm ngƣời Hoa chỉ ở miền Nam Việt Nam, là đối tƣợng chính sách của Chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975. Đó là: 1. Ngƣời Hoa sinh tại Việt Nam (Minh Hƣơng và Hoa kiều thổ sinh); 2. Ngƣời Hoa không sinh tại Việt Nam (Hoa kiều – với tƣ cách ngoại kiều). Việc minh định khái niệm ngƣời Hoa nhằm phục vụ cho việc xác định các mốc thời gian nghiên cứu, xác định thực thể dân tộc, cũng nhƣ đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu về vai trò xã hội, vị trí kinh tế của ngƣời Hoa ở từng giai đoạn lịch sử của dân tộc đƣợc nhất quán. Đánh giá về ngƣời Hoa ở Việt Nam cần đặt cộng đồng này trong quy luật vận động chung của những nhóm cộng đồng kiều dân đã tách khỏi cộng đồng dân tộc của họ và đang tồn tại, phát triển trong lòng các cộng đồng cƣ dân mà họ tới định cƣ. 13 Tộc người Hoa Tộc ngƣời (ethnic, ethnos) là “một cộng đồng ngƣời mang tính tộc ngƣời có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ những trƣờng hợp cá biệt)… đƣợc liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa tạo thành một tính cách tộc ngƣời có chung một ý thức tự giác tộc ngƣời, tức có chung một khát vọng cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử [160, tr.15]. Ở Việt Nam, ngoài tộc ngƣời Kinh là tộc ngƣời chiếm đa số ở Việt Nam, thì các tộc ngƣời còn lại là tộc ngƣời thiểu số. Theo Viện ngôn ngữ học (năm 1988): “Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân đông trong một nƣớc nhiều dân tộc. Hiểu một cách đầy đủ: Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít, cƣ trú trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm số đông” [160, tr.18]. Do vậy, ngƣời Hoa ở Việt Nam đƣợc hiểu là một tộc ngƣời, cùng với những tộc ngƣời còn lại nhƣ: Kinh, Ê đê, Bana cấu thành nên dân tộc (nation) Việt Nam. Hiện nay, tộc ngƣời Hoa ở Việt Nam là tộc ngƣời thiểu số. Theo tác giả Nguyễn Văn Huy, “Ngƣời Hoa tại Việt Nam là một trong nhiều thành phần sắc tộc cấu thành dân tộc Việt Nam. Cộng đồng ngƣời Hoa là một trong nhiều cộng đồng dân tộc của đại gia đình Việt Nam [116, tr.8]. Khác với quan điểm nghiên cứu của giới sử học Mác-xít, Nguyễn Văn Huy cho rằng: “Tại Việt Nam, cộng đồng ngƣời Hoa vừa là một cộng đồng chủng tộc (họ Hán Tạng) vừa là một cộng đồng sắc tộc (Hoa) từ Trung Hoa đã đến Việt Nam khai phá đất đai và an cƣ lạc nghiệp từ nhiều thế kỷ. Con của những ngƣời này mặc dầu sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhƣng một số vẫn giữ phong tục, tập quán Trung Hoa” [116, tr.8]. Theo tác giả Nguyễn Văn Tiệp chủ nhiệm đề tài Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và tác động của nó đối với vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954 – 1975) không đồng tình với cụm từ “sắc tộc” mà chính quyền Sài Gòn dùng nhằm chỉ cụm từ “tộc ngƣời”. “Chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đã chia các dân tộc thiểu số miền Nam thành 4 khối khác nhau để có chính sách cai trị và quản lí các dân tộc, cụ thể: 1. Khối các dân tộc cao nguyên Trung phần và Trung nguyên Trung phần gọi là sắc tộc Thƣợng miền Nam; 2. Khối 14 dân tộc Chàm đƣợc gọi là sắc tộc Chàm; 3. Khối dân tộc Khmer đƣợc gọi là ngƣời Việt gốc Miên; 4. Khối các dân tộc miền Bắc di cƣ gọi là Sắc dân Thƣợng miền Bắc” [160, tr.88]. Chính quyền Sài Gòn với công cụ pháp chế đã bằng những văn bản luật, Việt Nam hóa các tộc ngƣời kể trên một cách dứt khoát và quyết liệt. Việc này, tất nhiên có lợi đối với sự cầm quyền của một nhóm ngƣời, mà lợi ích của họ không phù hợp và không phục vụ cho lợi ích của dân tộc Việt Nam, đó là chính quyền Sài Gòn – công cụ tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Việc này tạo cơ hội cho những xung đột tộc ngƣời vốn đã có từ thời Pháp thuộc có điều kiện phát triển. Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Tiệp: “Trong quá trình lãnh đạo và quản lí đất nƣớc giai cấp cầm quyền phải thông qua bộ máy nhà nƣớc để đề ra chính sách trên tất cả các lĩnh vực mà yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nhằm giải quyết, đáp ứng các hoạt động theo nhu cầu khách quan. Sự tồn tại và phát triển của các quốc gia là điều kiện để giai cấp cầm quyền hoạch định các chủ trƣơng, đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu của từng giai đoạn đặt ra. Với cách hiểu nhƣ vậy, khái niệm chính sách chung trong quá trình quản lí quốc gia trong từng giai đoạn nhất định là: sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định dựa vào đƣờng lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [160, tr.26]. Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam là một khái niệm đặc thù, khái niệm ra đời cùng với quá trình hình thành cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam, tên gọi ngƣời Hoa ở Việt Nam. Chính sách đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam gồm một hệ thống các biện pháp trên các lĩnh vực hộ tịch, kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm quản lí ngƣời Hoa ở Việt Nam. Hầu hết các chính quyền trong lịch sử Việt Nam đều có những biện pháp nhằm quản lí ngƣời Hoa ở Việt Nam chặt chẽ và hữu hiệu. 1.1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về người Hoa ở Việt Nam Ngay từ thời kỳ đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú ý đến lực lƣợng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Trong Nghị quyết của Ban 15 Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng họp từ ngày 25 đến ngày 282-1943, khi bàn về Phong trào cách mạng Đông Dƣơng có chú ý đến việc vận động Hoa kiều: “Hơn năm mƣơi vạn Hoa kiều ở Đông Dƣơng là một lực lƣợng không phải nhỏ. Đảng phải có uỷ ban vận động hoa Kiều đang giúp Hoa kiều tổ chức ra Việt nam Hoa Kiều cửu vong hội và phải vận động Hoa Kiều cùng nhân dân Đông Dƣơng tranh đấu chống Nhật, Pháp và lũ Việt gian, Hán gian” [193, tr.302]. Chính sách vận động Hoa kiều nằm trong chính sách vận động các giới (Công vận, Nông vận, Binh vận, Thanh vận, Phụ vận, Vận động phú hào, Vận động văn hóa, Vận động dân tộc thiểu số) chuẩn bị khởi nghĩa. Để giành đƣợc độc lập cho dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết của các tộc ngƣời trên lãnh thổ Việt Nam là một trong những thành tố làm nên thành công. Để ghi nhớ sự đoàn kết ấy, ngày 2-9-1945, trong Thư gửi anh em Hoa kiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi xin thay mặt Chính phủ Nhân dân Lâm thời Việt Nam và toàn dân Việt Nam đƣa bàn tay nồng nhiệt hoan nghênh anh em Hoa kiều sinh sống trên đất nƣớc ta, mong rằng anh em hai nƣớc chúng ta thân mật đoàn kết, có việc gì thì giải quyết với nhau theo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý với thái độ kính trọng nhƣờng nhịn lẫn nhau, không đƣợc vì những việc tranh chấp nhỏ của cá nhân mà gây điều bất hạnh ngǎn cách giữa hai dân tộc. Trƣớc đây nếu có chỗ hiểu lầm hoặc bất hoà thì cũng mong từ nay về sau mỗi bên đều vứt bỏ thành kiến mà chân thành hợp tác thân thiện với nhau. Trung Quốc – Việt Nam vốn là ngƣời một nhà” [89, tr.5] Sau đó, quyền lợi chính trị của ngƣời Hoa ở Việt Nam đƣợc Thông tri của Ban Chấp hành Trung ƣơng, số 10B TT/TW, ngày 21 tháng 2 nǎm 1952 minh định: “Mọi Hoa kiều sống trên đất Việt Nam, tuân theo pháp luật của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đƣợc sống bình đẳng nhƣ ngƣời Việt Nam, có quyền tự do thân thể, quyền đi lại, cƣ trú, quyền làm ǎn...” [194, tr.33], nghĩa là Hoa kiều đƣợc hƣởng cả chính quyền, tài quyền và nhân quyền nhƣ ngƣời Việt Nam. Sau khi thống nhất Tổ quốc, bàn về công tác đối với ngƣời Hoa ở Việt Nam, Chỉ thị 256/CP/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ngày 11-10-1986 khẳng định: “Ngƣời Hoa là công dân của nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất