Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam...

Tài liệu Chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam

.PDF
108
739
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THU MY CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN THU MY CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành : Chính sánh công Mã số : 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hà Quang Ngọc HÀ NỘI - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các chương trình khác. Nếu không đúng như trên thì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Phan Thu My LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc Gia đã tận tình truyền đạt kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm trong suốt thời gian đào tạo cho tôi trong khóa học Thạc sỹ Chính sách công vừa qua diễn ra tại học viện. Tôi muốn gửi tới Thầy Hà Quang Ngọc lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn thầy đã luôn dành thời gian quý báu để định hướng tư duy, cách thức nghiên cứu cũng như hướng dẫn chi tiết về nội dung của đề tài trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình học tập và nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cá nhân còn hạn chế, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để hoàn thành tốt hơn bài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy, Cô sức khỏe, niềm vui và nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................. 3 3. Mục đích của luận văn............................................................................... 5 4. Nhiệm vụ của luận văn .............................................................................. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................ 5 6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn...................................................... 6 7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................. 6 8. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 7 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI....................................................................... 8 1.1. Người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số ............................................... 8 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi ........................................................... 8 1.1.2. Vị trí, vai trò của NCT ..................................................................... 8 1.1.3. Đặc điểm chung về người cao tuổi .................................................. 9 1.1.4. Vấn đề già hóa dân số .................................................................... 12 1.2. Chính sách an sinh xã hội ..................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm về chính sách an sinh xã hội ........................................ 15 1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của Chính sách an sinh xã hội ............................. 19 1.2.3. Đánh giá Chính sách an sinh xã hội .............................................. 21 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách dành cho người cao tuổi trước vấn đề già hóa dân số ......................................................................................... 26 1.3.1. Tại Hàn Quốc................................................................................ 26 1.3.2. Tại Nhật Bản ................................................................................. 27 1.3.3. Tại Thái Lan ................................................................................. 30 1.3.4. Tại Australia (Úc) .......................................................................... 33 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CH NH S CH AN SINH HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM................................................ 38 2.1. Tình hình chung về người cao tuổi và chính sách ASXH dành cho NCT tại Việt Nam ................................................................................................ 38 2.2. Những chính sách ASXH cơ bản dành cho NCT ở Việt Nam ............. 40 2.2.1. Chính sách ảo trợ xã hội Trợ giúp xã hội .................................. 40 2.2.2. Chính sách hưu trí .......................................................................... 48 2.2.3. Chế độ chăm sóc sức khỏe – Chính sách BHYT........................... 57 2.3. Nguyên nhân của hạn chế ảnh hướng đến thực hiện chính sách ASXH dành cho NCT tại Việt Nam ........................................................................ 64 2.3.1. Đối tượng....................................................................................... 64 2.3.2. Tác động của môi trường .............................................................. 65 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM................................................ 69 3.1. Dự báo và đánh giá dân số đến năm 2049............................................ 69 3.2. Hoàn thiện chính sách ASXH đối với Người cao tuổi ......................... 73 3.2.1. Quan điểm, định hướng về hoàn thiện chính sách ........................ 73 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện chính sách ASXH .......................................... 74 3.2.3. Nội dung chính sách cần hoàn thiện .............................................. 75 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách ASXH đối với NCT ở Việt Nam: ................................................................................................. 87 3.3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tính tất yếu của già hóa dân số ................................................................................... 87 3.3.2. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho già hóa dân số và người cao tuổi................................................................................. 89 3.3.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng quát về người cao tuổi...... 94 3.3.5. Xây dựng, nâng cấp các mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng ......................................................................................................... 95 3.3.6. Nâng độ tuổi lao động của nữ bằng độ tuổi lao động của nam .... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 QU Đ NH CH ảo iểm i BHXH ảo iểm t An sin VIẾT TẮT BHYT i ao đ ng T ư ng in v ASXH i ĐT Người cao tuổi NCT Bảo trợ xã h i BTXH H gia đ n HGĐ H DANH MỤC ẢNG IỂU VÀ HÌNH VẼ Biểu 1: Số lượng người già và tỷ trọng dân số già trong tổng số dân trên thế giới................................................................................................................... 13 Biểu 2: Số người hưởng, mức hưởng, số tiền chi chế độ hưu trí .................... 50 tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 .................................................................. 50 Biểu 3: Dự báo tuổi thọ trung bình Việt Nam và thời gian trung bình hưởng chế độ hưu trí tại Việt Nam ............................................................................. 51 Biểu 4: Tỷ lệ người tham gia BHXH và người hưởng lương hưu................... 51 Biểu 5: Các chi phí BHXH .............................................................................. 52 Biểu 6: Dự báo cơ cấu dân số đến năm 2049 ................................................. 69 Biểu 7: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu .......................................................... 70 Biểu 8: Dự báo tuổi thọ trung bình Việt Nam (2005 – 2030) ......................... 71 Hình 1 : Tỷ lệ sinh của Úc trong lịch sử ......................................................... 33 Hình 2: Sự thay đổi cấu trúc độ tuổi 2009-2049 ............................................ 69 Hình 3: Tháp dân số 2019, 2029, 2039, 2049 ................................................ 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thi t của đề tài An sinh xã hội luôn là vấn đề thường trực đặt ra trong xã hội chúng ta. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì việc nâng cao chất lượng sống cho mỗi người dân trong xã hội lại càng được chú trọng. Điều này đang được cả thế giới quan tâm và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài số đó. Việt Nam là đất nước giàu truyền thống dân tộc. Con người Việt Nam ngày nay vẫn luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để truyền lại cho những thế hệ mai sau. Một trong những đạo lý đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lý đề cao giá trị nhân văn của những thế hệ người đi trước đã dành tặng lại. Do đó, việc chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Người cao tuổi không chỉ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách mà còn giữ vai trò chủ đạo trong gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc chăm sóc và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của người cao tuổi là bổn phận, trách nhiệm của các thế hệ con cháu. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội đã có nhiều chuyển biến khác biệt so với trước đây dẫn đến những mâu thuẫn giữa các thế hệ ngày càng lớn. Sự mâu thuẫn này vốn tồn tại như một lẽ tự nhiên. Nó là sự mâu thuẫn giữa tính kinh nghiệm, truyền thống với tính sáng tạo. Khi xã hội chúng ta đang bước vào thời đại khoa học công nghệ, thì việc gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống ngày càng được quan tâm hơn nữa. Xã hội hiện đại giờ đây cần phát phát triển theo xu hướng: Tích cực gìn giữ, phát huy những giá trị của truyền thống, đồng thời giải quyết những mâu thuẫn giữa truyền thống và sáng tạo mới để ngày càng phát triển hơn. Phát huy các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp bên cạnh việc tiếp thu các yếu tố mới, loại bỏ những 1 quan điểm lỗi thời, không còn phù hợp xã hội hiện đại, văn minh, đó là định hướng trong xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta. Điều này cần có những nghiên cứu sâu sắc trong sự chuyển động chung của xã hội để từ đó có những giải pháp cụ thể, thiết thực, mang lại hiệu quả. Trước xu thế chung đặt ra đó của toàn xã hội, tình hình gia tăng số lượng lớn người cao tuổi, sẽ phát sinh nhiều nhu cầu mới, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách để đáp ứng phù hợp hơn nữa. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động vì người cao tuổi, ngày 25/4/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 544/QĐ-TTg về việc lấy tháng 10 hàng năm là Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Đây là dịp nhắc nhở tất cả mọi người, các cấp các ngành và lãnh đạo địa phương quan tâm chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, khẳng định sự đóng góp của người cao tuổi được xã hội, Nhà nước tôn trọng. Đồng thời phát huy vai trò người cao tuổi và chăm sóc, phụng dưỡng, kịp thời trợ giúp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số. Thực tế này đặt ra mối quan tâm lớn đối với an sinh xã hội cho người cao tuổi trên hai phương diện: lương hưu, trợ cấp xã hội,… gắn với đời sống kinh tế của người cao tuổi nói chung; và thực trạng về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Các con số hàng năm đã cho thấy tồn tại một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và nguồn sống của họ chủ yếu dựa vào người thân, hay lao động của chính mình. Khoảng một nửa số người cao tuổi không có thẻ bảo hiểm y tế, trong khi đó, nhiều người cao tuổi sức khỏe không tốt, có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng chưa được đáp ứng vì họ không thể, hoặc không đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y tế. Thực tế này đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải mở rộng an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 2 Mặc dù với thực tế hiện nay, Việt Nam khó có đủ điều kiện áp dụng mô hình chăm sóc người cao tuổi như các nước phát triển như Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc và phụng dưỡng người già tập trung) vì lý do hạn chế về thu nhập và tỷ lệ người tham gia HYT; nhưng cần phải có những thay đổi, cải cách về mặt chính sách, cần học tập, những kinh nghiệm và mô hình mà các nước khác trên thế giới đã đi trước để đối phó với hiện trạng gia tăng số lượng người cao tuổi như hiện nay. Có thể thấy việc xây dựng những chính sách an sinh xã hội để giải quyết những vấn đề, khó khăn phát sinh do thực trạng già hóa gây ra hiện nay là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên trong thưc tế, vẫn còn nhiều những nội dung chính sách chưa hoàn thiện, nhiều nội dung đang còn tranh cãi, chính vì vậy tôi đã lựa chọn vấn đề “Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ với hy vọng có thể góp một phần giải pháp để tháo gỡ vấn đề trên. 2. T n n ng iên cứu Vấn đề về chính sách dành cho người cao tuổi tại Việt Nam không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng những công trình để nghiên cứu, đánh giá chính sách dành cho nhóm đối tượng này lại không nhiều. Thực tế hiện nay, trước tình hình hình biến động, gia tăng số lượng của nhóm đối tượng NCT ở Việt Nam do tác động của già hóa dân số đã đặt ra nhiều vấn đề mới khác liên quan. Cho đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như lĩnh vực chính sách dành cho người cao tuổi tại Việt Nam hay vấn đề già hóa dân số có thể kể đến như sau: - Nghiên cứu già hóa dân số của các quốc gia khác trên thế giới của TS. Mạc Tiến Anh. Đây là một trong những đề tài đầu tiên tìm hiểu, đánh giá về hiện tượng già hóa của một số nước trên Thế giới. Đề tài đưa ra những phân 3 tích về điều kiện thực tiễn của từng nước, những tác động, ảnh hướng của già hóa dân số và cách giải quyết, ứng phó của Chính phủ các nước. Kết quả nghiên cứu được đăng tải liên tục trên 3 số của Tạp chí ảo hiểm xã hội số 1/2005, số 2/2005 và số 4/2005. - Cuốn sách “Những xu hướng biến đổi dân số ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2007) của PGS.TS. Nguyễn Đình Cử. Đây là nghiên cứu chứa đựng những dự báo đầu tiên về xu hướng, tình hình biến đổi cơ cấu của dân số Việt Nam trong dài hạn, là cơ sở hình thành, xây dựng chính sách theo đòi hỏi của xã hội. - Đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng đời sống người nghỉ hưu, những giải pháp về cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần người nghỉ hưu” – 2013-2014 của TS. Phạm Đình Thành. Một trong những số ít công trình nghiên cứu đánh giá chính sách hưu trí với đối tượng người cao tuổi. Đề tài nghiên cứu mang tính thời sự, tại thời điểm mà Nhà nước và Quốc hội đang xem xét, thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật ảo hiểm xã hội 2006. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đời sống của người nghỉ hưu, đề tài cũng nêu lên những nguyện vọng, mong muốn của một bộ phận NCT muốn đề đạt tới các cấp có thẩm quyền, những người làm chính sách để bổ sung, hoàn thiện chính sách hơn nữa, ngày càng đáp ứng nhu cầu của của NCT. - Đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề già hóa dân số và chính sách HXH, HYT ở Việt Nam” năm 2015 của Ths. Đỗ Thị Kim Oanh. Công trình này nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa vấn đề già hóa dân số và một số mặt của chính sách xã hội, chính sách y tế ở Việt Nam. Đề tài đã bao quát được những tác động tích cực và tiêu cực chủ yếu của việc cân đối và xử lý quỹ HXH, HYT mà chưa thực sự quan tâm, đánh giá tới ảnh hưởng toàn bộ các mặt của chính sách: tác động, đối tượng hay tổ chức thực 4 hiện chính sách. Đề tài đã cung cấp được nguồn số liệu mới, gần như chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, phân tích của luận văn. 3. Mục đíc của luận văn Trên cơ sở làm rõ những vấn đề, lý luận về chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi và phân tích, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách trên, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng của những chính sách an sinh xã hội hiện hành đối với người cao tuổi. 4. Nhiệm vụ của luận văn - Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội cho NCT, để làm rõ những vấn đề về lý luận chung của những chính sách ASXH. - Phân tích nội dung các chính sách hiện hành về ASXH cho NCT ở Việt Nam, thông qua những đánh giá về việc thực hiện chính sách hiện nay. - Trên cơ sở nghiễn cứu lý luận, phân tích nội dung thực trạngthi hành chính sách đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ASXH dành cho người NCT ở Việt Nam trong tương lai. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5.1 Đối tượng nghiên cứu Những nội dung và quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Về n i dung: Trong khả năng có hạn, Luận văn về đề tài chính sách ASXH dành cho NCT có nội dung chỉ nghiên cứu những chính sách an sinh xã hội cơ bản dành cho NCT như chính sách về trợ cấp hưu trí, chính sách bảo trợ xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi tại Việt Nam. 5 Về thời gian: Bắt đầu từ năm 2009 đến nay (Thời điểm Việt Nam thông qua Luật Người Cao tuổi). 6. P ư ng p áp ng iên cứu của luận văn Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết kết hợp với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đề tài sử dụng phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp: Từ nguồn dữ liệu về điều tra dân số của Tổng cục thống kê, các báo cáo về nhân khẩu học, các báo cáo số người tham gia, người hưởng HXH, HYT, số liệu thu, chi quỹ của HXH Việt Nam qua các năm. - Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, loại trừ. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến, áp dụng kinh nghiệm các chuyên gia về vấn đề này. - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự quan tâm, chăm sóc đối với những người cao tuổi, để từ đó có những góc nhìn và cách tiếp cận vấn đề mới. 7. Ý ng ĩa của luận văn Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ tình hình, đặc điểm, nội dung của những chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với những quốc gia khác đang trong xu thế già hóa dân số trên thế giới hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, quan tâm đến người cao tuổi, ngày càng đáp ứng những nhu cầu phát sinh trước tình hình xã hội đang thay đổi từng ngày. Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn theo các quan niệm của người phương Đông đối với người cao tuổi, xây dựng chính sách phù hợp với bản chất của 6 đất nước Việt Nam. Khích lệ người già sống lâu, có tinh thần phấn đấu cho riêng bản thân có thể tiếp tục phục vụ cho xã hội. 8. K t cấu luận văn Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi. Chương II: Thực trạng những chính sách ASXH đối với người cao tuổi tại Việt Nam. Chương III: Hoàn thiện chính sách ASXH đối với người cao tuổi tại Việt Nam. 7 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi Việc xác định người cao tuổi trên thế giời không giống nhau. Ở đa số các nước trên thế giới thì người cao tuổi là những người bắt đầu từ 60 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số nước châu Âu phát triển như CHL Đức, Thụy Điển, Tây an Nha, … với độ tuổi nghỉ hưu là 65 thì người cao tuổi ở những nước này là những người có độ tuổi từ 65 trở lên; ở Singgapore là 62 tuổi, ... Theo Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 quy định, người cao tuổi tại Việt Nam là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Như vậy, Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên, tùy vào mỗi quốc gia. 1.1.2. Vị trí, vai trò của NCT Trong gia đình, NCT với kinh nghiệm sống đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, khuyên dạy và truyền bá cho con, cháu, dòng họ và xã hội kiến thức, kinh nghiệm để tiếp tục duy trì và phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nền tảng và sự kế thừa phát triển xã hội không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài xã hội, có một bộ phận NCT còn đủ sức khoẻ vẫn tiếp tục làm việc trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và tham gia lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hiện nay, khi số lượng NCT ngày càng gia tăng, tình trạng sức khỏe được cải thiện thì NCT cũng có thể trở thành nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm cho phát triển toàn diện các mặt về văn hóa, kinh tế và xã hội. 8 1.1.3. Đặc điểm chung về người cao tuổi 1.1.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học Thứ nhất, hiện nay số lượng dân số là người cao tuổi đang tăng nhanh nhất so với tất cả các nhóm dân số khác nhóm dưới độ tuổi lao động, nhóm trong độ tuổi lao động . Điều này được thể hiện rất rõ khi rất nhiều quốc gia phát triển, đang phát triển trên thế giới lần lượt bước vào giai đoạn già hóa, hoặc dân số già; chứng tỏ số lượng dân số già đang tăng nhanh chóng hơn số lượng sinh mới. Thứ hai, tỷ lệ giới tính ngày càng nghiêng về nữ giới, bao gồm cả mật độ sinh và số lượng khi độ tuổi ngày càng cao. Về tỷ lệ tự nhiên khi sinh sản thì phần trăm giới tính luôn ở mức độ cân bằng, nhưng do điều kiện sinh hoạt, tuổi thọ của nữ giới thường cao hơn nam giới là nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng giới tính như hiện nay. Thứ ba, mức độ già hóa dân số ở các vùng có điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau là rất khác nhau. Thường thì ở khu vực thành thị, trình độ hiểu biết cao, cuộc sống vật chất tốt hơn, điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trong khi đó tại khu vực nông thôn, nhất là những nước chưa phát triển hoặc đang phát triển, nhận thức và điều kiện sống còn hạn chế, nên tuổi thọ của người dân ở nông thôn luôn thấp hơn người dân ở thành thị, bỏ qua sự tác động khách quan của vấn đề di cư. 1.1.3.2. Đặc điểm đời sống gia đ n , văn óa v tin t ần của người cao tuổi Trong cuộc sống văn hóa, gia đình của người Việt Nam nói riêng hay trên toàn thế giới nói chung đều có những nhiệm vụ, chức năng quan trọng như truyền tải các giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác; và hình thành các giá trị văn hoá mới. 9 Trong đời sống gia đình có thể dễ dàng nhận thấy người cao tuổi có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá gia đình. Đây là nhóm người người chọn lọc, phát triển và cuối cùng là người truyền lại những giá trị văn hoá tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, trong gia đình thời hiện đại, vai trò, vị trí của người cao tuổi hiện đang có dấu hiệu giảm sút; nhiều NCT đang ngày càng cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. So với trước kia thì tiếng nói của NCT hiện nay có vẻ như ít được lắng nghe và thực hiện. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện trạng này, về cơ bản có thể là do sự khác biệt về tâm lý lứa tuổi và nhận thức thế hệ, khiến mối quan hệ giao tiếp giữa con cháu và ông bà gặp không ít trở ngại. ên cạnh đó cũng là sự xung đột về văn hóa, nhận thức giữa các thế hệ. NCT như bên trên phân tích có vai trò lớn trong việc truyền lại những giá trị truyền thống cho các thế hệ mai sau, tuy nhiên đây cũng là lớp người bảo thủ, khó có thể tiếp cận những thay đổi mới một cách nhanh chóng, trong khi đó lớp người trẻ lại có xu hướng cập nhật nhanh chóng những thay đổi, tiến bộ xã nhanh mà dễ dàng bỏ qua những giá trị truyền thống đã có từ trước đó. Khi tiếp xúc với lớp người trẻ hơn NCT dễ xảy ra những mặc cảm, sống khép kín, và không muốn giao tiếp. Đây cũng là một trong những xu hướng nảy sinh thực tế. Khi NCT cảm thấy mối xung đột về văn hóa với những người trẻ hơn, họ sẽ tìm đến nhau, xây dựng cộng đồng có tiếng nói chung, phù hợp về trình độ, văn hóa cũng như về tâm lý. 1.1.3.3 .Đặc điểm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Nhóm người cao tuổi là nhóm chịu tác động tiêu cực của vấn đề tuổi tác nhiều nhất, trong đó tuổi càng cao thì tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe yếu càng nhiều, số bệnh mắc phải càng tăng và thời gian nằm bệnh càng dài. Nhưng thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi đang 10 thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ ràng. Hệ quả của sự thay đổi mô hình bệnh tật là các bệnh không lây nhiễm đang nhanh chóng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn phế cho người cao tuổi và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong những thập niên tới. Thêm vào đó, do mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi còn thấp dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Trước hết việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải do chính mình thực hiện dựa trên sự hiêu biết và tinh thần tự giác của bản thân. Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa cho biết: tuổi già là kết quả tất yếu của một quá trình lão hóa bắt đầu diễn ra từ tuổi trung niên. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc môi trường sống, làm việc và sự rèn luyện thân thể cũng như chế độ ăn uống và nếp sống của mỗi người. Để bảo vệ sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ chính là nếp sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lý, đủ đưỡng chất. Tuy nhiên, do điều kiện và hoàn cảnh mà không phải NCT nào cũng có thể nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện được những hiểu biết về chăm sóc sức khỏe như trên. Và cuối cùng là khả năng và tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm người cao tuổi hết sức khác nhau. Người cao tuổi thì ở vùng nào cũng có nhưng điều kiện tiếp cận với những dịch vụ, mô hình chăm sóc sức khỏe mới, tiên tiến nhất thì thường tập trung tại những khu vực thành thị và ngoại ô của thành thị. Vì vậy, nhóm NCT ở nông thôn mặc dù vẫn có hiểu biết về những loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới nhưng vẫn có sự hạn chế về việc tiếp cận hơn so với nhóm NCT ở khu vực thành thị. 11 1.1.3.4. Đặc điểm về hoạt động kinh tế, thu nhập của người cao tuổi Theo thời gian, tỷ lệ người cao tuổi tham gia lao động nhìn chung có xu hướng giảm, khi tuổi càng tăng thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế càng giảm. Thu nhập của người cao tuổi có thể bắt nguồn từ 3 nguồn cơ bản sau đây: - Từ lao động sản xuất hàng ngày - Do tích lũy từ lúc còn trẻ tài sản, tiền tiết kiệm, hưu trí, .. - Từ nguồn trợ cấp khác con cái, người thân, Nhà nước, .. Nhu cầu được làm việc, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội phù hợp với sức khỏe và điều kiện cũng là một yêu cầu của các vị cao niên. Một số Nhà nước đã và đang nghiên cứu để sử dụng chất xám, khả năng của những vị cao niên, nhất là những vị vừa mới rời khỏi dây chuyền sản xuất và công tác, vẫn còn trí tuệ, kinh nghiệm và sức khỏe nhằm phát huy một cách phù hợp sự cống hiến của họ. Được làm việc, được cống hiến tạo ra niềm vui cho cuộc sống, do đó có tác dụng làm cho trí não và thân thể khỏe mạnh. Đây còn là một quyền của người cao tuổi mà nhiều quốc gia đang quan tâm. 1.1.4. Vấn đề già hóa dân số 1.1.4.1. Khái niệm già hóa dân số Già hóa dân số là hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số có xu hướng liên tục tăng sau các năm. Một trong những chỉ số quan trọng biểu thị xu hướng của già hóa dân số là chỉ số già hóa dân số, đó là tỉ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi, so với dân số chuẩn 100 người. A1 = P60+ * 100 P0-14 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan