Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành công nghiệp chế biến gỗ tại việt nam...

Tài liệu Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành công nghiệp chế biến gỗ tại việt nam

.PDF
69
38
140

Mô tả:

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam Hà Nội Tháng 6, 2009 1 Tóm tắt nội dung chính Việt Nam có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất đồ gỗ kiểu cổ nhưng lại khá lạ lẫm với kiểu đồ gỗ thương mại trong nhà và ngoài trời của thế giới. Việc sản xuất đồ gỗ thương mại quy mô lớn đã có bước phát triển nhanh chóng trong 7, 8 năm trở lại đây, bắt đầu bằng việc một số nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường lao động giá rẻ. Họ đã chuyển đến từ khu vực Đông Á như Đài Loan, Philipin, Malaixia, Thái Lan và mới đây thậm chí là cả Trung Quốc. Việc sản xuất này xuất phát từ nugồn vốn FDI được bổ sung nhờ có sự tham gia của các công ty thương mại lớn như IKEA, Carrefours, B & Q, Walmart, vv. Họ tìm kiếm mặt hàng đồ gỗ trên cơ sở thương lượng giá thấp như một hàng rào chống lại sự khuyếch trương quá mức của hàng hoá Trung Quốc. Điều này đã mang lại sư khởi đầu cho một số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bề ngoài, tất cả có vẻ như đang tiến triển rất tốt. Xuất khẩu tăng với tỉ lệ đáng kể, số lượng lao động tăng lên, ngành công nghiệp có vẻ như đang đi đúng hướng. Nhưng thực tế có phải vậy? Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ gỗ dựa trên nền tảng không vững chắc. Cần phải có một chiến lược để định hướng đúng và tạo ra một mội trường mà trong đó ngành công nghiệp đồ gỗ được ghi nhận như một sự thành công thực sự về kinh tế nếu như có sự đảm bảo cho sự đóng góp lâu dài của nó. Sự thành công hiện tại đạt được không dựa trên cơ sở bền vững vì:         thiếu nguồn nhân công lành nghề thiếu nghiêm trọng cở đào tạo nâng cao tay nghề trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu thiếu diện tích rừng được xác nhận về các điều kiện môi trường tại Việt Nam thiều nguồn cung cấp nguyên liệu thô thiều nguồn nhân sự marketing được đào tạo và kinh nghiệm yếu trong khâu thiết kế và cơ sở hạ tầng yếu kém Tính đến những hạn chế này của ngành công nghiệp bản địa và thực tế là một số lượng lớn sản phẩm xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, sự phát triển mở rộng xuất khẩu rõ ràng cần có một chiến lược cụ thể để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu để đạt được mục tiêu của chính phủ và xây dựng một nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài. 2 Chiến lược được đề cập trong bản báo cáo này được xây dựng nhằm đạt được một ngành công nghiệp đầu tư dài hạn một cách bền vững, phân phối giá trị cho nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu dài hạn là để phân tích chuỗi giá trị hiện tại từng bước một và tìm kiếm để nắm lấy lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong khi đặt nền móng cho một nền công nghiệp bền vững lâu dài. Chiến lược này sẽ đạt được bằng cách:           phát triển khả năng cung cấp nguyên liệu thô tại địa phương càng nhiều càng tốt, ở những nơi không thể cung cấp nguyên liệu thô thì cần đảm bảo các cơ sở hạ tầng đầy đủ cho việc nhập khẩu nguyên liệu cần thiết thông qua thiết kế và phát triển sản phẩm sử dụngt tối đa nhưng nguyên liệu tự nhiên không phải là gỗ như mây, tre và sợi tự nhiên như cói, vv tổ chức đào tạo ở cấp độ thủ công, cấp độ chế tạo cơ khí, cấp độ thiết kế và quản lý để có thể cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo khi cần lấp đầy những khoảng trống trong cơ sở hạ tầng về đào tạo bằng cách trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thuê chuyên gia bên ngoài về kỹ thuật, thiết kế, marketing, quản lý và tài chính tận dụng các cơ hội để quảng bá Việt Nam như một điểm đến thiết thực cho nguồn cung đồ gỗ, tham dự các hội chợ thương mại quốc tế với vai trò là nhà cung cấp Việt Nam trong khi vẫn đảm bảo rằng những doanh nghiệp có gian hàng tại các triển lãm trong nước có thể nâng tầm và đề cao thương hiệu của đồ gỗ Việt Nam. bắt đầu gắn thương thiệu cho các sản phẩm càng sớm càng tốt trong quá trình phát triển doanh nghiệp cung cấp các tiện nghi triển lãm tiến tiến nhất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trưng bày sản phẩm của họ tại một điạ điểm tiện nghi và tin cậy khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư ổn định để họ không dễ dàng chuyển đến một mục tiêu “giá rẻ” tiếp theo. sử dụng tất các cơ hội tận dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy sự gia nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới và giữ thái độ vui vẻ với hàng hoá bị trả lại tận dụng tối đa các phương tiện hiệu quả để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong khi cần phải chú trọng đến tất cả các bước như sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững, môi trường sản xuất sạch và giảm tối thiểu các dấu vết cac-bon trong quá trình giao hàng đến người tiêu dùng. Sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam đòi hỏi phải có sự cam kết dài hạn từ Chính phủ. Lý tưởng nhất là được hỗ trợ bởi “Một cửa” (one stop shop1) dưới sự 1 “Một cửa” -‘one stop shop’ là nơi mà các nhà đầu tư ở một ngành công nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về mọi khía cạnh trong chính sách của chính phủ đối với ngành công nghiệp đó bao gồm khung pháp lý, khung tài chính và các ưu đãi sẵn có khác. 3 quản lý của một Bộ tương ứng mà có thể cung cấp tất cả đầu vào và tư vấn về các nguồn hỗ trợ quản lý, marketing, đào tạo, tài trợ, hỗ trợ tài chính, vv. 1 Giới thiệu 1.1 Cơ sở Việc sản xuất đồ gỗ có truyền thông lâu đời tại Việt Nam nhưng chỉ mới nở rộ trong thời gian gần đây. Nó đã trở thành một trong 5 ngành xuất khẩu mũi nhọn sau dầu thô, dệt may, da giày và hải sản. Đồ gỗ Việt Nam đã được công nhận trên thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 135 triệu đô la Mỹ năm 1998 lên 1 tỉ đô năm 2004 và đạt 2.72 tỉ đô năm 2008. Năm 2008, đồ gỗ Việt Nam đã gia nhập vào cộng đồng 167 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu lên tới 1,1 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản (378,8 triệu USD), Anh (197 triệu USD), Đức (152 triệu USD). Từ năm 2000 2008, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm là 25%. Từ 2006, Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành một trong hai nhà xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Đông Nam Á. Trên cả nước có khoảng 2,562 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo công ăn việc làm cho gần 170,000 người lao động. Ngành công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ cũng mang lại cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước như phần cứng, phụ kiện, vật liệu hoàn thiện, keo dán, gỗ dán, máy móc, vv và các công nghiệp dịch vụ như tư vấn, phần mềm, marketing, vận tải, tài chính, vv. Tất cả những lĩnh vực này chưa hoàn toàn được nắm bắt trong chuỗi giá trị. Sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài, đó là:      thiếu nguồn nhân lực có tay nghề thiếu nghiêm trọng các tiện nghi đào tạo và các cơ hội được đào tạo nâng cao về thiết kế và chế tạo cho những người mới vào nghề các thiết bị nghèo nàn và lạc hậu tại nhiều nhà máy thiếu diện tích rừng được công nhận ở Việt Nam và các khó khăn về nguồn cung cấp gỗ được xác nhận và không được xác nhận từ thị trường thế giới. thiếu nguồn nhân sự marketing có kinh nghiệm và khoảng cách giữa các thị trường lớn làm hạn chế rất lớn cho việc bán hàng. 4   sự yếu kém trong thiết kế và chế tác đồ gỗ đã dẫn đến việc các sản phẩm tương tự lại tìm đến những thị trường giống nhau, do đó đẩy giá cả, là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, xuống thấp và làm giảm khả năng đầu tư vào thiết kế, chế tác và phát triển sản phẩm. Cơ sở hạ tầng yếu kém trong cả vận tải đường bộ và đường biển sẽ làm hạn chế khả năng xuất khẩu. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian gần đây cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, thị trường có xu hướng bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, giá bán cũng bị chèn ép dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất. Những hạn chế này ảnh hưởng lên toàn ngành nói chung và từng vùng nói riêng. Thực tế là một số lượng lớn hàng xuất khẩu đang được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài( FDI), để mở rộng quy mô của ngành công nghiệp đò gỗ trong tương lai cần phải có một chiến lược rõ ràng để thúc đẩy tính cạnh tranh, gia tăng giá trị xuất khẩu và cơ cấu lại các doanh nghiệp tư nhân để có thể đứng vững và là những đối thủ cạnh tranh mạnh trong thị trường đồ gỗ thế giới những năm tới. Cần phải nhấn mạnh rằng giá trị mới là chủ yếu chứ không phải là số lượng. Một chiến lược phát triển ngành là rất cần thiết khi mà Bộ Thương mại đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu là 5.56 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và Thủ tướng cũng đặt ra mục tiêu là 7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020. 1.2 Phương pháp Chiến lược xuất khẩu ngành gỗ hướng tới việc đưa ra một cơ cấu để đạt được các mục tiêu xúc tiến xuất khẩu và cải thiện tình hình phát triển của ngành. Xây dựng trên những đánh giá tổng thể về chuỗi giá trị hiện tại, hiện trạng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các yếu tố thiết yếu để thành công, các chính sách và chiến lược liên quan của chính phủ và mạng lưới hỗ trợ ngành. Chiến lược này đề ra tầm nhìn dài hạn cùng với các biện pháp và hành động đề xuất cần được triển khai trong vòng 5 năm tới. Phương pháp chính được áp dụng là Phân tích chuỗi giá trị và Khung Bốn bánh xe tương tác (Four - Wheel Gear Interactive Frame) của ITC. Một chuỗi giá trị bao gồm tất cả các cá nhân và doanh nghiệp mua và bán lẫn nhau để cung cấp một sản phẩm hay một bộ sản phẩm gồm có các liên kết dọc và ngang. Trong ngành gỗ, chuỗi giá trị có thể được mô tả như một sự kết nối giữa những nhà cung cấp nguyên liệu thô (cả gỗ và phụ liệu), nhà sản xuất, nhà xuất khẩu ở phía trong nước và các nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng ở phía quốc tế trong. 5 Khung Bốn bánh xe tương tác được dùng để tạo ra một chiến lược xuất khẩu tổng thể bằng cách đưa ra cái nhìn gần hơn với 4 hạng mục của vấn đề phát triển chuỗi giá trị là:  Nội biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến: (1) Phát triển nguồn lực liên quan đến khả năng sản xuất của ngành. Nó giải quyết các vấn đề liên quan đến sản lượng, tăng số lượng, cải tiến chất lượng và quan trọng nhất là tăng giá trị; (2) Đa dạng hoá và phát triển sản phẩm như sản xuất dòng sản phẩm mới và/hoặc các sản phẩm liên quan; (3) Phát triển nguồn nhân lực bao gồm phát triển và đào tạo nguồn nhân sự và khuyến khích, thúc đẩy sự liên kết trong ngành.  Biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến: (1) Cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển ngành; (2) Các ưu đãi về thương mại cần thiết để cải thiện tính cạnh tranh và nắm bắt giá trị; (3) Giảm chi phí kinh doanh để đảm bảo và cải thiện tính cạnh tranh của ngành.  Ngoại biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến: (1) Thâm nhập thị trường bao gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và các vấn đề thâm nhập thị trường khác; (2) Hỗ trợ trong thị trường như thiết kế, phát triển sản phẩm, triển lãm, vv. (3) Xúc tiến và xây dựng thương hiệu củng cố hình ảnh của ngàh tại các thị trường mục tiêu.  Phát triển: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội tại đất nước mà ngành công nghiệp gỗ đang đóng góp. 2 Hiện trạng ngành 2.1 Các nhóm sản phẩm Theo bảng hệ thống mã số hàng hoá (HS), ngành gỗ Việt Nam có thể chia ra làm 8 nhóm cơ bản là: HS940161: Ghế bọc (khung gỗ) HS940169 : Ghế không bọc, làm từ gỗ HS940180 : Các loại ghế khác HS940190 : Các bộ phận của ghế HS940330 : Đồ gỗ văn phòng, làm từ gỗ 6 HS940340 : Nội thất nhà bếp và các đồ gỗ nhà bếp khác, làm từ gỗ HS940350 : Nội thất phòng ngủ, làm từ gỗ HS940360 : Nội thất phòng ăn và phòng khách, làm từ gỗ Các sản phẩm cũng có thể được chia ra thành nội thất trong nhà và ngoài trời. Trong nhiều trường hợp, có thể chia ra theo các kiểu như Cổ điển, Sang trọng, Nông thôn, Hiện đại… Việc sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam được tiến hành cả tại các làng nghề và tại các xưởng sản xuất công nghiệp (nhà máy). Có 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ chính là Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Đak Lak) và Miền Nam Việt Nam (Bình Dương, Tp. HCM, Đồng Nai và Long An) Tại đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội là những trung tâm hàng đầu về sản xuất đồ gỗ theo kiểu truyền thống. Những trung tâm nổi tiếng là làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vạn Điểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… Còn có rất nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗ tại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên. Tổng cộng có 342 làng nghề thủ công làm đồ gỗ tạ Việt Nam, tạo việc làm cho 99,904 người lao động2. Hầu hết các đồ gỗ trạm khảm được dùng trong nước hoặc xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Các sản phẩm gỗ công nghiệp sản xuất theo quy mô lớn tại Việt Nam, không phải đồ gỗ truyền thống, tập trung ở 3 khu vực chính là tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Dak Lac) và phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Long An). Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ 3 khu vực này, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam và Bình Dương. Từ những tỉnh này, các sản phẩm như đồ gỗ trong nhà và ngoài trời làm từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng hoặc gỗ hỗn hợp, gỗ dán và các vật liệu khác được sản xuất. Thường thì chúng được sản xuất theo yêu cầu và đơn đặt hàng của khách hàng. Ngoài ra, khu vực này cũng xuất khẩu một khối lượng lớn vỏ bào và gỗ vụn. Có sự đa dạng rất lớn về các doanh nghiệp trong ngành, từ những tập đoàn, công ty lớn với nhiều máy móc, dây chuyền hiện đại sản xuất hàng loạt tới những hộ gia đình sản xuất nhỏ hầu hết với máy móc lạc hậu và phụ thuộc chủ yếu vào lao động thủ công. Việc sản xuất đồ gỗ tại các gia định trong các làng nghề rất phổ biến ở Việt Nam. Những sản phẩm gia đình này có nhưng lợi thế lớn vì hầu hết các công đoạn sản xuất đều được thực hiện bởi những người có tay nghề cao. Họ sử dụng những máy móc rất đơn giản. Nhưng rất khó để họ thực hiện được các đơn đặt hàng lớn. Điều này cho phép có sự linh hoạt trong việc tìm kiếm các sản phẩm đa dạng về mẫu mã trang trí và nó phù hợp cho những ai tìm kiếm các sản phẩm chuyên về thủ công tinh xảo. 2 JICA, 2004 7 Một vấn đề nảy sinh là khi số lượng đơn hàng lớn thì không có đủ nhân lực để làm. Chất lượng có thể bị giảm, nhà sản xuất giao hàng không đúng hẹ, khách hàng thất vọng và hình ảnh của nhà sản xuất có thể bị phá hỏng. Tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty có chứng nhận chất lượng và họ có thể điều hành việc sản xuất để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng. Những nhà máy được điều hành tốt hơn thì có tổ chức tốt và mức độ đầu tư vào sản xuất cũng lớn hơn. Công nhân được đào tạo lành nghề tại những vị trí chuyên môn. Những người quản lý biết cách tổ chức các tiện nghi sản xuất sao cho hiệu quả và năng suất. Nhiều nhà sản xuất hàng loạt tại Việt Nam không tập trung vào một số sản phẩm nhất định, thay vào đó họ trải nguồn lực vào nhiều mặt hàng. Kiểu sản xuất này cần có mức độ công nghiệp hoá cao hơn và được hưởng lợi việc ứng dụng các thiết bị điều khiển bằng máy tính, các máy móc dây truyền và môi trường hoàn thiện. 2.2 Chuỗi giá trị của ngành Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp gỗ được tạo thành bởi sự tham gia của các đối tượng đa dạng. Những đối tượng chính là gỗ và nguyên liệu tấm ( MDF, tấm nhỏ, lát mỏng, lớp gỗ dán ngoài ) nguyên liệu hoàn thiện và keo dán, phần cứng và phần nối, đóng gói, cung cấp thiết bị, chi nhánh bán hàng, công ty vận tải, các cơ quan nghiên cứu phát triển, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, khách hàng (Xem Chuỗi giá trị bên dưới) 2.2.1 Gỗ từ nguồn trong nước: Gỗ từ nguồn trong nước tại Việt Nam bao gồm gỗ trong rừng tự nhiên, gỗ trồng và gỗ nhân tạo (MDF, gỗ dán, gỗ mảnh...) Tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam khoảng 8,2 triệu ha, trong đó chỉ có 2,9 triệu ha được xếp loại là rừng sinh lợi3. Việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Khối lượng khai thác được phân bổ hàng năm tuỳ theo từng tỉnh và số lượng chặt hạ đang giảm dần từng năm trên phạm vi cả nước. Nếu vào năm 1990, khối lượng khai thác hàng năm là trên 1 triệu M3, thì sau đó đã giảm xuống 300,000 M3 vào năm 2000 và đến 2008 thì hạn mức khai thác gỗ chỉ còn 120,000 M3 trên cả nước. Bảng 1: Hạn mức khai thác gỗ tại Việt Nam 3 Năm 1990s 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Hạn ngạch khai thác (m3) Trên 1 triệu. 300,000 200,000 150,000 130,000 120,000 120,000 Số liệu cập nhật 31.12. 2006 – MARD 8 Chuỗi giá trị ngoài nước Gỗ tiện Sx Vải Thuộc da Gỗ nhà Tre Mây và sợi tự nhiên Thiết kế Đào tạo nghề và kỹ năng quản lý Gỗ nhập khẩu cho nhà máy xẻ Gỗ và ván nhập khẩu Thị trường chính.1 (Tây Âu) Nguyên liệu độn Đại học Hàng thủ công Dịch vụ* Đóng gói Thiết kế, Kỹ năng Viện kỹ thuật Vận chuyển Đào tạo tại chỗ Đại lý & Hãng mua hàng Thị trường chính 2 (Mỹ, Nhật) Nhà sx bàn ghế có bọc đệm Nguyên liệu hoàn thiện** Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng Vận chuyển Nhà SX đồ gỗ Nhập khẩu quốc gia Nhập khẩu Bán buôn Người tiêu dung Máy móc trong nước Máy móc nhập khẩu Thị trường chính 3. Đông Nam Á Nhập khẩu Người hoàn thiện Xuất khẩu Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng * ** Các dịch vụ (Services) ở đây đề cập đến các dịch vụ sấy khô bằng lò, bảo dưỡng dụng cụ máy móc. Nguyên liệu hoàn thiện (finishing materials) là các nguyên liệu dùng để chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm ví dụ như băng dính, nguyên liệu mài mòn (đá mài, đánh giáp), dung môi, sơn mài, sơn nước, vv. Bản thân việc sản xuất đồ gỗ với những công đoạn phức tạp của nó chỉ chiếm 25% giá trị tiêu dùng của sản phẩm. 75% giá trị còn lại nằm trong chuỗi giá trị bên ngoài. Điều này nhấn mạnh vào cơ hội tăng phần giá trị còn lại cho sản phẩm. 9 Cần phải lưu ý rằng, số lượng gỗ tự nhiên khai thác hàng năm ở trên không phải chỉ để sản xuất đồ gỗ mà còn dùng vào rất nhiều mục địch khác như xậy dựng và khai thác mỏ. Theo ước tính chỉ khoảng 60% gỗ khai thác từ các khu rừng tự nhiên được dùng vào mục đích sản xuất đồ gỗ (tương đương 72,000 M3 năm 2008). Diện tích rừng trồng ở Việt Nam là 2.2 triệu ha, trong đó rừng sinh lợi là 1.45 triệu ha (681,000 ha là rừng trưởng thành). Khối lượng khai thác từ các khu rừng trồng tăng dần mỗi năm từ 800.000 M3 năm 2000 lên trên 2 triệu M3 năm 2008. Hầu hết gỗ từ nguồn rừng trồng của Việt Nam được sử dụng để sản xuất giấy, làm giá đỡ để khai thác mỏ, các nguyên liệu ván, tấm nhân tạo và sản xuất đồ dùng bằng gỗ. Tổng khối lượng đồ gỗ sản xuất từ gỗ trồng chiếm khoảng 20% tổng khối lượng gỗ khai thác. Tổng khối lượng gỗ trồng dùng để sản xuất đồ gỗ từ năm 2003-2006 là khoảng 1triệu M3. Lượng tiêu thụ gỗ trồng để sản xuất đồ gỗ ước tính vào năm 2010 là khoảng 3.5 triệu M3. Một khối lượng tương tự nguyên liệu ván, tấm nhân tạo cũng sẽ được sử dụng tới 2010 4. Một trong những điểm yếu của gỗ trồng tại Việt Nam là đường kính nhỏ. Điều này có nghĩa là sẽ khó có thể sản xuất đồ gỗ một cách hiệu quả từ nguồn nguyên liệu này. Hẩu hết được dùng để sản xuất ván ép nhân tạo và bột giấy. Thêm vào đó, ở Việt Nam không có sản phẩm gỗ được chứng nhận đủ các tiêu chuẩn về kinh tế xã hội và môi trường do Tổ chức quốc tế về quản lý rừng (FSC) cấp bất kể là gỗ tự nhiên hay gỗ trồng. (Chỉ có một công ty là OJI, nhà máy sản xuất giấy với vốn đầu tư của Nhật Bản đạt được chứng nhận FSC cho rừng trồng của họ. Nguyên liệu được dùng để làm bột giấy). Để nỗ lực giảm sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, các nhà sản xuất dựa trên nguyên liệu là gỗ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ chính phủ. Tuy nhiên, dù lý do gì đi nữa, thì việc sản xuất vẫn không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Điều này thể hiện ở việc chỉ đạt được 20% tổng công suất chế biến, trong đó:    Sản xuất gỗ dán: 12 nhà máy và 10 đơn vị sản xuất quy mô nhỏ với công suất thiết kế 150,000 m3 sản phẩm mỗi năm; thực tế chỉ đạt được 60.000 m3 sản phẩm mỗi năm. Sản xuất ván dăm, ván ép bột sợi: 6 nhà máy với công suất thiết kế là 88.000 m3 sản phẩm mỗi năm và có công suất thực tế là 45.000 m3 mỗi năm. Sản xuất ván phủ giấy: 9 đơn vị sản xuất với công suất 26.000 m3 sản phẩm mỗi năm nhưng công suất thực tế là 15.000 m3 Tính trung bình thì tình hình sản xuất chung chỉ đạt mức dưới 50% công suất và đòi hỏi phải có sự phân tích, quyết định kịp thời để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện tình hình. Từ nay đến 2020, chính phủ sẽ tập trung vào hai loại sản phẩm chủ yếu là gỗ tấm nhân tạo, ván dăm và ván ép bột sợi tỉ trọng trung bình sử dụng nguồn gỗ trồng. Mục tiêu đặt ra là công suất 540.000M3 sản phẩm, 320.000 m3 ván dăm và 220.000m3 ván ép bội sợi mỗi 4 Theo kế hoạch trồng rừng 2006-2010 10 năm. Tuy nhiên, chất lượng gỗ trồng tại Việt Nam còn rất thấp do giống kém và kỹ thuật chăm sóc không đảm bảo, vì vậy hầu hết chỉ phù hợp để sản xuất giấy và làm nguyên liệu gỗ nhân tạo. 2.2.2 Gỗ nhập khẩu Lượng tiêu thụ gỗ của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam từ 3-3,5 triệu m3 mỗi năm nhưng lượng nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 20%, 80% còn lại là nhập khẩu. Theo thống kê, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hơn 100 nước trên thế giới. Khối lượng gỗ nhập khẩu tăng lên hàng năm từ 151,5 triệu đô la Mỹ năm 2000 lên 535,8 triệu đô la năm 2004. Thông thường kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu chiếm 4249% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ. Do giá dầu nguyên liệu gia tăng gần đây nên cước phí vận chuyển từ các quốc gia xa xôi đang xuất khẩu gỗ về Việt Nam như Nam Phi, Nam Mỹ (Brazin…) cũng tăng rất cao, nếu tính nguồn gỗ từ Nam Phi thì giá cước phí vận chuyển đã chiếm tới 27% giá gỗ nguyên liệu, và nếu tính từ Nam Mỹ thì cước phí vận chuyển đường biển lên tới 37%. Điều này thể hiện tính phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và là điểm yếu của các nhà sản xuất đồ gỗ ngoài trời giá rẻ, thứ được làm hoàn toàn từ gỗ liền khối. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu gỗ Năm Trị giá nhập khẩu (nghìn USD) 2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008 151.486 160.915 249.347 344.692 535.767 720.000 1.020.000 1.010.000 Source: GSO and Trade Information Center Các công ty chế biến gỗ nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, từ gỗ khúc, gỗ xẻ, đến ván tấm, ván dăm, ván ép bột sợi và gỗ dán… Nguồn gốc và chủng loại của các loại gỗ này từ rất nhiều quốc gia trên thế giới5: Bảng 3: Nguồn nhập khẩu gỗ Loại gỗ nhập khẩu 1.MDF 5 Trị giá (USD) 111,100,000 % 11% 2. Bạch đàn 90,900,000 9% 3.Thông 80,800,000 8% 4.Teak (giá tỵ) 60,600,000 6% Xuất xứ gỗ (*) Malaysia, Thailand, China, Indonesia, Australia, Newzeland, Taiwan… Urugoay, Brazil, Papua New Guinea, South Africa, Australia, Spain, USA… New Zealand, Chile, China, Findland, Australia, Taiwan, Canada… Myanmar, Ghana, Papua New Guinea Nguồn: Tổng cục thống kê 11 5.Cao su 50,500,000 5% 6.Xylia Dolabrifornus 7.Ván dăm gỗ 8. Bạch dương 50,500,000 5% Xuất xứ gỗ (*) Solomon Island, Costa Rica … Cambodia, Malaysia, Thailand, Indonesia Myanmar, Laos. 50,500,000 50,500,000 5% 5% Thailand, Malaysia, China America, Canada 9.Sồi 50,500,000 5% 10.Gỗ vơ nia (gỗ dán) 11.Ván ép 12.Chò chỉ 13.Giáng hương 14.Dầu đen 15. Các loại gỗ khác 40,400,000 4% 30,300,000 30,300,000 20,200,000 20,200,000 272,700,000 3% 3% 2% 2% 27% America, Germany, France, China, Russia, Samoa, Denmark, Canada… Taiwan, China, USA, Germany, Japan, Cambodia… China, Japan, Malaysia… Laos, Malaysia… Malaysia, Laos Malaysia, Laos Myanmar, Ghana, Papua New Guinea, Australia, New Zealand, Sweden, Brazil, South Africa, Laos, USA, Canada… Loại gỗ nhập khẩu Trị giá (USD) % Chi phí cho gỗ và các nguyên liệu nhân tạo chiếm một phần rất lớn trong kết cấu của sản phẩm (40-65%), do đó việc tìm kiếm giải pháp để làm giảm tối đa chi phí cho vật liệu gỗ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất. Thực tế là Malaysia cung cấp đến 50% gỗ sồi cắt khúc cho các nhà sản xuất Việt Nam trong khi ở Malaysia không có cây sồi mà cây này bắt nguồn từ Mỹ, Đức, Nga và Rumani. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc tiếp cận các nguồn cung phù hợp. Các nhà buôn gỗ của Malaysia lại tìm được những nguồn cung tốt hơn để buôn bán với các nhà sản xuất của Việt Nam. Điều tương tự cũng xảy ra khi các nhà trung gian cung cấp gỗ của Mỹ lại tìm các nguồn cung từ Canada và bán cho các công ty Việt Nam. Việc có quá nhiều trung gian tham gia vào quá trình cung cấp nguyên liệu cùng với việc giá nguyên liệu ngày càng tăng đã làm cho đồ gỗ của Việt Nam càng ngày càng ít lợi thế và đe doạ nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh. Đây là vấn đề chính cần được giải quyết. Cùng lúc đó thì các nhà cung cấp truyền thống về đồ gỗ của Việt Nam là Lào, Myanmar, Indonesia, đã cấm xuất khẩu gỗ khúc. Vì vậy, các công ty Việt Nam đang phải nhập khẩu gỗ sơ chế với giá cao hơn. Ngoài ra, hầu hết các công ty nhập khẩu gỗ một cách độc lập với số lượng nhỏ đã làm giá gỗ CIF Việt Nam cao hơn. Bên cạnh những áp lực này, nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ tại Trung Quốc đang tăng nhanh sẽ làm tăng áp lực lên việc kiểm kê tài nguyên gỗ của các nước xuất khẩu lân cận. Việc này đã được nhấn mạnh bởi Quỹ Thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) rằng nhu cầu tiêu dùng gỗ tại Trung Quốc sẽ tăng nhanh. 12 Năm 2003, Trung Quốc nhập khẩi khoảng 42 triệu m3 gỗ, trong đó trên 50% đến từ Malaysia, Indonesia và Nga. Theo dự báo, lượng tiêu thụ gỗ tại Trung Quốc có thể đạt tới 125 triệu m3/năm vào năm 2010. Việc này chắc chắn sẽ có tác động nhiều đến giá cả. Gỗ được nhập khẩu là cả hai loại có chứng nhận và không có chứng nhận FSC. Nhu cầu về gỗ có chứng nhận FSC đang tăng lên ở tất cả các nước tuy nhiên giá của loại gỗ này thường cao hơn từ 20-25% so với gỗ không có chứng nhận. Giá nguyên liệu thô thường chiếm 3560% trong chi phí của sản phẩm đối với đồ gỗ ngoài trời và còn cao hơn đối với đồ gỗ trong nhà (50-70%). Gỗ nhập khẩu không phải chịu thuế, trừ 10%VAT, nhưng nếu sản phẩm để tái xuất khẩu thì cũng không phải nộp. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ làm tăng thêm 40-60% giá trị thực tế của gỗ. Chính phủ Việt Nam đã quyết định bảo tồn rừng tự nhiên vì các lý do môi trường. Điều này là đúng. Khi những khu rừng tự nhiên và rừng trồng đến thời kỳ khai thác, Việt Nam sẽ có một nguồn cung tốt hơn về nguyên liệu nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Trong khi đó việc nhập khẩu gỗ thực sự là một trở ngại đối với các nhà sản xuất và cần phải có một chiến lược để làm giảm gánh nặng này. Ví dụ tăng thêm lượng kim loại và giảm gỗ đối với đồ nội thất ngoài trời, cải tiến thiết kế, thêm tre, thêm sợi, vv. 2.2.3 Các nguyên liệu khác Sự sẵn có và nguồn cung của các nguyên liệu khác như tre, mây, cói, nhôm/kim loại, da, gốm, sơn mài, kính, nhựa, vv cũng giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm đồ gỗ. Điều này là đúng với tất cả các cấp độ thị trường. Những nguyên liệu này đều có tại Việt Nam nhưng ở mức độ cạnh tranh khác nhau so với các nước khác trên thế giới. Việt Nam đôi khi được gọi là “Đất nước của cây tre”, và có nguồn tiềm năng lớn. Bản thân cây tre và các sản phẩm từ tre như nan tre, tre đan có thể kết hợp rất tốt với gỗ trong quá trình thiết kế và sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, cũng như cây mây, cây tre ở Việt Nam cũng đang bị đe doạ cạn kiệt và cần có biện pháp triệt để để bảo tồn và trồng mới . Giá cả ngày càng cao và giờ đây Việt Nam đang phải nhập khẩu mây tre từ Trung Quốc, Lào và Indonesia. Căn cứ vào tình hình trên, chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển các sản phầm phi gỗ rừng tới năm 2015, trong đó tre và mây là hai thành phần quan trọng. Gỗ kết hợp với kim loại đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng chỉ có một số nhà máy tại Việt Nam có thể sản xuất các bộ phận kim loại như khung đúc, khung lắp ghép. Chất lượng và thiết kế vẫn rất hạn chế và các nhà xuất khẩu đồ gỗ vẫn phải nhập khẩu các bộ phận này từ Trung Quốc và một số nơi khác để đáp ứng đơn hàng. Sự phát triển nguyên liệu kim loại và các nguyên liệu đầu vào khác cho ngành công 13 nghiệp là thiết yếu và có khả năng mang lại lợi nhuận để có thể nắm bắt được phần lớn hơn nữa trong chuỗi giá trị. 2.2.4 Phần cứng và phụ kiện Phần cứng, phần lắp ghép và các phụ kiện được sản xuất tại địa phương hoặc mua lại từ các nhà buôn và các nguồn từ nước ngoài. Các phần cứng như bu-lông, ốc vít, đinh vít, đinh, vv được sản xuất trong nước nhưng rất hạn chế về chất lượng và chủng loại. Việc cung cấp các mặt hàng này là cơ hội lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp phụ liệu. Đài Loan là một mô hình hoàn hảo cho việc phát triển ngành này và cần được nghiên cứu cụ thể trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngành. Với những phụ kiện lắp ráp đặc biệt họ vẫn nhập khẩu từ Đức, Ý, Nhật, Trung Quốc và Đài Loan. Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ cung cấp những phần cứng thích hợp và/hoặc các phụ kiện mà nhà sản xuất cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các phụ liệu này cần được cung cấp trong nước (Việt Nam) càng nhiều càng tốt. Các phụ kiên khác như sơn xịt, sơn nước, keo dán, lá kim loại, sợi, vv có thể được sản xuất tại Việt Nam, nhưng vẫn cần nhập khẩu các nguyên liệu chất lượng cao. Các phần cứng và phụ kiện này chủ yếu được bán tập trung tại TP.HCM và điều này có thể gây khó khăn cho những nhà sản xuất tại miền Bắc khi mà hoạt động phân phối hàng hoá còn yếu. Trong nhiều trường hợp các công ty nước ngoài đã tự sản xuất phần cứng và phụ kiện tại Việt Nam hoặc kết hợp với các công ty thương mại địa phương. Cần phải khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này và trợ giúp các nhà sản xuất trong việc sản xuất tại địa phương vì mặt hàng này có tiềm năng rất cao trong việc thay thế nhập khẩu. Một số công ty đã đặt các chi nhánh đại diện ở nước ngoài để thúc đẩy bán hàng. 2.2.5 Máy móc Máy móc và thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp đồ gỗ. Các máy chế biến gỗ cơ bản được sản xuất tại Việt Nam và cung cấp cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ trong nước hoặc các công ty lớn. Có một số công ty chuyên về lĩnh vực này nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ (80%) và trung bình (20%), sản xuất những thiết bị rất cơ bản với công nghệ thấp. Các máy móc phức tạp hơn được nhập khẩu mới hoặc đã qua sử dụng. Thiếu nguồn nhân lực lành nghề có khả năng sử dụng những thiết bị phức tạp và cơ sở cung cấp phần mềm, công cụ và dịch vụ bảo dưỡng thì còn rất đơn giản. Thường thì khi mua máy móc đã qua sử dụng người mua không được cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng và cách bảo dưỡng thiết bị nên khi vận hành thường không được như mong muốn. Nhiều xưởng chế biến gỗ được đặt gần các làng nghệ gỗ mỹ nghệ (tại Hà Tây và Bắc Ninh), những xưởng 14 này đôi khi chỉ ở quy mô gia đình và sản xuất bằng các dụng cụ đơn giản như cưa dài, cưa máy, máy tiện, máy tạo khuôn có trục quay và máy khoan đơn giản. Những máy móc này làm tăng năng suất của các làng nghề nhưng để sản xuất những sản phẩm cần độ chính xác cao và sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau thì những máy móc này không đáng tin cậy. An toàn lao động cũng là vấn đề cần quan tâm. Nhiều máy kiểu này không được bảo hộ đầy đủ và rất nguy hiểm khi sử dụng ngay cả đối với những thợ lành nghề. Trung tâm sản xuất máy chế biến gỗ của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Phần lớn tập trung ở Tp.HCM nơi các máy móc được sản xuất hoặc lắp ráp với một tỉ lệ nhất định các linh kiện nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản. Về cơ bản, ccs nhà sản xuất có thể đáp ứng yêu cầu của các công ty chế biến gỗ về các sản phẩm sơ chế và bán hoàn thiện và họ đang cố gắng đầu tư vào các thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất. Họ đầu tư vào các máy công cụ CNC để thay thế các công nghệ cũ và để cải tiến chất lượng. Hiện giờ, các công ty có thể sản xuất và cung cấp các máy móc như máy ghép (Finger Jointing Lines), máy cắt mộng tự động hai đầu (Automatic double end tenoners), máy cắt khuôn hàng loạt cũng như các dụng cụ cơ bản như cưa, máy bào, máy bào bàn, vv. Chưa có số liệu chính xác về tỉ lệ máy chế biến gỗ nhập khẩu nhưng số lượng ứng tính khoảng hơn 80%. Điều này, như đã nói ở trên, là một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất trong nước. Năm 2006, tổng giá trị máy móc chế biến gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là 57 triệu đô la Mỹ. Máy móc được mua chủ yếu từ Nhật, Ý, Đài Loan, Trung Quôc và Đức. Nhiều máy móc chất lượng cao hơn sẽ được nhập khẩu khi số nhà sản xuất chuyển sang sản xuất đồ nội thất trong nhà tăng lên. Các máy móc nhập khẩu được cung cấp bởi mạng lưới các công ty thương mại. Hầu hết là các công ty thương mại trong nước, một số là đại diện của công ty nước ngoài. Cũng có nhiều trường hợp các nhà sản xuất đồ gỗ tự liên hệ và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất ngước ngoài. 2.2.6 Đào tạo kỹ thuật, quản lý và hướng nghiệp Ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam được hỗ trợ bởi một hệ thống các trường đào tạo nghề và các cơ quan nghiên cứu để cung cấp các kiến thức chế biến cho những nhà quản lý và công nhân. Có 3 kiểu cơ quan nghiên cứu và trường đào tạo nghề khác nhau (bao gồm đại học, cấp 3, cấp 2, trường dạy nghề kỹ thuật và trường đào tạo cán bộ quản lý) trên cả nước. Hệ thống đào tạo về rừng nằm trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT bao gồm Viện khoa học tài nguyên rừng (đào tạo sau đại học), Cao đẳng lâm nghiệp ở Xuân Mai, Hà Tây, 2 trường đào tạo cán bộ quản lý về nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hà Nội và Tp.HCM, 3 trường trung cấp lâm nghiệp trung ương tại Quảng Ninh, Đông Nai và Gia Lai; trường hướng nghiệp dạy nghề chế biến gỗ tại Hà Nam, trường công nhân lâm nghiệp trung ương Số 1 tại Lạng Sơn, Số 2 tại Ninh Bình, Số 3 tại Bình Dương, số 4 tại Phú Thọ, 2 trung 15 tâm đào tạo bảo vệ và quản lý rừng ở phía Bắc và phía Nam cũng mới được thành lập. Nhìn chung, hệ thống đào tạo đã cung cấp nguồn nhân sự đáng kể cho ngành nhưgn chất lượng đào tạo hiện nay, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ, máy móc, thiết kế, marketing… vẫn rất kém. Hàng năm, các đơn vị đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT tuyển sinh 5.170 sinh viên trong đó 70 là thạc sĩ, 800 là cử nhân chính quy, 450 tại chức, 50 sinh viên cao đẳng, 850 học sinh trung học chính quy và, 400 học sinh trung học tại chức, và 2.550 học sinh tại các trường hớng nghiệp. Bênc cạnh các trường đại học và cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT, còn có trường Cao đẳng Nông Lâm Thủ Đức, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên và Đại học Lâm Nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo. Uỷ ban nhân dân tỉnh đang quản lý 10 cơ sở đào tạo bao gồm 1 trường đại học (Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá), 8 trường trung học và 1 trường dạy nghề. Những trường học này đang đào tạo 800 sinh viên cả chính quy và tại chức tại các trường đại học cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật. Số lượng cán bộ và công nhân lâm nghiệp được đào tạo bởi các đơn vị này là hơn 80.000 trong đó đào tạo sau đại học là 13.000 (tiến sĩ 110, thạc sĩ 200), đào tạo trung học là 27.000 và công nhân lành nghề là 40.000. Tuy nhiên, đầu ra của các khoá đào tạo này thường không liên quan đến sanr xuất đồ gỗ trừ một số trường dạy nghề. Bên cạnh đó, rõ ràng là các kiến thức đào tạo tổng hợp không được đưa đến tận các thợ kỹ thuật lành nghề. Dưới áp lực của việc khan hiếm nguồn lao động, một số mô hình hợp tác đã được đưa vào hoạt động rất hiệu quả. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã mời các nhà sản xuất đồ gỗ đặt trụ sở trong khu vực thuộc phạm vi của trường và thuê sinh viên làm tập sự để tham gia vào các hoạt động sản xuất. Ngoài ra, mô hình Công-Tư liên danh đào tạo công nhân ngành gỗ đã được triển khai tại Đak Lak dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của tổ chức GTZ (Đức). 2.2.7 Các nhà sản xuất đồ gỗ Theo số liệu của Bộ NN& PTNT, có khoảng 2562 doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinh doanh đồ gỗ trên cả nước. Trong số đó có 374 công ty nhà nước, 421 công ty có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 1,2 tỉ đô la Mỹ (tính đến 14/12/2006) và còn lại là các doanh nghiệp tư nhân địa phương. Tổng công suất chế biến của các doanh nghiệp này là khoảng 3 triệu m3/năm (bao gồm gỗ nguyên khối và ván nhân tạo). Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ đều đặt tại Bình Định, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ... Quy mô của các công ty chế biến gỗ có thể chia làm 3 nhóm: 16 Nhóm 1. Công ty quy mô lớn với công suất hàng tháng khoảng 100 đến 350 công-ten-nơ 40ft Nhóm 2. Công ty quy mô vừa với công suất hàng tháng khoảng 20 đến 100 công ten nơ 40ft. Nhóm 3. Công ty quy mô nhỏ với công suất hàng tháng nhỏ hơn 20 công ten nơ 40ft. Trong số các công ty này đã có 99 công ty đạt được Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm (COC ) và số lượng các công ty đạt chứng nhận sẽ còn tăng trong tương lai. Hầu hết các công ty lớn và một số công ty vừa cũng đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và SA 8000. Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ còn thấp. Lợi nhuận trước thuế so với tổng vốn đầu tư năm 2008 của toàn ngành là 2,5% trong đó lợi nhuận của các công ty ở phía nam là 5,48%, 14 lần cao hơn so với các doanh nghiệp ở phía Bắc (0,04%). Các công ty chế biến đồ gỗ cũng đang trong quá trình tập hợ lại để thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc hợp tác và đồng minh chiến lược. Mới đây, một số nhà sản xuất đã đóng vai trò nhà thầu phụ cho các công ty với năng lực giới hạn hoặc sản xuất các chi tiết đặc biệt. Các nhà sản xuất đã dần nhận ra rằng mỗi công ty phải tìm ra yếu tố cạnh tranh chủ chốt của mình và tập trung vào đó. Cùng lúc đó, một số công ty đang cố gắng chính thức hội nhập vào khu vực sản xuất ván và lớp dán bề mặt để có thêm sức mạnh trong việc điều chỉnh chi phí và giá cả. Thêm vào đó, họ cũng đang là nhà cung cấp cho các công ty sản xuất đồ gỗ nhỏ. Các công ty chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà còn trong lĩnh vực trình độ công nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hoá sản phẩm và thậm chí là nâng cao hình ảnh về ngành công nghiệp gỗ trên thị trưòng thế giới. Vì giá lao động ngày càng tăng và khan hiếm nguôn nhân công trong nước nên các nhà sản xuất nước ngoài từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đang tìm kiếm một môi trường sản xuất kinh doanh phù hợp hơn ở Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, và gần đây là Việt Nam. Đây là thời cơ rất tốt để thúc đẩy sản xuất ở Việt Nam khi các doanh nghiệp Đài Loan xây dựng và mở rộng quy mô nhà máy tại đây, đặc biệt là tại Tp.HCM vì họ đang tăng tốc để đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chạy đua xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Châu Âu. Có cở sở để đặt niềm tin và sự lạc quan vào tiềm năng ở đây và vì vậy một nguồn vốn khổng lồ đã được đầu tư để đặt dấu ấn chắc chắn vào thị trường sản xuất đồ nội thất đang lên này. Những nhà máy mới này được trang bị máy móc mới với các loại thiết bị mới nhất trong một số công đoạn – như hoàn thiện. 2.2.8 Các đại lý và công ty môi giới Đây là các cá nhân hoặc công ty đóng vai trò đàm phán và xác lập mối làm ăn theo chỉ dẫn của người uỷ nhiệm hoặc đóng vai tròn trung gian giữa người mua và người bán. Họ không mua bán cho mình mà làm việc vì hoa hồng. Hầu hết các đại lý làm đại diện cho hơn một nhà sản xuất mặc dù tránh cạnh tranh lẫn nhau. Thông thường đại diện của bên mua thường đặt 17 văn phòng tại đất nước của bên bán. Có rất nhiều đại lý và công ty môi giới về mua bán gỗ hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết là các công ty môi giới mua hàng như Carrefour, Ikea, Diamond Keystone Associates nhưng cũng có một số liên quan đến cả tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất như Scancom. Các đại lý mua hàng cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành, gần đây, Carrefour đã nhập khẩu 20 triệu đô la Mỹ đồ gỗ trong năm 2006, trong khi Scancom đã xuất khẩu khỏi Việt Nam hơn 40 triệu đô. 2.2.9 Vận tải và giao hàng Các công ty vận tải đường biển và chuyên chở nội địa và nước ngoài thường cung cấp một số dịch vụ kèm theo như thủ tục hải quan, thuê công-ten-nơ, thuê tàu, vận tải nội địa, vv. Sự cạnh tranh giữa các công ty vận tải rất khốc liệt. Mỗi công ty thường mạnh trong một khu vực vận tải nhất định. Vận tải hàng hoá tại Việt Nam thường cao hơn ở Trung Quốc vì mật độ giao thông đông và cơ sở hạ tầng cảng biển còn yếu kém. 2.2.10 Nhà nhập khẩu/ Nhà bán buôn/ Nhóm mua hàng Bằng việc tự đứng ra mua hàng bằng tiền của mình, các nhà nhập khẩu hoặc bán buôn có quyền quyết định đối với hàng hoá của mình và chịu trách nhiệm cho các hoạt động bán hàng tiếp theo và phân phối trên đất nước/thị trường của mình. Họ rất quen thuộc với thị trường trong nước và có thể cung cấp nhiều thông tin cho các nhà sản xuất nước ngoài bên cạnh hoạt động kinh doanh mua bán, như các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc gửi hàng, giữ kho. Sự phát triển mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà nhập khẩu có thể đưa đến mức độ hợp tác cao hơn trong việc đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp cho thị trường, các xu thế mới, sử dụng nguyên liệu và các yêu cầu chất lượng. Nhóm mua hàng được hình thành để hỗ trợ các nhà bán lẻ có điều kiện tốt hơn. Họ thường mua cho một bộ sưu tập của các công ty nhỏ. Nhóm mua hàng vận hành kiểu như một hợp tác xã và tìm kiếm giá cả tốt hơn và dịch vụ tốt hơn bằng ưu thế về số lượng mua của họ. Tuy nhiên họ thường không có kho chứa hàng và yêu cầu hàng hoá phải được chuyển đến thẳng những cửa hàng bán lẻ. Điều này đòi hỏi phải thêm một chút phức tạp cho nhà sản xuất là phải làm các giấy tờ cần thiết và điều hành khâu vận chuyển. 2.2.11 Nhà bán lẻ Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi phân phố từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ với quy mô khác nhau từ quy mô nhỏ được biết đến ở Mỹ như chuỗi cửa hàng ‘Mom & Pop’ đến các đại gia bán lẻ như Walmart, IKEA và Carrefours. Các cửa hàng nhỏ thường là chuyên gia hoặc về sản phẩm hoặc về dịch vụ. Họ mua từ nhà 18 bán buôn và thường không kèm theo dịch vụ lưu kho. Nhà bán buôn đã tính họ cả chi phí nhập khẩu, lưu kho và phân phối. Giá cả có thể tăng nhưng thường trong khoảng từ 80 đến 100%, đôi khi có thể hơn so với giá FOB. Nhà bán lẻ sau đó cũng thêm vào khoảng 100% công với thuế và vì vậy khi đồ gỗ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì giá cả đã cao gấp 4 lần so với giá FOB. Đối tượng tiếp theo là nhóm mua hàng, người mua đại diện cho một số nhà bán lẻ mua hàng với số lượng lớn. Họ lấy một tỉ lệ phần trăm nhất định trong giá sản phẩm trả công cho dịch vụ tìm kiếm và lựa chọn của mình. Thường thì tỉ lệ đó khoảng 10% đến 12% nhưng các nhà bán lẻ đã chịu tất cả các chi phí từ nhà máy đến cửa hàng nên giá cuối cùng của sản phẩm cũng chỉ tương đương với giá mua từ nhà bán buôn và các nhà bán lẻ có thể đạt được mức tăng giá lớn hơn 100%. Tiếp đến là các chuỗi cửa hàng nhỏ. Đây là nhóm cửa hàng thuộc cùng một chủ sở hữ hoạt động trong một thành phố hoặc một địa phương nhưng thường không phân bố rộng khắp cả nước. Họ thường hoạt động như những nhà bán buồn thu mua hàng về một trung tâm chứa hàng và phân phối đến các cửa hàng của mình. Và khi hàng đến tay người tiêu dùng thì giá cả cũng gấp 4 lần giá FOB. Nhóm tiếp theo là các nhà phân phối bán lẻ lớn như IKEAs, Walmarts, Carrefours, vv. Nhóm này là ông chủ trên khắp thế giới và có quyền năng chi phối biệc mua bán hàng. Họ mua trực tiếp từ nhà sản xuất và bán trực tiếp cho các khách hàng cuối cùng. Họ tìm kiếm lợi nhuận từ các nền kinh tế và rất cứng rắn trong quá trinh đàm phán mua hàng. Họ thường yêu cầu số lượng lớn với giá rất rẻ. Họ thường bán háng với giá ưu việt thấp hơn 20 –22% trong các cửa hàng của mình do đó để cung cấp hàng cho họ các nhà sản xuất cần phải hết sức năng suất để có thể thu được lợi nhuận. Ngày càng nhiều nhóm mua hàng lớn đang trở thành độc quyền trong thị trường của họ. Do quá trình toàn cầu hoá, các nhà phân phối lớind đang nắm bá quyền trong thị trường và các nhà cung cấp của họ bị ngập trong các đơn hàng khối lượng lớn và không cso thời gian để tìm kiếm cơ hội giá cao hơn ở những người mua hàng khác. Những nhóm mua hàng này có chi phí khổng lồ và những bất cập trong hệ thống. Trong khi họ thường bán với giá khuyến mại cho khách hàng thì mức giá khuyến mại đó là đạt được từ những thực tế mua hàng tàn khốc. Thực tế này có thể khốc liệt với các nhà sản xuất. Cần phải hiểu rằng cung cấp hàng cho các đại gia phân phối bán lẻ đòi hỏi nhà sản xuất phải có hiệu suất tối ưu hoặc lợi nhuận phải bị hy sinh cho số lượng và công ty sản xuất có thể sẽ hoàn toàn thất bại. Việc cung cấp số lượng lớn như vậy có thể mang lại những kinh nghiệm quý báu và khả năng cọ sát trong ngành tuy nhiên mục tiêu vẫn là tiến gần hơn tới khách hàng cuối cùng. Bên cạnh đó để cung cấp cho các công ty lớn, các nhà sản xuất cần phải có chiến lược tiến đến việc hình thành chuỗi cung cấp độc lập. 19 2.2.12 Khách hàng Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, người chi tiền để mua sản phẩm về nhà. Đây là khâu cuối cùng của chuỗi giá trị. Khách hàng bị thuyết phục mua hàng bằng kiểu dáng thiết kế, địa điềm và chất lượng sản phẩm tại cửa hàng, bởi xu hướng mốt, bởi áp lực từ những người xung quanh và bởi sự cần thiết về chức năng sử dụng. Giá mà khách hàng sẽ trả được chi phối bởi tính sẵn có, khả năng chi trả, chất lượng và phương thức thanh toán. 2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh đồ gỗ Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đã tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 344.940.000 đô la Mỹ năm 2000 đã đạt 1,1 tỉ đô la năm 2004, 1,98 tỉ năm 2006 và 2,72 tỷ năm 2008. Việt Nam cũng đặt mục tiêu cho kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỉ đô la với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 29.8%. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tại Việt Nam 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 345 385 533 711 1,101 1,560 1,980 Đơn vị: Triệu USD 2007 2008 2,400 2,721 Nguồn: Tổng cục thống kê (2007) EU, Nhật Bản, Mỹ và Úc là các thị trường lớn nhất cho các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Chuyên chở sang thị trường Mỹ nói riêng đạt trên 1 tỷ đô la năm 2008, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thị phần của đồ gỗ Việt Nam tại những thị trường trên còn rất nhỏ so với thực tế tiêu thụ. Bảng 5: Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2008 TT Thị trường 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Achentina CH Ailen Aixơlen Ấn Độ Anh Áo  Arập Xê út Ba Lan Bỉ Bồ Đào Nha Braxin Tiểu vương quốc Kim ngạch (USD) 1.354.214 18.887.030 1.240.423 5.766.892 197.651.285 4.254.227 1.907.175 14.997.762 33.312.913 4.204.565 418.406 7.268.826 TT Thị trường 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Italia Látvia Lítva Malaixia Nauy CH Nam Phi Niu Zilân Liên bang Nga Nhật Bản Ôxtrâylia Phần Lan Pháp Kim ngạch (USD) 46.786.705 1.255.407 299.708 15.474.250 7.793.383 3.185.934 13.672.212 4.524.758 378.839.382 6.007.055 15.687.742 101.316.259 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan