Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chiến lược thu hút đầu tư vào khu công nghiệp dệt may phố nối b’’...

Tài liệu Chiến lược thu hút đầu tư vào khu công nghiệp dệt may phố nối b’’

.PDF
90
305
111

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN PHAN ANH CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN PHAN ANH CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN MINH TUẤN Hà Nội, 2019 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Lãnh đạo Học viện, khoa Quản trị doanh nghiệp Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Banh lãnh đạo và CBCNV Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối đã nhiệt tình hợp tác và cung cấp những thông tin và số liệu có ích và quý giá để nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã có những nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình, chỉnh lý của các thầy cô cũng như các anh chị đi trước để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2019 Học viên Trần Phan Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP .......................................................................... 5 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 5 1.2. Chiến lược thu hút đầu tư vào KCN ........................................................ 18 1.3. Hiện trạng thu hút đầu tư của các Khu công nghiệp tại Việt Nam và bài học cho KCN Phố Nối B ................................................................................. 34 Chương 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN DỆT MAY PHỐ NỐI B ...................................................................... 41 2.1. Tổng quan về KCN Phố Nối B ................................................................ 41 2.2. Thực trạng thu hút đầu tư vào KCN Phố Nối B....................................... 52 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thu hút đầu tư vào KCN........................... 61 Chương 3. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN DỆT MAY PHỐ NỐI B ...................................................................... 65 3.1. Định hướng phát triển KCN ..................................................................... 65 3.2. Một số giải pháp chủ yếu thu hút đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B...... 65 3.3. Đề xuất kiến nghị ..................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CBCNV Cán bộ công nhân viên KCN Khu Công nghiệp KCN PHỐ NỐI B Khu Công nghiệp dệt may Phố Nối B KCX Khu Chế xuất KKT Khu Kinh tế NSNN Ngân sách nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài MNC Multinational corporation - Các công ty đa quốc gia ODA Offical Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực năm 2012 .................................................................................................. 10 Bảng 1. 2. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và các nước trong khu vực ................................................................................................................... 20 Bảng 1. 3. Bảng so sánh dân số Việt Nam và các nước trong khu vực .......... 26 Bảng 1. 4. Phân bổ các Khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2012................. 35 Bảng 1. 5. Xếp hạng đào tạo lao động các tỉnh năm 2012.............................. 44 Bảng 1. 6. Xếp hạng PCI cả nước năm 2012 .................................................. 45 Bảng 1. 7. Các chỉ số ngành dệt may Việt Nam năm 2015 ............................ 53 Bảng 1. 8. Biểu đồ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam (2011 - 2015)....... 54 Bảng 1. 9. Biểu đồ năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam (2010 - 2015) ......................................................................................................................... 54 Bảng 1. 10. Biểu đồ xuất khẩu dệt may của Việt Nam qua các năm .............. 55 Bảng 1. 11. Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam ................... 56 Bảng 1. 12. So sánh các Khu công nghiệp tương đồng .................................. 68 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ Hình 1. 1. Sơ đồ tổ chức công ty..................................................................... 49 Hình 1. 2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN dệt may Phố Nối B.............. 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tiếp tục tiến hành đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chú trọng việc phát triển mạnh cả công nghiệp song song với nông nghiệp. Những năm qua, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế, quy mô ngày càng mở rộng, trình độ công nghệ dần dần được nâng cao. Công nghiệp đã trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc dân, góp phần to lớn vào việc nâng cao năng lực kinh tế của đất nước và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Trong quá trình phát triển, cơ cấu nội tại của công nghiệp đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng giá trị các ngành khai thác, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo. Việt Nam hiện có một số lượng khá lớn Khu công nghiệp nhưng hầu hết các Khu công nghiệp thu hút đầu tư đa nghề, đa lĩnh vực nên không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc thù cho một nghề, một lĩnh vực nào. Điều này dẫn đến việc thiếu một cơ sở kỹ thuật làm điểm mạnh để giải quyết cho bài toán mong muốn của các nhà đầu tư mà dân gian có câu “Buôn có bạn, bán có phường”. Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay, ngành Công nghệp dệt may đang đóng một vai trò quan trọng, là mũi nhọn trong việc xuất khẩu, thu hút nhiều vốn đầu tư FDI, tạo nhiều việc làm cho người lao động dẫn đến nhu cầu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ngành dệt may tăng cao. Chính vì vậy nên phát triển ngành dệt may đang được nhà nước quan tâm và thúc đẩy. Hưng Yên nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất có 1 truyền thống văn hiến từ lâu đời. Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Nam giáp Hà Nam, phía Bắc liền kề với thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển kinh tế công nghiệp. Đồng thời trong nhiều năm qua, tỉnh Hưng Yên đã không ngừng có những chính sách khuyến khích thành lập và thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhận thấy nhu cầu về việc cần thiết phải có KCN chuyên biệt cho ngành dệt may, cùng với những điều kiện thuận lợi mà tỉnh Hưng Yên mang lại, được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công thương, Tổng công ty dệt may Việt Nam - tiền thân của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát xây dựng và triển khai thực hiện Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B thuộc tỉnh Hưng Yên để thu hút tập trung các nhà đầu tư trong và ngoài nước với đa ngành nghề, lĩnh vực nhưng đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư trong lĩnh vực dệt, may. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Chiến lược thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B’’ làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề mang tính chiến lược đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm thể hiện qua đường lối, chủ trương chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập vấn đề này, trong đó đáng chú ý một số công trình như: PGS .TS Vũ Văn Phúc- TS Trần Thị Minh Châu, "Các khu công nghiệp tập trung và vai trò của nó trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 12,13 và 14 năm 2004. Trần Xuân Tùng, "Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng 2 và giải pháp", NXB Chính trị Quốc gia 2005. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hưng Yên một cách có hệ thống và dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hưng Yên hiện nay là vấn đề rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp nói chung và giai đoạn tiếp theo của KCN dệt may Phố Nối B nói riêng trong thời gian tới. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề mang tính cơ bản về vốn đầu tư, hình thức đầu tư và phương pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B. Từ đó, rút ra những nguyên nhân còn thiếu sót, đưa ra những biện pháp phù hợp và hiệu quả nhất đóng góp cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp khác. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến lược thu hút đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B tỉnh Hưng Yên. - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước vào KCN Phố Nối B trong lĩnh vực dệt may. - Về thời gian: số liệu nghiên cứu được sử dụng trong khoảng thời gian từ 2011-2017. 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin như chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát, thống kê,... trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê, tài liệu của các khu công nghiệp để phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Đề xuất những giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hưng Yên thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định những chính sách phát triển các khu công nghiệp ở Hưng Yên và cho sinh viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận văn, phương pháp nghiên cứu, tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B Chương 3: Phương hướng và giải pháp chiến lược thu hút vốn đầu tư vào KCN dệt may Phố Nối B 4 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đầu tư - Khái niệm thứ nhất: Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để vận hành một loại tài sản kinh doanh nào đó gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất hoặc để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay lấy lãi được gọi là đầu tư tài chính nhằm sinh lợi dần hoặc thỏa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai (thường gọi là vòng đời dự án đầu tư). - Khái niệm thứ hai: Đầu tư là sự dử dụng vốn nhằm tạo nên các dự trữ và tiềm năng về tài sản để sinh lợi dần theo thời gian trong tương lai. Sự dự trữ được hiểu như một nhà máy được xây dựng lên không phải là để sử dụng hết ngay một lúc mà phải khai thác và vận hành nó trong nhiều năm, phần chưa sử dụng hết của nó có thể coi như một dự trữ hay một tiềm năng. Dự trữ về vật tư để hình thành vốn lưu động cũng có ý nghĩa tương tự. - Khái niệm thứ ba: Đầu tư là một chuỗi hành động chi cho một chủ trương kinh doanh nào đó và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi các khoản thu để đảm bảo hoàn vốn và có lãi một cách thỏa đáng. Khái niệm này thì đầu tư được quan niệm như một dòng nghiệp vụ thu chi sinh ra từ một chủ trương kinh doanh nào đó. - Khái niệm tứ tư: Đầu tư là một quá trình quản lý, sử dụng tài sản một cách hợp lý, nhất là về mặt cơ cấu của tài sản để sinh lợi. Tài sản này được hiểu là một tổng thể các nhân tố và nguồn lực của sản xuất - kinh doanh thuộc quyền sử dụng của một doanh nghiệp nào đó tồn tại dưới hình thức vật chất (như nhà xưởng, máy móc, dự trữ vật tư) hoặc dưới hình thức tiền tệ và tài 5 chính (tiền mặt, các khoản cho vay, giấy tờ có giá…) hoặc dưới hình thức phi vật chất (uy tính của thương hiệu…) hoặc dưới hình thức lực lượng lao động. - Khái niệm thứ năm: Đầu tư cho phương tiện sẩn xuất để thay thế lao động trực tiếp thủ công là một cách đi đường vòng và là lao động gián tiếp, đầu tư cũng là một hình thức hạn chế tiêu dùng hôm nay để thu hút được hàng tiêu dùng nhiều hơn trong ngày mai. - Khái niệm thứ sáu: Đầu tư là sử dụng các khoản tiền đã tích lũy được của xã hội, của các cơ sở sản xuất - kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất của xã hội nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. - Đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ tập trung sử dụng khái niệm này. 1.1.2. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong chiến lược thu hút đầu tư, tìm hiểu và xem xét nguồn vốn đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm nắm bắt được nguồn vốn họ dùng để đầu tư, từ đó có những bước phân tích tiếp theo để tiếp cận hiệu quả. 1.1.2.1. Nguồn vốn trong nước Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn đầu tư trong nước có ý nghĩa quyết định trong công cuộc phát triển quốc gia. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân. - Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn 6 vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. + Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. + Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. + Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. - Nguồn vốn từ khu vực tư nhân Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ 7 trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích lũy truyền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp), tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội. 1.1.2.2. Nguồn vốn nước ngoài Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau: - Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA - offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF. Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, 8 thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. - Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. 9 - Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Đối với thị trường vốn quốc tế, vốn từ đầu tư trực tiếp (FDI) là thị trường vốn đầu tư chủ yếu vào các KCN, KCX. 1.1.3. Thu hút đầu tư Thu hút đầu tư là việc dựa trên các đặc điểm về điều kiện tự nhiên có sẵn đồng thời áp dụng các biện pháp, chính sách cả về vĩ mô và vi mô nhằm thu hút các nhà đầu tư đem vốn đến đầu tư bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và nơi tiếp nhận. Lợi ích của thu hút đầu tư được thống kê qua các chỉ số của các cơ quan nhà nước cho thấy thu hút đầu tư đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích rõ rệt. Bảng 1. 1. GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực năm 2012 Nguồn: Tổng hợp từ IMF Trong 30 năm, Việt Nam từ một quốc gia nghèo (GDP đầu người năm 1989 là 100 USD /người/ năm) đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung 10 bình. Tính đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 318,72 tỷ USD, vốn thực hiện là 172,35 tỷ USD, GDP đầu người đã tăng lên là 2.400 USD/ người/ năm, quốc gia có tốc độ hội nhập ấn tượng, là đối tác chiến lược của các quốc gia lớn, có tiếng nói quan trọng trong Liên hợp quốc, có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong đó, đóng góp đầu tư nước ngoài trên nhiều mặt trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ phát triển của đất nước như: Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đã đóng góp nguồn vốn rất quan trọng cho tăng trưởng và xuất khẩu. Vốn FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội. Mặc dù vẫn được ưu tiên trong tiếp cận đất đai, tiền thuê đất, miễn giảm thuế, song đóng góp thu ngân sách của khu vực FDI không hề thua kém các doanh nghiệp trong nước. Năm 2017, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu 155,4 tỷ USD chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu gần 30 tỷ USD, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nhập siêu. Thứ hai, đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng trong việc giải quyết lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, một nhân tố cơ bản cho hội nhập và phát triển. Những năm đầu của thập niên 90, dư thừa lao động, thiếu việc làm là vấn đề không dễ giải quyết, song đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng giải quyết khó khăn đó và nâng dần vị thế của lao động Việt Nam. Trong quá trình làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động đã trưởng thành trên nhiều mặt: tác phong công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ kỹ năng chuyên môn kỹ thuật và quản lý, trình độ ngoại ngữ... Nhiều lao động sau thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã trở thành những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, nòng cốt trong 11 các doanh nghiệp. Kết quả trên vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi chi phí nhân công Việt Nam thấp hơn nhiều so với chi phí nhân công từ nước ngoài trong cùng một vị trí công tác. Đồng thời, rất có lợi cho phát triển công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp đóng góp chuyển giao và phát triển công nghệ, tham gia và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa tại Việt Nam. Trong các doanh nghiệp FDI, nhiều máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã được nhập khẩu phục vụ sản xuất, các quy trình kỹ thuật, bí quyết công nghệ và lý thuyết, kinh nghiệm quản lý đã được chuyển giao cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý Việt Nam; nhiều công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý người Việt Nam có thể đảm đương tốt các vị trí của lao động nước ngoài. Việc nhiều tập đoàn kinh tế lớn có sản phẩm hàm lượng công nghệ cao đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa kỳ... đã đầu tư vào Việt Nam, điển hình là tập đoàn Samsung đặt mục tiêu xây dựng cứ điểm lớn nhất thế giới của Samsung tại Việt Nam và gần đây nhất đã xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển lớn với 2.000 kỹ sư tuyển dụng tại Việt Nam là điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu và phát triển công nghệ. Thứ tư, đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy và làm cho hội nhập có chiều sâu hơn. Hội nhập và đầu tư nước ngoài là hai mặt tương hỗ, kết quả hội nhập cũng thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và ngược lại. Nói đến các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới, biểu tượng của hội nhập, không thể không nhắc đến đầu tư nước ngoài. đầu tư nước ngoài còn gián tiếp thúc đẩy giao lưu văn hóa, xã hội và du lịch, cầu nối hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan