Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư yên bình....

Tài liệu Chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư yên bình.

.PDF
118
279
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- HOÀNG VĂN LONG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- HOÀNG VĂN LONG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM HÀO XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - Năm 2016 LỜI CÁM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô của Viện Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại Trƣờng, giúp tôi tiếp cận tƣ duy khoa học để phục vụ cho công việc và cuộc sống hàng ngày của tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Trần Kim Hào vì đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Với sự hƣớng dẫn rất bài bản và khoa học của Tiến sỹ, tôi đã học hỏi đƣợc những kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, thiết thực và bổ ích. Đặc biệt, tôi vô cùng cám ơn Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập số liệu, phát phiếu thăm dò ý kiến, phỏng vấn và các hỗ trợ khác, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận đƣợc những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016 Ngƣời viết Hoàng Văn Long LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nội dung của công trình nghiên cứu này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2016 Ngƣời viết Hoàng Văn Long MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................... 3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 3 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN........................................... 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ....................................................................... 4 CHƢƠNG 1: ..................................................................................................... 5 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................... 5 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................................... 5 1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC ...... 6 1.2.1 Khái niệm về chiến lƣợc ....................................................................... 6 1.2.2 Khái niệm về quản trị chiến lƣợc ......................................................... 9 1.3. VAI TRÕ CỦA CHIẾN LƢỢC ........................................................... 9 1.4. PHÂN LOẠI CHIẾN LƢỢC ............................................................. 10 1.5. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN .......... 12 1.4.1. Xác định mục tiêu, sứ mạng của doanh nghiệp .................................. 12 1.4.1.1Xác định sứ mạnh của doanh nghiệp ................................................ 12 1.4.1.2Xác định mục tiêu của doanh nghiệp ................................................ 14 1.4.2. Nghiên cứu các môi trƣờng bên ngoài ............................................... 15 1.4.2.1.Môi trƣờng vĩ mô ............................................................................. 16 1.4.2.2. Môi trƣờng vi mô ......................................................................... 20 1.4.3. Phân tích nội bộ .................................................................................. 23 1.4.4. Đề xuất và lựa chọn chiến lƣợc .......................................................... 26 1.4.4.1. Các công cụ để hình thành chiến lƣợc......................................... 26 1.4.4.2. Lựa chọn chiến lƣợc ..................................................................... 35 CHƢƠNG 2: ................................................................................................... 36 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................... 36 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 36 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36 2.2.1. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính..................................... 36 2.2.2. Thực hiện phỏng vấn sâu .................................................................... 36 2.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ...................... 37 2.3.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................... 37 2.3.2. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................... 37 CHƢƠNG 3: ................................................................................................... 39 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH ....................................... 39 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH ................................................................................................... 39 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty ........................................... 39 3.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty ...................................................................... 40 3.1.3. Ngành nghề kinh doanh Công ty ........................................................ 41 3.1.4. Các dự án đang triển khai của Công ty .............................................. 41 3.1.5. Các đối tác chiến lƣợc của Công ty .................................................... 43 3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ....................................... 44 3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH ...................................................................... 45 3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô................................................................................ 45 3.2.1.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................... 45 3.2.1.2. Yếu tố chính trị và luật pháp ........................................................ 48 3.2.1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội.................................................................. 48 3.2.1.4. Yếu tố tự nhiên ............................................................................. 49 3.2.1.5. Yếu tố dân số - lao động .............................................................. 49 3.2.1.6. Yếu tố công nghệ.......................................................................... 50 3.2.2. Môi trƣờng vi mô................................................................................ 51 3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................ 51 3.2.2.2. Khách hàng ................................................................................... 54 3.2.2.3. Nhà cung cấp ................................................................................ 55 3.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ........................................................ 55 3.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH ...................................................................... 59 3.3.1. Nguồn nhân lực .................................................................................. 59 3.3.2. Tài chính ............................................................................................. 62 3.3.3. Marketing............................................................................................ 64 3.3.4. Hệ thống thông tin .............................................................................. 64 3.4. XÂY DỰNG MA TRẬN SOWT ....................................................... 67 CHƢƠNG 4: ................................................................................................... 71 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ YÊN BÌNH ................................................................... 71 4.1. LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC QUA VIỆC SỬ DỤNG MA TRẬN QSPM ........................................................................................................... 72 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN .......................................................................................................... 82 4.2.1. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ....................................... 82 4.2.2. Các giải pháp Marketing và bán hàng ................................................ 84 4.2.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị trƣờng .............. 87 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT 1. Ký hiệu viết tắt APEC 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. ASEAN BQL CEO CPI EFE GDP HC-TH IFE 10. IT Complex 11. 12. 13. 14. 15. KCN KH-ĐT QL&VH QLXD QSPM 16. 17. 18. SBU Smart City SWOT 19. 20. TC-KT TPP 21. 22. 23. TSLĐ WTO XLNT Nguyên nghĩa Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Ban quản lý Giám đốc điều hành Chỉ số giá tiêu dùng Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Hành chính - Tổng hợp Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình Khu công nghiệp Kế hoạch - Đầu tƣ Quản lý và vận hành Quản lý xây dựng Ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng Chiến lƣợc cấp kinh doanh Khu đô thị thông minh Yên Bình Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ Tài chính - Kế toán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng Tài sản lƣu động Tổ chức thƣơng mại thế giới Xử lý nƣớc thải i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1. Bảng 1.1: Mẫu ma trận EFE 28 2. Bảng 1.2: Mẫu ma trận các yếu tố bên trong 29 3. Bảng 1.3: Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh 30 4. Bảng 1.4: Mẫu ma trận SWOT 31 5. Bảng 1.5: Mẫu ma trận QSPM 35 6. Bảng 3.1: 7. Bảng 3.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 53 8. Bảng 3.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 56 9. Bảng 3.4: 10. Bảng 3.5: 11. Bảng 3.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 65 12. Bảng 3.7: Ma trận SWOT của Công ty Yên Bình 67 13. Bảng 3.8: 14. Bảng 4.1: Ma trận QSPM nhóm SO 72 15. Bảng 4.2: Ma trận QSPM nhóm ST 74 16. Bảng 4.3: Ma trận QSPM nhóm WO 76 17. Bảng 4.4: Ma trận QSPM nhóm WT 79 Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Yên Bình qua các năm Tình hình lao động năm 2015 của Công ty Yên Bình Bảng chỉ tiêu tài chính của Công ty Yên Bình qua các năm Tóm tắt các chiến lƣợc trên cở sở ma trận SWOT ii 44 60 63 69 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Hình Nội dung Trang 1. Hình 1.1: Các căn cứ hình thành sứ mệnh của công ty 14 2. Hình 1.2: Mô hình 5 yếu tố cạnh trạnh 20 iii DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Biểu 1. Sơ đồ 3.1: 2. Sơ đồ 3.2: Nội dung Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Yên Bình và Tổ hợp Yên Bình Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Yên Bình iv Trang 40 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu 1. Biểu đồ 3.1 2. Biểu đồ 3.2 Nội dung Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam qua các năm Đóng góp của các lĩnh vực vào GDP Việt Nam năm v Trang 46 47 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI "Có chiến lược mà không có chiến thuật thì làm chậm con đường dẫn đến chiến thắng. Có chiến thuật mà không có chiến lược thì đó là dấu hiệu trước của thất bại." Đây là đúc kết của Tôn Vũ, vị tƣớng quân của nƣớc Ngô sống vào cuối thời Xuân Thu. Cuốn “Binh pháp Tôn Tử” của Tôn Vũ tổng hợp lại các kinh nghiệm, bài học mà Tôn Vũ có đƣợc khi trải qua nhiều cuộc chiến lớn, nhỏ trên nhiều cƣơng vị nhƣ Tƣớng cầm quân trực tiếp ngoài chiến trƣờng, Quân sƣ, Cố vấn cho các vị Vua, Nhà ngoại giao, Ngƣời thƣơng thuyết,… đƣợc xem là một trong những binh thƣ kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới. Tuy nhiên, bộ Binh Thƣ này, đặc biệt là các kinh nghiệm, bài học về chiến lƣợc để dành thắng lợi, ngày nay đang đƣợc các CEO và Ngƣời quản lý các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới xem là “Kim Chỉ Nam” và vận dụng để đƣa Tổ chức kinh tế do mình quản lý và điều hành phát triển bền vững. Việc trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), APEC, AFTA và đặc biệt là thực hiện các cam kết hội nhập mới mà Việt Nam vừa mới ký kết (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng - TPP, Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC và các Hiệp định Thƣơng mại Tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu) đang tạo ra nhiều cơ hội mới, đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức và áp lực phát triển lớn cho Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nƣớc đòi hỏi phải có một chiến lƣợc phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội mà nó mang lại đồng thời vƣợt qua những thách thức to lớn để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Chiến lƣợc đó là định hƣớng và tầm nhìn để doanh nghiệp hƣớng đến cũng là căn cứ để Ngƣời quản lý doanh nghiệp đƣa ra 1 những quyết định chính xác, kịp thời thậm chí mang tính bƣớc ngoặt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình (Công ty Yên Bình) đƣợc hình thành trong thời kỳ nền kinh tế và tài chính toàn cầu có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính, nợ công xuất phát từ những nền kinh tế mạnh đã dẫn dắt nền kinh tế thế giới trong thời gian qua nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU và ảnh hƣởng lớn đến các nền kinh tế nhỏ hơn là điều tất yếu. Ở thị trƣờng trong nƣớc, vấn đề nợ công đang đƣợc Chính phủ phần nào kiểm soát đƣợc nhƣng thị trƣờng tài chính và bất động sản lại bị ảnh hƣởng nặng nề mà phải nhiều thời gian nữa mới có thể phục hồi. Trong tình cảnh khó khăn chung của thị trƣờng nhƣ trên, Công ty Yên Bình lại có đƣợc cơ hội để phát triển khi lĩnh vực đầu tƣ của mình đƣợc các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đặc biệt quan tâm trong quá trình nghiên cứu để đầu tƣ vào Việt Nam. Nắm bắt đƣợc cơ hội trên, bên cạnh những lợi thế sẵn có, Lãnh đạo Công ty Yên Bình đã có những quyết sách đúng đắn, linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh để đƣa Công ty phát triển. Thực tế, trong thời gian qua, Công ty Yên Bình đã có đƣợc sự thành công nhất định trong các lĩnh vực đầu tƣ, tuy nhiên chỉ là những thành công nhất thời. Khi nền kinh tế thế giới phát triển ổn định, tính cạnh tranh ngày càng cao lên thì những lợi thế mà Công ty Yên Bình có đƣợc có thể sẽ không đủ thể giúp Công ty Yên Bình phát triển bền vững. Vì vậy, để sự phát triển trên kéo dài và mang tính bền vững, Công ty Yên Bình cần phải có đƣợc một chiến lƣợc dài hơi, đƣợc nghiên cứu và xây dựng bài bản và có tính khoa học cao. Với những kiến thức đã đƣợc trang bị trong quá trình nghiên cứu và học tập tại khóa học thạc sỹ của Trƣờng đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng với những kinh nghiệm thực tế của bản bản, tôi lựa chọn đề tài: “Chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Đầu 2 tƣ Yên Bình” để làm đề tài Luận văn thạc sỹ. Xuất phát từ nội dung Đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính của Luận văn là: Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình sẽ theo đuổi chiến lƣợc phát triển nào? 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu chính của Luận văn là đề xuất đƣợc chiến lƣợc phát triển phù hợp cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu, Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính, sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp; - Phân tích, đánh giá các căn cứ hình thành chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình; - Đề xuất chiến lƣợc phát triển tối ƣu cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình và các giải pháp , kiến nghị để triển khai chiế n lƣơ ̣c phát triể n trên. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung vào xây dựng chiến lƣợc phát triển cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình - Phạm vi về thời gian: Luận văn xem xét chiến lƣợc phát triển của Công ty trong giai đoạn 2016-2020. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 3 - Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp; - Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng công tác quản lý và điều hành tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình, luận văn đã xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển và đƣa ra các giải pháp nhằm triển khai chiến lƣợc một cách hiệu quả nhất. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn bao gồm bốn chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình Chƣơng 4: Đề xuất và lựa chọn chiến lƣợc phát triển cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ Yên Bình 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chiến lƣợc có vai trò quyết định đến sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, Chiến lƣợc là đề tài đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, từ những năm 50 của Thế kỷ XX đến nay đã có rất nhiều những nghiên cứu về chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp. Có thể kể đến một số tác phẩm kinh điển về đề tài chiến lƣợc phát triển nhƣ: The Practice of Management của Peter Drucker (xuất bản năm 1954), Leadership in Administration: a Sociological Interpretation của Philip Selznick (xuất bản năm 1957), Strategy and Structure của Alfred Chandler (xuất bản năm 1962), Corporate Strategy của Igor Ansoff (xuất bản năm 1965) và các nghiên cứu của nhóm tƣ vấn Boston BCG, nhóm GE,... Đặc biệt là các tác phẩm nhƣ: Competitive Strategy (xuất bản năm 1980) và Competitive Advantage (xuất bản năm 1985) của Michael Porter đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong việc ứng dụng các kiến thức để xây dựng các chiến lƣợc phát triển cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, chủ đề về chiến lƣợc phát triển cũng có nhiều công trình nghiên cứu nhƣng thƣờng ở tầm vĩ mô và tập trung vào từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể của nền kinh tế. Các công trình này thƣờng đƣợc các Viện nghiên cứu của các Bộ hoặc các Trƣờng đạo học thực hiện nhƣ: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo nghiên cứu khoa học: "xây dựng chiến lược phát triển công 5 nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam;... Các nghiên cứu trên cơ bản đã hệ thống đƣợc cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và xây dựng chiến lƣợc phát triển, tuy nhiên ở tầm vĩ mô và trong từng lĩnh vực phát triển cụ thể. Dƣới góc độ chiến lƣợc phát triển của các doanh nghiệp, gần đây có một số luận án tiến sỹ và thạc sỹ chọn đề tài liên quan đến xây dựng chiến lƣợc nhƣ: - Trần Minh Khoa với đề tài: Chiến lược kinh doanh cho Eximbank; - Nguyễn Tiến Trƣờng với đề tài: Chiến lược phát triển kinh doanh CTCP Kinh Đô đến năm 2015; - Phạm Minh Tú với đề tài: Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; - Nguyễn Thị Mỹ Hằng với đề tài: Xây dựng chiến lược hoạt động ABBank giai đoạn 2011 – 2015; - Mai Anh Tài với đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2020 Các nghiên cứu này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận và cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phát triển cho từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ tƣơng ứng với từng điều kiện tác động cụ thể Riêng đối với Công ty Yên Bình, hiện chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến việc xây dựng chiến lƣợc phát triển cho Công ty Yên Bình. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.2.1 Khái niệm về chiến lƣợc Khái niệm chiến lƣợc có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn gắn liền với lĩnh vực quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của vị 6 tƣớng trong quân đội. Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tƣớng lĩnh” nói đến các kỹ năng hành xử và tâm lý của tƣớng lĩnh. Đến khoảng năm 330 trƣớc công nguyên, tức là thời Alexander Đại đế, chiến lƣợc dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lƣợng nhằm giành thắng lợi trƣớc các đối thủ. Trong lịch sử loài ngƣời, rất nhiều các nhà lý luận quân sự nhƣ Tôn Tử, Alexander, Clausewitz, Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lƣợc trên nhiều góc độ khác nhau. Về sau khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, khái niệm “chiến lƣợc” bắt đầu đƣợc vận dụng trong kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lƣợc, sự khác nhau giữa các định nghĩa thƣờng là do quan điểm và cách tiếp cận của mỗi tác giả. - Năm 1962, Alfred Chandler một trong những nhà khởi xƣớng và phát triển lý thuyết về quản trị chiến lƣợc đã định nghĩa: “Chiến lược là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của một tổ chức và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”. - Năm 1980, James B. Quinn đã định nghĩa có tính khái quát hơn: “Chiến lược là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”. - Sau đó năm 1999, Johnson và Schole định nghĩa lại chiến lƣợc trong điều kiện môi trƣờng có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thoả mãn kỳ vọng của các bên hữu quan”. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan