Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược kinh doanh sản phẩm đông dược tại công ty cổ phần dược danapha ...

Tài liệu Chiến lược kinh doanh sản phẩm đông dược tại công ty cổ phần dược danapha

.DOCX
25
286
145

Mô tả:

Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí MỞ ĐẦU Ở nước ta, nền y học dân tộc chữa bệnh từ những phương thuốc dân gian với nguyên liệu cây cỏ đã có từ lâu đời nhưng gần đây xu hướng sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu trong nước và trên thế giới mới thực sự gia tăng do người tiêu dùng ngày càng đặt nhiều niềm tin hơn vào các sản phẩm thuốc chiết xuất từ thiên nhiên . Bộ Y tế lại đang khuyến khích phát huy tiềm năng, thế mạnh về thuốc dược liệu nhằm bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh nên tốc độ tăng trường thuốc đông dược còn khá tiềm năng giai đoạn 2013-2020. Công ty cổ phần dược Danapha ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, thương hiệu uy tín tại Việt Nam và thế giới. Qua tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua tại công ty cho thấy, công ty vẫn chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cho nhóm sản phẩm đông dược một cách khoa học và đầy đủ để phát huy lợi thế của mình trong môi trường hoạt động ngày càng khó khăn. Việc chủ động đánh giá thực lực sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm đông dược để khắc phục những tồn tại và phát huy những điểm mạnh trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong nước trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những việc làm cấp thiết. Do đó đề tài “Chiến lược kinh doanh sản phẩm đông dược tại Công ty Cổ phần Dược Danapha” được thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA. 1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần dược DaNaPha Địa chỉ:số 253,đường Dũng Sĩ Thanh Khê, thành phố Đà nẵng. Điện thoại: +(84.511) 3760 126 Fax: +(84.511) 3760 127 Website: www.danapha.com - Logo: - Ý nghĩa logo: Tổng quan: Logo được hình thành bởi 9 hình 4 cạnh ghép lại, thể hiện chữ viết tắt của Danapha (d.n.p). Màu xanh lá, màu của cây cỏ dược liệu. Đây là hướng phát triển của Công ty phát huy nguồn dược liệu phong phú của Việt Nam, để có nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ Việt Nam. Truyền thống: Phía trên cùng của logo là số năm la mã (V). Thể hiện tiền thân của Công ty ngày nay là Xưởng dược khu 5 (xưởng dược K.T.T.B). Nơi đây trong những năm chiến tranh ác liệt, các anh chị đi trước đã vượt qua muôn vàn khó khăn để sản xuất được thuốc phục vụ sức khỏe nhân dân. Điều đó nhắc nhỡ thế hệ Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí sau. Không có gì là không làm được, chỉ cần sự đồng lòng quyết tâm cao. Quan hệ khách hàng: Logo giống hình một cánh chinh đang vỗ cánh bay lên, hướng đến tầm cao mới của khoa học kỷ thuật, để đưa số năm uy tín của Danapha đi khắp mọi miền đất nước và ra nước ngoài. Nền tảng: Toàn bộ hình logo được đặt trong hình vững chắc chắn. Danapha sản xuất kinh doanh vì sự phát triển bền vững. Lịch sử hình thành và phát triển: 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dược Danapha gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành dược Khu 5 (khu Trung Trung bộ) ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tháng 04/1965 Ban Y tế Khu 5 quyết định thành lập Xưởng dược khu Trung Trung bộ với mật danh K-25 (Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Danapha). Ngày 06/07/2006, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 2402/QĐ-BYT cho phép Xí nghiệp Dược phẩm TW5 Đà Nẵng được chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần. 3 Ngày 20/12/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001246 cho Công ty Cổ phần Dược Danapha với vốn điều lệ 33.500.000.000 đồng. Ngày 01/01/2007 Công ty Cổ phần Dược Danapha chính thức đi vào hoạt động với hình thức sở hữu mới. Đồng thời,Danapha tập trung đầu tư một loạt thiết bị hiện đại trong sản xuất. 2008: Danapha chỉ định Công ty TNHH KPMG – là đơn vị kiểm toán cho Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí Danapha bắt đầu từ năm tài chính 2008, khẳng định Danapha hướng đến việc quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. 2009: Danapha khởi công xây dựng nhà máy liên doanh Việt Mỹ theo công nghệ nano-liposome, song song với việc xây dựng Nhà máy GMP Đông Dược tại khu Công nghiệp Hòa Khánh. Tháng 10/2009, Danapha chính thức thành lập Công ty Cổ phần Dược Danapha Nanosome (DANOSOME) 2010: Trung tâm dược liệu sạch đầu tiên của Công ty Cổ phần Dược Danapha đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (Vienamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) Tháng 11/2010, Danapha khánh thành Nhà máy sản xuất Đông Dược đạt chuẩn GMP-WHO có quy mô hoàn thiện bậc nhất Việt Nam 2012: Danapha liên tiếp đạt các giải thưởng Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam, Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Cúp vàng sở hữu trí tuệ, … 2013: Danapha nhận Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP - Ukraine, lần thứ 2 liên tiếp lọt vào Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, vinh dự nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt và được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. 2014: Danapha 16 năm liên tục được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất lượng cao, 3 năm liên tiếp lọt vào Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí 2015: Danapha kỷ niệm 50 năm thành lập doanh nghiệp (1965 - 2015) 1.3. Mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão: Mục tiêu: Sản xuất những sản phẩm mang giá trị chất lượng, đạt hiệu quả tối ưu. - Không ngừng đổi mới vì sự chuyên nghiệp và phát triển bền vững. 4 - Nhân lực là yếu tố quyết định mọi thành công của Danapha. - Chú trọng hiệu quả chiều sâu của công việc. Sứ mệnh: Nỗ lực cống hiến vì sức khỏe cộng đồng với những giá trị nhân văn cao đẹp. Danapha luôn phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của mọi người bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Danapha hoạt động với mục tiêu hàng đầu là hướng tới sức khỏe của bạn. Danapha luôn luôn cố gắng vươn lên nắm bắt và ứng dụng những công nghệ tiên tiến của ngành dược phẩm để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khỏe của bạn. Với Danapha, bên trong mỗi sản phẩm là cả một tấm lòng tận tụy mà người sản xuất dành cho người sử dụng. Cũng với sứ mệnh trên, Danapha luôn hướng tới những hoạt động xã hội như tham gia cung ứng thuốc cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp thiên tai bão lụt nhằm đem lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người. Tầm nhìn: Là một trong top 10 nhà sản xuất dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Hoài bão: Đưa Danapha trở thành thương hiệu dược phẩm trong khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm, dịch vụ của công ty: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm, hoá chất, mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy móc, trang thiết bị y tế. Sản xuất, kinh doanh các chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng, y tế. Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí 1.4. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1.1. 1.1.1. Môi trường vĩ mô: Yếu tố kinh tế: Kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định cộng với việc lạm phát ở mức thấp (Lạm phát cơ bản 9 tháng đầu năm chỉ ở mức 2,15% so với cùng kk năm 2014, thấp nhất trong 15 năm qua) đã giúp các ngành công nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, so với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của sự tăng trưởng hay khủng hoảng kinh tế vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân. 5 Thành phố Đà nẵng uớc tổng sản phẩm xã hội (GRDP, giá SS2010) 9 tháng đầu năm 2015 đạt 35.801 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch năm và tăng 8,18% so với cùng kk 2014. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51.986 nghìn đồng/người (tương đương 2.441 USD/người). GDP tăng kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, số lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ tăng lên về chất lượng, chủng loại, thị hiếu… làm cho quy mô thị trường tăng lên. Điều này đòi hỏi Công ty phải có các chính sách, chiến lược và chú trọng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2015 tăng 0,62% so với bình quân cùng kk năm 2014, mức tăng thấp hơn so với mức tăng bình quân của cùng kk năm trước(tăng 3,69%). Mức tăng này là dấu hiệu tốt cho quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung và Danapha nói riêng, mức giá tăng như vậy giúp kiểm soát được lạm phát, Danapha có thể kiểm soát được chi phí yếu tố đầu vào. Nhu cầu tiêu dùng thuốc theo đầu người đang tăng. Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt 96 triệu người vào năm 2019 (tỷ suất tăng bình quân năm 0.98%). Việc gia tăng dân số cùng với tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa bệnh như một nhu cầu thiết yếu thì các loại thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe như vitamin hay các loại thuốc tăng cường sức khỏe khác sẽ được sử dụng nhiều hơn. 1.1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật: Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí + Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ mở rộng thị trường, giải quyết nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đất đai; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực, phụ trợ và có lợi thế cạnh tranh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghệ cao Đà Nẵng, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư (ODA, PPP,...). Tạo điều kiện cho Danapha mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. + Chi phí quảng cáo của Nhà Nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty dược của nước ngoài. Trong khi 6 các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến 30% doanh thu, thì thuốc sản xuất trong nước chỉ được chi 10%, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế. Để thành công, sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế chi phí quảng bá dẫn tới người tiêu dùng không mặn mà với thuốc nội. + Theo cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0%-5% so với mức 0%-10% như trước đây. Mức thuế trung bình là 2,5% sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. + Theo quy định của Bộ Y tế ban hành ngày 31/08/2007 thì nhà nước quản lý giá thuốc theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán buôn và bán lẻ tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan nhà nước. Việc kê khai giá thuốc là do cơ sở kinh doanh báo cáo với cơ quan nhà nước về giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến. Tất cả các công ty không được tự phép nâng giá thuốc mà không có sự cho phép của Bộ y tế. Điều này làm tạo nên sự công bằng về giá và chất lượng của các công ty trong ngành dược, từ đó có thể cạnh tranh một cách công bằng. 1.1.3. Yếu tố tự nhiên: Nước ta nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ ẩm lớn thuận lợi cho thực vật phát triển về chủng loại. Theo thống kê Việt Nam có khoảng 3948 loài thực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào cho ngành Dược trong tương lai. Với sự phát triển của nên kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp là cho hàm lượng các loại khí độc tăng lên nhanh chóng. Những tình trạng trên cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới trong tương lai sẽ trở thành hiểm họa đối với đới sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa…và ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó là cơ sở để phát triển ngành dược trong tương lai. 1.1.4. Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí Yếu tố văn hóa xã hội: Phần lớn người dân Đà Nẵng tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lội để Danapha mở rộng thị tường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng có mức sống nâng cao, 7 tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu sử dụng thuốc cao hơn để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để Danapha phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều người dân Việt Nam chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng “thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt”. Trong khi công nghệ sản xuất dược phẩm ở Việt Nam tiên tiến, tương đương với các nước trên thế giới. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc rất hạn chế, thuốc có cùng thành phần nhưng khác tên về biệt dược và không giống tên trong đơn thuốc thì không dám mua và sử dụng. Trong khi đó một tình trạng đang diễn ra hiện nay mà báo chí thường nhắc đến là các bác sỹ vẫn thích kê toa thuốc ngoại hơn, xu hướng này trong tương lai sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành Dược nói chung và Dược Danapha nói riêng. 1.1.5. Yếu tố công nghệ: Đây là yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Trong giai đoạn 2010 - 2014 vừa qua ngành khoa học và công nghệ nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng kể cùng với việc thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, với mục đích của quỹ này là hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng dụng nghiên cứu trong nước, các kết quả nghiên cứu có triển vọng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại, thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…. Đây là cơ hội tốt cho ngành dược trong việc vận dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất. Trong những năm gần đây, với xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đất nước ngành công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã có những đột phá. Trong sản xuất, nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng (bao màng mỏng, đông khô,…). Hiện nay, Danapha đang sở hữu nhà máy sản xuất thuốc đông dược hiện đại, hoàn toàn độc lập, khép kín và đạt chuẩn GMP-WHO đầu tiên của Việt Nam. Có thể đây là bước chuyển mình cho các 8 Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí doanh nghiệp thuốc nói chung và Danapha nói riêng vì có thể tiếp cận được các ngành công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới. 1.1.6. Yếu tố toàn cầu: Gia nhập WTO: Việc gia nhập WTO trong ngắn hạn sẽ tác động bất lợi tới các doanh nghiệp dược nhỏ trong nước. Tuy nhiên trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài. Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. 1.2. 1.2.1. Môi trường vi mô: Nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể gây sức ép trong thương lượng để nâng giá hay giảm chất lượng cung ứng, đặc biệt khi đầu vào là sản phẩm quan trọng, ít có sản phẩm thay thế hay chi phí chuyển đổi cao. Do vậy để có được những nhà cung cấp có lợi nhất cho công ty thì cần phải thiết lập mối quan hệ tin cậy lẫn nhau với những nhà cung cấp và kiểm soát được nguồn cung cấp khác nhau. Nguồn nguyên liệu cho Danapha chủ yếu nhập từ nước ngoài để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất, điều này khiến công ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào là một thách thức lớn của công ty, Giá nguyên liệu của thế giới lại biến động liên tục là một yếu tố hết sức bất lợi, tỷ giá ngoại tệ dao động cũng có một bài toán khó cho Danapha. Tuy nhiên, Danapha là doanh nghiệp kinh doanh lâu năm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm nên công ty có mối quan hệ rất bền chặt và gắn bó với các nhà cung cấp, thuận lợi trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào. 9 Danapha đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với các viện, các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới để nắm bắt kịp thời những công nghệ tiên tiến cũng như đẩy mạnh khả năng phát triển các loại sản phẩm mới. Hiện tại Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí Danapha đã có đủ khả năng tiến hành những nghiên cứu lâm sàng, thúc đẩy hiệu quả hơn quá trình đưa sản phẩm ra thị trường. Danapha hợp tác với Bộ y tế cũng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn bàn bác quy hoạch, xây dựng phát triển vùng ươm trồng dược liệu, cùng Bộ Khoa học – Công nghệ thảo luận về việc ứng dụng công nghệ mới vào ươm trồng dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu và cùng Bộ Công Thương xúc tiền thương mại xuất khẩu thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam. 1.2.2. Khách hàng. + Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, các nhà thuốc, đại lý, bệnh viện trên toàn quốc. + Sự hiểu biết, nắm bắt thông tin về sản phẩm, công ty là rất cao, nên khách hàng có thể chuyển đổi giữa các công ty cung cấp với chi phí thấp do rào cản chuyển đổi thấp. + Áp lực cạnh tranh lớn vì nhiều đối thủ cạnh tranh nên sự lựa chọn của khách hàng phong phú. Do đó công ty chú trọng đến công tác quản trị quan hệ khách hàng: Hệ thống dữ liệu khách hàng được thu thập, cập nhật một cách liên tục, hiểu rõ đặc điểm của từng khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Công ty đã xây dựng chính sách mang lại giá trị cho khách hàng là dihcj vụ chăm sóc khách hàng nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng tạo ra sự tăng trưởng trong kinh doanh, nâng cao hình ảnh của công ty và khả năng cạnh tranh trên thị trường. 10 Công ty có sự phân chia khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau, điều này giúp công ty hiểu rõ đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng, số lượng mua, người quyết định mua tạo thuận lợi cho việc bán hàng và chi phí giao dịch. 1.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay đối thủ cạnh tranh chính của công ty là Công ty dược Trung Ương 3, Traphaco, Dapharco. Đây là những công ty có thời gian kinh doanh mặt hàng dược lâu dài như Danapha. Tuy nhiên vì lĩnh vực kinh doanh dược khá rộng nên mỗi công ty thừng có thế mạnh của mình và chú trọng đến sản phẩm riêng biệt của công ty mình. 1.2.4. Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Hiện nay với nhu cầu càng cao về vấn đề chăm sóc sức khỏe nên ngày càng có nhiều công ty kinh doanh về dược ra đời. Tuy nhiên đây là những công ty tư nhân nhỏ lẻ, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp chủ yếu là cung cấp cho khách hàng cá nhân nên chưa thể là đối thủ cạnh tranh mạnh của Danapha. Ngoài ra công ty cần chú ý đến các công ty tư nhân là nhà phân phối của các công ty dược nước ngoài, vì nhà phân phối của các hãng dược nước ngoài nên các công ty này có thuận lợi cạnh tranh về giá và các mặt hàng đặc biệt. 1.2.5. Sản phẩm thay thế: Dược phẩm không có sản phẩm thay thế. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 1. Lợi thế cạnh tranh Nguồn lực Các nguồn lực mang lại lợi thế cho sản phẩm đông dược là: + Nguồn lực hữu hình: Nguồn lực tài chính, các nguồn tổ chức, nguồn vật chất, nguồn kỹ thuật. + Nguồn lực vô hình: Nguồn nhân sự, văn hóa. Khả năng tổ chức, uy tín và thương hiệu trên thị trường. 11 Năng lực cốt lõi Danapha đã tạo dựng cho mình các năng lực cốt lõi, lợi thế cạnh tranh bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh đông dược. + Thương hiệu và danh tiếng với khách hàng + Chất lượng sản phẩm + Khả năng nghiên cứu sản phầm mới + Cơ sở vật chất kỹ thuật 2. Chuỗi giá trị Các hoạt động chính + Các hoạt động đầu vào Vì nguyên liệu đầu vào của sản phẩm đông dược là các thảo dược có tính chất mùa vụ, thường không ổn định nên rất khó khăn trong việc thu mua và kiểm soát chất lượng. Thời gian chuyển hóa từ thảo dược đến cao khô tinh chất và sản xuất thành Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí thuốc dạng viên tân dược mất nhiều thời gian. Để đáp ứng nhu cầu biến động của khách hàng thì Danapha thường tồn trữ nguyên liệu theo mùa vụ và thông thường hàng hóa tồn kho của phân ngành đông dược cao hơn rất nhiều so với các loại thuốc khác. + Các hoạt động vận hành Để cung ứng ra thị trường những sản phẩm tốt, có chất lượng cao liên tục đầu tư máy móc thiết bị sản xuất đáp ứng yêu cầu của GMP – WHO nhằm đạt được hiệu suất cao trong sản xuất, và đặc biệt là cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng những thay đổi của thị trường. + Các hoạt đồng đầu ra Danapha đã xây dựng nhiều chi nhánh và đại lý trong và ngoài địa bàn TP. Đà Nẵng. Cụ thể: • Chi nhánh tại Hà Nội là nhà số 06 khu N2 89 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt,quận Thanh Xuân. 12 • • • Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:Đ26,Bạch Mã,phường 15,quận 10 Chi nhánh tại Quảng Nam là số 856,Phan Châu Trinh,Tp Tam Kk Chi nhánh tại miền trung là số 149, Hải Phòng,TP.Đà Nẵng. + Tiếp thị và bán hàng Danapha thực hiện quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Không chỉ vậy, Danapha còn tham gia vào các hoạt động tình nguyện, cử bác sĩ, y tá tham gia vào các chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo, người ở vùng cao. Danapha đã xây dựng được hình ảnh đẹp trong một số phân khúc người tiêu dùng. + Dịch vụ Các hoạt động hỗ trợ + Quản trị nguồn nhân lực Thực hiện Chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và các chế độ phụ cấp khuyến khích người lao động theo nhóm đối tượng được cử đi đào tạo. Tạo cơ hội cho tất cả CBCNV phát triển nghề nghiệp công bằng, bình đẳng giới Tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực, nâng cao kiến thức, trình độ Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí chuyên môn, nâng cao tay nghề kỹ thuật nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực đối với các công ty sản xuất dược phẩm khác. + Phát triển công nghệ Ngay từ khi thành lập cho đến nay, Danapha rất quan tâm, chú trọng đến yếu tố công nghệ. Hiện nay, Danapha đang sở hữu nhà máy sản xuất thuốc đông dược hiện đại, hoàn toàn độc lập, khép kín và đạt chuẩn GMP-WHO đầu tiên của Việt Nam. Có thể đây là bước chuyển mình cho các doanh nghiệp thuốc nói chung và Danapha nói riêng vì có thể tiếp cận được các ngành công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới. + Hoạt động mua sắm Danapha lên kế hoạch mua sắm nguyên dược liệu và máy móc thiết bị như các nguồn dược liệu có chất lương hơn, chi phí rẻ hơn từ đó tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào. 13 + Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư mạnh mẽ với trang thiết bị hiện đại 3. Điểm mạnh và điểm yếu, lợi thế cạnh tranh Điểm mạnh + Nhà máy sản xuất đông dược hiện đại và hoàn thiện nhất theo tiêu chuẩn GMP -WHO. + Nguồn tài chính ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có trình độ và giàu kinh nghiệm. + Tầm nhìn, khả năng quản lý tốt của Ban lãnh đạo cấp cao và cấp trung. + Hệ thống quản lý chất lượng ổn định, đáng tin cậy, đảm bảo. + Một số sản phẩm có uy tín trên thị trường, doanh thu trên 30 tỷ mỗi năm. + Có mối quan hệ tốt với khách hàng tuyến điều trị, bệnh viện, trung tâm.  Điểm yếu Danh mục sản phẩm còn hạn chế, chưa đa dạng hóa sản phẩm. Mới bước đầu quy hoạch vùng trồng dược liệu đúng theo định hướng, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mua ngoài. Marketing với các hoạt động rời rạc, chưa hiệu quả. Mức độ nhận dạng về thương hiệu công ty và sản phẩm đông dược chưa cao. Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí Chưa theo dõi được thường xuyên diễn biến của thị trường, đối thủ cạnh tranh. Hệ thống phân phối OTC chưa thực sự có hiệu quả. Cơ cấu dược sĩ trong công tác nghiên cứu và nhóm phát triển sản phẩm đông 4. dược còn ít và chưa đáp ứng với mục tiêu. Ma trận SWOT MA TRẬN SWOT Những cơ hội (O) 1.Chính sách hỗ trợ của nhà nước giúp các DN Dược trong nước giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài 2. Nhu cầu tiêu dùng thuốc có xu hướng tăng Những đe dọa (T) 1.Người tiêu dùng còn mang tâm lý ưa chuộng dùng hàng ngoại hơn hàng nội 2.Biến động tỷ giá ngoại tệ gây khó khăn cho việc nhập khẩu nguyên liệu 14 Những điểm mạnh (S) 1. Nhà máy sản xuất đông dược hiện đại và hoàn thiện nhất theo tiêu chuẩn GMP-WHO. 2. Nguồn tài chính ổn Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. 3. Hệ thống phân phối ngày càng mở rộng. 4. Khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu tốt. 5. Hệ thống quản lý chất lượng ổn định, đáng tin cậy, đảm bảo. 6. Một số sản phẩm có uy tín trên thị trường, doanh thu trên 30 tỷ mỗi năm. 7. Có mối quan hệ tốt với khách hàng tuyến điều trị, bệnh viện, trung tâm. 3. Xu thế mở cửa hội nhập 3. Tình hình cạnh tranh tạo cơ hội tiếp cận công với các công ty nước nghệ sản xuất tiên tiến ngoài ngày càng gay gắt 4.Thuốc giả chiếm số lượng khá lớn trên thị trường 5.Chi phí cho đầu tư nghiên cứu phát triển ngành dược còn hạn chế Các chiến lược S-O Chiến lược S-T S1O2, S3O2, S6O2: Đẩy S3T1, S3T3, S3T4: Phát huy mạnh hoạt động điểm mạnh về hệ thống Marketing và hệ thống phân phối, marketing để phân phối dựa trên năng xóa bỏ tâm lý ưa chuộng lực sản xuất là nhà máy thuốc ngoại, loại trừ thuốc sản xuất hiện đại để tận giá; đẩy mạnh tiêu thụ sản dụng cơ hội về nhu cầu sử phẩm ở thị trường nội địa dụng thuốc có xu hướng từ đó hạn chế cạnh tranh tăng nhằm tăng thị phần. từ các công ty nước ngoài Thâm Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí nhập thị Thâm nhập thị trường trường S2O1: Phát huy năng lực S4T4: Thuốc giả xuất hiện tài chính để chủ động xây nhều trên thị trường trong dựng vùng nguyên liệu để khi đó chất lượng thuốc sản xuất của công ty đã được kiểm Tăng trưởng hội định kĩ lưỡng đáng tin cậy nhập dọc ngược vì vậy công ty nên quảng chiều bá sản phẩm hiện có của S2O3, S3O3: Sử dụng các mình nhiều hơn điểm mạnh về năng lực tài Thâm nhập thị chính, khả năng kiểm soát trường nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng. Phát triển sản phẩm S3O2: kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nếu DN sản xuất được sản phẩm mới, đảm bảo được 15 Những điểm yếu (W) 1. Danh mục sản phẩm còn hạn chế, chưa đa dạng hóa sản phẩm. 2. Mới bước đầu quy hoạch vùng trồng dược liệu đúng theo định hướng, còn phụ thuộc Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mua ngoài. 3. Cơ cấu dược sĩ trong công tác nghiên cứu và nhóm phát triển sản phẩm đông dược còn ít và chưa đáp ứng với mục tiêu. chất lượng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành đồng thời hạn chế dược chi phí, thì đó là cơ hội để đánh lớn. Chiến lược chi phí thấp Chiến lược W-O W1O1, W1O3: Tận dụng cơ hội từ sự hỗ trợ của nhà nước cùng với cơ hội tiếp cận công nghệ nước ngoài để chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu Tăng trưởng hội nhập dọc ngược chiều W2O1: Tận dựng sự hỗ trợ của nhà nước cộng với sự nỗ lực quy hoạch cải tiến của công ty để chủ động cung cấp nguyên liệu cho công ty và tạo ra được nhiều sản phẩm mới. Phát triển sản phẩm. Chiến lược W-T W1T2: Đầu tư nuôi trồng Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí dược liệu nhằm kiểm soát nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất Tăng trưởng hội nhập dọc ngược chiều W1T5, W3T5, W3T2: danh mục sản phẩm hạn chế đồng thời đội ngũ dược sĩ còn ít, chi phí nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới quá cao, tỷ giá đồng USD biến động đẩy giá thành NVL tăng. Doanh nghiệp nên đi sâu vào chuyên môn hóa, phục vụ thị trường hẹp là các đối tượng đang tin dùng sản phẩm của DN. Chiến lược ổn định. 16 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Chiến lược kinh doanh hiện tại Danapha đã xây dựng cho mình các khối lợi thế cạnh tranh là chất lượng vượt trội, cải tiến vượt trội và đáp ứng vượt trội nhóm khách hành trong kênh điều trị. Do đó, Danapha đã xây dựng chiến lược kinh doanh của mình theo hướng khác biệt sẽ phù hợp và kế thừa được chiến lược kinh doanh hiện tại hơn theo chiến lược dẫn đạo chi phí. Hai chiến lược kinh doanh Danapha đang thực hiện là chiến lược khác biệt hoá rộng rãi và chiến lược hoá tập trung.  Chiến lược khác biệt hoá Danapha tạo sự khác biệt cố thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm đông dược có công thức tối ưu và hiệu quả điều trị cao cũng như các dịch vụ Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí bán hàng và tư vấn sức khoẻ mà được khách hàng nhận thấy là độc đáo và khác biệt so với đối thủ. Danapha chú trọng vào công tác phân đoạn thị trường thành nhiều khe hở và đa dạng hoá sản phẩm cũng như cách thức để thoả mãn tối đa nhu cầu của các phân khúc thị trường càng nhiều càng tốt kể cả việc mở rộng sang phân đoạn thực phẩm chức năng để trở thành đơn vị theo chiến lược kinh doanh khác biệt rộng rãi. Để có được sự khác biệt hoá Danapha đã chú trọng phát triển chức năng R& D trong cả khâu thiết kế công thức, quy trình chiết xuất và công nghệ bào chế lẫn cả sự nghiên cứu cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hoá sản phẩm và đảm bảo chất lượng cao, ổn định. Danapha đã quan tâm chú trọng phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp và hiệu quả hơn trong phân khúc kênh phân phối tự do để đạt được đáp ứng khách hàng vượt trội. Với chiến lược này có các thuận lợi và khó khăn nhất định. 17 Danapha kiên định theo chủ trương chất lượng tiên phong trong hoạt động sản xuất và cung ứng. Tăng cường đầu tư và triển khai vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Danapha tăng cường hợp tác với các viện dược liệu để chuẩn hoá nguyên liệu đầu vào nhằm ổn định chất lượng sản phẩm của mình và cung ứng ít nhất được 60% nguyên liệu đầu vào. Danapha tăng cường đầu tư nguồn lực để phát triển năng lực bán hàng và marketing của công ty. Củng cố hơn nữa mối quan hệ với các kênh phân phối hiện tại và tạo mối quan hệ tốt với các kênh phân phối để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng Danapha chủ động tìm kiếm và đánh giá các nhà phân phối chuyên nghiệp có năng lực để giao sản phẩm cho công ty đó độc quyền phân phối để tận dụng hệ thống kênh phân phối sẵn có của họ, kinh nghiệm điều hành mạng lưới phân phối sẵn có của họ sẽ tạo tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc nhằm giúp sản phẩm đông dược của Danapha đến với người tiêu dùng tốt hơn. Tăng cường đầu tư vào việc phát triển kênh phân phối thương mại để tăng hiệu quả kinh doanh. Trong kênh thương mại, Danapha có thể quan tâm đến việc mở rộng chủng loại sản phẩm sang lĩnh vực thực phẩm chức năng nhằm đa dạng nhóm mặt hàng kinh doanh. Danapha cần phải nâng cao sự nhận biết của khách hàng về thương hiệu Danapha cũng như sản phẩm đông dược bằng cách tăng cường đầu tư vào công tác khuếch trương quảng bá.  Chiến lược tập trung Danapha hướng trực tiếp vào phục vụ nhu cầu một vài khách hàng hạn chế như kênh điều trị và nhóm sản phẩm tập trung, không mở rộng sang phân khúc thực Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí phẩm chức năng và theo hướng khác biệt tập trung vào chất lượng sản phẩm.Với chiến lược này có các thuận lợi và khó khăn nhất định. 2.  Mức độ phù hợp giữa chiến lược Mục tiêu doanh nghiệp 18 Mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao vị thế cạnh tranh tương đối của công ty trong một thị trường tăng trưởng nhanh chóng đồng thời ngày càng nâng cao vị thế của mình.  Môi trường bên trong và bên ngoài Tăng cường đầu tư và triển khai vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Việc đầu tư vào vùng trồng dược liệu sẽ đem lại những khả quan trước mắt và dài hạn, đem lại nguồn nguyên liệu có chất lượng cao, và đáp ứng đượ một số thảo dược có tính chất mùa vụ gây khó khăn trong công tác sản xuất liên tục của Danapha. Hiện nay, Danapha đang sở hữu nhà máy sản xuất thuốc đông dược hiện đại, hoàn toàn độc lập, khép kín và đạt chuẩn GMP-WHO đầu tiên của Việt Nam. Có thể đây là bước chuyển mình cho các doanh nghiệp thuốc nói chung và Danapha nói riêng vì có thể tiếp cận được các ngành công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến trên thế giới. Một số sản phẩm của Danapha được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Vì vậy, công tác giới thiệu những sản phẩm mới có chất lượng cao với giá cao là điều không khó. CHƯƠNG 5: 19 TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ Ket-noi.com kho tài liệu miễễn phí 1. Năng lực cạnh tranh của Danapha Các nhân tố thành công 1. Khả năng kiểm soát nguồn dược liệu 2. Chất lượng, an toàn 3. Kênh phân phối SP 4. Năng lực R&D 5. Năng lực Marketing 6. Năng lực sản xuất 7. Năng lực tài chính Tổng Tỷ trọng OPC Điểm Tổng Traphaco Nam Dược Danapha Điểm Tổng Điểm Tổng Điểm Tổng 0.10 3 0.3 4 0.4 1 0.1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan