Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại trường ...

Tài liệu Chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại trường đại học công nghệ đông á

.PDF
101
17
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ TẦM CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ TẦM CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 8 340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ này hoàn toàn do cá nhân tôi tự thực hiện, đánh giá và trình bày một cách trung thực, hợp lý. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm đối với luận văn của mình. Tác giả Lê Thị Tầm LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phòng đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo - các nhà khoa học đã truyền dạy những kiến thức khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh cho bản thân tác giả trong những năm học qua. Tác giả xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Anh Tài đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu, triển khai và hoàn thành đề tài “Chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á”. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, cùng toàn bộ các cán bộ, giảng viên và nhân viên trong toàn Trường Đại học Công Nghệ Đông Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập tài liệu chiến lược cạnh tranh cho công tác tuyển sinh. Các cán bộ, giảng viên đã nhiệt tình tham gia góp ý kiến, trả lời các câu hỏi phỏng vấn, đưa ra các gợi ý giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn tất cả các em sinh viên đại học chính quy năm thứ nhất của Trường Đại học Công Nghệ Đông Á đã nhiệt tình tham gia vào quá trình trả lời phỏng vấn, trả lời phiếu khảo sát và đưa ra các ý kiến đánh giá xác thực về chiến lược cạnh tranh cho công tác tuyển sinh của Trường giúp tác giả hoàn thành được luận văn này. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và đọc giả. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ............................................................ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh ............................................................ 9 1.2.1. Khái niệm, vai trò của cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh ............................. 9 1.2.2. Các loại chiến lược cạnh tranh ........................................................................ 16 1.2.3 Các mô hình về chiến lược cạnh tranh ............................................................. 21 1.3. Chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học ............................... 28 1.3.1. Cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học .................................................... 28 1.3.2. Nội dung chiến lược cạnh tranh và xây dựng chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh ............................................................................................................. 30 1.4. Kinh nghiệm các trường đại học về tư vấn tuyển sinh ................................. 36 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 41 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ........................ 41 2.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 41 2.2.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu .......................................................... 42 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................ 43 2.3. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ............................................................ 45 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 49 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á ...................................................................................................... 49 3.1. Giới thiệu về Trường Đại học Công nghệ Đông Á ........................................ 49 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường ................................................. 49 3.1.2 Các ngành nghề đào tạo ................................................................................... 51 3.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của trường ................................................................ 52 3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................................... 53 3.1.5 Kết quả đào tạo của trường những năm qua .................................................... 54 3.2. Thực trạng chiến lược cạnh tranh trong công tác TS hệ ĐH chính quy .... 60 3.2.1. Chiến lược tối thiểu hóa chi phí đào tạo ......................................................... 60 3.2.2. Chiến lược khác biệt hóa: Tạo ra sự khác biệt so với các trường đại học khác ..... 62 3.2.3. Chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đào tạo .................................................. 66 3.2.4. Chiến lược tập trung hóa: Nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu, tăng cường công tác truyền thông. .................................................................................... 67 3.3. Đánh giá chung về chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á........................................ 70 3.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 70 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 70 CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 72 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á ......................................................................................... 72 4.1. Phương hướng phát triển trường Đại học Công nghệ Đông Á .................... 72 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại trường Đại Học Công Nghệ Đông Á .................... 74 4.2.1. Chiến lược tối thiểu hóa chi phí đào tạo ......................................................... 74 4.2.2. Chiến lược khác biệt hóa: Tạo ra sự khác biệt so với các trường đại học khác ..... 75 4.2.3. Chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đào tạo .................................................. 78 4.2.4. Chiến lược tập trung hóa: Nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu, tăng cương công tác truyền thông. .................................................................................... 79 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CĐ Cao đẳng ĐH Đại học CBNV Cán bộ nhân viên CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất ĐHQG Đại học quốc gia GĐẠI HỌCN Giáo dục hướng nghiệp HS Học sinh THPT Trung học phổ thông ĐHCNĐA Đại học công nghệ Đông Á GS Giáo sư THPT Trung học phổ thông TS Tiến sĩ TBCN Tư bản chủ nghĩa PHHS Phụ huynh học sinh PGS Phó giáo sư PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Khả năng cạnh tranh của 3 trường đại học ngoài công lập 46 2 Bảng 2.2 Kênh thông tin khách hàng biết đến nhà trường 46 3 Bảng 2.3 Quyết định chọn trường của học sinh THPT 46 4 Bảng 2.4 Lý do chọn trường đại học của phụ huynh học sinh 47 5 Bảng 2.5 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với nhà trường 47 6 Bảng 3.1 Thực trạng quy mô đào tào của trường 55 7 Bảng 3.2 Chỉ tiêu xét tuyển của trường dự kiến trong năm 2020 55 8 Bảng 3.3 Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất 57 9 Bảng 3.4 So sánh học phí các trường ngoài công lập 60 10 Bảng 3.5 11 Bảng 3.6 12 Bảng 3.7 Mức quy định học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học đã tự chủ về tài chính Mức học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ về tài chính Các ngành đào tạo của nhà trường qua các năm ii 61 62 67 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình chiến lược cội nguồn 22 2 Hình 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter 25 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 41 2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của Trường ĐHCN Đông Á 53 iii MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong nỗ lực không ngừng nâng cấp hệ thống giáo dục, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chương trình cải cách giáo dục đại học (HERA) trong giai đoạn 2006 2020, cho phép các trường đại học và cao đẳng tự chủ, tự quyết định quy mô phát triển và mô hình tài chính của mình. Giờ đây, khi chương trình cải cách sắp kết thúc và các trường đại học đã hoàn thành dự án thí điểm từ năm 2014 đến 2017 như một phần của HERA, đã đến lúc các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cần xem lại những chiến lược đã được áp dụng để chuẩn bị cho những thay đổi cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững. Mục tiêu của cách tiếp cận thâm nhập thị trường là tăng doanh thu của các dịch vụ hiện tại trên thị trường hiện tại, có nghĩa là tuyển thêm sinh viên vào các khóa học hiện có. Các trường đại học và cao đẳng Việt Nam liên tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh của họ trong suốt những năm qua. Từ năm 1999 đến năm 2013, số lượng sinh viên ghi danh vào các trường đại học liên tục tăng, được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ với mục đích cung cấp đủ nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Mặc dù vậy, mối liên kết giữa đào tạo các kỹ năng cần thiết và nhu cầu thị trường vẫn chưa được giải quyết một cách hệ thống. Phát triển thị trường bao gồm việc giới thiệu một dịch vụ hiện tại cho một thị trường mới, điều này có nghĩa là mở rộng việc cung cấp các khóa học hiện có cho các nhóm sinh viên mới. Các cơ sở giáo dục Việt Nam đã phát triển các khóa học bằng tiếng Anh cho sinh viên trong nước và chấp nhận cả sinh viên nước ngoài vào các khóa học này. Thu hút sinh viên quốc tế là một chính sách rõ ràng của chính phủ, với các sáng kiến như áp dụng một chương trình đắt tiền trong năm 2008 để cung cấp các khóa học đại học bằng tiếng Anh và đưa các giáo sư cao cấp đến giảng dạy ở Việt Nam, hoặc gần đây hơn, cho phép các trường đại học tự xác định điều kiện nhập học đối với sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên, những khóa học bằng tiếng Anh thiếu đa dạng và chất lượng tương đối thấp là những trở ngại lớn trong việc thu hút sinh viên và các học giả quốc tế. 1 Sự tác động của các chính sách xã hội hóa giáo dục của Việt Nam, chính sách tăng cường tính tự chủ cho các trường đại học đã làm cho lĩnh vực giáo dục truyền thống vượt ra ngoài khuôn khổ và trở thành một lĩnh vực kinh doanh thực sự - kinh doanh dịch vụ giáo dục đào tạo. Các trường đại học hiện nay phải cạnh tranh gay gắt với nhau trong vấn đề tuyển sinh cho các năm học mới. Chính từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, buộc các trường học đại học ngày càng quan tâm hơn đến sinh viên và học sinh phổ thông (khách hàng tiềm năng của mình) muốn gì, biết gì và hiểu gì về vấn đề đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo để đưa ra quyết định về hoạt động truyền thông marketing cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Bản thân sinh viên phổ thông trung học cũng muốn được cung cấp nhiều thông tin hơn về ngôi trường mà mình sắp lựa chọn để học tập như về chuẩn đầu ra,cơ hội việc làm sau khi ra trường và trên hết muốn qua một số kênh nào đó để phản ánh sự hài lòng, không hài lòng với các quyết định quản trị hiện tại của trường Đại học về vấn đề giảng dạy, cung cấp thông tin v.v… Công tác tuyển sinh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Việc thực hiện tốt công tác tuyển sinh sẽ giúp nhà trường tuyển chọn được những sinh viên có tài năng, kiến thức, kỹ năng và trình độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của các ngành, nghề mà nhà trường đang đào tạo, nhằm giúp cho người học phát triển tối đa tiềm năng của bản thân bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn. Trường Đại học Công Nghệ Đông Á được thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập ngày 09/12/2008 theo quyết định số 1777/QĐ-Đg. Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á là trường đại học đa ngành nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Triết lý giáo dục của nhà trường “Học phải có việc làm”, EAUT khẳng định là trường đại học đào tạo sinh viên phát triển toàn diện kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, năng động – bản lĩnh – tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế, đảm nhận tốt công việc trong môi trường đa lĩnh vực, đa văn hóa. Việc nâng cao kết quả hoạt động truyền thông marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh ngày càng trở lên cấp thiết 2 và đặc biệt được chú trọng đối với Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á. Mặt khác, hiện nay ở Trường chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá được thực trạng chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á. Nhằm giúp cho Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á có một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho công tác tuyển sinh của Trường. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á” làm đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả. Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo quản trị kinh doanh mà tác giả đã được học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a) Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh đẩy mạnh công tác tuyển sinh của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. b) Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu trên tác giả đã đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu trong luận văn bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. - Phân tích và đánh giá thực trạng, kết quả của chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á. - Đề xuất các biện pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á. 3 b) Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn, với nguồn lực có hạn tác giả chọn chỉ nghiên cứu chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh của hệ đào tạo đại học chính quy của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á từ năm 2016 đến nay. 4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm trả lời 3 câu hỏi sau: - Hiện nay, chiến lược cạnh tranh cụ thể phục vụ cho công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á ra sao? - Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á, cần sử sụng chiến lược cạnh tranh như thế nào để góp phần tăng hiệu quả công tác tuyển sinh tại trường? 5. Những đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn đã kế thừa được các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về chiến lược cạnh tranh. - Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá thực trạng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả của chiến lược cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyển sinh Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á trong các năm tiếp theo. 6. Kết cấu luận văn Từ câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu tác giả trình bày kết cấu các chương của luận văn như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về chiến lược cạnh tranh Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn Chương 3: Thực trạng chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại trường Đại học công nghệ Đông Á Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh trong công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy tại trường Đại học công nghệ Đông Á 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều các tác giả nước ngoài và trong nước đã có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cạnh tranh giáo dục, các hoạt động truyền thông phục vụ cho công tác tuyển sinh của các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới. - Bài viết "Educational Marketing and the Public Schools: Polices, Practices and Problems” - (Marketing giáo dục và các trường công lập: Chính sách, thực tiễn và những vấn đề cần giải quyết), của E. Mark Hanson (1991) đây là một nghiên cứu về marketing giáo dục Mỹ. Trong nghiên cứu này tác giả nhấn mạnh rằng các trường công lập và tư thục nên chú trọng đầu tư, sử dụng các kỹ thuật marketing chuyên nghiệp vào các hoạt động giáo dục của mình. Bởi vì cả hai nhóm trường này cùng phải giải quyết những vấn đề tương tự như nhau, bao gồm tạo dựng thương hiệu, huy động các nguồn lực, tuyển dụng nhân sự, phát triển chương trình, thoả mãn khách hàng,... Mục tiêu của bài viết là phân tích khái niệm marketing trong giáo dục và minh hoạ sự vận dụng nó trong hệ thống các trường đại học. Tác giả đề cập đến vấn đề và cách giải quyết các vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu, các kênh thông tin là cách thức mà các trường đại học giao tiếp với công chúng và ngược lại. - Bài viết “Developing Advertising and Promotion Strategies for Higher Education” của tác giả Karen A. Berger và Harlan P. Wallingford (2008). Bài viết này nghiên cứu cách tiếp cận để quảng cáo và chiến lược xúc tiến trở thành các công cụ truyền thông hiệu quả trong việc xác định các trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng và gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về các các sản phẩm hoặc dịch vụ giáo dục đại học. - Bài viết “The Use Social Media Higher Education for Marketing and 5 Communications: A Guide for Professionals in Higher Education” của tác giả RachelReuben (2008), tác giả đã tiến hành khảo sát 148 trường đại học và cao đẳng của 4 nước khác nhau là Mỹ, Úc, Canada và New Zealand đưa ra kết luận là các phương tiện truyền thông marketing xã hội sẽ ngày càng được sử dụng thay thế cho trang website của các trường trong hoạt động truyền thông tuyển sinh. - “Chiến lược cạnh tranh là sự phát triển các lý thuyết trong kinh tế học công nghiệp, giải quyết cơ bản những vấn đề về cạnh tranh theo cách thức độc lập với những phương pháp cạnh tranh cụ thể mà các doanh nghiệp đang sử dụng” (Michael E.Porter, 2008. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Thống kê). Tác giả lập ra một khung mẫu phân tích ngành kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, đồng thời liệt kê ba chiến lược tổng quát để đạt lợi thế cạnh tranh: Chiến lược tìm kiếm lợi thế về chi phí, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung, giới thiệu khung phân tích chi tiết để hiểu những lực lượng ẩn giấu phía sau cạnh tranh trong các ngành, thể hiện trong “ năm yếu tố”. Khung phân tích này cho thấy sự khác biệt quan trọng, sự phát triển của ngành và giúp các công ty tìm ra vị trí hợp lý. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của Học viện Bưu chính viễn thông năm 2011 “Đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tư vấn tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông”, chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến. Đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu về kết quả của hoạt động tư vấn tuyển sinh của Học viện trong thời gian hai mùa tuyển sinh. Đề tài đã khẳng định tư vấn tuyển sinh là một kênh truyền thông rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh phổ thông có thể lựa chọn được trường, ngành, chuyên ngành theo sở thích của chính bản thân mình, tránh các trường hợp lựa chọn trường sai phải chọn lại gây lãng phí nguồn lực cho xã hội. - Luận văn thạc sỹ của Th.s Trương Thanh Bình “Hoàn thiện chiến lược cạnh tranh cho công tác tuyển sinh tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông” bảo vệ năm 2013 ở để tài này tác giả đã nghiên cứu về toàn bộ chiến lược cạnh tranh mà Học viện đã sử dụng cho việc tuyển sinh hệ đào tạo đại học chính quy, đưa ra giải pháp sử dụng mạng xã hội facebook là công cụ truyền thông có nhiều lợi ích nhất. - Luận văn thạc sỹ của Th.s Phan Thị Phương Thảo “Chiến lược cạnh tranh 6 trong công tác tuyển sinh của Trường Đại học Hà Tĩnh” bảo vệ năm 2013. Ở luận văn này tác giả đã đưa ra được đánh giá về quy trình truyền thông, công cụ truyền thông, và chiến lược cạnh tranh của Trường Đại học Hà Tĩnh. Dựa trên các kết quả nghiên cứu sơ cấp tác giả đã chỉ ra được sự vênh nhau giữa đánh giá kết quả hoạt động truyền thông do trường tự đánh giá và khách hàng đánh giá, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của trường. - Đề tài nghiên cứu khoa học của Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Anh “Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tuyển sinh hệ chính quy tại Trường Đại Học Mở Hà Nội” bảo bệ năm 2018. Ở đề tài này tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội nói chung và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Để có thể theo kịp sự phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số, Trung tâm Phát triển Đào tạo (PTĐT) – Trường Đại học Mở Hà Nội (ĐHMHN) cũng không nằm ngoài xu hướng chung, đó là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý tuyển sinh hệ chính quy .Nội dung bài viết tập trung vào các cơ sở lý luận về công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý giáo dục và vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tuyển sinh hệ chính quy. Bằng phương pháp quan sát, thống kê phân tích thực trạng ứng dụng CNTT của cán bộ Trung tâm PTĐT để đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. - “ Chiến lược cạnh tranh trong quá trình tư vấn và tuyển sinh tại Trường đại học phía Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Nhuần Khoa Kinh tế, Trường Cao Đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đăng trên tạp chí giáo dục năm 2014. Đề tài nghiên cứu tập trung nói về hệ thống Internet toàn cầu và các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông tin lan truyền càng nhanh thì tính chính xác, hiệu quả càng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng đòi hỏi những hiểu biết và kế hoạch phù hợp. Trường Cao đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa cũng đang nghiên cứu, lập kế hoạch và từng bước hoàn thiện trong việc ứng dụng các phương tiện truyền thông đại chúng vào quá trình tư vấn, tuyển sinh tại đơn vị. - Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Trung Hiệp “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh”. Bài viết giới 7 thiệu khái niệm năng lực cạnh tranh và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của trường đại học đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh trên cơ sở cân nhắc các đặc điểm của việc xây dựng hiệp hội đào tạo đại học và những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh. - “ Năng lực cạnh tranh và thương hiệu trường đại học công nghiệp thực phẩm thông qua áp dụng quản lý chất lượng tổng thể” của Thạc sỹ Lê Hoàng Vũ đăng 01/2017 trên Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm. Bài báo này phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và thương hiệu của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phân tích các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thương hiệu; phân tích việc áp dụng quản lý chất lượng tổng thể để nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của Trường. - “Những kinh nghiệm trong công tác tư vấn toàn trường về hướng nghiệp kết hợp tư vấn tuyển sinh cao đẳng, đại học cho học sinh lớp 12 tại các trường phổ thông” của TS. Nguyễn Ngọc Tài Viện nghiên cứu giáo dục, trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết nêu lên một số phương pháp và kiến nghị cho công tác tư vấn toàn trường về hướng nghiệp và tuyển sinh cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 phổ thông. - Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24 (2008) bài báo “ Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Trịnh Thị Hoa Mai Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng ngày 18 tháng 02 năm 2008. Đề tài nghiên cứu đã tập trung tới vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động. Vì lợi ích của chính mình, hoạt động đào tạo của nhà trường đại học luôn hướng tới nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu doanh nghiệp. Như vậy, các nhà trường đại học luôn có nhu cầu phải được gắn kết với doanh nghiệp. Mặt khác, nếu cơ sở đào tạo đảm bảo cung cấp những lao động đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, 8 thì đối với doanh nghiệp đó là điều lý tưởng nhất. Được hợp tác với một cơ sở đào tạo đại học cũng là nhu cầu thiết thực của chính doanh nghiệp. Do đó, mối liên kết này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp. Bài báo cũng đề xuất những giải pháp nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Những giải pháp đó liên quan đến cả nhà trường, doanh nghiệp và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm, vai trò của cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh. - Theo K. Marx (1875): "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch’’. - Theo từ điển kinh doanh ở Anh của tác giả Bryan A.Garmer và Black’ Law Dictionary (1992) thì “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”. - Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. - Theo hai nhà Kinh tế học Mỹ (P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus, 1989. Kinh tế học.Viện quan hệ quốc tế): “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và thị trường”. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với caṇh tranh hoàn hảo (Perfect Competition). - Theo (David Begg và các cộng sự, 2009. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê) cũng cho Cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết. “Một cạnh tranh hoàn hảo là nghành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan