Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chi pheo_tiet 2

.PDF
6
282
88

Mô tả:

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI CHÍ PHÈO – NAM CAO (tiết 2) * Lời vào bài: Nazim – Hikmet (1902- 1963) - nhà thơ, nhà hoạt động chính trị Thổ Nhĩ Kỳ từng có lời tha thiết: “Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của chim muông què quặt…nhưng trước nhất, xin con hãy nghe tiếng kêu thống thiết của nỗi đau con người”. Vâng, từ bao giờ đến bây giờ, tiếng kêu con người bao giờ cũng khiến lòng ta đau đớn. Điều đó lại càng đúng với những nghệ sĩ chân chính, những nhà nhân đạo chủ nghĩa từ trong cốt tủy như Nam Cao. Ở lớp 8, các em đã cảm nhận nỗi buồn cắn xé từng trang trong nỗi đau của Lão Hạc khi con người đáng kính ấy thà chịu chết để cố giữ bằng được mảnh vườn cho con, giữ tròn nhân cách. Cùng viết về đề tài người nông dân, nhưng giờ học này, chúng ta sẽ chứng kiến một nỗi đau khác, day dứt, dữ dội hơn trong nỗi đau của một thân phận sinh ra là người nhưng không được làm người qua truyện ngắn Chí Phèo. * Giới thiệu cấu trúc bài học: Tiết 1: Tác giả, tác phẩm, tìm hiểu văn bản (Hình tượng nhân vật Chí Phèo: quãng đời lương thiện) Tiết 2: Tìm hiểu văn bản (Hình tượng nhân vật Chí Phèo: bi kịch bị từ chối quyền làm người) Tiết 3: Tìm hiểu văn bản (Hình tượng nhân vật thị Nở, Bá Kiến- giá trị của tác phẩm. I - Tìm hiểu chung 1. Tác giả: (1915-1951) - Nhà văn hiện thực xuất sắc của nền VHVN hiện đại. - Tác phẩm xoay quanh hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. - Nhưng dù viết về đề tài nào, Nam Cao vẫn trăn trở, day dứt đến đau đớn trước vấn đề nhân phẩm, đạo đức của con người bị xói mòn, thậm chí bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính. Điều đó được thể hiện tập trung và xuất sắc trong tác phẩm Chí Phèo. 2. Tác phẩm 2.1. XuÊt xø - Ra ®êi n¨m 1941, t¸c phÈm lµ ®Ønh cao trong sù nghiÖp v¨n häc cña Nam Cao, lµ kiÖt t¸c bÊt hñ viÕt vÒ ng-êi n«ng d©n tr-íc c¸ch m¹ng. 2.2. Nhan ®Ò - Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới tự ý đợi thành Đôi lứa xứng đôi; đến năm 1946, tác giả mới đặt lại là Chí Phèo. - Đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ : +... sự luẩn quẩn bế tắc của những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện..., cuối truyện... Cái lò gạch cũ như là biểu tượng tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm. + Mặt khác, hình ảnh cái lò gạch cũ còn đổ bóng xuống không gian và thời gian của tác phẩm, hằn in trên số phận các nhân vật, định vị trong ta mảnh đất chật hẹp khép kín của làng Vũ Đại ngày xưa. Không gian tù túng, chật hẹp, bức bối; sự hoang vắng, trống trải, ảm đạm, u buồn. Nếu một lần đặt chân lên mảnh đất của làng Đại Hoàng xưa, bên bờ sông Châu, với những vườn chuối dài ngút mắt, MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI những ngôi nhà nằm rải rác, đây đó lách cách tiếng thoi đưa người cần cù dệt vải, ta vẫn cảm nhận không khí Nam Cao đã miêu tả trong truyện ngắn Chí Phèo. Dù cảnh vật và con người đã khác xưa nhiều lắm. - Nhan đề Đôi lứa xứng đôi : + Hướng sự chú ý vào Chí Phèo và Thị Nở, một con “quỷ dữ của làng Vũ Đại” mặt mũi bị vằm ngang dọc và một mụ đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”. Cách đặt tên Đôi lứa xứng đôi là một cách gây sự tò mò, kích thích thị hiếu tầm thường của một lớp công chúng bạn đọc. + Tác phẩm không tập trung vào chuyện ái tình, nhưng với độc giả, cái tên ấy ít nhiều vẫn gợi sự xa xót : họ là đôi lứa nhưng chẳng được xứng đôi. Cái khát vọng nhỏ nhoi được có một gia đình với người vợ xấu ma chê quỷ hờn như thị Nở, với Chí Phèo vẫn ngoài tầm tay với. Như vậy, xét về một phương diện nào đó, cái tên đó không phải không có ý nghĩa. - Dùng tên nhân vật chính Chí Phèo làm tên truyện, đó không phải là điều mới mẻ. Nhưng sức sống tự thân của nhân vật khiến ta có cảm giác dứt khoát cái tên ấy phải là của nhà văn ấy, tác phẩm ấy, không thể khác. Chúng sinh ra là phải thuộc về nhau, giả sử Nam Cao có đặt lại tên nhân vật một lần nữa, bạn đọc vẫn cứ gọi tác phẩm là Chí Phèo, như nhân dân vẫn gọi Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là truyện Kiều. Nói như vậy để thấy rằng : + Chí Phèo là nhân vật trung tâm, là nơi hội tụ sức sống và linh hồn của tác phẩm, là nhân vật làm nên sức mạnh tư tưởng và nghệ thuật của văn- nhân vật độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Toàn bộ ý nghĩa của nội dung truyện ngắn hầu như toát ra từ hình tượng nhân vật này ; Chí Phèo “là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân” + Một cái tên giản dị, bình thường, dễ nhớ và đã trở nên đáng nhớ nhất của văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945. 2.3. §Ò tµi - T¸c phÈm viÕt vÒ ®Ò tµi ng-êi n«ng d©n tr-íc C¸ch m¹ng tháng Tám nh-ng cã sù kh¸m ph¸ hÕt søc míi mÎ. ChÞ DËu trong “T¾t ®Ìn” cña Ng« TÊt Tè qu¸ ®au ®ín khi ph¶i b¸n con, b¸n s÷a, b¸n chã cña m×nh trong mïa s-u thuÕ nh-ng ChÝ PhÌo ®i ®Õn tét cïng cña nçi ®au v× ph¶i b¸n dÇn nh©n phÈm, linh hån cña m×nh cho B¸ KiÕn mµ b¸n rÊt rÎ, mçi lÇn chØ lÊy mét vµi ®ång uèng r-îu. V× thÕ, khi tiÓu thuyÕt “B-íc ®-êng cïng” cña NguyÔn C«ng Hoan ra ®êi n¨m 1938, “T¾t ®Ìn” cña Ng« TÊt Tè ra ®êi n¨m 1939, ng-êi ta nghÜ r»ng khã cã thÓ nãi g× thªm vÒ nçi ®au th©n phËn ng-êi n«ng d©n. VËy mµ n¨m 1941, “ChÝ PhÌo” ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao, người ta mới nhận ra “®©y míi lµ h×nh ¶nh thª th¶m nhÊt cña kiÕp sèng ng-êi d©n cµy trong x· héi thùc d©n phong kiÕn” (GS NguyÔn §¨ng M¹nh). Như vậy, vấn đề của Chí Phèo không phải bi kịch cơm áo gạo tiền, mà là bi kịch bị xói mòn về nhân phẩm. Đó là cạnh sắc khác trong tác phẩm của Nam Cao khiến ông vượt hơn hẳn những tác phẩm viết về nông dân và nông thôn cùng thời. - Chí Phèo trước hết là vấn đề nông dân và nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nhưng nó không chỉ là vấn đề nông dân và nông thôn, đó còn là vấn đề con người, là bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người, vấn đề có tính triết học và mang ý nghĩa khái quát xã hội. Chí Phèo vừa tiêu biểu cho số phận cùng cực của người nông dân bị đè nén, bóc lột, vừa tiêu biểu cho sự tha hóa phổ biến trong xã hội tàn phá tâm hồn con người, đó là sự phê phán mãnh liệt, sâu sắc ít có ở ngòi bút Nam Cao. 2.4. Chủ đề tác phẩm Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao + tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. + Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI II. Đọc hiểu văn bản 1. Tóm tắt cốt truyện - Xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính ; + Chí Phèo sinh ra trong thân phận một đứa trẻ bị bỏ rơi- Bất hạnh nhưng lớn lên, vẫn trở thành anh canh điền khỏe m ạnh, hiền lành, có lòng tự trọng. Khi ấy, anh khoảng 20 tuổi, làm thuê cho nhà lí Kiến- Đoạn đời 1 : Bất hạnh nhưng lương thiện- Sự vận động tính cách Chí Phèo khá thuần nhất. + Chỉ vì ghen tuông vô cớ, bị đẩy vào tù. Sau 7,8 năm, ra tù, trở thành lưu manh, quỷ dữ, làm tay sai cho Bá Kiến- Đoạn đời 2 : Bi kịch bị tha hóa- tính cách lưỡng hóa, phức tạp + Gặp thị Nở, muốn được trở lại làm người. Bị bà cô thị Nở + định kiến xã hội ngăn cản, tuyệt vọng, CP đã tìm đến cái chết đau đớn trong tiếng kêu bàng hoàng nhân thế- Đoạn đời 3 : Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. (Sơ đồ hóa bằng bốn hình tượng không gian : Đoạn đời 1: Cái lò gạch- Nhà Bá Kiến- Lương thiện Đoạn đời 2 : Nhà Bá Kiến- Nhà tù- Túp lều làng Vũ Đại : Quỷ dữ. Đoạn đời 3 : Túp lều- Cái lò gạch : bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người). 2. Cấu trúc thời gian, không gian và kết cấu của truyện - Thời gian : Tác phẩm mở đầu bằng cái buổi chiều Chí Phèo uống say và lên cơn chửi. Buổi chiều đó kéo dài qua những đoạn hồi cố nhằm dựng lại cuộc đời Chí, trượt xuống thành buổi tối khi cái bóng xệch xạc dưới trăng làm hắn quên ý định báo thù, nảy sinh từ sự vô vọng của tiếng chửi, và rẽ vào nhà Tự Lãng. Sau cuộc rượu với kẻ tri kỷ cuồng, đêm đó hắn gặp kẻ tri âm của đời mình: Thị Nở. Sáng hôm sau hắn tỉnh, không chỉ là tỉnh khỏi giấc ngủ đêm hôm trước, mà tỉnh khỏi cơn say mênh mông suốt đời hắn, tỉnh khỏi kiếp sống sinh vật, kiếp quỷ dữ. Và năm ngày tiếp theo, quãng thời gian sống trong tình yêu với Thị Nở, hắn đã làm một người lương thiện thực sự. Câu chuyện về Chí dừng lại ở cái buổi trưa ngày thứ sáu, sau khi bị Thị Nở chối từ, Chí Phèo giết Bá Kiến và tự vẫn. Nhưng tác phẩm chỉ thực sự kết thúc với những lời bàn tán xì xầm của làng Vũ Đại và thái độ của Thị Nở một ngày sau khi Chí chết (sang ngày thứ 7). Như vậy, Chí Phèo - con quỷ dữ và quá trình biến thành quỷ dữ đã thuộc về quá khứ, còn hiện tại của câu chuyện được mở ra từ cái thời điểm khởi đầu cho sự hồi sinh của Chí, cũng là khởi đầu cho một kết thúc đau đớn sẽ đến kề ngay sau đó. - Không gian: Cái lò gạch- Nhà Bá Kiến- Nhà tù- Túp lều- Cái lò gạch- những không gian nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện sâu sắc nội dung hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, đem lại những giá trị thẩm mĩ cao. - Cấu trúc dồn nén sự kiện, vừa có những biến hóa bất ngờ, độc đáo. Toàn tác phẩm là một sức căng. Vừa diễn đạt tính quyết liệt của mâu thuẫn xã hội, vừa làm nổi bật tính cách nhân vật, tạo sức hấp dẫn cho người tiếp nhận. 3. Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo Bước 1 : Khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật (Đây là nhân vật trung tâm, hội tụ những giá trị đặc sắc của tác phẩm) Bước 2 : Sơ lược về cốt truyện và cuộc đời nhân vật (các em nói như phần tóm tắt). Có thể chia cuộc đời Chí Phèo làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: từ lúc Chí ra đời tới lúc bị đẩy vào tù: Quãng đời lương thiện. Giai đoạn hai: từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở : Bi kịch tha hóa. Giai đoạn ba: từ khi gặp thị Nở đến khi bị thị Nở khước từ tình yêu: Bi kịch bị từ chối quyền làm người. Bước 3: Phân tích hình tượng nhân vật a. Sự xuất hiện của nhân vật : - Thường có ý nghĩa quan trọng, tạo ấn tượng ban đầu với bạn đọc. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI - Một trong những nét đặc sắc của Nam Cao là vào truyện rất nhanh, bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa. Chưa kịp bước chân vào làng Vũ Đại, ta đã gặp hắn, chưa kịp biết hắn là ai, diện mạo, lai lịch thế nào, ta đã phải nghe một tràng chửi tới tấp. Thế là, giữa buổi trưa hè nắng gắt trên con đường làng Vũ Đại vắng ngơ vắng ngắt, Chí Phèo đột ngột xuất hiện với bước chân ngật ngưỡng và những tiếng lè bè của một kẻ say, một loạt đối thoại chỉ có một phía: Hắn vừa đi vừa chửi... - Đó là sự xuất hiện tự nhiên (như là nhìn thấy hắn đi, nghe thấy hắn chửi, rút gần khoảng cách với nhân vật); hấp dẫn, độc đáo (Có đối tượng nhưng đối tượng luân chuyển, không hướng về ai. Thông thường không ai thích nghe người ta chửi lại, nhưng ở đây ngược lại, hắn rất thèm nghe chửi. Chửi mà không hả dạ, ngược lại, càng chửi càng tức tối) LẠ ! => thu hút sự chú ý của người đọc, tạo nên sức căng cho tác phẩm, cuốn ta vào không khí âm ỉ, quyết liệt của hận thù đòi được trả thù, báo hiệu cuộc đời đầy giông bão của nhân vật. Hãy nghe cụ thể xem Chí Phèo chửi ai ? Chửi cái gì ? Vì sao lại thế ? Đối tượng của tiếng chửi Dân làng Chí Phèo Trời Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Đời Cũng chẳng sao ! Đời là tất cả nhưng chẳng là ai Tất cả làng Vũ Đại Không ai lên tiếng (chắc nó trừ Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức mình ra) thật ! Tức đến chết được mất ! Đã thế, hắn chửi cha đứa nào Không ai ra điều Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không chửi nhau với hắn không ? Thế thì có khổ hắn không ? Đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn Hắn không biết A ha ! Phải đấy...hắn cứ nghiến (Trong câu nói đã có ngấn Cả làng Vũ Đại cũng không ai biết răng vào mà chửi nước mắt rồi !) THU HẸP DẦN ĐÔNG ĐẢO- IM LẶNG ỒN ÀO, SÔI SỤC- CÔ ĐƠN (Tiếng chửi rơi tõm vào khoảng Nhu cầu thèm được giao Ngày càng vật vã, đau đớn không, Chí xa lạ với chính mình, tiếp khủng khiếp lạc lõng với đồng loại) MOON.V N - Đoạn văn không một trạng ngữ chỉ thời gian, như những tháng năm triền miên trong cơn say của Chí là dài vô tận ; không một trạng ngữ chỉ không gian, như con đường say mà Chí đang đi thăm thẳm vô cùng. Cuộc đời như bóng đen khủng khiếp mà càng khao khát sẻ chia càng nhận về hoang mạc. Nhà phê bình Chu Văn Sơn cho rằng : tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng hát lộn ngược của tâm hồn méo mó. Có phải vậy chăng mà trong im lặng, ta nghe âm vang tiếng lòng đang quằn quại của một nhân cách đòi được sống làm người ? Ta lắng nghe khát khao giao cảm trong tiếng chửi Chí Phèo, ta lặng người trước khoảng không đáng sợ của sự hững hờ vô cảm ? - Tại sao hắn phải chửi vung lên như thế ? Tại rượu ? Đúng ! Từng tiếng chửi như phả ra nồng nặc men rượu. Câu chữ, giọng điệu Nam Cao cũng như ngất ngưởng chuệnh choạng, con đường làng (hẳn thế !) cũng ngả nghiêng theo bước chân ngật ngưỡng...Vừa đi vừa chửi, rõ là hắn đã say mèm! - Nhưng nếu để ý, không khó để nhận thấy, đối tượng của tiếng chửi ngày càng thu hẹp dần và trở nên tấy buốt : dám chửi Trời : đấng linh thiêng, tối cao của muôn loài : thật là phạm thượng ! Không biết kiêng nể một ai- Kế đó là Đời : to tát nhưng vu vơ ; Làng : không gian sinh tồn, cộng đồng làng xã là đất sống, nếu phải bỏ làng mà đi, bị làng chối bỏ là chết. Đứa nào không chửi nhau với hắn- http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI tột cùng của sự tha hóa. Chối bỏ nguồn gốc, giống nòi. Một sự miêu tả như vậy, hẳn không phải là vô tình. - Qua tiếng chửi, hiện lên hai tầng chân dung nhân vật : + Kẻ lưu manh côn đồ, cứ rượu vào là chửi + Nạn nhân đau khổ cùng cực, ra sức quẫy cựa, như con cá mắc cạn, càng quẫy càng đau. Có lẽ chưa bao giờ người ta được chứng kiến nỗi khát thèm hơi ấm của cộng đồng đau đớn như thế : thèm được nghe người ta chửi nhau với mình để còn được thấy mình cũng được là người bình thường như họ ! - Với ngôn ngữ đa thanh đa giọng, vừa trần thuật, vừa bình luận, người trần thuật và nhân vật đa giọng, song thanh, ta thấy nỗi trăn trở và hơi thở nóng hực của nhà văn, xót thương cho kiếp người đau khổ, sinh ra nhưng không được là người. - Tiếng chửi mở đầu và kết thúc câu chuyện (hiểu theo cả nghĩa bóng), lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, tạo nên kết cấu liên hoàn, làm tăng tính kịch cho câu chuyện. Cả cuộc đời Chí Phèo sẽ nằm trọn trong những tiếng chửi ấy. Như vậy, ngay từ đầu, với tiếng chửi này, ta đã nhận ra vấn đề trung tâm của tác phẩm : bi kịch bị từ chối quyền làm người. Nhưng làm sao đến nông nỗi ấy ? Nam Cao đã không vội vàng. Từ đoạn văn mở đầu tác phẩm, Nam Cao sẽ dẫn ta ngược dòng thời gian, truy tìm nguyên nhân, nguồn cội để trả lời câu hỏi: ai đã đẻ ra Chí Phèo ! b. Lai lịch cuộc đời- quãng đời bất hạnh nhưng lương thiện - Lai lịch : Con số Không- Không gia đình, không ai làm giấy khai sinh cho Chí. Sau dòng đời sôi sục, ngả nghiêng, giọng văn trở nên trầm lắng, xa xôi trong hồi ức. Tác giả đưa ta về với một buổi sáng tinh sương, người ta nhặt được đứa trẻ trần truồng, xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không. Như vậy, khổ hơn cả phận mồ côi, ngay từ thuở lọt lòng, Chí đã không biết đâu là nguồn cội, chưa bao giờ biết đến bàn tay chăm sóc của mẹ cha, thiếu hẳn tình ấp ủ yêu thương của những người thân, không biết ai là ruột thịt. Trở thành vật trao tay hết người này đến người khác : anh thả ống lươn rước lấy, người đàn bà góa mù đem về nuôi, bán cho bác phó cối không con, rồi bác phó cối qua đời, Chí lại trở về không nơi nương tựa... - Số phận, tính cách : Đau đớn tủi nhục như thế nhưng Chí vẫn lăn lóc sống như một mầm cây mạnh mẽ. Dù tuổi thơ bơ vơ đi ở cho hết nhà này đến nhà khác, không một ai thân thích họ hàng, không một mái nhà che thân, nhưng những người như Chí hình như cũng tuyệt nhiên không biết đến tủi cực oán hờn, không kêu than cho số phận. Từ trong lấm láp, lầm lũi, Chí vẫn cứ lớn lên, trở thành anh canh điền khỏe mạnh, mang bản tính tốt đẹp của những người dân lương thiện: thật thà, chất phác, ngay thẳng, trung thực, làm thuê làm mướn tự kiếm sống nuôi thân, không nhờ vả cướp giật của ai. “hiền như đất” là bản tính đã được chính Bá Kiến, Nam Cao, sau này là thị Nở xác nhận, hiền đến mức nhút nhát, đáng thương, nhưng đằng sau vẻ nhát sợ và nhịn nhục cố hữu của những người yếu thế, ta thấy ở trong con người ấy có hạt nhân cốt lõi của lòng tự trọng. Vì tự trọng nên anh nông dân hai mươi tuổi này chỉ thấy nhục khi bị bà ba bóc lột. Cßn biết nhôc, chøng tá ChÝ cã nh©n phÈm cña mét con ng-êi biÕt ph©n biÖt gi÷a cao th-îng- thÊp hÌn; biết đâu là tình yêu chân chính và đâu là nh÷ng c¸i xÊu xa cÇn khinh bØ. Kh«ng có tÇm hiÓu biÕt cao réng nh-ng ChÝ cã nh©n c¸ch. “20 tuổi, ng-êi ta kh«ng lµ gç ®¸ nh-ng còng kh«ng hoµn toµn lµ x¸c thÞt”. Cßn lÝ trÝ, Chí kh«ng chÊp nhËn cuéc sèng b¶n n¨ng, thó vËt. Đây là điểm sáng lấp lánh của nhân cách Chí Phèo trong thử thách đầu tiên của hoàn cảnh. - Những phẩm chất tốt đẹp của Chí : + Chí thật thà, chất phác, ngay thẳng, trung thực, làm thuê làm mướn tự kiếm sống nuôi thân. + Bản tính rất hiền lành, có phần nhút nhát. + Có lòng tự trọng. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI + Có ước muốn giản dị về một cuộc sống gia đình- “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. - Giai đoạn thứ nhất- Đoạn đời lương thiện lướt qua cuộc đời Chí Phèo như cơn gió thoảng, lướt qua bằng mấy câu ở đầu tác phẩm, đến giữa truyện mới có một số chi tiết như là ngẫu nhiên kể tạt ngang, tất cả chỉ gói gọn trong không quá mươi dòng. Còn lại phải chăng chỉ là những năm tháng tù tội, những lần rạch mặt ăn vạ và sự khinh miệt của người đời ? Không ! Hai chữ lương thiện hiện ra không chỉ trong một đoạn đời, nó vừa là Khát vọng, cũng là Bi kịch, là vấn đề cốt lõi trở đi trở lại trong suốt mấy chục trang văn, làm nên hạt nhân cơ bản của cả tác phẩm. - Như vậy, quãng đời lương thiện đúng nghĩa của Chí chỉ nằm trong 20 năm đầu cuộc đời- tuổi ấu thơ và thời trai trẻ- nhưng lại được kể quá ngắn ngủi, chưa đầy 01 trang trong tổng số 25 trang truyện với 14 ngàn chữ. Ngắn vì nó nhanh chóng bị cướp mất, ngắn vì nó bị tầng tầng lớp lớp những tủi nhục và định kiến đè lên. Nhưng ngắn ngủi mà không mờ nhạt, cái gì làm cho người ta đau khổ người ta thường nhớ về nó rất lâu. Sau này, khi gặp thị Nở, sự lương thiện lại hiện hữu trong âm thanh cuộc sống đời thường với tiếng chim hót, tiếng cười nói của người đi chợ, là xã hội bằng phẳng thân thiện mà Chí mơ ước được làm hòa, là thị Nở và hơi cháo hành; là những giây phút được khóc cười và hạnh phúc bên thị Nở. Nó là quá khứ để anh Chí nhớ về, là ảo ảnh để anh mơ mộng, là sợi dây hiện thực đã níu Chí ở lại được với cõi người. Từ trong hố sâu tuyệt vọng, Chí đã cố sức bám lấy và leo lên, nhưng gần đến nơi, anh lại bị định kiến xã hội đẩy xuống sâu hơn. Khao khát được quay trở về quãng đời lương thiện cuối cùng chỉ là giấc mơ khởi đầu bằng nước mắt (hắn thấy mắt hình như ươn ướt) và khép lại cũng bằng nước mắt (hắn ôm mặt khóc rưng rức). - Tác phẩm kết thúc trong một dấu chấm hết bằng máu, khi Chí Phèo giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi, miệng còn ngáp ngáp như muốn nói điều gì? Chí muốn nói điều gì với chúng ta? Những điều mà Chí muốn nói với dân làng, với cái xã hội của những người lương thiện không bao giờ còn được nói ra nữa. Chí Phèo đã dám chết để không phải tiếp tục phạm tội nhưng lại không thể làm một thành viên của xã hội lương thiện. Nam Cao đã đẩy Chí tới tận cùng nỗi bất hạnh khi sự lương thiện của Chí lại phụ thuộc vào người khác chứ không phải vào chính bản thân hắn. Để được làm người lương thiện thực sự sao mà khó khăn? Bao năm rồi, câu hỏi ấy vẫn có giá trị thức tỉnh lương tâm con người mỗi khi bị đặt trong những hoàn cảnh khắc nghiệt để giữ gìn nhân cách. Nam Cao lớn vì thế, người vẫn đàng hoàng sống giữa cõi bất diệt của đời sống nhân sinh bởi đã gợi nên được những vấn đề lớn lao và tầm vóc. * Kết thúc giờ học: Trong cuốn “Chí Phèo mất tích”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã đề dòng chữ: “Kính tặng hương hồn nhà văn Nam Cao”, dưới đó có bốn câu thơ: "Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống Nào có dài chi một kiếp người Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai" MOON.V N Gần một thế kỉ đã trôi qua, vượt qua gió bụi thời gian, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm đã chứng minh sức sống mạnh mẽ của Chí Phèo. Thậm chí, chỉ cần với hình tượng nhân vật này, Nam Cao có thể đàng hoàng đi vào cõi bất diệt. Mỗi thời đại, với mỗi góc nhìn, ta lại phát hiện ra những giá trị và vẻ đẹp khác nhau của tác phẩm. http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan