Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức ...

Tài liệu Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương việt nam

.PDF
216
107
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THIỆN TRÍ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TRONG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THIỆN TRÍ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TRONG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số : 62.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CỬU VIỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, chưa công bố và chưa sử dụng trong việc bảo vệ cấp học vị nào trước đó. Việc sử dụng các tài liệu, số liệu liên quan trong luận án đều được trích dẫn theo đúng quy định. Nguyễn Thị Thiện Trí DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chính quyền địa phương: CQĐP Tự quản địa phương: TQĐP Trung ương: TƯ Địa phương: ĐP Xã hội chủ nghĩa: XHCN Ủy ban nhân dân: UBND Hội đồng nhân dân: HĐND PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 06 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài ..................................... 06 1. . Tình hình nghiên cứu ở i t Na .......................................................................... 15 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 20 CHƯƠNG : LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG ........................... 26 2.1 Khái ni m chế độ tự quản địa phương ................................................................... 26 2.1.1. Định nghĩa tự quản địa phương ..................................................................... 26 2.1.2. Cơ sở của chế độ tự quản địa phương ........................................................... 29 2.1.2.1. Phi tập trung hóa quản lý địa phương – xu hướng toàn cầu ............. 29 2.1.2.2. Phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ thành đơn vị hành chính - lãnh thổ tự nhiên và đơn vị hành chính - lãnh thổ nhân tạo là cơ sở về tổ chức chế độ tự quản địa phương .................. 33 2.1.3. Lý thuyết quyền tự nhiên và tính phi nhà nước của chế độ tự quản địa phương ........................................................................................................ 37 2.1.3.1. Lý thuyết quyền tự nhiên và chế độ tự quản địa phương ................... 37 2.1.3.2. Tính phi nhà nước của chế độ tự quản địa phương ........................... 38 2.1.4. Đặc trưng của chế độ tự quản địa phương .................................................... 42 2.2. Nguyên tắc, nội dung và phạm vi tự quản của chế độ tự quản địa phương ............................................................................................................................. 49 2.2.1. Nguyên tắc của chế độ tự quản địa phương ................................................. 49 2.2.2. Các nội dung tự quản của chế độ tự quản địa phương ................................. 51 2.2.2.1. Tự quản về chính trị ........................................................................... 51 2.2.2.2. Tự quản về hành chính ...................................................................... 56 2.2.2.3. Tự quản về tài chính ........................................................................... 57 2.2.3. Phạm vi tự quản của chế độ tự quản địa phương ......................................... 63 2.3. Bảo đảm, bảo v và cơ chế kiểm soát tự quản địa phương .................................. 70 2.3.1. Bảo đảm, bảo vệ quyền tự quản của địa phương ................................................. 70 2.3.1.1 Bảo đảm quyền tự quản của địa phương............................................. 70 2.3.1.2. Bảo vệ quyền tự quản của địa phương ............................................... 73 2.3.2. Kiểm soát đối với cơ quan tự quản địa phương ............................................. 76 2.4. Vai trò và hạn chế của chế độ tự quản địa phương .............................................. 79 2.4.1. Vai trò của chế độ tự quản địa phương.......................................................... 79 2.4.2. Những hạn chế của chế độ tự quản địa phương ........................................... 84 Chương 3: LỊCH SỬ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG À ĐẶC TRƯNG TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG ÙNG NÔNG THÔN À ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................................................................ 89 3.1. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của chế độ tự quản địa phương ........... 89 3.1.1. Giai đoạn cổ, trung đại.................................................................................... 90 3.1.1.1. Các quốc gia Anh, Mỹ ........................................................................ 90 3.1.1.2. Các nước châu Âu - lục địa ............................................................... 94 3.1.1.3. Nước Nga ............................................................................................ 97 3.1.2. Lịch sử tự quản địa phương giai đoạn cận hiện đại và ngày nay ................ 100 3.1.2.1. Ở các nước Anh, Mỹ ........................................................................... 100 3.1.2.2. Các nước châu Âu - lục địa ................................................................ 103 2 3.1.2.3. Các nước hậu xã hội chủ nghĩa .......................................................... 107 3.1.2.4. Một số nước châu Á ........................................................................... 109 3. . Đặc trưng của tự quản địa phương ở vùng nông thôn và đô thị trên thế giới.............................................................................................................................. 112 3.2.1. Đặc trưng của tự quản địa phương ở vùng nông thôn ................................ 112 3.2.2. Đô thị hóa và đặc trưng TQĐP ở đô thị ......................................................... 117 3.2.2.1. Đô thị hóa và nhu cầu hình thành chế độ tự quản đô thị ................... 117 3.2.2.2. Đặc trưng của chế độ tự quản địa phương vùng đô thị ..................... 120 Chương 4: YẾU TỐ TỰ TRỊ, TỰ QUẢN TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI CỦA MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TRONG ĐỔI MỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY ............................................................................ 130 4.1. Những yếu tố tự trị trong tổ chức chính quyền địa phương Vi t Nam thời phong kiến ................................................................................................................ 130 4.1.1. Khái quát lịch sử chế độ tự trị làng xã ở Việt Nam ....................................... 130 4.1.2. Những yếu tố tự trị trong chế độ làng xã Việt Nam thời phong kiến ........... 131 4.1.3. Những giá trị lịch sử của chế độ xã thôn tự trị ở Việt Nam đối với nền hành chính – chính trị Việt Nam ............................................................. 134 4.2. Yếu tố tự quản trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương Vi t Nam và h quả của nó ..................................................................................................... 135 4.2.1. Yếu tố tự quản trong tổ chức chính quyền địa phương từ sau 1945 đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 .......................................... 135 4.2.1.1. Yếu tố tự quản trong tổ chức chính quyền địa phương từ sau 1945 đến trước Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 ........... 135 4.2.1.2. Yếu tố tự quản trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 ................................ 138 4.2.2. Hệ quả của yếu tố tự quản trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương .............................................................................................................. 144 4.3. Những hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương có thể tiếp nhận trong đổi mới chính quyền địa phương ở Vi t Nam hi n nay ............................. 151 4.4. Những cơ sở cho vi c áp dụng những hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương trong đổi mới chính quyền địa phương Vi t Nam hi n nay ......... 156 4.4.1. Những tiền đề lịch sử, chính trị, pháp lý có ý nghĩa cho việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương nước ta theo hướng áp dụng các hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương. ................................................. 156 4.4.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng có thể hiện quan điểm đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương và bảo đảm sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ................................................................................................ 156 4.4.1.2. Những quy định pháp luật có thể hiện tinh thần tự quản địa phương ................................................................................................ 160 4.4.1.3. Những kinh nghiệm của chế độ tự trị làng xã Việt Nam thời phong kiến có thể áp dụng cho cải cách chính quyền địa phương theo hướng tự quản ............................................................... 162 4.4.2. Thực tiễn cải cách chính quyền địa phương đã và đang được thực hiện và những bài học kinh nghiệm. .............................................................. 164 3 4.5. Những giải pháp đổi mới chính quyền địa phương ở Vi t Nam theo hướng áp dụng các hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương ........................ 171 4.5.1. Tổ chức và phân chia lại đơn vị hành chính lãnh thổ .................................. 171 4.5.2. Mô hình chính quyền địa phương Việt Nam theo hướng áp dụng các hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương ............................................ 173 4.5.2.1. Mô hình chung .................................................................................... 173 4.5.2.2. Những giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở vùng nông thôn ................................................................................... 180 4.5.2.3. Những giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị ................................................................................................... 182 4.5.2.4. Vấn đề đổi mới Đảng lãnh đạo và kiểm soát quyền lực đối với chính quyền địa phương trong điều kiện mới..................................... 185 4.5.2.5. Giải pháp về chế độ bầu cử, trưng cầu ý dân, tổ chức nhân sự, kỹ thuật lập pháp khi đổi mới mô hình chính quyền địa phương theo hướng áp dụng những hạt nhân hợp lý của chế độ tự quản địa phương ....................................................................... 187 KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................... 190 PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phương thức tổ chức CQĐP là nội dung hành chính – chính trị cơ bản của tất cả các quốc gia. Ở mỗi nhà nước, tùy vào điều kiện chính trị, dân cư, văn hóa, truyền thống pháp lý sẽ lựa chọn một phương thức phù hợp điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền TƯ và ĐP. Cho đến nay, có hai trường phái/ nguyên tắc đối lập nhau là tập trung và phi tập trung, tuy vậy, không có nhà nước nào chỉ áp dụng nguyên tắc tập trung hoặc phi tập trung mà luôn có sự kết hợp giữa hai nguyên tắc này theo một tỷ lệ nhất định tùy vào nhu cầu chính trị và mục tiêu quản lý trong từng giai đoạn khác nhau. Dù không mâu thuẫn, nhưng so với tập trung thì phi tập trung trong quá trình phát triển, luôn là phương thức ưu thế hơn vì tính hiệu quả cũng như những giá trị dân chủ mà nó mang lại cho nhà nước. Có nhiều hình thức phi tập trung, tùy vào mức độ, có thể chia thành các hình thức sau: tản quyền, phân quyền, ủy quyền, phân cấp quản lý, trong đó phân quyền là hình thức phi tập trung triệt để nhất, là nguyên tắc xuyên suốt của chế độ TQĐP. Muốn hội nhập và phát triển thì mỗi quốc gia đều phải có một nguyên tắc phi tập trung phù hợp, có vị trí, vai trò là nguyên tắc chủ đạo, điều tiết mối quan hệ giữa TƯ và ĐP. Ở Việt Nam, đã có một thời gian dài nước ta áp dụng chế độ phân cấp quản lý, mà hiện nay quy định trong Luật tổ chức CQĐP năm 2015 (viết tắt là Luật Tổ chức CQĐP) là “phân quyền, phân cấp, ủy quyền” - mà về cơ bản không có sự thay đổi về chất so với phân cấp quản lý trước đây. Về bản chất, “phân cấp quản lý” hay “phân quyền, phân cấp, ủy quyền” là những phương thức được hình thành trên nền tảng của nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó tập trung, tập quyền là chủ đạo. Về lý luận, rõ ràng, các nguyên tắc phân định thẩm quyền này là những cách gọi né tránh và không được hình thành trên cơ sở một lý thuyết khoa học minh định. Từ đó mô hình tổ chức CQĐP Việt Nam là mô hình lai tạo, khó lý giải, đã để lại nhiều bất cập từ pháp luật đến thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt không phù hợp cho định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Từ cơ sở lý luận, thực tiễn đó, việc nghiên cứu và làm rõ một nguyên tắc phi tập trung khác có cở sở khoa học rõ ràng như nguyên tắc phân quyền để xây dựng, cải cách, phát triển mô hình CQĐP ở nước ta là cần thiết và cấp bách. Lý giải về tính cấp thiết của việc nghiên cứu lý luận, cơ sở khoa học của chế độ TQĐP và ứng dụng của mô hình này trong đổi mới CQĐP nước ta, tác giả tổng kết như sau: Thứ nhất, về tính toàn cầu và tính ưu việt của mô hình TQĐP TQĐP ngày nay đã rất phát triển ở nhiều quốc gia, từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển vì những giá trị kinh tế, chính trị, nhân văn mà nó mang lại. Việt Nam đang trên đường phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa, ngoại giao, hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền… nên Việt Nam cũng sẽ không thể nằm ngoài quỹ đạo chung đó, bởi lẽ Việt Nam đã cam kết và trên thực tế đang chủ động và tích cực 2 tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mà ở đó mẫu số chung của phân chia quyền lực theo chiều dọc là xu hướng TQĐP. Thứ hai, về những hạn chế của mô hình CQĐP nước ta và nhu cầu đổi mới theo hướng tiếp thu hạt nhân hợp lý của chế độ TQĐP. Do đặc thù về lịch sử và nhiều nguyên nhân khác mà Việt Nam có một thời gian dài áp dụng cơ chế quản lý tập trung. Trong điều kiện mới, việc chuyển đổi mô hình quản lý từ tập trung sang phi tập trung là bức thiết. Dù vậy, sau nhiều lần cải cách, mô hình tổ chức CQĐP Việt Nam vẫn loay hoay trong các khái niệm “phân quyền, phân cấp, ủy quyền” thiếu sự nghiên cứu đầy đủ, căn cơ, có tính hệ thống. Xét về chính trị, những hạn chế của thể chế CQĐP hiện tại sẽ gây nên sự phản kháng từ phía người dân vì dân chủ ĐP bị xem nhẹ, nguy cơ xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Xét về kinh tế xã hội, đó là mô hình cản trở sự phát triển của nền kinh tế và phát triển bền vững. Những hệ quả đó hoàn toàn không bảo đảm cho mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Lý luận TQĐP và thực tiễn áp dụng mô hình này ở các quốc gia cho thấy, nó là mô hình có thể hóa giải thực trạng tổ chức CQĐP nước ta và đặc biệt không xung đột với truyền thống pháp lý Việt Nam. Từ những cấp thiết nêu trên, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu thấu đáo cơ sở lý luận của chế độ TQĐP trên thế giới để có một sơ sở lý luận, thực tiễn cho việc đổi mới CQĐP Việt Nam theo xu hướng tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của chế độ TQĐP phù hợp với truyền thống chính trị - pháp lý nước ta là điều cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam” làm Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm lý giải sự tương thích, không mâu thuẫn của lý luận TQĐP với mục tiêu đổi mới chính trị, kinh tế xã hội nước ta; Nhằm tìm ra giải pháp hợp lý về lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới mô hình tổ chức CQĐP, nâng cao hiệu quả hoạt động của CQĐP, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ lý luận về chế độ TQĐP trên thế giới và chứng minh được tính ưu việt của nó so với các nguyên tắc tổ chức CQĐP khác, đồng thời xác định được những nét đặc trưng của chế độ TQĐP có thể áp dụng được trong việc đổi mới chính qyền ĐP Việt Nam. Hai là, làm rõ tính cấp thiết của việc đổi mới tổ chức CQĐP ở nước ta hiện nay 3 Ba là, chứng minh được rằng việc tiếp nhận những nội dung hợp lý của chế độ TQĐP trong việc đổi mới CQĐP hiện nay là phù hợp. Bốn là, đề ra được những giải pháp cụ thể cho việc đổi mới tổ chức CQĐP ở Việt Nam theo hướng tiếp nhận những nội dung hợp lý của chế độ TQĐP. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc trưng, ý nghĩa, nội dung, mô hình của chế độ TQĐP. Yếu tố tự trị trong lịch sử tổ chức CQĐP Việt Nam và hiện nay, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực tiễn tổ chức và hoạt động của CQĐP, định hướng cải cách hành chính, mục tiêu phát triển đất nước, xu hướng đổi mới, truyền thống pháp lý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi khoa học: Luận án thuộc chuyên ngành Hành chính – Hiến pháp nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu là lý luận chính trị - pháp lý. Về không gian: Luận án có một phần khá lớn nghiên cứu hệ thống lý luận pháp lý của chế độ TQĐP trên thế giới nên phạm vi nghiên cứu là các nước trên thế giới nói chung, trong đó tập trung vào những quốc gia có truyền thống tự quản lâu đời như: Anh, Ấn Độ, Ý, Đức… Hay những quốc gia có chế độ TQĐP phát triển mạnh hiện nay như: các nước EU, Mỹ, Singapore, Nhật Bản… Sau nghiên cứu nước ngoài, luận án tập trung nghiên cứu về thực tiễn Việt Nam. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thu ết Để đạt được mục tiêu và kết quả nghiên cứu, Đề tài dựa vào cơ sở lý thuyết sau: Thứ nhất, các quan điểm, học thuyết, lý luận về TQĐP; Bao gồm: lý thuyết về tập trung và phi tập trung, trực tiếp hơn là lý thuyết phân quyền, tản quyền và quan điểm về phân cấp quản lý ở Việt Nam. Những lý thuyết này đóng vài trò luận giải cơ sở lý luận và xu hướng vận động của chế độ TQĐP Thứ hai, quan điểm, lý thuyết về dân chủ, về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân. Các lý thuyết này là cơ sở cho việc nghiên cứu giá trị cốt lõi của chế độ TQĐP và tính quy luật của chế độ này, đồng thời làm rõ sự mâu thuẫn trong mô hình tổ chức CQĐP nước ta. Thứ ba, các nguyên tắc hiến định, các lý thuyết pháp lý về CQĐP. Các nguyên tắc, lý thuyết pháp lý dùng để luận giải cho thực trạng tổ chức CQĐP nước ta, định hướng đổi mới từ việc áp dụng hệ lý luận TQĐP. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận hư ng t p cận củ ềt ngh n cứu 4 Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-LêNin. Đề tài đi theo cách tiếp cận truyền thống là từ lý luận chung đến thực tiễn, từ cái chung và phạm vi rộng đến cái riêng và phạm vi hẹp, từ vấn đề nền tảng đến vấn đề cụ thể chi tiết, từ vấn đề phổ quát đến vấn đề đặc thù, riêng biệt. Về thời gian, đề tài vẫn theo cách nghiên cứu chung là từ lịch sử đến hiện tại và đề xuất giải pháp cho tương lai. - ác phương pháp ngh n cứu cụ thể Tác giả sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Trong đó, phương pháp nghiên cứu lịch sử và mô hình hóa được sử dụng chủ đạo, xuyên suốt trong luận án. Tùy vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể ở các chương, tác giả sử dụng kết hợp thêm các phương pháp khác như: Chương 1: Để đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu, những gì đã nghiên cứu và những gì cần phát triển thêm tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng hợp, nghiên cứu so sánh. Chương 2, 3: Sử dụng thêm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tổng hợp những nội dung lý luận của chế độ TQĐP. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, tổng kết để làm rõ những đặc trưng cơ bản của chế độ TQĐP ở nông thôn và đô thị trên thế giới. Chương 4: Ngoài phương pháp tổng hợp lịch sử, sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, tổng kết để làm rõ thực trạng tổ chức CQĐP Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại, kết hợp phương pháp giả thuyết, kiểm chứng để đưa ra những giải pháp cụ thể. 5. Cái mới của đề tài: Thứ nhất, phân tích, minh chứng, luận giải đầy đủ về cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn của chế độ TQĐP trên thế giới; theo đó, những nội dung lý luận chuyên sâu về chế độ TQĐP được trình bày toàn diện; Thứ h , phác họa, minh chứng lịch sử hình thành chế độ TQĐP trên thế giới, quá trình phát triển và xu hướng của chế độ TQĐP. Thứ b , xác lập về lý thuyết và thực tiễn những đặc trưng của mô hình TQĐP ở vùng đô thị và nông thôn, đặc biệt là những ứng dụng trong đổi mới CQĐP Việt Nam. Thứ tư, phân tích và đánh giá yếu tố tự trị trong lịch sử tổ chức CQĐP Việt Nam trong lịch sử và hiện tại cũng như những kinh nghiệm có thể tiếp thu trong đổi mới tổ chức CQĐP Việt Nam. Thứ b , lý giải rõ sự hòa hợp giữa những đặc trưng của chế độ TQĐP với điều kiện chính trị, kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam và đặt vấn đề tiếp thu những đặc trưng hợp lý của chế độ TQĐP vào đổi mới tổ chức CQĐP Việt Nam ở vùng nông thôn và đô 5 thị. Luận giải những hiệu quả chính trị, kinh tế - xã hội có thể đạt được từ việc đổi mới CQĐP theo hướng tiếp thu hạt nhân của chế độ TQĐP 6. Cơ cấu của luận án Luận án được cơ cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Lý luận về chế độ tự quản địa phương. Chương 3: Lịch sử tự quản địa phương và đặc trưng tự quản địa phương vùng nông thôn và đô thị trên thế giới Chương 4: Yếu tố tự trị, tự quản trong lịch sử và hiện tại của mô hình chính quyền địa phương Việt Nam và vấn đề áp dụng chế độ tự quản địa phương trong đổi mới chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Các tài liệu nước ngoài (tiếng Anh) viết về chế độ TQĐP khá phổ biến, các nội dung lý luận về chế độ TQĐP được nhiều tác giả ở nhiều quốc gia khác nhau nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến luận án, các nội dung được các tác giả nước ngoài nghiên cứu như: 1.1.1. Về khái niệm chế độ tự quản địa phương Thứ nhất, về ịnh nghĩ tự quản ị phương. Định nghĩa khoa học về TQĐP được phần lớn các học giả đồng tình là: ó l một ơn ị chính quyền trong một nh nư c, có chủ quyền, có thẩm quyền giải quy t các vấn ề thuộc nội bộ ĐP, ược quản lý bởi bộ máy ĐP là những ngườ ược bầu bở cư dân ĐP theo luật ịnh và hoạt ộng theo theo quy ịnh củ trung ương. Hay ở một nghĩa đơn giản hơn thì: chính quyền TQĐP, về cơ bản, là một thực thể xã hội có sự hiệp nhất cao, là một kiểu QĐP củ ngườ dân, do ngườ dân ì người dân. Một số nghiên cứu điển hình có nội dung này như: (1) Durga Kanta Sarmah (1997), Political Science, new ages international limited publisher, Chương 18; (2) AL–Hossienie CA, Chowdhury MS. Islam F (2012), Empowering Rural Women in Bangladesh: The Role of Union Parishad as a Local Self-government Body, SUST Journal of Public Administration, 2(1) December 2009, published in August 2011, ISSN 2073-8293; (3) Fakhrul Islam (2015), The role of local self-government institution for deepening democracy at the grass-root level in Bangladesh, Journal of Public Administration and Policy Research, Vol. 7(2); Thứ hai, về cơ sở lý thuy t củ TQĐP Về phi tập trung hóa: Chế độ TQĐP được hình thành trên cơ sở của nguyên tắc phân quyền - một hình thức của phi tập trung hóa quản lý. Phi tập trung ược các tác giả khẳng ịnh như s u: (1) Theo UNDP (1998), Factors to Consider in Designing Decentralized Governance Policies and Programmes to Achieve Sustainable People - Centered Development, Management Development and Governance Division, February: phi tập trung hóa không chỉ là cải cách khu vực công, không chỉ là dịch vụ công hay cải cách hành chính, nó là một chỉnh thể và theo UNDP phi tập trung hóa nên được gọi là phi tập trung hóa quản lý. 7 (2) J.M.Cohen, S.B.Peterson (1999), Administrative Decentralization: Strategies for Developing Countries1, West Hartford, Kumarian Press Inc. Theo tác giả, nếu căn cứ vào mục đích thì phi tập trung hóa được phân thành 4 hình thức là: chính trị, không gian, thị trường và quản lý. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về phi tập trung hóa đều chỉ tập trung vào một trong bốn hình thức nêu trên là phi tập trung quản lý. (3) James Katorobo (2005), Decentralization and local autonomy for participatory democracy, Global Forum on Reinventing Government Towards Participatory and Transparent Governance, Republic of Korea: phi tập trung là sự chuyển giao quyền lực về chính trị, tài chính và hành chính cho chính quyền cấp dưới và trong cùng hệ thống2. (4) Alper Ozmen (2014), Notes to the concept of decentralization, European Scientific Journal, edition vol.10, No.10. Tác giả cho rằng phi tập trung là một loạt các cải cách hành chính - chính trị nhằm chuyển giao trách nhiệm, nguồn lực và thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới của nhà nước. Về các hình thức của phi tập trung quản lý, theo các tác giả: (1) J.M.Cohen và S.B.Peterson (1999), Administrative Decentralization: Strategies for Developing Countries3, West Hartford, Kumarian Press Inc; (2) World Bank (2000), World de elopment report 1999/2000 “Decentr l z t on: Reth nk ng Go ernment”, Washington, DC.World Bank; (3) Serdar Yilmaz, Yakup Beris, Rodrigo Serrano-Berthet (2008), Local Government Discretion and Accountability: A Diagnostic Framework for Local Governance, Social development papers local governance and accountability series Paper No. 113, mục 1 thì phi tập trung quản lý gồm ba hình thức: tản quyền, ủy quyền và phân quyền. Trong đó, phân quyền là nội dung cốt lõi của khái niệm phi tập trung và phi tập trung thường được nói đến qua hình thức phân quyền mặc dù tản quyền, ủy quyền cũng là hai hình thức của phi tập trung. Về phân quyền trong chế độ TQĐP: quan điểm phổ biến xác định rằng: phân quyền là cơ sở lý thuyết, là nền tảng lý luận của TQĐP, nói cách khác, TQĐP là kết quả tất yếu của phân quyền. Vì lý do này mà nhiều học giả vẫn dùng thuật ngữ phân quyền và TQĐP thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Các tác giả có khẳng định này như: (1) Christiaan Keulder (2000), State, society and democracy, Macmillan Education Namibia; (2) James Katorobo (2005), Decentralization and local autonomy for participatory democracy, Global Forum on Reinventing Government Towards Participatory and 1 Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt và công bố ở Việt Nam năm 2002 với tên gọi “Phân cấp quản lý, chiến lược cho các nước đang phát triển”. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu trên 20 năm của hai tác giả theo đặt hàng của UNDP, với nội dung chủ yếu là phân tích lý luận cũng như thực tiễn về phi tập trung hóa quản lý trên các châu lục. 2 World Bank (1998), World development report “Decentralization: Rethinking Government” Washington, DC.World Bank. 3 Xem thêm: UNDP (1999), Decentralization: a sampling of definitions, Working paper prepared in connection with the Joint UNDP-Government of Germany evaluation of the UNDP role in decentralization and local governance, October; Nguyễn Cửu Việt (2010), Tổ chức ơn ị hành chính - lãnh thổ: ơ sở của cải cách hành chính ĐP, tạp chí KHPL, số 5. 8 Transparent Governance, Korea; (3) Merilee S. Grindle (2007), Going Local, decentralization democration, and the promise of good governance, Princeton University Press Published; Thứ ba, về lý thuy t quyền tự nhiên của ch ộ tự quản ị phương: Các tác giả sau đã hợp lý khi lý giải sự ra đời của chế độ TQĐP trên cơ sở lý thuyết về quyền tự nhiên, được hình thành từ quyền chính trị vốn có của mỗi công dân, đó là quyền bẩm sinh, độc lập với các quyền của nhà nước, tương tự như các quyền bẩm sinh của một người đàn ông, một người đàn bà hoặc một công dân và không thể bị giới hạn bởi bất cứ lý do gì. Nguồn gốc của TQĐP không phải từ hiến pháp thành văn và càng không phải được ban tặng từ nhà nước. Quan điểm này được đề cập trong nhiều tác phẩm, nổi bật là: (1) Clayton P. Gillette và Lynn A. Baker (1999), Local government law – case and materials, Aspen law & Business (mục A Chương 3); (2) David J. McCathy, JR, Laurie Reynolds (2003), Local government law – in a nutshell, Thomson west, trong tiết 1 mục B chương 1; (3) Edyta Sokalska (2015), The concepts of the local selfgovernment in Poland in the first years of regaining independence, Studia Prawnoustrojowe 28, UWM; (4) Thomas Linzey, Daniel E. Brannen Jr va Elizabeth Dunne (2015), The people’s r ght of loc l, commun ty self go ernment, The community Environmental Legal Defense Fund, (mục A, phần I); (5) Tasneem Sikander (2015), A Theoretical Framework of Local Government, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 5, No. 6(1). Thứ tư, tính ph nh nư c của ch hai quan điểm khác nhau: ộ tự quản ị phương. Về vấn đề nay, hiện có Qu n ểm 1: khẳng định chế độ TQĐP mang tính quyền lực nhà nước, là sự tiếp nối của quản lý nhà nước. Quan điểm này được khẳng định bởi tác giả: Norbert Kersting, Angelika Vetter (2003), Reforming Local Government in Europe_ Closing the Gap between Democracy and efficiency, Springer Fachmedien Wiesbaden GmbH. Qu n ểm 2: là quan điểm có cơ sở lý luận và được chấp nhận hơn so với quan điểm 1. Quan điểm này khẳng định chế độ TQĐP không mang tính quyền lực nhà nước, không là sự tiếp nối của quản lý nhà nước. Tác giả nổi bật có quan điểm này là: Miroslav Kobasa (2012), Local self – government in Balarus: How to shift myth to reality, school of young managers in public administration, Minsk. Thứ năm, các ặc trưng của tự quản ị phương: Một, đặc trưng về tính độc lập, các ĐP có sự độc lập trong việc quyết định các vấn đề có tính chất ĐP. Mối quan hệ giữa chính quyền TQĐP và chính quyền TƯ là mối quan hệ độc lập, tương hỗ, chỉ có tính hành chính trong một số trường hợp nhất định. Có các công trình như: (1) Rodney L. Mott (1949), Home rule for Amer c ’s t es, American Municipal Associate; (2) Marko Kambic (2008), Self-government and Autonomy of 9 Statutory Municipalities in the Light of Historical Sources for the Provincial Capital of Ljubljana, Lexlocalis – Journal of local self government, vol.6, No.4; (3) Núria Bosch and José M. Durán (2008), Fiscal Federalism and Political Decentralization: Lesson from Spain, Germany and Canada, Edward Elgar Publishing Limited; Hai, QĐP tự quản ược thành lập v i hai chức năng cơ bản là chức năng chính trị và chức năng công cộng. Chức năng chính trị đòi hỏi chính quyền TQĐP là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chức năng công cộng đòi hỏi chính quyền TQĐP là nơi cung ứng tốt nhất các dịch vụ tốt nhất cho người dân. Các công trình sau có thề hiện nội dung này: (1) Harold Joseph Laski, W. Ivor Jennings, Elie Halévy, Sir Ivor Jennings, William Alexander Robson (1978), A Century of Municipal Progress 1835 – 1935, Greenwood Press; (2) David J. McCathy, Laurie Reynolds (2003), Local government law – in a nutshell, Thomson west Ba, ặc trưng về tổ chức bộ máy chính quyền TQĐP. Theo (1) Walter Roy Huber (1997), California State and Local Goverment in Crisis, Educational Textbook, 3rd edition, tr.55; (2) David J. McCathy, Laurie Reynolds (2003), Local government law – in a nutshell, Thomson west thì các ĐP tự quản có bộ máy riêng không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy nh nư c. Bốn, đặc trưng về chế độ tài chính: Theo các tác giả: (1) Nico Steytler, The play and role of local government in federal system, Konrad-Adenauer-Stiftung; (2) The World Bank Eastern Europe and Central Asia (2003), Local Self-Government and Civic Engagement in Rural Russia, World bank; (3) UnHabitat (2009), Guide to Municipal Finance, United Nations Human Settlements Programme; (4) Zhou Gideon& Chilunjika Alouis (2013), The Challenges of Self-Financing in Local Authorities The Case of Zimbabwe, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 3, No. 11; June thì các cộng ồng TQĐP có t sản riêng, ngân sách riêng, hạch toán ộc lập. Năm, trách nhiệm ộc lập của chính quyền TQĐP. Theo (1) René Seerden, Frits Stroink, Administrative law of European Union, Its member states and the United States, intersenia Uitgever Antwerpen – Groningen; (2) David J. McCathy, Laurie Reynolds (2003), Local government law – in a nutshell, Thomson west thì chính quyền TQĐP có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm độc lập trước nhân dân ĐP về các quyết định của mình. Thứ sáu, vấn ề ổi m i QĐP theo mô hình tự quản: Từ đặc trưng của chế độ TQĐP, nhiều tác giả đã đưa ra những khuyến nghị cho công cuộc cải cách CQĐP ở các quốc gia theo chế độ tự quản. Một số khuyến nghị đáng chú ý được nêu như: (1) K. Zsnmbokt và M. Bell (1996), Local self-government in Central and Eastern Europe: Decentralization or Deconcentration, Environment and Planning, 10 Government and Policy, Vol.15; (2) Fred Lazin (2013), Local government Reforms in Eastern Europe after the collapse of the Xoviet Union: Some Observation, Europeanization of Public Administration and Policy: Sharing Values, Norm and practices 4/ 2013, Croaria. Cả hai tác phẩm đều nêu quan điểm về cải cách CQĐP ở Trung và Đông Âu và các nước mới độc lập thuộc Liên Xô cũ rằng: cải cách CQĐP theo hướng tự quản là hành trình dân chủ tất yếu nhưng không như nhau ở các quốc gia sau cải tổ vì nó phụ thuộc vào tình hình thực tế tại mỗi nhà nước, mỗi quốc gia nên có một phương thức riêng. (3) Shinichi Ichimura và Roy Bahl (2009), Decentralization Policies in asian Development, World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd. Tác giả khuyến nghị những quốc gia có thời gian dài áp dụng chế độ tập trung đặc thù của Châu Á thì vấn đề đổi mới CQĐP không nên đi từ chính trị mà đi từ góc độ phát triển kinh tế và xã hội dân sự. (4) Phan Thị Lan Hương (2012), Luận án tiến sĩ, “Reform ng loc l go ernment n V etN m, lesson le rned from J p n”, Nagoya University. Luận án đề xuất những kiến nghị cho việc đổi mới CQĐP Việt Nam theo mô hình tự quản trên cơ sở tiếp thu một số ưu điểm phù hợp của chế độ TQĐP Nhật Bản. 1.1.2. Về vai trò và hạn chế của chế độ tự quản địa phương Thứ nhất, về vai trò của TQĐP Chế độ TQĐP có những ưu điểm so với mô hình CQĐP truyền thống. Hầu như các tác giả đều đánh giá cao vai trò của chính quyền TQĐP ở hai nội dung thiết yếu là: chính trị (dân chủ) và kinh tế (dịch vụ công cộng). Một số công trình có đề cập vấn đề này: (1) Norbert Kersting, Angelika Vetter (2003), Reforming Local Government in Europe_ Closing the Gap between Democracy and efficiency, Springer Fachmedien Wiesbaden GmbH; (2) Howard Elcock (2005), Local government - Policy and management in local authorities, published in the Taylor & Francis e-Library, chương 5, phần III: cả hai tác phẩm này đếu cho rằng chính quyền TQĐP bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của người dân và cung cấp các dịch vụ theo một cách thích hợp tại ĐP. (3) Bekir Parlak, M. Zahid Sobaci, Mustafa Okmen (2008), The evalution of restructured local government in Turkey within the context of the european charter on local self government, Ankara Law Review, Vol. 5 No. 1, pp. 23-52. Các giá trị cơ bản của chính quyền TQĐP có thể được thể hiện bởi các khái niệm về tự do, bình đẳng và phúc lợi. (4) Jerzy Regulski, Jacek Drozda (2015), Building local government - Lessons of experience from the Polish transition, International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank: về vấn đề này, tác giả khẳng định: không thể có một nền dân chủ thực thụ nếu không áp dụng chế độ TQĐP. 11 Thứ hai, mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng chính quyền TQĐP vẫn có hạn chế nhất định. Theo (1) Keith L Miller (2002), Advantages and Disadvantages of local government decentralization, a presentation to the caribbean conference on local government and decentralization, Georgetown, Guyana; (2) David J. Mccarthy, JR, Laurie Reynolds (2003), Local government law – in a nutshell, Thomson west thì TQĐP có thể là một trong những nguyên cớ dẫn đến sự bất bình đẵng giữa các ĐP, tình trạng cục bộ ĐP, hoặc có thể tạo ra những mâu thuẩn tạm thời giữa lợi ích cục bộ ĐP và lợi ích quốc gia…. 1.1.3. Về mô hình chính quyền tự quản địa phương ở nông thôn và đô thị 1.1.3.1. Ch ộ tự quản ị phương vùng nông thôn Thứ nhất, về sự ra đời chế độ TQĐP ở vùng nông thôn. Theo (1) The World Bank Eastern Europe and Central Asia (2003), Local Self-Government and Civic Engagement in Rural Russia, World bank; (2) M. Warner & A. Hefetz (2003), Rural and urban differences in privatization: limits to the competitive state, Environment and Planning C: Government and Policy, vol.2; (3) Md.Taufiqul Islam, Koichi Fujita (2012), Dimension of Decentralization Process and Rural Local Government in India: A Comparison with Bangladesh, Kyoto University Published, Kyoto thì đó là nhằm bảo đảm sự phát triển vùng nông thôn ở khía cạnh kinh tế và chính trị, cụ thể hơn, đó là sự phát triển bền vững, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thứ hai, đặc trưng của mô hình chính quyền TQĐP vùng nông thôn. Các tác giả như: (1) The World Bank Eastern Europe and Central Asia (2003), Local SelfGovernment and Civic Engagement in Rural Russia, World bank; (2) Eyong Evelyn Manyi (2007), Thesis “Local Governments and Rural Development: A Case Study of Buea in Cameroon”, University of Oslo; (3) Taufiqul Islam (2014), Decentralization and rural local government in India and Bangladesh: A brief comparision, J. S. Asian Stud. 02 thì so với đô thị TQĐP ở vùng nông thôn có thể hình thành theo nguyên tắc phân quyền hoặc theo nguyên tắc phân quyền kết hợp với tản quyền; ngoài ra có thêm các đặc trưng khác về: nguồn tài chính, chức năng, tổ chức bộ máy… 1.1.3.2. Ch ộ tự quản ị phương ùng ô thị Thứ nhất, về sự ra đời chế độ tự quản đô thị. Theo quan điểm của các tác giả: (1) Diane Lang (1991), D llon’s rule nd the b rth of home rule, The municipal Reporter, December, 1991; (2) S.R. Epstein (1999), The rise and decline of Italian City States, London school of economics, London, working paper, No 51; (3) Merilee S. Grindle (2007), Going Local, decentralization democration, and the promise of good governance, Princeton University Press Published; (4) Tasneem Sikander (2015), A Theoretical Framework of Local Government, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 5, No. 6 thì tự quản đô thị hình thành do nhu cầu 12 dịch vụ công, về dân chủ, về tự do, về văn minh và sự thịnh vượng. Nó được hình thành và phát triển từ chế độ tự trị của các thành bang thời cổ đại và đánh dấu những cột mốc phát triển với cách mạng công nghiệp, cách mạng tư sản Pháp. Thứ hai, những nội dung liên quan đến đặc trưng của mô hình tự quản đô thị như: cơ sở pháp lý thành lập, tính độc lập, bộ máy, chức năng, vấn đề tài chính được đề cập trong một số tác phẩm điển hình như: (1) Rodney L. Mott (1949), Home rule for Amer c ’s t es, American Municipal Association; (2) Enid Slack (2004), Models of government structure at the local level, the Association of Universities and Colleges of Canada, Working Paper © 2004 IIGR, Queen’s University; (3) Osborne M. Reynolda (2008), Handbook of local government; (4) Zhou Gideon& Chilunjika Alouis (2013), The Challenges of Self-Financing in Local Authorities The Case of Zimbabwe, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 3, No. 11. 1.1.4. Về nguyên tắc, nội dung, phạm vi của chế độ tự quản địa phương Thứ nhất, về nguyên tắc của chế độ tự quản địa phương Nguyên tắc TQĐP là một nội dung pháp lý chứ không phải lý luận. Hiện tại, không có một tiêu chuẩn hay nguyên tắc mang tính toàn cầu về TQĐP, ngay cả Hiến Chương châu Âu về TQĐP và Hướng dẫn quốc tế về phân quyền và tăng cường quyền lực ĐP của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) cũng chỉ cố gắng đưa ra nguyên tắc khung về TQĐP. Theo đó, nguyên tắc TQĐP ở mỗi quốc gia là khác nhau và được quy định trong hiến pháp hoặc luật. Tác phẩm nổi bật thể hiện quan điểm này là: (1) Almaty (2002), Concept of Local Self-Government: Formation and Development in the Republic of Kazakhstan, conference “Decentr l z t on nd Loc l Self - Government in the Republic of K z khst n: the F rst St ge of l Soc ety De elopment”, Public Policy Research Center, held on April 22 in Astana. (2) Suvi Kuusi (2009), Aspects of Local SelfGovernment: Tanzania, Kenya, Namibia, South Africa, Swaziland and Ghana, ISBN 978952-213-520-9, The Association of Finnish Local and Regional Authorities Helsinki, Finland; Thứ hai, về nội dung TQĐP: Căn cứ vào nội dung phi tập trung hóa theo chiều dọc, nội dung TQĐP cũng gồm ba vấn đề: chính trị, hành chính và tài chính. Điều này được khẳng định trong tác phẩm: Merilee S. Grindle (2009), Going Local: Decentralization, Democratization and the Promise of Good Governance, Princeton University Press Published. Tự quản chính trị. Được hiểu là l quyền tự quy t c o nhất củ QĐP ố các ấn ề có l n qu n n ĐP bao gồm tự chủ nhân sự và tự chủ trong b n h nh quy ịnh m ng tính luật hoặc các chính sách r ng. Một số tác phẩm điển hình có nghiên cứu nội dung này như: (1) Michael Tkacik (2008), Characteristics of Forms of Autonomy, International Journal On Minority & Group Rights 15, no. 2/3 (June 2008): 369-401; (2) 13 Merilee S. Grindle (2009), Going Local: Decentralization, Democratization and the Promise of Good Governance, Princeton University Press Published; (3) Ipek Ozkal Sayan and Baris Ovgun (2014), The autonomy of the local government in Turkey: A continous and current discussion, Humanities and Social Sciences Review, ISSN: 21656258: 3(2):443–454. Tự quản tài chính. Được hiểu là quyền tự chủ của ĐP trong việc quy t ịnh nguồn thu, mức thu, nguồn chi và mức chi. Các vấn đề liên quan đến tự quản tài chính được nghiên cứu trong một số tác phẩm điển hình như: (1) A co-publication of the World Bank and United Cities and Local Goverments (2008), Decentralization and local democracy in the world, world bank; (2) Suvi Kuusi (2009), Aspects of Local SelfGovernment: Tanzania, Kenya, Namibia, South Africa, Swaziland, Ghana, ISBN 978952-213-520-9, The Association of Finnish Local and Regional Authorities Helsinki, Finland; (3) Shinichi Ichimura, Roy Bahl (2009), Decentralization policies in Asian development, World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd; (4) Jude Okafor (2010), Local government financial autonomy in Nigeria: The State Joint Local Government Account, Commonwealth Journal of Local Governance Issue 6; (5) Andreas Ladner, Nicolas Keuffer and Harald Baldersheim (2015), Self-rule Index for Local Authorities, Final report, Eu Commission. Tự quản h nh chính. Được hiểu là quyền ra quy t ịnh của QĐP ối v i các hoạt ộng tổ chức – ều hành ở ĐP, thông thường ó l quyền tổ chức ều hành các vụ việc phát sinh trong phạm vi ĐP. Các công trình có nghiên cứu vấn đề này như: (1) Cristi Iftene (2009), Me sur ng Adm n str t e utonomy: Hung ry exper ence, “Proceed ngs of the f fth “Adm n str t e nd publ c m n gement”, internatuonal conference, “public institutions’ capacity to implement the administrative reforem process”, Bucharest, June 23 -24; (2) Ipek Ozkal Sayan and Baris Ovgun (2014), The autonomy of the local government in Turkey: A continous and current discussion, Humanities and Social Sciences Review, ISSN: 2165-6258: 3(2):443–454; Thứ ba, về phạm vi của TQĐP, còn gọi là mức độ tự chủ của ĐP. Hoàn toàn hợp lý khi nhóm tác giả: Akindiyo Oladiran, Imoukhuede Benedict K, Mohammed Siyaka (2015), Imperative of local government and the autonomy question in Nigieria: Experience 1999 till date, International Journal of Asian Social Science, 5(3) nói rằng: không có một ĐP nào có chế độ tự chủ hoàn toàn trong một nhà nước có chủ quyền. Do đó, mức độ tự quản của CQĐP là có giới hạn và giới hạn đó được xác định thông qua hai vấn đề: thứ nhất là phạm vi các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐP và thứ hai là mức độ can thiệp của TƯ đối với các vấn đề đó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan