Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành của việt...

Tài liệu Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành của việt nam

.PDF
126
76
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LU Ậ T HÀ NỘI Bùi Thị Khuyên CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM H ộ p ĐỒNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CƯẢ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH LIJÁT .HANỌÍ ỉ . ____ ị- THƯVIỆH GIÁO VIẺH ị sò -ĐK LA 4*5 LUẬN ÁN TH Ạ C s ĩ LUẬ T HỌC Hà nội, n ă m 199 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ T ư PHÁP TRƯ Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C LU Ậ T HÀ NỘI Bùi Thị Khuyên CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CƯẢ VIỆT NAM C huyên ngành : L u ậ t Kinh t ế M ã S ố : 5.05.15 L U Ậ N Á N T H Ạ C s ĩ L U Ậ T HỌC N GƯ Ờ I HƯỚNG D Ẫ N KHOA HỌC PTS. H OÀ N G THẾ LIÊN Hà nội, năm 1997 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trons hơn ba mươi năm qua nền kinh tế của nước ta được quản lý theo cơ chế k ế hoạch hóa tập trung bao cấp. Hợp đồng kinh tế đã trở thành một trong các công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nền kinh tế quốc dân. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của hợp đồng kinh tế, pháp luật hợp đồng kinh tế phải dùns các biện pháp pháp lý với những chế tài hành chính và vật chất đối với các tổ chức kinh tế vi phạm hợp đồng kinh tế. Khi nền kinh tê của chúng ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ ch ế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động sáng tạo, nhạy bén của các chủ thể kinh doanh được đảm bảo. Điều đó đã tạo nhữns điều kiện thuận lợi để các quan hệ hợp đồng kinh tê được tìm2 bước trở về với bản chất đích thực của mình. Tham gia các quan hệ đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, mỗi chủ thể lại đeo đuổi lợi ích riêng của mình. Vì vậy, khả năns xẩy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế là một thực tế. Đê bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng kinh tế, Pháp luật kinh tế phải dự liệu chế độ trách nhiệm với những biện pháp pháp lý thích họ'p. Sons việc tìm ra các biện pháp pháp lý thích hợp, cách thức áp dụns và hệ quả việc áp dụng các biện pháp pháp lý đó như thế nào ? Đó là những vấn đề đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn một cách có hệ thốn2. ■Ị ỉ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện nó được Nhà nước ban hành trong thời gian qua, tạo thành cơ sở pháp lv cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Do lịch sử ra đời của chúnơ, đến nay chúng đã bộc lộ những yếu điểm và những bất hợp lý cần phải được sửa đổi, bổ sung. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế cũng nằm trong tình trạng đó. Các qui định về các loại vi phạm hợp đồng kinh tế và các hình thức chế tài đối với chúng chưa đầy đủ, chưa đảm báo chặt chẽ, chưa thông nhất trong các văn bản pháp luật có giá tri cao và các văn bản hướns dẫn. Những hạn chế đó của quy định hiện hành đã làm giảm hiệu lực thi hành dẫn đến tình trạng các chủ thể hợp đồng kinh doanh coi nhẹ chế độ trách nhiệm, ít quan tâm đến lợi ích của đối tác chỉ nhầm thu lợi cho riêng mình Trong điều kiện mới khi mà chủ thể hợp đổng kinh tế đa dạng và phức tạp hơn, lợi ích kinh tế của mỗi bên là động lực nội tại thôi thúc họ kv kết hợp đồns kinh tế với nhau ... thì tranh chấp kinh tế ngày một gia tăng là điều dễ hiểu. Song việc giải quyết các tranh chấp đó của các cơ quan tài phán trên thực tế đạt kết quả chưa cao, trong nhiều trường hợp có các phán quyết chưa thâu tình đạt lý, chưa làm cho các nhà kinh doanh “tâm phục khẩu phục”, bởi lẽ những quy định Pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế đã lâm vào tình trạng lạc hậu và bất hợp lý. Trong tình hình đó, việc tiến hành nghiên cứu, tổng kết nhằm tìm ra những mặt hạn chế của chế độ trách nhiệm vật chất đối với những vi phạm hợp đồng kinh tế là cần thiết. Luật thương mại (được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997) đã khắc phục một sô” hạn chế của chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế được qui định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Nhưng, Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh rất hẹp, chưa thể thav thế Pháp 2 lệnh hợp đồng kinh tế được. Xét một nahĩa nào đó, hợp đồng thương mại là một loại của hợp đồng kinh tế. Hơn nữa, phần quy định về chế tài đối với những vi phạm hợp đồng thương mại cũng chưa đóng được vai trò chung cho tất cả các vi phạm hợp đồng kinh tế. Trước thực trạng đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là Nhà nước sớm có chủ trương và biện pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế và chế độ trách nhiệm trong pháp luật hợp đồng kinh tế. Trong tinh thần đó đề tài luận án đặt ra mục tièu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cuả chế độ hợp đồng kinh tế nói chung và chế độ trách nhiệm vật chất đối với những vi phạm hợp đồng kinh tế nói riên2 nhằm giúp Nhà nước xây dựng được một khung pháp lý hợp đồng kinh tế hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính bền vững đồng thời lại rất mềm dẽo, tạo điều kiện cho các bên phát huy quyền tự do của minh và giữ vững kỷ cương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài C hế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế là đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu, rộng toàn diện và đồng bộ cả về mặt lý luận và thực tiễn. v ề vấn đề này, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, đề cậD đến các khía cạnh khác nhau của chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đổng kinh tế. Trong tạp chí luật học số 1/1980, 2/1986 và 4/1987 tác giả Hoàng Thế Liên đã công bố một số bài viếtvề chế độtrách nhiệm vật chất đốì với vi phạm hợp đồng kinh tế. Các tác giả khácnhư Trần Đình Hảo, Phạm Hữu Nghị, Dương Đăna Huệ đã có nhữnsỉ nahiên cứu về chế độ trách nhiệm do vi phạm 3 hợp đồns; kinh tế. Trong các giáo trình Luật Kinh tế của trườn2; Đại học Luật Hà Nội, của Khoa Luật trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân vãn Quốc gia bao aiờ cũng có bài về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. ở mức độ khái quát nhất có thể đánh giá rằng, các nhà khoa học đi trước đã đặt ra và giải quyết tốt nhiều vấn đề lý luận liên quan đến chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đổng kinh tế. Đồng thời, họ cũng đã công phu nghiên cứu để tìm ra nhữns: mặt bất hợp lý của chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. Với tư cách là nsười đi sau, chúng tôi được thừa hưởng khá nhiều giá trị khoa học. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt được một trình độ phát triển mới, cao hơn nhiều so với trước, thì chế độ trách nhiệm vật chất theo pháp luật hiện hành càng trở nên lạc hậu, cần phải gấp rút được sửa đổi. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu khoa học đã có mới chỉ đề cập đến chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồn 2 kinh tế ỏ' một số khía cạnh nhất định. Mảng về các chế tài bảo đảm thực hiện đúng những điều đã cam kết chưa được nghiên cứu nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện đề tài này về mặt lý luận và thực tiễn là cần thiết. 3. Nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài Nhiệm vụ chủ yếu ưong việc nghiên cứu đề tài nàv là làm sáng tỏ một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề của chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành, gắn lý luận với thực tiễn nhằm đôi chiêu để rút ra những hạn chế của pháp luật hợp đồng kinh tế nói chung và của chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế nói riêng và từ đó có các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế. Luận án chỉ tập trung nehiên cứu chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế chứ khôns nghiên cứu chế độ hợp đồnơ kinh tế hay chế độ trách nhiệm hợp đồng dân sự. Trong bản luận văn có phần đề cập đến trách nhiệm hợp đồng dân sự nhưng dưới gốc độ so sánh. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Côn? Sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về phát triển nền kinh tế. Trên cơ sở đó, bản luận án dựa vào các qui định pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế làm nguồn tư liệu chủ yếu để nghiên cứu. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu của đề tài mang tính chất tổng kết thực tiễn, Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu lịch sự để nghiên cứu các vấn đề đặt ra. 5. Điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của đê tài Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. Luận án có một điểm mới sau đây: • Lý giải một số vấn đề lý luận liên quan đến chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồns kinh tế trong điều kiện mới. • Trên cơ sở phân tích, đánh giá thửc tạng chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đổng kinh tế theo Pháp luật hiện hành, luận án đã làm rõ mặt được va mặt chưa được, mặt bất cập của chế độ trách nhiệm đó. • Không dừng lại ở việc lập luận cho sự cần thiết phải ban hành Luật hợp đồng kinh tế mới cho phù hợp với yêu cầu hiện nay, Luận án đã nêu ra cần phải sừa đổi chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế như thế nào là đáp ứng yêu cầu mới. 5 s> Luận án đề nghị cần chú ý đúng mức đến việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chế tài bảo đảm thực hiện đúng những điều đã cam kết trong họp đồng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. Nó là tài liệu tham khảo có ích cho công tác xây dựng, nghiên cứu và giảng dạy Pháp luật. 6. Kết cấu bản luận văn Để đáp ứng yêu cầu đặt ra ở trên, Luận án được xây dựng với bô" cục như sau: Phẩn mở đầu Chương I : Nhữns vấn đề lý luận về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. Chương I I : Chế tài thực hiện đúng hợp đồng kinh tế. Chương I I I : Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế Phần kiến nghị và kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo. Mực lục. 6 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V Ề C H Ế ĐỘ TRÁCH NHIỆM • • « DO VI PHẠM HỢP đ ồ n g k i n h t ế 1.1. Họp đồng kinh tê và vai trò của nó trong nên kinh t ế thị trường 1.1.1 Bản chất của hựp đồng kinh tế. Hựp đồna; kinh tế là một hiện tượng xã hội, xuất hiện do nhu cầu khách quan của việc trao đổi hàng hóa trong xã hội. Do có sự phản công lao động trong xã hội và sự chiếm hữu sản phẩm làm của riêng giữa những người sản xuất khác nhau đã làm nảy sinh nhu cầu tất yếu khách quan là phải có sự trao đổi sản phẩm. Sự trao đổi sản phẩm lù một quá trình nhằm xác lập quan hệ hàng hóa tiền tệ. v ề vấn đề này, c . Mác đã viết : “Tự chúng, các hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muôn cho các vật đó quan hệ với nhau như những hàng hóa thì những người giữ hàns hóa, phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó...môi quan hệ ý chí đó. mà hình thức của nó là bản giao kèo dù có được củng cô" thêm bằng pháp luật hay không cũng vậy - là một mối quan hệ ý chí phản ánh quan hệ kinh t ế ”1. Như vậy m ối quan hệ trao đổi hàng hóa là mối quan hệ kinh tế được thiết lập trên cơ sở thcín!Z nhất ý chí giữa những n^ười sản xuất hàng hóa mà hình thức của nó là bản giao kèo. 1 Các Mác - Tư bản, Q uyến 1, tập l.N X B Sự Thật Hà Nội, 1973. Tr. 163, 164 7 Quan hệ kinh tế này trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật tác động vào và bản giao kèo này là hình thức của nó. Ngày nay bản giao kèo đó được gọi là hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thav đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Là một trong những loại hợp đồng, khái niệm hợp đồng kinh tế xuất hiện trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Trong điều kiện này, hợp đồng kinh tế giữ vai ưò “là công cụ Pháp lý của Nhà Nước trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nahĩa. Nó góp phần quan trọng trong việc k ế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế. Nó làm cho lợi ích của các dơn vị kinh tế cơ sở khớp với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn công tác quản lý của Nhà nước với sự tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở. Nó xác lập và thắt chặt mối quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các bên có liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký, qui định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bên đôi với nhau, bảo vệ quyền lợi của các bên ký kết, giúp đỡ các bên chuẩn bị kế hoạch, xây dựng kế hoạch một cách vừng chắc và thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước với hiệu quả kinh tế cao nhất”.1 Với qui định trên, Nhà nước mới chỉ xác định được vị trí vai trò của hợp đồng kinh tế đôi với hoạt động quản lý kinh tế. Tính chất thỏa thuận, bản chất nguyên thủy của hợp đồng và các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳns và tự chịu trách nhiệm của hợp đồng kinh tế đã bị kế hoạch Nhà nước làm lu mờ đi, nếu 1 Điều 1 Điều lệ hợp đổng kinh tế ban hành kèm theo NĐ 54/CP ngày 10/03/1975 cùa Hội đồns Chính phủ 8 không nói là đã bị biến dạns. Vì vậy, hợp đồnạ kinh tế lúc đó đã không phát huy được chức năng là hình thức pháp lý của các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. Nó không chỉ đơn thuần mang trong mình yếu tô" tài sản mà còn phải thể hiện rõ nét yếu tô" tổ chức - k ế hoạch. Nó phải phục tùng ý chí Nhà nước, đặt lợi ích của Nhà nước lên trên lợi ích của các bên ký kết. Chính vì vậy hợp đồng kinh tế được nhiều người gọi là hợp đồng kế hoạch, trong đó kế hoạch Nhà nước là căn cứ ký kết và xác định nội dung hợp đồng, còn hợp đồng là cơ sở, công cụ để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, các hình thức tổ chức kinh doanh trở nên đa dạng, phong phú; các hoạt động kinh doanh phức tạp hơn, quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi lĩnh vực kinh doanh cuả các chủ thể kinh doanh được bảo đảm, đòi hỏi bản chất và vai trò cuả hợp đồng kinh tế phải được quan niệm lại cho phù hợp. Pháp luật phải trả lại giá trị đích thực cuả hợp đồng kinh tế. Để đáp ứng yèu cầu đó, ngày 25 tháng 9 năm 1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời, thay thế cho Điều lệ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54-CP ngày 10/3/1975. Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế qui định : Hợp đồn? kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch d ữ a các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựnơ và thực hiện kế hoạch. Khái niệm trên đã trả lại bản chất cho hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận, sự thống nhất ý chí giữa các bên ký kết. Sự thoả thuận này làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghiã vụ cuả các bên trong quá trình kinh doanh. Đây là 9 kết quá cuả quá trình các bên biểu đạt ý chí và thống nhất ý chí. Thông thường, để đạt được sự thoả thuận, các bên có thể biểu hiện ý chi cuả mình bằng cách này hay cách khác thông qua hình thứ khác nhau, có thể là đưa ra các đề nghị hay biểu lộ sự chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị cuả bên kia. Sự biểu lộ ý chí trong khi ký kết hợp đồng phải ở cả hai bên, nếu chỉ có sử biểu lộ ý chí của một bên thì không hình thành nên hợp đồng kinh tế mà chỉ là giao dịch một bên. Theo tác giả Nicole Perry hợp đồng là “sự gặp gỡ cuả hai hay nhiều ý chí tương đồng”1 n°;hiã là chỉ khi có sự thông nhất ý chí thì hợp đồns; mới hình thành. Sau khi được hình thành, hợp đồng ràng buộc các bồn với nhau; các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Vi phạm các cam kết đó là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm. Song, chỉ những hợp đồng hợp pháp thì mứi ràng buộc các bên với nhau. Những hợp đồng được ký kết do ép buộc, lừa dối, cưỡng bức hay do nhầm lẫn đều vô hiệu và không buộc các bên phải thực hiện những gì đã cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng kinh tế có các đặc điểm sau đây : l. Mục đích của hợp đồng : Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm thoả mãn mục đích kinh doanh. Đây là một điểm cơ bản của hợp đồng kinh tế để phân biệt với các hợp đồng khác. Mục đích kinh doanh phải thể hiện ở cả hai bên kỷ kết hợp đồng kinh tế. Mục đích kinh doanh của các chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng dễ xác định. Chỉ trên cơ sở các hành vi cụ thể của các bên trong việc định đoạt, xử lý các kết quả đạt được qua quan hệ hợp đồng 1 N icole Perry, Làm th ế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua bán, NXB Pháp lý, 1992. 10 kinh tế mới có thể xác định được mục đích này. Tuy nhiên trên thực tiễn vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau. 2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế : theo điều 2 pháp lệnh hợp đồng kinh tế, chủ thể hợp đồng kinh tế gồm pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh, nhưng ít nhất một bên phải là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Theo điều 1 Nghị định 17 HĐBT ngày 16/1/1990, cá nhân có đăng ký kinh doanh là niỉười đã được cấp giây phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh. Thông tư liên ngành số 04/TTLN nơày 26/8/1996 cuả Toà án nhân dàn tòi cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định : cá nhân có đăng ký kinh dopanh bao gần doanh nghiệp tư nhân và và cá nhân đăng ký kinh doanh không là doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, trong một số trường hợp chủ thể hợp đồng kinh tế một bên là người làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân cá thể, các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và bên kiạ là pháp nhân. 3. Hình thức của hợp đồng kinh tế phải là văn bản hoặc tài liệu giao dịch (điều 11 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế). Mọi thỏa thuận bằng những hình thức khác đều không có hiệu lực pháp lý. ở một sô nước theo hệ thông luật lục địa (Continental law svstem) như Pháp, Đức...coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản. ở các nước này, sự thỏa thuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là đủ điều kiện để hình thành nên hợp đồng cho dù thể hiện dưới hình thức nào. Nguyên tắc này COI trọn? chữ “tín” : khi đã cam kết điều gì thì phải chực hiện. Nguvên tắc nàv trên thực tế đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức. 11 ở một số nước theo hệ thống luật Anh, Mỹ (Common law system) thì lại có quan điểm khác : Hình thức văn bẳn bắt buộc đốì với các hợp đồng có giá trị cao. Ví dụ : ở Anh, ú c thì hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi hợp đồng có giá trị từ trên 10 bảng Anh trở lên (Sales of gocds act 1876). Như vậy theo quan niệm mới, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ tài sản mang tính chất hành hóa - tiền tệ. Nó thể hiện các yếu tô” đặc trưng của hợp đồng kinh tế là sự biểu hiện, thể hiện ý chí một cách tự nguyện của các bên; phải có sự nhất trí, thỏa thuận giữa các bên, phải phù hợp với pháp luật và đạo đức. ' Cũng như các quan hệ hợp đồng dân sự, các quan hệ hợp đồng kinh tế là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. Tuy nhiên, các quan hệ hớp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự lại là đối tượng của hai ngành luật riêng biệt : luật kinh tế và luật dân sự. Các quan hệ hợp đồng dân sự phát sinh giữa các công dân với nhau hoặc siữa côns dân với tổ chức trons quá trình chuyển giao các giá trị vật chất nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Ngược lại quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát sinh giữa các đơn vị kinh tế với nhau trong quá trình kinh doanh vì mục đích kinh doanh thì được coi là quan hệ kinh tế. Mục đích của các quan hệ này là nhằm sinh lợi. Tuy nhiên, cần thấy rằng căn cứ quan trọng để phân biệt hai loại quan hệ trên theo hai hướng điều chỉnh khác nhau chỉ mang tính chất tương đốì, nhất là trong điều kiện hiện nay. Cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh t ế thị trường, chế định hợp đồng kinh tế cũng cần có sự thay đổi thích ứng. Luật dân sự qui định những cái chung, còn các qui định Pháp luật Hợp đồng kinh ;ế mang tính chất điều chỉnh riêng, chuyên biệt. Bộ luật dân sự (BLDS) được thông qua ngày 28/10/1995 (có hiệu lực từ ngày 1/7/96) đã phản ánh tinh thần nêu trên. Điều 394 Bộ luật dân sự định nghĩa : Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận 12 giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Và điều 285 Bộ luật dân sự đã nêu khái niệm nghĩa vụ dân sự như sau : Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo qui định của Pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Các qui định nêu trên cho thây hợp đồng dân sự không chỉ giới hạn là các quan hệ hợp đồng nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng mà còn bao gồm cả các quan hệ tài sản nhằm mục đích kinh doanh của các chủ thể và những qui định này mang tính chất nguyên tắc chung. Mặc dù vậy việc phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự rất cần thiết. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Chế định hợp đồng kinh tê sau khi được hoàn thiện thì phải phản ánh đúng bản chất của hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận để xác lập và châm dứt quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa các chủ thể kinh doanh trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và không trái pháp luật. Muôn thế trước hết phải hoàn thiện về mặt nội dung những vấn đề mấu chốt là khái niệm hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế vô hiệu, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. So với khái Iiiệm hợp đồng dân sự, thì khái niệm hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế mang tính chất liệt kê chi tiết. Thường những định nghĩa có tính chất như vậy thì không thể bao hàm hết các lĩnh vực điều chỉnh, mất đi tính chất khái quát. Thêm vào đổ, pháp lệnh còn ghi nhận “ các thỏa thuận khác:’ cũng là hợp đồng kinh tế. Qui định như vậy đã làm màt đi tính chính xác của định nghĩa. Vì vậy, theo chúng tôi hoàn thiện chế định hợp đồng kinh tế, trong đó về mặt nội dung nên thay khái niệm hợp đồng kinh tế thành khái niệm 13 hợp đồng kinh doanh, vì theo xu hướng hiện nay chủ thể của hợp đồng kinh tế đòi hỏi cả hai bên phải có chức năng kinh doanh. Nếu một bên có chức năns kinh doanh còn bên kia không có chức năng kinh doanh mà có mục đích tiêu dùng và thuê lao động đều là hợp đồng dân sự. Có thể định nghĩa hợp đồng kinh doanh như sau : “hợp đồng kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình kinh doanh”. Na;oài ra, việc phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chế định pháp luật về tài phán nói chung và tài phán trons kinh doanh nói riêng, đặc biệt là trong việc xác định thẩm quyền của tòa dàn sự và tòa kinh tế cũng như thủ tục tô" tụng các vụ án dân sự và các vụ án kinh tế. Hơn nữa, do đặc điểm của các quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải đảm báo quyền tự định đoạt cơ quan tài phán của các bên có tranh chấp; phải đảm bảo giải quyết các tranh chấp nhanh chóns, dứt điểm, bảo đảm uv tín cho các nhà kinh doanh. Vì vậy phải hoàn thiện chế định tài phán trong kinh doanh. Quan trọng hơn hết, phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự còn góp phần to lớn vào việc hoàn thiện chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. Không thể chấp nhận được, nếu áp dụng máy móc trách nhiệm hợp đồng dân sự vào cho hợp đồng kinh tế, bởi trách nhiệm hợp đồng dân sự chỉ có chế tài bồi thường thiệt hại đốì với hành vi vi phạm hợp đồng dân sự. Phạt khôns được coi là một chế tài mà chỉ là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mà thôi. Yếu tô" lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không thể thiếu được. Lỗi ở đây là lỗi suy đoán. Trong khi đó trong hợp đồng kinh tế quan niệm về lỗi có khác và vì vậy các hình thức chế tài trong hợp đồng kinh tế phon .2 phú hơn. Do đó, trên cơ sở sự phân biệt đó cần có các qui định về chế độ trách nhiệm 14 hợp đồng kinh tế phù 'nỢp với điều kiện hiện nay mà không sao chép của Bộ luật dân sự ., 1.1.2. Vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Vai trò cuả hợp đồng kinh tế phải phù hợp với bản châì cuả nó và với cơ chế quản lý. Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp, hợp đồng kinh tế được "iữ rất nhiều vai trò quan trọng. Trước hết nó “là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý nền kinh tế quốc dân XHCN”1 .Thực hiện vai trò này, hợp đồng kinh tế phải trở thành cơ sở và công cụ để xây dựng và thực hiện kế hoạch nền kinh tế quốc dân. ơ đây, hợp đồnơ kinh tế được coi là tiền đề; việc xây dựng kế hoạch nhà nước phải lấy hợp đồng làm cơ sở, thiếu cơ sở này kế hoạch không mang tính hiện thực. “Nếu coi nhẹ hợp đồng kinh tế là tiền đề cuả kế hoạch là coi nhẹ vai trò k ế hoạch cuả nhà nước, là xoá bỏ nguyên tắc tập trung thống nhất ưong xây dựng kê hoạch nhà nước”2. Do vậy, hợp đồng kinh tê là hỢp đồng kế hoạch. Nổ luôn mang trong mình yếu tô" tài sản và yếu tô" tổ chức kế hoạch. Hợp đồng kinh tê chỉ được kv kết khi có chỉ tiêu k ế hoạch pháp lệnh nhà nước giao cho và khi chỉ tiếu pháp lệnh thay đổi hoặc huỷ bỏ thì hợp đồng đã ký cũng phái thay đổi, hủy bỏ theo. Ký kết hợp đồng kinh tế không theo chỉ tiêu pháp lệnh là vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế tức là vi phạm kỷ luật kế hoạch. Vi phạm hợp đồng kinh 1 Đ iều 1 Đ iều lệ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54 CP. 2 Hoàng T h ế L iên. Phạm Hữu Nghị, T rần Hữu Huỳnh - Hợp đồng kinh tế và vấn đề giái quyết tran h chấp kinh tế ở nước ta hiện nay. NXB TP. Hồ Chí M inhl993, Tr. 5 15 tế đã ký tức là vi phạm kỷ luật k ế hoạch và vì vậy bên vi phạm hợp đồns kinh tế bị phạt; tiền phạt này nộp ngân sách nhà nước. Với những quy định như trên cuả Điều lệ hợp đồng kinh tế, vô hình dung Nhà nước đã “xe duyên” cho hợp đồng kinh tế với k ế hoạch nhà nước, chúng luôn luôn như “bóng với hình”. Trong cơ chế bao cấp, hợp đồng kinh tế còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cô" chế độ hạch toán kinh tế, bởi vì hợp đồng kinh tế tạo ra các quan hệ hàng hoá tiền tệ - quan hệ hacnh toán kinh tế. Thông qua đó các đơn vị kinh tế dùng đồng tiền làm thước đo so sánh giữa thu nhập với chi phí sản xuất, lấy thu nhập trang trải cho chi phí sản xuất, đảm bảo có lãi. Ngoài ra trong hợp đồng kinh tế, chế độ trách nhiệm vật chất được áp dụng rất chặt chẽ đối với bên vi phạm hợp đồng. Bằng việc áp dụng các chế tài trách nhiệm vật chất, lợi ích hạch toán kinh tế (vốn lưu động, quỹ phúc lợi) cuả đơn vị vi phạm hợp đồng bị giảm sút đáng kể. Từ đó đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải thực hiện tốt hợp đồng kinh tế đã ký. Như vậy, vai trò của hợp đồng kinh tế là hoàn toàn phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong thời kỳ đo' thi iể m|j nền kinh tế được quản lý theo lối kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, nặng về hiện vật, có nghĩa là sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, giao cho dơn vị nào, giá bao nhiêu đều do kế hoạch Nhà nước qui định. Các đơn vị kinh tế cứ thế làm theo đúng k ế hoạch Nhà nước giao cho. Trong điều kiện đó, hợp đồng kinh tế chỉ là hình thức hợp thức hoá mệnh lệnh của Nhà nước để thông qua đó các đơn vị kinh tế trao đổi sản phẩm cho nhau, shi nhận sự cấp phát vật tư của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của đơn vị kinh tế cho Nhà nước mà thôi. Nội dung của hợp đồng không phản ánh đúng bản chất của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không phản 16 ánh đúng quy luật giá trị của hàng hóa. Hợp đồng kinh tế “mất đi giá trị đích thực của minh với tính cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ kinh t ế ”1. Sự trao đổi sản phẩm được k ế hoạch hóa một cách tập trung cứng nhắc và chi tiết đã làm mẫt đi tính năng động của nền kinh tế. Hạch toán kinh tế trons điều kiện của cơ chế k ế hoạch hóa tập trung và bao cấp chỉ là kế toán và vì vậv hoàn toàn mang tính hình thức. Nhà nước sử dụnơ hợp đồng kinh tế để thực hiện k ế hoạch của mình, vì vậy mà nó trở thành công cụ của k ế hoạch Nhà nước. Đ ể hợp đồng kinh tế thực hiện được vai trò đó, Nhà nước có cả một hệ thông cơ quan Nhà nước có chức năns quản lý công tác hợp đồng kinh tế. Đó là trọng tài kinh tế của Nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Bởi vì, hợp đồng kinh tế chỉ có thể thực hiện được “sứ m ệnh” của nó với “sự hỗ trợ tích cực của cơ quan Nhà nước là trợn? tài kinh tế Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp đồns kinh t ế ” 2 để buộc các đơn vị kinh tế ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Bản thân các đơn vị kinh tế không quan tâm đến mốì quan hệ hợp đồng vì việc ký kết hợp đồng kinh tế không phải vì lợi ích của các bên mà vì lợi ích của kế hoạch Nhà nước. Thực hiện đường lốì đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đề ra, chúng ta đã chuyển sang xây dựng và phát triển nền kinh tế 1 H o àn s T h ế L iên, Phạm H ữu Nghị, T rần Hữu Huỳnh - Hợp đồng kinh tế và v ân đề giải quyết Iranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay. NXB TP. Hồ Chí M inh 1993, Tr. 55 2 H o à n s T h ế L iên, Phạm Hữu N ehị, T rần Hữu H uỳnh - HỢp đ ồ n s kinh tế và tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay. NXB TP. Hồ Chí M inh 1993, T r:-ểé— ---- -— — 27 vấn đề giải Guyết _______
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất