Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế độ tai nạn lao động thực trạng và giải pháp hoàn thiện ...

Tài liệu Chế độ tai nạn lao động thực trạng và giải pháp hoàn thiện

.PDF
88
246
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU CHÍ HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo khoa Pháp luật Kinh tê s- Trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo – PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu và trình độ có giới hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các bạn sinh viên để công trình ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG 1.1. Tai nạn lao động 1.1.1. Khái niệm tai nạn lao động Mỗi năm cả nước ta có hàng nghìn vụ TNLĐ xảy ra, làm hàng trăm người chết, năm 2002 xảy ra 4.298 vụ TNLĐ, làm 514 người chết; năm 2009 con số đó đã tăng lên là 6.250 vụ, làm 550 người chết [1]. Vậy TNLĐ là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về TNLĐ, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia, dân tộc lại có các cách định nghĩa khác nhau. Theo Báo cáo hội nghị các chuyên gia về việc ghi chép, khai báo TNLĐ và BNN tại Giơnevơ tháng 10 năm 1994 thì TNLĐ được định nghĩa là sự cố xảy ra trong khi đang làm việc hoặc không làm việc dẫn đến tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động không chết người [3]. Từ điển Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Lewis lại định nghĩa TNLĐ là một sự kiện không được lập kế hoạch, không biết trước và không mong muốn có thể hoặc không gây ra thiệt hại về thể chất và/hoặc phá hủy tài sản; hoặc bất kỳ sự kiện nào không mong muốn gây trở ngại hoặc cản trở quy trình sản xuất hoặc một quá trình [19]. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, TNLĐ được hiểu là tai nạn bất ngờ xảy ra do lao động hay trong quá trình lao động, có thể gây tử vong hoặc gây cho cơ thể một tổn thương hoặc một rối loạn chức năng vĩnh viễn hay tạm thời. Có rất nhiều loại TNLĐ: ngã, đụng dập, điện giật, cháy, bỏng, dây curoa cuốn tóc làm lột da đầu, máy nghiền nát tay, các trường hợp nhiễm độc hoá chất cấp tính do sự cố (vd. khí clo thoát ra nhiều làm cho công nhân bị ngạt thở, phù phổi cấp), tai biến giảm áp cấp xảy ra đối với thợ lặn, vv.[18] Trong văn bản pháp lý của Việt Nam, TNLĐ được định nghĩa “là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động 2 hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” (Đ105, BLLĐ). Tại TT số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 04 năm 2003 cũng chỉ ra TNLĐ là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc). Như vậy, dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về TNLĐ nhưng nhìn chung đều thống nhất TNLĐ là tai nạn xảy ra đối với người lao động trong quá trình làm việc, gây thiệt hại về người hoặc người và của. Và so với quan điểm của thế giới thì cách định nghĩa về TNLĐ của Việt Nam trong văn bản pháp lý là khá đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Từ những định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm tai nạn lao động gồm những nội dung cơ bản sau: 1) Người bị TNLĐ ở đây phải là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Theo quy định tại Đ6 - BLLĐ, người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Đ27-BLLĐ). Hình thức của hợp đồng lao động được thể hiện dưới 3 dạng: dạng bằng văn bản, dạng bằng miệng và dạng bằng hành vi (Đ28-BLLĐ, Đ3-NĐ 44/2003). 2) Hậu quả do TNLĐ gây ra là làm cho các bộ phận, chức năng của cơ thể con người bị tổn thương như gãy tay, gãy chân, mù mắt…hoặc bản thân người 3 lao động bị tử vong. Ngoài ra TNLĐ còn có thể dẫn tới sự thiệt hại về của cải, vật chất như sập nhà, hỏng máy móc… 3) Địa điểm xảy ra TNLĐ là tại một trong ba nơi: tại nơi làm việc theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. 4) Thời gian xảy ra TNLĐ gắn liền với địa điểm xảy ra TNLĐ, đó là trong giờ làm việc. Việc xác định “trong giờ làm việc” căn cứ vào sự thỏa thuận trước đó giữa người lao động và người sử dụng lao động, trên cơ sở quy định của pháp luật. Thời giờ làm việc có thể là ngày hoặc đêm, có thể là 7 hay 8 tiếng/ngày nhưng không quá tám giờ trong một ngày hoặc bốn tám giờ trong một tuần (Đ68, Đ69, Đ70-BLLĐ). Thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy ra TNLĐ là thời gian ngoài giờ làm việc khi người lao động đang làm công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và thời điểm người lao động bị tai nạn khi đang trên đường đi làm hoặc đang trên đường về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 5) TNLĐ xảy ra là do có sự tác động bởi những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ mà chủ sử dụng lao động giao cho, ví dụ yếu tố nguy hiểm trong nghề thợ điện là trèo cao, điện giật…; trong nghề thợ mỏ là sập hầm, mắc kẹt…Bên cạnh đó trường hợp người lao động bị tai nạn khi đang làm việc do tác động bởi những yếu tố khách quan, không phải do công việc gây ra như sét đánh, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất…cũng được coi là bị TNLĐ, miễn là tai nạn xảy ra khi họ đang làm nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho, không nhất thiết tai nạn đó phải do chính công việc họ đang thực hiện gây nên. Như vậy, với 5 đặc điểm trên đã có thể giúp ta có được cái nhìn đầy đủ, khái quát về TNLĐ. Nhưng về bản chất, cũng như sự tác động của TNLĐ gây ra cho con người như thế nào thì phần tiếp theo của bài luận văn sẽ giúp ta hiểu rõ hơn. 4 1.1.2. Phân biệt tai nạn lao động với các hình thức rủi ro khác Việc phân biệt, nhận biết đâu là TNLĐ rất quan trọng, bởi ngoài TNLĐ thì tai nạn giao thông, tai nạn do thiên tai, tai nạn do bệnh dịch, hoặc bệnh nghề nghiệp cũng được coi là những dạng khác nhau của tai nạn mà người lao động có thể gặp phải, mỗi dạng tai nạn lại có những chế độ pháp lý khác nhau, nếu không xác định rõ sẽ dễ áp dụng nhầm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động cũng như các chủ thể khác có liên quan, đơn giản như nếu người lao động bị TNLĐ nhưng lại xác định là tai nạn giao thông thì quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng, họ sẽ không được hưởng các chế độ bồi thường từ chủ sử dụng lao động, không được hưởng trợ cấp từ BHXH nếu như không tham gia đóng bảo hiểm, việc giải quyết các chế độ khác như viện phí, việc làm… cũng gặp khó khăn. Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, cần thiết nên tác giả đã đưa việc phân biệt TNLĐ với tai nạn rủi ro và bệnh nghề nghiệp làm thành một mục trong luận văn, qua đó mong muốn giúp người lao động nói riêng và người đọc nói chung xác định được chính xác đâu là TNLĐ, đâu là những hình thức rủi ro khác, từ đó xác định được đúng chế độ mà người lao động sẽ được hưởng. a. Phân biệt tai nạn lao động với tai nạn rủi ro Trước khi chỉ ra những điểm khác nhau giữa TNLĐ và tai nạn rủi ro, cũng cần phải nhận thấy điểm giống nhau giữa hai loại hình rủi ro này, đó là: Thứ nhất, giống nhau về chủ thể bị tai nạn, có thể đều là người lao động. Người lao động có thể bị tai nạn lao động, cũng có thể bị tai nạn rủi ro; Thứ hai, giống nhau về hậu quả, hậu quả do tai nạn lao động và tai nạn rủi ro gây ra đều là làm cho các bộ phận, chức năng của cơ thể người lao động bị tổn thương hoặc dẫn đến tử vong. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể thì tai nạn lao động và tai nạn rủi ro còn đưa đến hậu quả gián tiếp cho người lao động 5 về công việc, kinh tế và tinh thần như hao tốn tiền của, phải điều chuyển công việc, tinh thần hoảng sợ, lo lắng v.v… Tuy có những điểm chung như trên nhưng TNLĐ khác tai nạn rủi ro, đó là: Thứ nhất, về chủ thể bị tai nạn, chủ thể của TNLĐ hẹp hơn so với tai nạn rủi ro. Theo quy định của Luật BHXH và Bộ luật lao động, đối tượng được áp dụng chế độ TNLĐ chỉ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Còn chủ thể của tai nạn rủi ro rộng hơn, bao gồm cả chủ thể của TNLĐ và các cá nhân khác như trẻ em, học sinh, sinh viên, nông dân…Người lao động sẽ là chủ thể của tai nạn rủi ro nếu họ bị tai nạn trên đường đi chơi, đi làm việc không theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động…Như vậy chủ thể của TNLĐ phải là những người được quy định trong luật, thuộc đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động. Thứ hai, về địa điểm xảy ra tai nạn, đối với TNLĐ, nơi xảy ra tai nạn được quy định hẹp trong phạm vi tại nơi làm việc, đó có thể là trong trang trại, cơ sở sản xuất hoặc trên tàu, thuyền…tùy thuộc vào công việc và thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động; ngoài ra, pháp luật cũng thừa nhận trường hợp người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi đi làm nhiệm vụ theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động hoặc bị tai nạn khi đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trên tuyến đường và thời gian hợp lý cũng được xác định là địa điểm xảy ra TNLĐ. Còn đối với tai nạn rủi ro, pháp luật không hạn chế về địa điểm nơi xảy ra tai nạn, đó có thể là bất cứ đâu, có thể trùng với địa điểm của TNLĐ. Thứ ba, về thời gian xảy ra tai nạn: đối với TNLĐ, pháp luật quy định tai nạn xảy ra phải là trong giờ làm việc, bao gồm cả giờ giải lao, ăn giữa ca, vệ sinh, tắm rửa... Ngoài ra pháp luật cũng thừa nhận hai trường hợp ngoại lệ, đó là trường hợp người lao động bị tai nạn ngoài giờ làm việc nhưng gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao cho và trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng 6 thời gian và tuyến đường hợp lý thì cũng được coi là bị TNLĐ. Còn đối với tai nạn rủi ro, pháp luật không hạn chế về thời gian xảy ra tai nạn, đó có thể là ngày hoặc đêm, trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ. b. Phân biệt tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệp Về đối tượng được hưởng và mức bồi thường TNLĐ và BNN là như nhau, pháp luật không có sự phân biệt, bởi đó đều là những rủi ro mà người lao động phải chịu từ việc thực hiện công việc, nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho. Tuy nhiên cần phải nhận biết được TNLĐ khác BNN, chúng không giống nhau về bản chất, dấu hiệu. Theo quy định của pháp luật, BNN là bệnh phát sinh do các yếu tố điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (Khoản a, điểm 1, phần II, TT số 10/2003/TT-BLĐTBXH). Còn TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Đ 105 - BLLĐ). Như vậy có nghĩa là TNLĐ và BNN xuất hiện đều là do có sự tác động bởi những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho, nhưng sự tác động của TNLĐ lại đến tức thì, nhanh chóng, có thể chỉ trong vài giây đã gây nên tổn thương cho người lao động, còn sự tác động của BNN phải trải qua một quãng thời gian nhất định để các yếu tố nguy hiểm, độc hại ngấm dần, ăn sâu trong cơ thể người lao động, sau đó mới phát thành bệnh, tuy nhiên cũng có những loại bệnh chỉ phát trong thời gian ngắn nhưng nó cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định chứ không xảy ra tức thì như đối với TNLĐ. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, để những yếu tố độc hại trong môi trường tác động tới người lao động và phát thành bệnh thì phải mất một khoảng thời gian là 5 năm trở lên. Những chấn thương do TNLĐ gây ra thông thường biểu hiện ở bên ngoài cơ thể, mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy được như gãy tay, gãy chân, chảy 7 máu…Còn thương tật do BNN gây ra thường ẩn dấu trong cơ thể, khó nhìn thấy, sau một khoảng thời gian mới phát bệnh ra ngoài cơ thể, chính vì vậy nhiều người lao động khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, không thể chữa trị như bệnh ung thư. Di chứng do TNLĐ gây ra sau một thời gian điều trị sẽ dễ khỏi hơn so với di chứng của BNN. Di chứng của BNN rất dễ tái phát khi gặp điều kiện như thời tiết lạnh, môi trường ô nhiễm, ẩm ướt, nhiều tiếng ồn…và nó còn có thể ảnh hưởng tới con cái cũng như nhiều đời sau, những người có cùng huyết thống với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, ví dụ như nếu người lao động bị nhiễm độc hóa chất khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới con, con sinh ra dễ bị dị dạng, khiếm khuyết… Theo quy định của pháp luật, để đủ điều kiện xác nhận căn bệnh mà người lao động mắc phải là BNN thì nó phải nằm trong Danh mục 21 BNN được bồi thường quy định tại phụ lục 1, TT số 10/2003/TT-BLĐTBXH như bệnh bụi phổi, bệnh nhiễm độc chì, bệnh điếc do tiếng ồn v.v…Còn đối với TNLĐ, pháp luật không quy định tai nạn xảy ra phải thuộc danh mục nào mới được coi là TNLĐ, miễn là nó đủ các điều kiện về chủ thể, công việc, thời gian và địa điểm. Về chế độ trợ cấp, trường hợp bị TNLĐ, căn cứ vào lỗi trực tiếp để xảy ra tai nạn và chủ thể bồi thường là người sử dụng lao động, pháp luật chia thành hai trường hợp, nếu tai nạn xảy ra lỗi trực tiếp do người sử dụng lao động thì người lao động được bồi thường, còn nếu lỗi do người lao động thì họ được hưởng trợ cấp. Còn trường hợp bị BNN thì nguyên nhân gây bệnh luôn luôn là do thực hiện công việc mà người sử dụng lao động giao cho, vì vậy người lao động bị BNN sẽ được bồi thường từ người sử dụng lao động, không có loại hình trợ cấp như TNLĐ. 1.1.3. Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam Việc nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình TNLĐ có một vai trò rất quan trọng, nó giúp chúng ta thấy được diễn biến của hiện tượng này qua các năm, các giai đoạn như thế nào, xu hướng tăng hay giảm? mức độ tăng, giảm nhiều 8 hay ít… Qua đây ta cũng có thể biết được địa phương nào, lĩnh vực nào thường xảy ra nhiều TNLĐ nhất? Từ đó dễ dàng tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Nhìn chung, theo các báo cáo của BLĐTBXH, số lượng vụ TNLĐ xảy ra hàng năm ở Việt Nam là khá cao và có xu hướng tăng lên cả về số vụ và số người chết. Năm 2002, người ta thống kê được 4.298 vụ TNLĐ đã xảy ra, làm 4.521 người bị nạn, trong đó có 514 người bị chết và 1.206 người bị thương nặng, trong số 449 vụ TNLĐ chết người có 95 vụ có từ hai người bị nạn trở lên. Đến năm 2009, con số đó đã là 6.250 vụ TNLĐ, tăng lên 1.952 vụ, trong đó có 507 vụ TNLĐ chết người làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng và có 88 vụ có từ hai người bị nạn trở lên. Và chỉ trong thời gian 6 tháng đầu năm 2010, trong cả nước đã xảy ra 2.611 vụ TNLĐ làm 2.680 người bị nạn, trong đó số vụ tai nạn chết người là 245 vụ, số người chết là 266 người, số người bị thương nặng là 525 người [1], [2]. Dưới đây là bảng So sánh tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm 2010 với cùng kỳ năm 2009, qua đó thấy được tình trạng đáng báo động về TNLĐ ở Việt Nam. STT Chỉ tiêu 6 tháng Cùng kỳ đầu năm năm 2009 Tăng/giảm 2010 1 Số vụ 2611 1958 653 (33,3%) 2 Số nạn nhân 2680 1998 682 (34,1%) 3 Số vụ có người chêt 245 231 14 (6,1%) 4 Số người chêt 266 239 27 (11,3%) 5 Số người bị thương nặng 525 418 107 (25,6%) 6 Số lao động nữ 328 356 (108,5%) 7 Số vụ có hai người bị 50 28 22 (78,6%) 684 9 nạn trở lên Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm 2010 và cùng kỳ năm 2009 (Nguồn: Thông báo số 2772/TB-BLĐTBXH ngày 12/8/2010) Qua số liệu trên có thể thấy được tình hình TNLĐ ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, cụ thể là: Về tình hình TNLĐ ở các địa phương: các vụ TNLĐ xảy ra thường tập trung nhiều ở những tỉnh, thành phố có đông khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ và xây dựng như Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương, Thái Nguyên…Theo báo cáo của BLĐTBXH, những tỉnh, thành phố sau xảy ra nhiều vụ TNLĐ nhất, đó là tp HCM, năm 2002 xảy ra 1.195 vụ TNLĐ làm 1.228 người bị nạn, trong đó có 55 vụ TNLĐ chết người làm 69 người chết, chiếm 12,2% tổng số vụ TNLĐ chết người; đứng thứ hai là Đồng Nai với 652 vụ TNLĐ làm 662 người bị nạn, trong đó có 13 vụ chết người làm 14 người bị chết, chiếm 2,9% tổng số vụ chết người; tiếp theo là các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Khánh Hòa…Năm 2008 những tỉnh, thành phố trên vẫn dẫn đầu về địa phương để xảy ra nhiều vụ TNLĐ nhất, tp Hồ Chí Minh xảy ra 361 vụ TNLĐ, Quảng Ninh là 350 vụ, Đồng Nai là 1699 vụ, Bình Dương là 746 vụ…Trong đó Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận là những địa phương có số vụ TNLĐ chết người tăng cao so với năm 2007. Tới sáu tháng đầu năm 2010, trên toàn quốc có 2611 vụ TNLĐ làm 2680 người bị nạn thì trong đó có tới 1547 vụ TNLĐ là xảy ra ở những địa phương trên, chiếm 59,24% vụ TNLĐ toàn quốc [ ]. STT Địa phương Số vụ Số chết người vụ Số người Số người Số người bị nạn chết bị thương nặng 10 1 Tp Hồ Chí 167 41 176 42 16 Minh 2 Hà Nội 68 19 70 21 34 3 Bình Dương 66 16 78 16 4 4 Quảng Ninh 146 10 151 11 86 5 Hải Dương 22 10 28 10 18 6 Thái Nguyên 72 9 76 9 20 7 Đồng Nai 936 7 937 7 56 8 Bà 7 21 7 8 Rịa-Vũng 21 Tàu 9 Hà Tĩnh 16 6 21 7 12 10 Quảng Bình 33 6 34 6 19 Bảng 2: 10 địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất (Nguồn: Thông báo số 2772/TB-BLĐTBXH ngày 12/8/2010) Trong số những vụ TNLĐ trên thì nghiêm trọng nhất là vụ TNLĐ xảy ra khoảng 9h ngày 13/4/2010 tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra vụ TNLĐ do nổ mìn khiến 2 người chết, 3 người bị thương và vụ TNLĐ xảy ra lúc 8h30 ngày 9/5/2010 tại CTy CP chế biến thực phẩm Vĩnh Kiên tại An Khương, Minh Hòa, Châu Thành, Kiên Giang do nổ nồi hơi đã làm 3 người chết, 15 người bị thương nặng [ ]. Về tình hình TNLĐ theo loại hình cơ sở sản xuất: dựa trên những báo cáo của các địa phương gửi về, BLĐTBXH đã tiến hành tổng hợp và đưa ra được con số 61% số vụ TNLĐ và 61% tổng số người chết là xảy ra ở loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần; loại hình công ty cổ phần vốn nhà nước chiếm 10% tổng số vụ TNLĐ và 13% tổng số người chết; loại hình doanh nghiệp nhà nước chiếm 12% tổng số vụ TNLĐ và 11% tổng số người chết; còn loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm 9% tổng số vụ TNLĐ và 8% tổng số người chết. Như vậy loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần là nơi để xảy ra nhiều vụ TNLĐ nhất, một phần do đây là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số đang tồn tại và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất