Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng sản phẩm mặt hàng may mặc trên thị trường hà nội thực trạng và giải p...

Tài liệu Chất lượng sản phẩm mặt hàng may mặc trên thị trường hà nội thực trạng và giải pháp

.DOC
23
141
96

Mô tả:

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MẶT HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chương 1: Tổng quan về chất lượng sản phẩm 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm 1.1.1. Các cách tiếp cận chất lượng Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó”. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sử dụng. Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hoàn thiện của sản phẩm. Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đồng hóa việc đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất là nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất ra với công nghệ quá lạc hậu. Tuy nhiên, quan niệm chất lượng này chỉ phản ánh mối quan tâm của người sản xuất đến việc đạt được các chỉ tiêu chất lượng đặt ra. Trên thực tế, những chỉ tiêu chất lượng nhà sản xuất đặt ra chưa chắc đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quan niệm xuất phát từ người tiêu dùng: “Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dung”. Quan niệm này cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chí phí có thể chấp nhận được. Quan niệm xuất phát từ giá trị: “Chất lượng là cung cấp những sản phẩm với mức giá có thể chấp nhận được”.Nếu quá trình sản xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng sẽ không chấp nhận giá trị của nó, có nghĩa là giá bán cao hơn giá mà khách hàng chịu bỏ ra để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm. Quan điểm này không còn phù hợp vì cùng với sản phẩm tốt, giá thành rẻ doanh nghiệp còn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác nếu muốn khách hàng thực sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm tốt mà còn phải giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong khi sử dụng. Ví dụ khi những sản phẩm đầu tiên của Nhật Bản bán ra thị trường nước ngoài, khách hàng không thể đọc được các bản hướng dẫn sử dụng vì nó viết bằng tiếng Nhật, nhưng sau đó họ đã rút kinh nghiệm và hàng hóa của Nhật ngày càng được chấp nhận nhiều hơn ở nước ngoài. Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hơp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. (Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa-TCVN 5814-1994). Như vậy, “khả năng thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải thể hiện thông qua các yếu tố sau: - Sự hoàn thiện của sản phẩm: đây là yếu tố để giúp chúng ta phân biệt sản phẩm nầy với sản phẩm khác. thường thể hiện thông qua các tiêu chuẩn mà nó đạt được. Đây cũng chính là điều tối thiểu mà mọi doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng thông qua sản phẩm của mình. Như vậy, chung nhất có thể định nghĩa “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Mức độ cao thấp tùy thuộc chủ yếu vào trình độ khoa học công nghệ; tập hợp các đặc tính vốn có là tập hợp các thuộc tính đặc trưng phản ánh giá trị sử dụng của sản phẩm; đáp ứng các yêu cầu là yêu cầu về tính năng, tác dụng, thời hạn, giá cả, môi trường, đạo đức kinh doanh… 1.1.2. Bản chất của phạm trù chất lượng Chất lượng sản phẩm, hiểu một cách khái quát nhất, là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định, đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, khi nghiên cứu chất lượng sản phẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Tính năng sản xuất của sản phẩm là bao gồm toàn bộ những tính năng của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế và được đảm bảo trong quá trình sản xuất. Nó được gọi là chất lượng tiềm tàng của sản phẩm. Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tính năng của sản phẩm có liên quan đến người sử dụng nhất định, tức là những tính năng nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội cụ thể và được gọi là chất lượng thực tế của sản phẩm. Gần đây, chất lượng sản phẩm được bao trùm hơn, chất lượng sản phẩm là mức độ chất lượng lô hàng đáp ứng với thị trường (khách hàng tiêu thụ và người sử dụng). Chất lượng sản phẩm được hiểu khái quát hơn và nhiều khía cạnh hơn. Đó là : - Mức độ thỏa mãn nhu cầu đến đâu? - Giá cả là bao nhiêu? - Tiến độ giao hàng như thế nào? 1.2. Một số tiêu chí đo lường chất lượng sản phẩm 1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm * Chất lượng ở góc độ người tiêu dùng Thứ nhất, chất lượng “cảm nhận” Chất lượng cảm nhận là chất lượng mà người tiêu dùng cảm nhận được từ sản phẩm. người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận được chất lượng sản phẩm thông qua quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm. Do không phải nhiều loại sản phẩm có thể có tính chất này nên người tiêu dùng hay đánh giá qua các chỉ tiêu gián tiếp như hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, đặc điểm của quá trình sản xuất,… Thứ hai, chất lượng “đánh giá” Chất lượng đánh giá là chất lượng khách hàng có thể kiểm tra được trước khi mua. Để có thể kiểm tra được trước khi mua sản phẩm phải có những đặc tính có thể đo lường dễ dàng. Thông thường những sản phẩm mà chất lượng của nó được đặc trưng bởi các chỉ tiêu mùi vị, màu sắc,…phù hợp chất lượng “đánh giá” của ngươi tiêu dùng. Thứ ba, chất lượng “kinh nghiệm” Chất lượng kinh nghiệm là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá thông qua tiêu dùng sản phẩm.Trong điều kiện thiếu thông tin về sản phẩm mà sản phẩm lại không mang những đặc trưng đáp ứng đòi hỏi của chất lượng cảm nhận và đánh giá người tiêu dùng tìm đến phương pháp đánh giá chất lượng “kinh nghiệm”. Thứ tư, chất lượng “tin tưởng” Một số loại dịch vụ mang đặc trưng là khó đánh giá được chất lượng của nó ngay cả sau khi đã tiêu dùng chúng nên người tiêu dùng tìm đến chất lượng “tin tưởng”. Tức là, họ thường dựa vào tiếng tăm của doanh nghiệp cung cấp mà “tin tưởng” vào chất lượng của dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp. Như vậy, tùy theo các loại sản phẩm mang các đặc trưng cụ thể khác nhau người tiêu dùng thường tìm đến các phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm khác nhau. Đặc trưng chung của mọi cách đánh giá chất lượng sản phẩm trên giác độ người tiêu dùng là chỉ dựa trên cơ sở cảm tính, đánh giá chất lượng sản phẩm qua các hình thức biểu hiện bên ngoài, dễ cảm nhận. *Chất lượng ở góc độ người sản xuất Với người sản xuất, chất lượng sản phẩm thường được đánh giá trên cả ba phương diện marketing, kỹ thuật và kinh tế. Trên cơ sở đó, người sản xuất đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các chỉ tiêu, các thông số kinh tế kỹ thuật cụ thể. Thông thường có thể kể đến các nhóm tiêu thức phản ánh cụ thể các vấn đề gắn với chất lượng được trình bày ở biểu 6.1. Cần chú ý rằng các chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ cới nhau. Với mỗi sản phẩm cụ thể vai trò của các nhóm chỉ tiêu trong đánh giá chất lượng là khác nhau. Vì vậy khi đánh giá chất lượng sản phẩm phải sử dụng phạm trù sức nặng để phân biệt vai trò của từng chỉ tiêu đối vời chat lượng sản phẩm. Biểu: Các nhóm tiêu thức phẩn ánh chất lượng sản phẩm STT 1 2 3 4 5 6 Tiêu thức Tính năng tác dụng Các tính chất cơ lý hóa Các chỉ tiêu thẩm mỹ Tuổi thọ Độ tin cậy Độ an toàn STT 7 8 9 10 Tiêu thức Tính dễ sử dụng Tính dễ bảo quản, vận chuyển Tính dễ sửa chữa Tính tiết kiệm tiêu hao năng lượng, 11 12 nhiên liệu Chi phí, giá cả Mức độ gây ô nhiễm môi trường 1.2.2. Chi phí chất lượng Phân tích chi phí chất lượng là bài toán không quá phức tạp đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả do nó mang lại thì thật tuyệt vời. Phần lớn các doanh nghiệp Việt nam chưa có quan tâm đúng mức đến Quản lý chất lượng cũng vì chưa phân tích rõ được chi phí chất lượng. Về cơ bản, chi phí chất lượng bao gồm các chi phí sai lỗi và chi phí quản lý Chi phí sai lỗi là chi phí phát sinh do làm sai dẫn đến lỗi sản phẩm hay dịch vụ, bao gồm: - Chi phí cho việc làm lại hay sửa chữa khi sản phẩm hay dịch vụ không đáp ứng các yêu cầu - Chi phí phát sinh do việc làm sai, lỗi dẫn đến ngưng trệ sản xuất hay cung cấp dịch vụ. - Chi phí do phải bồi hoàn cho khách hàng khi sản phẩm hay dịch vụ không đáp ứng các yêu cầu. - Chi phí do mất khách hàng, mất cơ hội. - Chi phí do lãng phí các nguồn lực do làm sai, lỗi… Chi phí quản lý là chi phí cho việc quản lý, kiểm soát chất lượng, bao gồm: - Chi phí cho việc xác định các yêu cầu, thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu. - Chi phí cho việc thiết kế hệ thống quản lý chất lượng và cung cấp các nguồn lực duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. - Chi phí cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩmvà dịch vụ, kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. - Chi phí do sử dụng lãng phí các nguồn lực: do hệ thống quản lý thiết kế không phù hợp, do làm sai, do kiểm soát không hiệu quả… Ngoài ra, chi phí chất lượng còn bao gồm cả chi phí rủi ro và chi phí cơ hội do việc hệ thống xử lý thông tin không hiệu quả… Chi phí chất lượng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Việc xác định được các chi phí chất lượng giúp các doanh nghiệp không những tiết kiệm được chi phí, giảm lãng phí, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn phát huy tối đa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là một trong những điểm mấu chốt cho việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. 1.3. Sự cần thiết phải đảm bảo và nâng cao chất lượng Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì phải thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt. Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường,hằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao vị thế vì nó tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua. Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mối doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường: Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. 1.4. Các nhân tố tác động đến chất lượng Nhóm nhân tố bên ngoài Thứ nhất, nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm Đây là xuất phát điểm của quá trình quản trị chất lượng vì nó là một trong các căn cứ quan trọng để xác định các tiêu thức chất lượng cụ thể. Cầu về chất lượng sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có yếu tố thu nhập của người tiêu dùng: người tiêu dùng có thu nhập cao thường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và ngược lại, khi thu nhập của người tiêu dùng thấp thì họ ít nhạy cảm vời chất lượng sản phẩm. Mặt khác, do đặc tính, tập quán tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng ở từng địa phương, từng vùng, từng nước có cầu về chất lượng sản phẩm khách nhau. Hơn nữa, cầu về chất lượng sản phẩm là phạm trù phát triển theo thời gian. Như thế, để xác định chất lượng sản phẩm hợp với cầu người tiêu dùng đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, phân tích môi trường kinh tế - xã hội gắn với thị trường hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, trình độ phát triển của công nghệ kỹ thuật sản xuất Trình độ phát triển của công nghệ kỹ thuật phản ánh đòi hỏi khách quan về chất lượng sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính “quốc tế hóa”. Chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng quy định lợi thế cạnh tranh, trình độ chất lượng sản phẩm cũng được “quốc tế hóa” và ngày càng phát triển. Nếu không nghiên cứu và tính toán nhân tố này, sản phẩm sẽ bị bất lợi về chất lượng và do đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quy định tính thống nhất của chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện đó, chất lượng sản phẩm hầu như chỉ phản ánh đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của sản xuất, không chú ý đến nhu cầu và cầu của người tiêu dùng. Chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, cạnh tranh là nền tảng, chất lượng sản phẩm không còn là phạm trù “của riêng” người sản xuất mà là phạm trù phản ánh cầu của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm không phải là phạm trù bất biến mà thay đổi theo nhóm người tiêu dùng và theo thời gian. Với cơ chế kinh tế “đóng”, chất lượng sản phẩm là phạm trù chỉ gắn liền với các điều kiện kinh tế - kỹ thuật của một nước, ít và hầu như không chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quốc tế. Do đó yếu tố sức ỳ của phạm trù chất lượng thường lớn, chất lượng chậm được thay đổi. Trong cơ chế kinh tế mở, hội nhập, chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng quy định lợi thế cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, đòi hỏi chất lượng sản phẩm mang tính “quốc tế hóa’. Thứ tư, vai trò quản lý kinh tế vĩ mô Trong cơ chế kinh tế thị trường hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước trước hết là hoạt động xác lập các cơ sở pháp lý cần thiết về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm. Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa qui định các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ quan quản lý chất lượng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và quyền của con người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát đối với chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý vĩ mô không kém quan trọng là kiểm tra, kiểm soát tính “trung thực” của người sản xuất ra sản phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với nhiệm vụ đó, quản lý vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo, ổn định chất lượng sản phẩm phù hợp với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Nhóm nhân tố bên trong Thứ nhất, trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất Đây là những nhân tố tác động trực tiếp, liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói dù có đầy đủ các nhân tố trên nhưng quản trị, đặc biệt là quản trị sản xuất không tốt sẽ dẫn đến làm giảm hiệu lực của cả con người, kỹ thuật công nghệ,…làm gián đoạn sản xuất, giảm chất lượng nguyên vật liệu và do đó dẫn đến sự giảm thấp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Từ thực tiễn khoảng 80% các vấn đề về chất lượng do khâu quản trị gây ra. Vì vai trò của quản trị chất lượng đối với chất lượng của sản phẩm quan trọng như vậy nên tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc xây dựng hệ thống QT định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ ISO 9000 QT chất lượng toàn diện. Thứ 2, lực lượng lao động Lực lượng lao động là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Trình độ chuyên môn và ý thức kỷ luật, tinh thần lao động hiệp tác của đội ngũ lao động tác động trực tiếp đến khả nưng có thể tự mình sáng tạo ta sản phẩm, kỹ thuật công nghệ với chất lượng ngày càng hoàn hảo hay không? Có làm chủ được kỹ thuật công nghệ nhập ngoại để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng mà kĩ thuật công nghệ quy định hay không? Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh doanh chấp nhận được hay không? Thứ 3, khả năng về công nghệ kỹ thuật Công nghệ kỹ thuật quy định giới hạn của chất lượng sản phẩm của bản thân doanh nghiệp: công nghệ kỹ thuật ở trình độ nào, có chất lượng sản phẩm tương ứng. Chất lượng và tính chất đồng bộ của máy mocsthieets bị sản xuất ảnh hưởng đến tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc thiết bị đó sản xuất ra. Thứ 4, nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức bảo đảm chúng Nguyên vật liệu là yeus tố trực tiếp cấu thành sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của sản phẩm. Cần chú ý rằng không phải là từng loại mà là tính đồng bộ về chất lượng của các loại nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều tác động đến chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu tìm tòi, phát hiện và chế tạo các nguyên vật liệu mới dẫn đến những thay đổi quan trọng về chất lượng sản phẩm. Hệ thống cung ứng, bảo quản nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra từ các nguyên vật liệu đó. Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm của mặt hàng may mặc trên thị trường Hà Nội 2.1. Đặc điểm của thị trường hàng may mặc Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm về khách hàng Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và thương mại ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà Nội cũng là nơi có dân số đông thứ hai trong cả nước chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Tình hình dân số Hà Nội được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Quy mô dân số Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012 Đơn vị tính: người Năm 2008 Quy mô dân số Hà Nội 6.233.000 2009 6.451.909 2010 6.913.161 2011 7.015.021 Tổng cục thống kê Hà Nội Dân số Hà Nội năm 2008 là 6.233.000 người. Năm 2009 dân số Hà Nội là 6.451.909 người tăng 218.909 người hay 3,5% so với năm 2008. Dân Số Hà Nội năm 2010 là 6.913.161 người tăng 461.252 người hay 7,14% so năm 2009. Năm 2011 dân số Hà Nội tăng 101.860 người hay 1,5% so năm 2010. Với quy mô và tốc độ tăng dân số như vậy, Hà Nội chính là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Xét về mật độ dân số cho thấy, dân số của Hà Nội phân tán không đồng đều. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km² trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². Điều này ảnh hưởng không nhỏ hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng may mặc nói riêng. Ở những khu vực đông dân số nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhiều hơn những khu vực có mật độ dân số thấp. Hơn nữa, Hà Nội có tới 41,1% dân số thành thị. Với tỷ lệ dân số thành thị như vậy, nhu cầu về hàng hóa may mặc của khu vực này cũng đòi hỏi cao hơn cả về chất lượng và thẩm mỹ. Tất nhiên, dân số thành thị có thu nhập và mức sống cao hơn nên khả năng thanh toán của họ cũng tốt hơn. Theo như kết quả nghiên cứu và khảo sát thị trường của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) vừa mới tiến hành trong tháng 10/2011 được công bố mới đây thời trang là sản phẩm mà người tiêu dùng chịu chi đứng sau mặt hàng lương thực thực phẩm. Về hàng may mặc người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm từ 150.000 - 500.000 đồng/tháng, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20-25 tuổi mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm 23,8%. 70% người mua sắm thời trang hằng tháng. Con số lượng người mua sắm khoảng 2 - 3 tháng/lần cũng chiếm số đông. Theo ước tính của trung tâm, doanh số toan thị trương theo nhóm khách hàng như sau: Qua biểu đồ ta thấy: Doanh thu từ nhóm khách hàng trẻ em chiếm 30% trong tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường. Sở dĩ doanh thu nhóm này cao là do: Nếu như những năm trước đây, các Công ty may mặc lớn của Việt Nam tỏ ra “thờ ơ” với thị trường thời trang trẻ em, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và hàng Trung Quốc “tung hoành”, thì hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp này đã chính thức quay về thị trường trong nước với quyết tâm giành lại sân nhà. Lợi thế về giá cả, chất lượng và mẫu mã là những yếu tố quyết định để các doanh nghiệp Việt thắng thế trong cuộc chạy đua với hàng ngoại nhập. - Tâm lý "ngán” hàng Trung Quốc là tâm lý chung của các vị phụ huynh khi đi mua sắm quần áo cho con em họ. Bên cạnh việc e ngại tâm lý “dùng hàng Trung Quốc giá rẻ”, thời gian gần đây, thông tin về quần áo Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã khiến người tiêu dùng “xét nét” hơn khi mua hàng của nước này. Tại các siêu thị, chợ lớn ở Hà Nội thời trang trẻ em Trung Quốc vẫn được bày bán, tuy nhiên, hai năm gần đây, sức mua đã giảm hẳn. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà cung ứng đã tìm kiếm nguồn hàng từ các công ty có tên tuổi như Việt Thy, Sanding, Thái Tuấn, Việt Tiến, Thành Công, Thắng Lợi, YF,… về bán với mức giá rất cạnh tranh. Cụ thể, một sản phẩm quần short hoặc áo thun có mức giá trung bình từ 40.000 – 50.000 đồng/sản phẩm; áo sơmi có giá từ 60.000 – 90.000 đồng/sản phẩm; quần dài có giá từ 90.000 – 110.000 đồng/sản phẩm; váy đầm có giá từ 80.000 – 120.000 đồng/sản phẩm; áo khoác có giá từ 120.000 – 250.000 đồng/sản phẩm... - Không chỉ cạnh tranh về giá và yếu tố an toàn chất lượng, một điều đáng mừng là hàng may mặc, đặc biệt là thời trang trẻ em Việt Nam giờ đây đã có những mẫu mã “ngang ngửa” với hàng Trung Quốc, Thái Lan và đang được người dân trong nước chấp nhận, lựa chọn. Thời trang trẻ em “Made in Vietnam” rất phong phú về mẫu mã. Những thiết kế được người tiêu dùng thường lựa mua là các kiểu dáng nhún tua, xếp ly, áo viền, váy tua, quần soóc túi hộp, quần soóc, quần lửng, quần yếm... với những hoa văn, họa tiết rất duyên dáng, nhí nhảnh và đáng yêu. - Hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong hơn một năm qua đã có tác động rõ rệt đến người tiêu dùng trong nước. Mặt hàng may mặc, đặc biệt là thời trang trẻ em đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng hiệu VN như Anh Thư, YF, Kico... Bằng chứng là tại cửa hàng Kico ở 45 Quang Trung, Q Hà Đông, các sản phẩm áo phông, quần bò, váy áo thời trang đầy đủ màu sắc, kích cỡ, có giá từ 50.000 – 300.000 ngàn đồng có lượng khách mua cao. Tại cửa hàng thời trang trẻ em “made in Vietnam” ở địa chỉ 286 – 288 phố Tây Sơn, không khí bán - mua rất nhộn nhịp. Dạo quanh một vòng các phố Bà Triệu, Hàng Điếu, Trần Nhân Tông, Tôn Đức Thắng..., có thể dễ nhận thấy các cửa hiệu thời trang “Made in Vietnam” đang “lấn át” các biển hiệu thời trang nước ngoài. Với sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng may mặc Việt Nam, thời trang Việt Nam, đặc biệt là thời trang trẻ em đang dần tạo được nét riêng và khẳng định chỗ đứng của mình trên sân nhà và giúp nâng cao doanh thu. Doanh thu từ nhóm khách hàng là thiếu niên chiếm 10% trong tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường. Nhóm khách hàng này có nhu cầu mua sắm ít hơn là do nhóm này thường xuyên phải mặc đồng phục đi học, nên nhu cầu thay đổi quần áo cũng ít hơn. Doanh thu từ nhóm khách hàng là thanh niên chiếm 40% trong tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường. Doanh thu từ nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm gần một nửa doanh thu của thị trường may mặc Việt Nam. Sở dĩ là do thanh niên là những người đang ở độ tuổi muốn khẳng định mình, có nhu cầu làm đẹp lớn nhất, dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang nên nhu cầu mua sắm, thay đổi của họ rất lớn. Theo một kết quả điều tra mới đây cho thấy về hàng may mặc người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm từ 250.000 - 500.000 đồng/tháng, chiếm 18% tổng chi tiêu hàng tháng. Trong đó, người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20-25 tuổi mua quần áo nhiều nhất với 46,4%, tiếp đến là độ tuổi từ 26-35 tuổi chiếm 23,8%. 70% người mua sắm thời trang hằng tháng. Con số lượng người mua sắm khoảng 2 - 3 tháng/lần cũng chiếm số đông. Với những con số này, có thể khẳng định rằng sức tiêu thụ của thị trường rất lớn. Ngày càng có nhiều cửa hàng thời trang phục vụ đối tượng này: Shop Men, PT, Made in Việt Nam, Blue, Mello… các cửa hàng nằm trên đường chùa Bộc, Cầu Giấy, Quán Thánh. Theo chị Nguyễn Thị Hạnh cửa hàng trưởng thương hiệu Ninomaxx (Công ty thời trang Việt) tại 265 Cầu Giấy, cho biết: “Doanh số của cửa hàng năm sau luôn cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng hàng năm trên 20-30%. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, gần như mỗi tuần cửa hàng đều có nhập hàng mới”. Doanh thu từ nhóm khách hàng là trung niên chiếm 15 % trong tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường. Đây cũng là một thị trường tiềm năng danh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời trang trung niên hướng tới những người ở độ tuổi trung niên, công chức, viên chức, doanh nhân... Trong những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư vào thị trường này: KAM, Nem, Ivy Các sản phẩm của doanh nghiệp này có giá khá cao hướng đến khách hàng có thu nhập cao. Một bộ váy công sở của cửa hàng KAM, Nem đều có giá từ 700.000 trở lên tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mua. Đây chính là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiêp Việt khai thác và phát triển. Doanh thu từ nhóm khách hàng là người cao tuổi chiếm 5% trong tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường may mặc Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm của các nhà cung cấp Hà Nội thủ đô của cả nước có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao nhất cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hóa được sản xuất tại Hà Nội ngày càng có xu hướng giảm dần, thay vào đó là hàng hóa nhập khẩu. Đối với hàng hóa may mặc tại thị trường Hà Nội nguồn hàng cũng được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau có sự phong phú, đa dạng cả về mẫu mã, chủng loại và chất lượng. Về cơ bản có ba nguồn hàng chính là hàng hóa của các doanh nghiệp Việt, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và hàng của một số hãng nổi tiếng khác trên thế giới. Tuy nhiên, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt chủ được bán với số lượng rất hạn chế, chủ yếu ở khu vực ngoại thành. Theo đánh giá của các công ty may mặc nói chung, thị trường Việt nam vẫn còn bỏ ngỏ phần lớn cho hàng nhập khẩu trong đó nổi bật là hàng Trung Quốc. Với ưu việt về giá cả và mẫu mã, hàng trung quốc có mặt ở nhiều nơi: Sop, siêu thị, chợ hay cả vỉa hè. Hàng Trung Quốc cũng được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau, nếu là hàng Quảng Châu hay Thượng Hải chất lượng tốt hơn nhưng giá thành cũng khá cao. Hàng Trung Quốc nhập khẩu qua các cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái thường có chất lượng kém hơn nhưng giá thành lại rất thấp. Theo kinh nghiệm của nhiều thương gia buôn bán quần áo cho biết việc trực tiếp sang đánh hàng ở Trung Quốc chỉ mất vài lần đầu, các lần sau có sẵn mối, sẵn mẫu hàng thì cứ thế đặt hàng rồi gửi xe về, hạn chế các khoản chi phí đến mức thấp nhất. Việc nhập khẩu hang thời trang của các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới chủ yếu được nhập khẩu bởi một số doanh nghiệp Việt Nam như Công ty B & T, Nam Anh, Hoàng Phong... Các công ty này thường nhập một từ một số thương hiệu nổi tiếng như Adidat, Pie cardin, Lion, Owen... Hàng hóa của các thương hiệu này nổi tiếng về chất lượng và phong cách nhưng giá cả thường trên trời so với hang hóa trong nước. Số lượng nhập khẩu đối với hàng hóa này cũng ít, doanh thu một năm chiếm tỷ trọng nhỏ so với hàng hóa được nhập từ các nguồn khác. Tuy nhiên, doanh số từ mặt hang này có xu hướng tăng cao trong vài năm gần đây. Các công ty trong nước cũng cung cấp một phần không nhỏ cho thị trường may mặc Hà Nội trong đó có cả mặt hàng trung bình phục vụ nhu cầu của những người có thu nhập thấp, cả hàng chất lượng cao cho những người có mức sống cao. Một số công ty nổi tiếng phải kể đến là Việt Tiến, An phước, Hà Nội ximax, Avy, NEM, 7am,... Hiện nay, các doanh nghiệp này chỉ chiếm 25 % thị phần tuy nhiên trong những năm tới, thị phần có xu hướng tăng hơn. Rảo qua những điểm mua bán quần áo quen thuộc, thay vì sự có mặt của hàng Việt là sự "áp đảo" của quần áo tạp nham các loại không nguồn gốc, xuất xứ tràn ngập thị trường. Đợt rét đậm đột ngột và kéo dài những ngày đầu đông Hà Nội như hậu thuẫn cho các điểm mua sắm quần áo ấm nội thành thêm sôi động. Đỏ mắt tìm hàng Việt Nhu cầu mua sắm áo quần rét trở nên nhộn nhịp hẳn khi Hà Nội đón cái rét ngọt đầu đông. Hàng may mặc được lựa chọn nhiều nhất vẫn là áo phao, áo bông, áo choàng dạ. Chùa Bộc phố "tập kết" của hàng thời trang từ sáng sớm ngày cuối tuần đã tấp nập người mua bán. Chen chân chọn một cái áo khoác lông vũ với hy vọng mua được đúng hàng Việt "xịn", người viết bài này "tá hỏa" khi áo VN không thấy đâu, thay vào đó là hàng loạt các kiểu áo mác chi chít chữ "Tàu" với giá trên trời đủ loại. "Chất tốt đấy, lông vũ chính hiệu, 600 nghìn một chiếc không mặc cả nhé!" - người bán hàng chèo kéo. Khách có nhã ý muốn tìm áo VN chính hiệu, lúc này người bán hàng mới chỉ tay vào một góc nhỏ cửa hàng, số áo "Made in VN": "Mẫu mã của áo "ta" ít quá, nên phải "đánh" thêm hàng TQ, bán rất chạy, xanh đỏ tím vàng đủ cả!" - người này lý giải. Dọc phố Chùa Bộc, cũng có những cửa hàng thời trang của VN như Blue Exchange, Nino Max, may Việt Tiến, may Sài Gòn, dệt Thành Công... nhưng dường như vẫn không hút khách như hàng Trung Quốc (TQ). "Hàng VN tốt thật nhưng ít, giá lại cao quá. Có những chiếc quần cũng cửa hàng ấy, vài năm trước mua rồi, năm nay ra vẫn thấy cùng chất liệu, cùng kiểu dáng thì mua sao được!" là cách giải thích của một khách hàng. Tìm đỏ mắt trong chợ Ngã Tư Sở không có nổi mặt hàng có chữ VN. "Hàng thùng" bày như rau như cỏ trên các sạp đầy bụi với giá từ vài chục tới hơn trăm nghìn đồng. Quần, áo, khăn, tất, giày, dép... mẫu mã đa dạng, màu sắc bắt mắt, đặc biệt giá ở mức chấp nhập được khiến những người có thu nhập thấp bằng lòng dù chất lượng sản phẩm bị đặt xuống thứ yếu. Tại Chợ Xanh (phố Phan Văn Trường) - chợ dành cho SV các trường ĐH quận Cầu Giấy hay chợ SV khu vực Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân), la liệt sạp quần áo TQ giá rẻ như bèo: Quần bò nữ chỉ 60.000đ, áo "phao" các loại 120.000đ/chiếc, len cổ lọ 50.000đ/chiếc... Riêng áo phông, sơmi mùa hè ồ ạt thanh lý với giá 20.000 - 30.000đ/chiếc với biển "Quần áo Quảng Châu giá rẻ, không mặc cả" để khách khỏi "à ơi". Theo N.T.Hương - SV ĐH Sư phạm: "Những nhãn hiệu như Blue Exchange, Nino Max... giá vẫn cao so với túi tiền SV (giá từ 250.000đ đến trên 300.000đ thậm chí trên 400.000đ). Hàng Vinatex cho người lớn hay trẻ em dù giá "mềm" hơn nhưng mẫu mã lại không bắt mắt". Buôn hàng TQ siêu lợi nhuận Không chỉ ở những điểm mua sắm tập trung như Chùa Bộc, Hàng Ngang hay những chợ đêm cho SV, áo quần xuất xứ TQ có mặt ở hầu hết mọi ngõ ngách của HN. Người dân ai cũng biết đó là hàng TQ nhưng giá tiền phù hợp với thu nhập, mẫu mã lại đa dạng. Dân buôn hàng Quảng Châu thứ thiệt cho biết, họ còn nhập hàng với giá... hợp lý hơn rất nhiều. Một mối buôn lâu năm đặt shop quần áo khá lớn trên phố Cầu Giấy cho hay: "Việc trực tiếp sang đánh hàng ở Quảng Châu chỉ mất vài lần đầu, các lần sau có sẵn mối, sẵn mẫu hàng thì cứ thế đặt hàng rồi gửi xe về, hạn chế các khoản chi phí đến mức thấp nhất". Vì thế, chỉ trong thời gian ngắn gần đây, loạt cửa hàng một giá mọc lên như nấm sau mưa với giá chỉ 100.000 - 150.000đ/chiếc. Đây là chiêu "đánh" vào thị hiếu khách hàng thu nhập thấp. Mối buôn này cũng cho biết, so với giá mua gốc, giá bán tại HN thường lãi 50 - 70%, thậm chí có mặt hàng lãi gần như 100%. Bán hàng ở chợ hay vỉa hè, lợi nhuận còn cao hơn nhiều do không phải tốn chi phí thuê mặt bằng. Do đó, mỗi khi Hà Nội sáng đèn, dọc các đường Chùa Bộc, Láng, Cầu Giấy... các chợ quần áo dọc theo các con phố này lại tự động mọc lên tấp nập mua bán trong vài tiếng đồng hồ. Chợ không người quản lý, nhiều nơi lộn xộn gây cản trở giao thông cũng là vấn đề cần bàn. L.Thuỷ - D.Hà Trích: http://vietnamscout.com/textile/index. 2.1.3. Đặc điểm về các kênh phân phối Kênh phân phối là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trinh cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trên thị trường may mặc Hà Nội, hệ thống kênh phân phối rất đa dạng, tạo ra sự thuận tiện lớn nhất cho người tiêu dùng. Ngay ở trung tâm nội thành Hà Nội, Các kênh phân phối cũng rất đa dạng. Về cơ bản có những kênh sau: + Siêu thị, trung tâm thương mại: Trung tâm Hà Nội có hơn 20 siêu thị lớn nhỏ, nửa trong số đó có cung cấp các sản phẩm may mặc. Các siêu thị thường phân phối các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước và hàng nhập khẩu rõ nguồn ngốc. Các siêu thị phân phối hàng may mặc lớn nhất như Hà Nội Ximax, BigC, Tràng Tiền… + Các chợ lớn: Các chợ lớn cung cấp hàng may mặc tại thị trường Hà Nội bao gồm: Chợ Đồng Xuân, Ngã Tư Sở, Nhà Xanh, Sinh Viên, Hà Đông,… hàng may mặc ở các chợ này rất phong phú về chủng loại, đa dạng về nguồn gốc và giá cả cũng có sự phân hóa rõ rệt theo từng mặt hàng + Các cửa hàng thời trang: kênh phân phối chiếm số lượng nhiều nhất là các cửa hàng thời trang. Ở gần như hầu hết các tuyến phố tại Hà Nội đều có cửa hàng thời trang không kể lớn nhỏ. Tuy nhiên, các cửa hàng thời trang thường tập trung ở các tuyến phố chính là Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thằng, Cầu giấy, Hàng Ngang, Hàng Đào, Quán Thánh… trong đó có những tuyến phố chỉ buôn bán hàng may mặc, thời trang. + Chợ vỉa hè: Mặc dù có nhiều quy định về việc cấm buôn bán trên các vỉa hè, tuyến phố nhưng số lượng các chợ vỉa hè buôn bán hàng hóa nói chung và hàng hóa may mặc nói riêng vẫn ngày một nhiều. Từ các tuyến phố lớn như Cầu Giấy, Đường Láng, Cầu Lủ, Giải phóng… đến các tuyến phố nhỏ hơn nằm rải rác ở các khu dân cư. Nhìn chung do không mất chi phí về cửa hàng nên giá thành các sản phẩm được bầy bán ở đây thường thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. 2.2. Chất lượng sản phẩm hàng may mặc trên thị trường HN 2.2.1. Cơ cấu hàng hóa may mặc trên thị trường Cơ cấu hàng hóa theo nguồn gốc, xuất xứ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan