Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng dạy và học môn nghe - tiếng nhật tại khoa đông phương trường đại học ...

Tài liệu Chất lượng dạy và học môn nghe - tiếng nhật tại khoa đông phương trường đại học lạc hồng, thực trạng và giải pháp

.PDF
37
150
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN NGHETIẾNG NHẬT TẠI KHOA ĐÔNG PHƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAC HỒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NHƯ THƯỜNG BIÊN HÒA, THÁNG 06 NĂM 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRONG GIẢNG DẠY CHỮ HIRAGANA QUA HÌNH ẢNH 絵平による仮名教育法 NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGUYỄN THỊ NHƯ THƯỜNG GIẢNG VIÊN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG BIÊN HÒA, THÁNG 05 NĂM 2010 1 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Hiện tại, mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam và Nhật Bản đang trên đà phát triển tốt đẹp. Các công ty Nhật Bản có mặt ngày càng nhiều trên khắp cả nƣớc. Do đó nhu cầu học tiếng Nhật của ngƣời Việt Nam không ngừng gia tăng, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Để ngƣời học có thể sử dụng tiếng Nhật nhƣ là một công cụ giao tiếp, đòi hỏi cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học luôn chú trọng vào 5 kỹ năng thực hành giao tiếp cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp. Luôn đặt các kỹ năng này trong mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, không nên xem trọng hay xem nhẹ một kỹ năng nào. Và ở mỗi kỹ năng đều có những đặc điểm riêng để ngƣời dạy lẫn ngƣời học khám phá tìm tòi và học hỏi. Trong số 5 kỹ năng nêu trên, kỹ năng nghe đƣợc cho rằng khó dạy và khó học nhất. Thực tế giảng dạy tiếng Nhật tại trƣờng Lạc Hồng cho thấy, sinh viên không chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe, mà chú trọng vào kỹ năng viết, đặc biệt là chú trọng vào việc học ngữ pháp. Rất nhiều sinh viên cho rằng họ không thể nào nghe đƣợc, mặc dù họ viết rất tốt. Chính vì lẽ đó mà sinh viên có tâm lý rất sợ môn nghe, luôn né tránh, không thích học môn này, do đó chất lƣợng học môn nghe của sinh viên không tốt, điều đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng học môn nói, làm cho sinh viên thiếu tự tin trong giao tiếp. Thậm chí có cả những ngƣời sau khi ra trƣờng cũng không có khả năng nghe tốt dẫn đến không thể giao tiếp đƣợc. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp giúp ngƣời học có hứng thú trong giờ học môn nghe cũng nhƣ giúp họ có phản xạ nghe hiểu tốt hơn đã thôi thúc tác giả đến với đề tài “CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN NGHE-TIẾNG NHẬT TẠI KHOA ĐÔNG PHƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” 2. Lịch sử nghiên cứu Hiện tại có khá nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp giảng dạy kỹ năng nghe hiểu, tuy nhiên hầu hết các công trình ấy đều lấy đối tƣợng là tiếng Anh và tiếng Pháp, rất hiếm thấy tiếng Nhật. Dẫu biết rằng kỹ năng nghe tiếng Anh hay Pháp cũng đều là nghe ngoại ngữ, tuy nhiên mỗi ngôn ngữ đều có một đặc trƣng riêng, do đó cũng cần phải nghiên cứu một cách chi tiết đối với một ngoại ngữ cụ thể. Trong số rất ít các công trình nghiên cứu về kỹ năng nghe tiếng Nhật, có thể kể đến công trình nghiên cứu về phƣơng pháp dạy nghe của Quỹ giao lƣu quốc tế Nhật Bản. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, những ngƣời đang trực tiếp giảng dạy, thì những 2 phƣơng pháp ấy còn rất nhiều hạn chế, còn nặng về mặt lý thuyết, nên có thể nói những phƣơng pháp ấy thích hợp cho việc dạy nghe ở chính đất nƣớc Nhật hơn là áp dụng tại nƣớc ngoài. Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến việc giảng dạy môn nghe của một số giảng viên, giáo viên đang giảng dạy tại Việt Nam nhƣ bài viết: Những khó khăn khi học tiếng Nhật – Điều tra thăm dò nguyên nhân không nghe đƣợc và ý thức của sinh viên đã tốt nghiệp đối với việc dạy nghe, của tác giả Đỗ Hoàng Ngân và Fukami Kanetaka, đăng trên yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy học tiếng Nhật, 2007. Tác giả đã tiến hành khảo sát những sinh viên đã tốt nghiệp, dựa vào kết quả khỏa sát ấy tác giả đƣa ra đƣợc những khó khăn mà sinh viên đã gặp phải trong quá trình học tập 4 năm tại trƣờng. Bài viết đặt trọng tâm vào nguyên nhân sinh viên không nghe đƣợc và ý thức của sinh viên đối với việc học môn nghe, để từ đó tác giả có thể nêu lên một số phƣơng pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. Tuy nhiên bài viết quá ngắn, không cho ngƣời đọc biết đƣợc nội dung của bảng khảo sát, mà chỉ nói kết quả khảo sát câu số 1,2…làm cho ngƣời đọc khó theo dõi, dẫn đến khó hiểu. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả tiến hành điều tra xã hội học, xử lý và phân tích kết quả điều tra, từ đó đƣa ra giải pháp. 4. Kết quả đạt đƣợc Đề tài xuất phát từ thực tế giảng dạy cũng nhƣ dựa trên kết quả thăm dò ý kiến trực tiếp của sinh viên để tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học môn nghe, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn này. 5. Bố cục Để giải quyết vấn đề đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi phân đề tài làm 3 chƣơng chính: Chương 1: Tổng quan về môn nghe và kỹ năng nghe trong tiếng Nhật Chương 2: Thực trạng dạy và học môn nghe của ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phƣơng, trƣờng đại học Lạc Hồng Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn nghe tại trƣờng Đại học Lạc Hồng 3 Chương 1: Tổng quan về môn nghe và kỹ năng nghe trong tiếng Nhật 1.1 Môn nghe Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có mối quan hệ giữa các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp. Các kỹ năng này luôn liên hoàn với nhau, tuy nhiên trong đó kỹ năng nghe và nói đƣợc xem là công cụ giao tiếp trực tiếp nhất. Nghe và nói luôn xuất hiện cùng nhau, không thể nói giỏi khi không nghe giỏi và ngƣợc lại. Tuy nhiên trong quá trình học, môn nói có vẻ nhƣ đƣợc chú trọng hơn, sinh viên đƣợc học nói trực tiếp với ngƣời bản xứ, ngƣợc lại môn nghe lại ít đƣợc chú trọng. Khi tìm hiểu về môn nghe, ngƣời nghiên cứu quan tâm đến hai khía cạnh, đó là nghe băng và nghe trực tiếp. Do đó khi đề cập đến việc nâng cao chất lƣợng môn nghe cũng đòi hỏi sự phân biệt giữa việc nâng cao chất lƣợng nghe thể hiện qua thành tích của môn nghe trong các kỳ thi (nghe qua băng đĩa) và hiệu quả của việc giao tiếp trực tiếp với ngƣời bản xứ (nghe trực tiếp). Hiện tại trong phạm vi trƣờng học, thông thƣờng công cụ để giảng dạy môn nghe là băng đĩa nghe và máy casset. Đôi khi cũng dạy nghe qua băng đĩa hình, nhƣng không thƣờng xuyên. Vì vậy chỉ đáp ứng đƣợc một khía cạnh (luyện tập nghe phục vụ cho thi cử vì chỉ có nghe băng), nên cần phải tạo điều kiện phát huy hiệu quả khía cạnh còn lại (nghe trực tiếp thông qua giao tiếp với ngƣời bản xứ). 1.2 Kỹ năng nghe trong tiếng Nhật Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chấp dính, nó khác hẵn với loại hình ngôn ngữ đơn lập của tiếng Việt. Trong tiếng Nhật, nổi bật nhất chính hệ thống kính ngữ. Nhờ vào hệ thống này, ngƣời Nhật thể hiện đƣợc thứ bậc, địa vị xã hội giữa những ngƣời đang giao tiếp. Do đó trong tiếng Nhật thƣờng xuất hiện những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa ngƣời nói, ngƣời nghe và ngƣời đƣợc nói đến trong cuộc hội thoại. Ngƣời ta cho rằng chính hệ thống kính ngữ đã làm cho tiếng Nhật trở nên phức tạp hơn. Hơn thế nữa, trong giao tiếp cũng có sự phân biệt giới tính, có những từ chỉ dành riêng cho nam giới sử dụng, và có những từ chỉ dành riêng cho nữ giới. Chính vì lẽ đó đã làm cho ngƣời nghe khó nắm bắt kịp nếu nhƣ không trực tiếp giao tiếp mà chỉ nghe qua băng đĩa. 4 Tiếng Nhật đƣợc viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ mềm Hiragana và đơn âm cứng Katakana, trong đó Kanji chiếm hơn 80%. Mỗi chữ Kanji đều thể hiện một ý nghĩa khác nhau và hình dạng của chúng cũng tƣơng đối khác nhau, thế nhƣng có rất nhiều chữ đƣợc phát âm giống nhau. Ví dụ có đến 41 chữ mang âm Ko, 48 chữ mang âm shi…Ngoài ra cũng có khá nhiều từ đồng âm nhƣ từ Gakki có nghĩa là học kỳ và nhạc cụ… Vì vậy khi đọc sẽ dễ dàng nhận ra nghĩa, nhƣng khi nghe cần phải chú ý ngữ cảnh, ngữ điệu. Trọng âm của tiếng Nhật chủ yếu là trọng âm không đều. Trọng âm đƣợc xác định theo từ. Những trƣờng hợp từ đồng âm có thể phân biệt nhờ sự khác nhau về trọng âm. Ví dụ nhƣ trong phƣơng ngữ Tokyo, ame (雨, "mƣa") và ame (飴, "kẹo") thì đƣợc đọc tƣơng ứng là 「a\me」 (phần đầu đọc cao hơn) và 「a/me」 (kiểu âm bằng), những chữ đều đƣợc phiên âm là hashi o 「端を」 (góc đƣờng), 「箸を」 (đôi đũa), 「橋を」 (cây cầu) thì đọc tƣơng ứng là 「ha/shio」「ha\shio」「ha/shi\o」.ha/na\ga (花が, hoa) dễ bị hiểu nhầm thành "lỗ mũi" 「鼻が」 (ha/naga). Mặc dù nhƣ vậy, không phải lúc nào khác trọng âm cũng là khác nghĩa nhau. Nhƣ kyō'iku (教育, "giáo dục") hay zaisei (財政, "tài chính") giọng Tokyo đọc là 「kyo/ーiku」 và 「za/iseー (za/isei)」, nhƣng theo các nhà chuyên môn cũng thƣờng đƣợc đọc là 「kyo\ーiku」 và 「za\ise ー」. Ngoài ra, sự bằng hóa trọng âm dƣờng nhƣ đang là xu hƣớng của thời đại, densha (電車, "xe điện") và eiga (映画, "phim") từ cách đọc 「de\nsha」 và 「e\ーga (e\ iga)」 đang dần trở thành 「de/nsha」 và 「e/ーga. Do đó nếu bản thân ngƣời nghe phát âm không đúng sẽ dẫn đến không hiểu hay có thể hiểu sai hoặc nhầm lẫn ý nghĩa của từ. Trật tự từ tiếng Nhật cơ bản là Chủ ngữ - Bổ ngữ - Động từ. Sự liên kết Chủ ngữ, Bổ ngữ hay các yếu tố ngữ pháp khác thƣờng đƣợc đánh dấu bằng trợ từ. Trật tự từ này khác hẵn với tiếng Việt, tiếng Anh…nên cũng góp phần gây khó khăn cho ngƣời Việt trong việc nghe và nhận biết. Bên cạnh đó, tiếng Nhật cũng không có những từ riêng biệt để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, cụ thể là những từ đóng vai trò biểu hiện thì và thể nhƣ từ đã, từ chƣa…trong tiếng Việt, mà lại sử dụng hình thức chia động từ ở cuối câu. Trong tiếng Nhật ngƣời ta chia động từ ra rất nhiều thể để thể hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp. Tuy nhiên có một số thể có cách chia rất giống nhau. Ví dụ động từ thể bị động, động từ ở dạng kính ngữ và động từ nhóm 2 chia ở thể khả năng giống hệt nhau, do đó khi nghe thoáng qua động từ đã đƣợc chia, nếu nhƣ không nhận biết rõ ngữ cảnh, hay chƣa nắm rõ cấu trúc 5 ngữ pháp sẽ làm cho ngƣời nghe trở nên không hiểu nghĩa. Hơn thế nữa trong tiếng Nhật có những động từ nếu viết chữ thì chữ viết khác nhau và mang ý nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau, nhƣng chia cùng một thể thì phát âm rất giống nhau. Ví dụ từ mua và từ nuôi, nếu chia ở thì hiện tại tiếp diễn thì phát âm đều là Katteiru. Chính vì lẽ đó mà đòi hỏi ngƣời nghe phải đặc biệt chú ý vào ngữ cảnh và đặc biệt chú ý biểu hiện của động từ cuối câu để nhận biết thì và thể. Tiếng Nhật đƣợc nói theo từng nhịp đều nhau. Ngữ điệu trong tiếng Nhật là ngữ điệu cao thấp. Điều này tạo cho ngƣời nghe cảm giác rằng ngƣời Nhật nói quá nhanh và âm của chữ trƣớc dính liền với chữ sau khó nhận ra nghĩa. Ở Nhật Bản có rất nhiều phƣơng ngữ (方言 hōgen). Có sự khác nhau rất lớn giữa miền Đông và miền Tây của Nhật Bản cũng nhƣ ở nhóm đảo Ryūkyū. Các phƣơng ngữ thƣờng khác nhau về ngữ điệu, hình thái biến đổi, từ vựng, và cách dùng các trợ từ. Tiếng Nhật mang đặc tính mạnh của ngôn ngữ âm tiết mở, có 111 kiểu mora (phách). Tiếng Nhật là một ngôn ngữ lƣợc bỏ đại từ, có nghĩa là chủ ngữ hay bổ ngữ của một câu không cần phải đƣợc nêu ra nếu nó là hiển nhiên trong ngữ cảnh đó. Ngoài ra, ngƣời ta thƣờng cảm thấy, đặc biệt trong văn nói tiếng Nhật, câu càng ngắn càng hay, tạo ra xu hƣớng loại bỏ các từ ra khỏi câu một cách tự nhiên chứ không dùng đại từ. Do đó làm cho ngƣời nghe khó theo dõi, dẫn đến khó hiểu. 6 Chương 2: Thực trạng việc dạy và học môn nghe của ngành Nhật học, khoa Đông Phương trường đại học Lạc Hồng Để tìm hiểu về thực trạng học môn nghe của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi. 2.1 Về đối tượng khảo sát và phiếu khảo sát 2.1.1 Đối tượng khảo sát Đối tƣợng khảo sát là sinh viên ngành Nhật trƣờng Đại học Lạc Hồng. Phiếu khảo sát đƣợc phát ra và phân bổ đều cho các đối tƣợng từ sinh viên năm 1, những ngƣời mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật cho đến sinh viên năm 4, những sinh viên sắp tốt nghiệp ra trƣờng. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành khảo sát cả nam và nữ, cả sinh viên có học lực từ yếu kém đến khá giỏi để có thể bao quát đƣợc phản ứng của sinh viên các khóa đối với môn nghe, cũng nhƣ đánh giá thái độ của từng loại sinh viên đối với môn nghe nhƣ thế nào. Trong năm học 2011- 2012, tổng số sinh viên đang theo học ngành Nhật Bản học là 336 sinh viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 265 sinh viên (chiếm 78.9% trên tổng số sinh viên), trong đó: Sinh viên năm 1 2 3 4 Số sinh viên khảo sát/ 39/46 55/69 86/118 85/103 84.8% 79.7% 72.9% 82.5% Tổng số sinh viên Tỉ lệ + Năm 1: tổng số sinh viên đang theo học là 46, tổng số phiếu phát ra là 39, chiếm tỉ lệ 84.8%. + Năm 2: tổng số sinh viên đang theo học là 69, tổng số phiếu phát ra là 55 phiếu, chiếm tỉ lệ 79.7%. +Năm 3: tổng số sinh viên theo học là 118, tổng số phiếu phát ra là 86 phiếu, chiếm tỉ lệ 72.9%. + Năm 4: tổng số sinh viên đang theo học là 103 sinh viên, số sinh viên đƣợc chọn để phát phiếu là 85 sinh viên, chiếm tỉ lệ 82.5%. 7 2.1.2 Phiếu khảo sát Phiếu khảo sát đƣợc chia làm 2 phần: + Phần thông tin cá nhân gồm: Giới tính, sinh viên năm thứ, nơi cƣ trú, điểm trung bình học tập. Để tìm hiểu và phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập liên quan đến hoàn cảnh của đối tƣợng đƣợc hỏi. + Phần điều tra về thực trạng học môn nghe của sinh viên. (Bảng hỏi đính kèm) Bao gồm hệ thống các câu hỏi chi tiết liên quan đến chuyên môn của kỹ năng nghe nhằm khảo sát cụ thể về kỹ năng nghe của từng đối tƣợng khảo sát. Kết quả điều tra đƣợc sử lý bằng phần mềm SPSS 2.2 Thực trạng việc dạy và học môn nghe thông qua kết quả khảo sát Trong những năm gần đây tiếng Nhật đƣợc đƣa vào giảng dạy ở khắp mọi miền đất nƣớc, và cũng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở một số trƣờng phổ thông nhƣ là một môn ngoại ngữ bắt buộc. Tuy nhiên có đến 96,6% số sinh viên cho biết trƣớc khi vào học tiếng Nhật tại trƣờng đại học Lạc Hồng họ đều chƣa từng biết qua tiếng Nhật. Tiếng Nhật đối với họ hoàn toàn mới lạ, họ phải bắt đầu từ những chữ cái đơn giản. 2.2.1 Mức độ hứng thú với môn nghe Trong tiếng Nhật, kỹ năng nghe đƣợc xem là một trong những kỹ năng khó. Đến 86,3% số sinh viên cho rằng trong 5 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất. Chính vì họ cho rằng kỹ năng nghe là kỹ năng khó, nên họ không có hứng thú với việc học môn nghe. Trong số các sinh viên đƣợc khảo sát, chỉ có 25,5% số sinh viên cho rằng thích học môn nghe, 60% số sinh viên cho rằng họ không thích học môn nghe lắm, và 7,1% số sinh viên rất ghét học nghe. MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN NGHE CỦA SINH VIÊN NGÀNH NHẬT 8.0% 7.2% 24.9% 60.0% Rất thích Thích Không thích lắm Rất ghét 8 Sự yêu thích môn nghe giữa nam và nữ cũng có sự khác nhau. Sinh viên nam trả lời không thích học môn nghe lắm chiếm 63.8% và 6.9% rất ghét, 25.9% trả lời thích và 3.4% trả lời rất thích. Trong khi đó sinh viên nữ trả lời không thích học nghe lắm chiếm 58.9%, ít hơn nam 4.9%, và 8.2% trả lời là rất ghét, 24.6% trả lời là thích và 8.2% rất thích. MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN NGHE CỦA SINH VIÊN NAM VÀ NỮ 70 60 50 40 Nam 30 Nữ 20 10 0 Rất thích Thích Không thích lắm Ghét Mức độ hứng thú đối với môn nghe cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào học lực của sinh viên. Cụ thể nhƣ sau: + Sinh viên có học lực yếu phần lớn rất ghét học môn nghe, số sinh viên không thích học nghe chiếm 66.7%, còn lại 33,3% thích học. + Sinh viên có học lực trung bình đa số cũng không thích học môn nghe lắm, con số này chiếm đến 67.7% và 15.6% cho là rất ghét học nghe, chỉ có 13.5% cho là thích học và 3.1% cho là rất thích. +Sinh viên có học lực khá cũng không thích môn nghe lắm, nhƣng tỉ lệ không nhiều bằng sinh viên trung bình và yếu, chỉ chiếm 59.2% và chỉ có 2.8% là rất ghét học nghe. Ngƣợc lại, tỉ lệ thích học môn nghe tăng lên đáng kể, chiếm 31% và rất thích chiếm 7%. +Sinh viên có học lực giỏi phần lớn thích học môn nghe 33.3% cho là thích và 25% cho là rất thích, còn lại 41.7% cho là không thích lắm, không có sinh viên giỏi nào rất ghét học nghe. 9 MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN NGHE PHÂN THEO HỌC LỰC CỦA SINH VIÊN 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 Học Học Học Học Rất thích thích không thích lắm lực lực lực lực yếu trung bình khá Giỏi Rất ghét Tuy nhiên nếu tìm hiểu riêng từng khóa chúng ta sẽ nhìn nhận rõ đƣợc thái độ sinh viên các khóa đối với môn nghe cũng có sự khác nhau. + Sinh viên năm nhất: thích học môn nghe chiếm 30.8% và rất thích học chiếm 15.4%; không thích học nghe lắm chiếm 51.3% và rất ghét chiếm 2.6% +Sinh viên năm hai: thích học môn nghe chiếm 34.5% và rất thích chiếm 7.3%, không thích học nghe lắm chiếm 49.1% và rất ghét học nghe chiếm 9.1% + Sinh viên năm ba: thích học môn nghe chiếm 11.6% và 5.8% rất thích, không thích học nghe lắm chiếm 69.8% và ghết chiếm 12.8% + Sinh viên năm tƣ : thích học nghe chiếm 29.4% và 4.7% rất thích, không thích học nghe lắm chiếm 61.2% và rất ghét học chiếm 4.7% MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN NGHE CỦA SINH VIÊN THEO TỪNG KHÓA 80.0% 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 10.0% 0.0% Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4 Rất thích Thích Không thích lắm Rất ghét 10 2.2.2 Nguyên nhân làm cho môn nghe trở nên khó Theo đánh giá của sinh viên, sở dĩ môn nghe trở nên khó bởi nguyên nhân chủ yếu sau đây: + Do cấu trúc của tiếng Nhật khác hẵn với cấu trúc tiếng Việt (62%) + Ngƣời Nhật nói khá nhanh, cách phát âm từ vựng của họ làm tăng độ khó của môn nghe lên nhiều lần. Những biến đổi âm trong lời nói nhanh và liên tục khác hẵn so với cách phát âm rõ ràng từng âm tiết của giáo viên ở lớp. (81%) + Do sinh viên không thuộc từ vựng, và do bản thân phát âm sai, nên khi nghe không nhận ra đƣợc. Có rất nhiều từ nhìn vào có thể hiểu đƣợc nhƣng khi nghe thì không hiểu nghĩa.(85%) + Tâm lý căng thẳng khi nghe có thể biến những từ quen thuộc trở thành từ mới không nhận ra nghĩa trong quá trình nghe. (78%) + Do bản thân sinh viên chƣa nắm vững các cấu trúc ngữ pháp dẫn đến không hiểu rõ ý nghĩa của câu (68%) + Do sinh viên chƣa quen với cách nghe qua để nắm ý, mà phần lớn lại tập trung vào nghe từng câu, câu chữ, nên khi gặp từ không hiểu thì không tập trung nghe tiếp đƣợc, làm tuột mất thông tin tiếp theo. (73%) + Một số sinh viên ngay từ ban đầu nghe mà không hiểu nghĩa, hoặc thƣờng xuyên vừa nghe vừa đọc phần lời, lâu dần trở thành thói quen luôn không tập trung khi nghe, nghe phải kết hợp với đọc mới hiểu.(48%) 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Cấu trúc Biến đổi âm Không thuộc Tâm lý căng Không nắm Không biết Có thói quen câu khác trong lời từ, không thẳng cấu trúc ngữ cách nghe vừa nghe hẵn với tiếng nói,khác hẵn nắm cách pháp để nắm ý vừa đọc Việt với cách phát âm của chính phần lời phát âm từ trực tiếp của GV trên lớp 11 2.2.3 Thành tích học tập môn nghe Từ số liệu phân tích về mức độ hứng thú với môn nghe cho thấy mặc dù phần lớn sinh viên cho là môn nghe khó và không thích học, thậm chí còn có khá nhiều sinh viên tỏ ra rất ghét học môn nghe, tuy nhiên nếu dựa vào kết quả thi cuối kỳ môn nghe (lần 1) trong năm học vừa qua thì có thể nói thành tích học môn nghe đạt mức tƣơng đối, chỉ có 15.5% có số điểm thi dƣới trung bình, số sinh viên đạt điểm trung bình khá cao, chiếm đến 58.5%, sinh viên đạt điểm khá từ 7-8 điểm chiếm 24.9%, tuy nhiên số sinh viên đạt điểm giỏi rất ít chỉ có 1.1%. THÀNH TÍCH HỌC MÔN NGHE DỰA TRÊN ĐIỂM THI CUỐI HỌC KỲ 1.1% 15.5% 24.9% Dưới 5 Từ 5-dưới 7điểm Từ 7- 8 điểm Từ 9 đến 10 58.5% Nếu xét cụ thể đối với từng khóa học ta thấy điểm nghe cũng có sự thay đổi: + Sinh viên năm thứ nhất: Ở bậc phổ thông, trong giờ học ngoại ngữ, chủ yếu học về ngữ pháp và đọc hiểu, kỹ năng nghe và nói hầu nhƣ không đƣợc luyện tập. Thế nhƣng, bƣớc vào đại học, các em đã học ngoại ngữ với từng kỹ năng riêng biệt, có hẵn một giờ học nghe riêng, và một giờ thi nghe riêng. Do chƣa quen nên kết quả thi môn nghe ở học kỳ đầu tiên vừa qua cho thấy sinh viên có điểm khá giỏi môn nghe rất ít, có đến 38,5% số sinh viên có điểm thi dƣới 5, sinh viên đạt đƣợc mức điểm từ 5 đến dƣới 7 điểm chiếm 43,6%, mức điểm 7 đến 8 điểm chiếm 15,4%, chỉ có 2,6% đạt điểm 9 đến 10. + Sinh viên năm 2: Dƣờng nhƣ sinh viên đã quen dần với cách thi môn nghe nên so với điểm thi môn nghe của năm thứ nhất, điểm thi môn nghe của sinh viên năm hai có phần cao hơn. Điểm thi môn nghe dƣới trung bình chỉ còn 10.9%, so với 38.5% của năm thứ nhất, 49.1% số sinh viên đạt điểm thi môn nghe đạt mức trung bình, 38.2% số sinh viên đạt điểm khá, 1,8% sinh viên đạt điểm giỏi. 12 + Sinh viên năm 3: Điểm thi môn nghe dƣới trung bình của năm 3 có phần cao hơn năm thứ 2, chiếm tỉ lệ 16,3%, điểm thi môn nghe đạt mức trung bình chiếm 53.5%, điểm thi môn nghe đạt loại khá chiếm 29.1%, sinh viên đạt điểm thi loại giỏi chiếm 1.2% + Sinh viên năm 4: điểm thi môn nghe dƣới trung bình ở năm 4 giảm đi đáng kể so với năm 3. Sinh viên có điểm thi nghe dƣới trung bình chỉ còn 7.1%, sinh viên đạt điểm nghe thuộc loại trung bình chiếm 76.5%, sinh viên đạt điểm nghe khá chiếm 16.5%, không có sinh viên có điểm thi giỏi. THÀNH TÍCH HỌC MÔN NGHE CỦA SINH VIÊN THEO TỪNG KHÓA 90.0% 80.0% Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 10.0% 0.0% Dưới 5 Từ 5 đến dưới 7 Từ 7 đến 8 Từ 9 đến 10 Nếu xét điểm thi môn nghe trong mối quan hệ với học lực của sinh viên chúng ta sẽ có kết quả nhƣ sau: + Sinh viên có học lực yếu: 66.7% sinh viên có điểm nghe dƣới 5, 33.3% có điểm nghe trung bình. + Sinh viên có học lực trung bình: 29.2% có điểm nghe dƣới trung bình, 61.5% có điểm nghe trung bình, 9.4% có điểm nghe khá, không có sinh viên có học lực trung bình có điểm nghe giỏi. + Sinh viên có học lực khá:7.7% có điểm dƣới trung bình, 64.8% có điểm nghe trung bình, 27.5% có điểm nghe khá, không có sinh viên có học lực khá có điểm nghe giỏi. + Sinh viên có học lực giỏi: không có sinh viên giỏi có điểm nghe dƣới trung bình, 12.5% có điểm nghe trung bình, 75% có điểm nghe khá, 12.5% có điểm nghe giỏi. 13 Điểm nghe với học lực của sinh viên 80.0% Học lực yếu 60.0% Học lực trung bình 40.0% Học lực khá 20.0% Học lực giỏi 0.0% Điểm nghe dưới 5 Từ 5 đến dưới 7 Từ 7 đến 8 Từ 9 đến 10 Cụ thể đối với từng năm: + Sinh viên năm 1: Trong số những sinh viên năm nhất có điểm học tập thuộc loại trung bình có đến 56,5% có điểm thi môn nghe dƣới 5, điểm nghe từ 5-7 điểm chiếm 34,8% , điểm nghe từ 7-8 điểm chiếm 7,8%. Trong số những sinh viên khá thì cũng có 14,3% có điểm nghe dƣới 5, điểm nghe từ 5 đến 7 chiếm 57,1% , điểm nghe từ 7-8 điểm chiếm 8,7%. Trong số 2 sinh viên có thành tích học tập giỏi thì có 1 sinh viên có điểm nghe đạt ở mức điểm trung bình. + Sinh viên năm 2: Trong số các sinh viên năm hai có học lực trung bình thì điểm thi môn nghe dƣới 5 chiếm 26.7%. Điểm thi môn nghe trung bình chiếm 66.7%. Điểm thi môn nghe khá chiếm 6.6%, và không có điểm thi môn nghe đạt mức giỏi. Trong số các sinh viên có học lực khá thì có 6.9% có điểm thi nghe dƣới trung bình, 55.2% có điểm thi trung bình, 37.9% có điểm thi khá. Trong số các sinh có điểm học lực giỏi thì có đến 90% có điểm thi nghe đạt từ 7-8 điểm; 10% đạt 9-10 điểm. + Sinh viên năm 3: Sinh viên có học lực yếu toàn bộ đều có điểm nghe dƣới trung bình; trong số sinh viên có học lực trung bình có 28.1% có điểm thi môn nghe dƣới trung bình, 56% có điểm thi nghe đạt mức trung bình, 15.6% có điểm nghe khá, không có sinh viên trung bình có điểm nghe giỏi; trong số sinh viên có điểm học lực khá có 6.5% có điểm nghe dƣới trung bình, 60.9% có điểm nghe trung bình, 32.6% có điểm nghe khá, không có sinh viên khá có điểm nghe giỏi; trong số sinh viên có học lực giỏi 83.3% có điểm nghe loại khá, 16.7% có điểm nghe loại giỏi. + Sinh viên năm 4: Trong số sinh viên có học lực trung bình của năm 4 có 7.7% sinh viên có điểm nghe dƣới 5, sinh viên có điểm nghe trung bình chiếm 88.5%, sinh viên có điểm nghe khá chiếm 3.8%, không có sinh viên trung bình có điểm nghe giỏi; trong số những sinh viên có học lực khá có 7.7% có điểm nghe dƣới trung bình, 88.5% có điểm 14 nghe trung bình, 3.8% có điểm nghe khá, không có sinh viên có điểm nghe giỏi; trong số sinh viên có học lực giỏi có 33.3% có điểm nghe trung bình, 66.7% có điểm nghe khá, không có sinh viên giỏi có điểm nghe giỏi. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng phần lớn đề thi cuối kỳ môn nghe hiện nay của ngành Nhật Bản học đều có kết cấu trung bình khoảng 60-80% nằm trong giáo trình dạy, chỉ có 20-40% năm ngoài chƣơng trình. Với đề thi hiện tại, thì thành tích mà sinh viên đã đƣợc qua bài thi cuối kỳ môn nghe chƣa đánh giá đƣợc năng lực nghe thật sự của sinh viên. Có nhiều sinh viên tỏ ra rất hài lòng về thành tích nghe của mình, từ đó tạo cho họ tính chủ quan, đánh mất ý thức rèn luyện nghe, nhƣng thật sự khả năng nghe của họ chƣa đạt đến mức đó. Do đó, có thể khẳng định bảng điểm cuối kỳ chƣa đánh giá đƣợc thật chất thành tích học môn nghe của sinh viên. Chính vì thế để đánh giá năng lực nghe của sinh viên, chúng tôi đã khảo sát thêm điểm thi môn nghe trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật quốc tế. So với đề thi học kỳ, đề thi năng lực phần nào có thể đánh giá đƣợc một cách khách quan năng lực nghe của sinh viên. Tuy nhiên không phải tất cả sinh viên ngành Nhật đều tham gia kỳ thi năng lực, mà chỉ có 73.9% sinh viên thuộc đối tƣợng khảo sát đã dự thi. Đặc biệt, sinh viên năm nhất không tham gia thi, nên kết quả sau đây chỉ có tính tƣơng đối, chƣa phản ảnh trung thực đƣợc năng lực chung của toàn sinh viên ngành Nhật. Điểm nghe của kỳ thi năng lực đƣợc tính theo thang điểm 60, điểm liệt là 19. Sinh viên bị điểm liệt môn nghe chiếm 24.5%, sinh viên không bị điểm liệt nhƣng có điểm môn nghe dƣới trung bình chiếm 61.2%, sinh viên có điểm nghe từ trung bình đến đƣợc 2/3 số điểm chiếm 12.8%, sinh viên đạt trên 2/3 số điểm chỉ đạt 1.5%. ĐIỂM THI MÔN NGHE- KỲ THI NĂNG LỰC QUỐC TẾ (THANG ĐIỂM 60) 12.8% 1.5% 24.5% Điểm liệt (>19) 19 đến 30 31-40 41 trở lên 61.2% Tóm lại, kết quả thi cuối kỳ môn nghe cho thấy phần lớn sinh viên đạt ở mức trung bình, sinh viên đạt điểm nghe khá không nhiều lắm, sinh viên đạt điểm nghe loại giỏi rất hiếm. Sinh viên có thành tích môn nghe kém nhất trong ngành Nhật là sinh viên năm nhất. 15 Sinh viên năm 2 học nghe tương khá so với sinh viên năm 3 và 4. Đa số sinh viên năm 4 có thành tích nghe đạt mức trung bình. Sinh viên có học lực giỏi thì điểm nghe chỉ ở mức khá, sinh viên học lực khá điểm nghe chỉ đạt mức trung bình, sinh viên có học lực trung bình, phần lớn điểm nghe cũng đạt mức trung bình, sinh viên có học lực yếu phần lớn điểm nghe yếu. 2.2.4 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giờ học môn nghe trên lớp 85% sinh viên cho rằng cơ sở vật chất hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghe cũng nhƣ chƣa tạo điều kiện để sinh viên luyện tập kỹ năng nghe. Trên thực tế, mặc dù trƣờng có trang bị phòng Lab để phục vụ cho giờ học nghe, nhƣng phần lớn giờ nghe chỉ diễn ra tại phòng học thƣờng, đồ dùng dạy học chủ yếu là máy Casset. Tuy nhiên đa số các máy casset đều đã cũ, có nhiều máy ở trong tình trạng không tốt, không đọc đƣợc đĩa, chất lƣợng âm thanh kém, thậm chí có những giờ học phải thay đổi máy 2,3 lần, làm mất thời gian học… Hiện tại, cả ngành Nhật, Hàn, Trung Quốc của khoa Đông phƣơng có tổng cộng 23 lớp học. 23 lớp học này sử dụng chung 1 phòng Lab. Trong đó có những lớp học trong phòng Lab suốt cả học kỳ học, có những lớp cả một năm chƣa một lần đƣợc học phòng lab, và có rất nhiều ngày trong tuần phòng lab bị bỏ trống. Đặc biệt rất nhiều giáo viên cũng nhƣ sinh viên không thích học trong phòng Lab. Nguyên nhân là do nếu đăng ký sử dụng phòng lab thì phải đăng ký cố định suốt cả học kỳ, chất lƣợng của hệ thống máy trong phòng lab rất kém, rất nhiều máy bị hƣ chỉ nghe đƣợc nhƣng màn hình không nhìn đƣợc. Trong giờ học nghe, không chỉ nghe băng, đĩa mà giáo viên còn cho sinh viên luyện tập với nhau, phân vai để nói lại các tình huống vừa nghe, tuy nhiên phòng lab lại bố trí giữa hai sinh viên có một vách ngăn, bất tiện cho việc trong đổi, luyện tập với nhau. Hơn thế nữa, giáo viên và sinh viên không thể trao đổi với nhau nếu không sử dụng tai nghe, tuy nhiên nếu đeo tai nghe suốt 4 tiết học thì rất khó. Đặc biệt phòng Lab không trang bị Iternet, nên không hỗ trợ đƣợc nhiều trong giờ dạy nghe. Do đó mặc dù có phòng Lab nhƣng lại có đến 78% sinh viên cho rằng thiếu trang thiết bị nghe nhìn, sinh viên cũng ít có cơ hội để vừa nghe vừa nhìn vì không phải phòng học nào cũng có trang bị hệ thống máy chiếu. Hơn thế nữa, số lƣợng băng đĩa video rất ít, nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy và học của giáo viên lẫn sinh viên. Hệ thống mạng tại các lớp học rất yếu, nên không thể sử dụng internet để phục vụ giờ học nghe nhìn, làm cho giờ học nghe 16 phong phú hơn. Hiện tại phòng tƣ liệu có 11 máy vi tính, nhƣng sinh viên chƣa tận dụng đƣợc để tự luyện nghe. 62% sinh viên cho rằng chất lƣợng băng đĩa không đƣợc tốt, có nhƣng đĩa nghe rất cũ, chất lƣợng âm thanh kém, nên rất khó nghe. 59% sinh viên nhận xét số lƣợng sinh viên trong mỗi lớp học khá đông, có lớp trên 40 sinh viên, nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng giờ nghe. Những sinh viên ngồi phía sau không thể nghe rõ, dẫn đến không tập trung trong giờ học nghe. Giáo viên không quan sát đƣợc những sinh viên ngồi phía sau, nên không nhận biết đƣợc sinh viên có nghe và hiểu đƣợc hay không. Lớp đông nên sinh viên ít có cơ hội luyện tập nói lại sau khi nghe xong. 86% sinh viên cho rằng tài liệu học môn nghe chƣa phong phú. Ngoài giáo trình chính sử dụng để học giờ nghe, sinh viên rất ít nghe các tài liệu khác. Tại phòng tƣ liệu Nhật Bản cũng có khá nhiều tài liệu nghe, nhƣng tài liệu chỉ phục vụ tại chỗ, trong khi đó phòng tƣ liệu không trang bị máy để sinh viên có thể nghe, dẫn đến sinh viên không thể sử dụng tài liệu nghe ở phòng tƣ liệu Nhật Bản. Tóm lại, cơ sở vật chất hiện tại chưa đáp đáp ứng được nhu cầu vừa nghe vừa nhìn của sinh viên trong giờ học nghe, chưa tạo điều kiện để có thể ứng dụng Internet trong giờ dạy. Tài liệu nghe, băng đĩa nghe chưa phong phú. 2.2.5 Giờ học nghe trên lớp Trong chƣơng trình học tiếng Nhật, môn nghe sinh viên năm 1, 2 đƣợc học 45 tiết/ học kỳ, sinh viên năm 3,4 đƣợc học 60 tiết/ học kỳ. Thời lƣợng học môn nghe nhiều hơn môn đọc và viết, ít hơn môn ngữ pháp, tƣơng đƣơng với giờ học môn nói. Thế nhƣng có thể nói sinh viên ngành Nhật rất thụ động, phần lớn sinh viên chƣa tìm ra cho mình một môi trƣờng học môn nghe, cũng nhƣ để luyện tập nghe mà phụ thuộc vào giờ nghe trên lớp. Môi trường luyện tập kỹ năng nghe của sinh viên 8.7% 0.8% Chủ yếu học nghe trên lớp Tự học nghe qua băng đĩa 20.4% Tự học nghe qua phim ảnh 70.2% Tự học nghe qua giao tiếp với người bản xứ 17 Có đến 70.2% sinh viên cho rằng họ học nghe và luyện nghe chủ yếu trên lớp học. 20.4% sinh viên tự luyện tập nghe qua băng đĩa, 8.7% cho rằng họ luyện nghe nhờ vào việc xem những bộ phim của Nhật, chỉ có 0.8% cho rằng họ đã tìm cơ hội giao tiếp với ngƣời Nhật để luyện nghe nói. Mặc dù phần lớn sinh viên cho rằng môn nghe rất khó nên họ không hứng thú với việc học nghe lắm, tuy nhiên sinh viên cũng cho rằng họ luyện tập nghe chủ yếu trên lớp học, từ đó cho thấy, dƣới con mắt của sinh viên giờ học nghe trên lớp hiện nay mang tính hiệu quả, phần nào có thể giúp sinh viên luyện nghe. Nhƣ đã đề cập ở phần trƣớc, giờ học nghe hiện nay chủ yếu là học qua đĩa tiếng, sử dụng máy casset. Môn nghe đƣợc dạy theo giáo trình quy định sẵn, phần lớn thời gian trên lớp giáo viên dành để giải quyết các yêu cầu mà giáo trình đặt ra. Thỉnh thoảng cũng có giáo viên dạy nghe qua video, qua những đoạn phim hoạt hình ngắn, hay dạy nghe qua những bài hát…nhƣng do giáo viên phải dạy để kịp chƣơng trình quy định, và cở sở vật chất còn nhiều hạn chế, nên thời gian dành cho việc nghe thêm ngoài chƣơng trình học không nhiều. Chính vì lẽ đó có khá nhiều sinh viên cho rằng trong giờ học nghe các em chỉ nghe và làm bài tập trong giáo trình là chủ yếu. 4 tiết nghe đƣợc bố trí chung cho một buổi học không hợp lý, sinh viên nghe liên tục 4 tiết sẽ rất mệt mõi và không thể tập trung đƣợc. Vì thế cần kết hợp giữa nghe và nói trong giờ học nghe. Tuy nhiên hiện nay, trong giờ nghe ít có thời gian dành cho luyện nói, chẳng hạn nói lại những gì đã nghe, hay đƣợc phân vai để luyện tập lại các mẫu đối thoại ngắn xuất hiện trong giáo trình…đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giờ nghe trở nên tẻ nhạt. 27% sinh viên cho là họ hoàn toàn không đƣợc luyện nói trong giờ nghe, 19.2% sinh viên cho rằng đƣợc luyện nói lại những gì đã nghe nhƣng rất hiếm khi. 33.2% sinh viên cho rằng thỉnh thoảng họ đƣợc luyện tập nói trong giờ nghe, 20.4% cho rằng học thƣờng xuyên đƣợc luyện tập nói trong giờ nghe.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan